Soạn Văn: Viết Văn Bản Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Truyện Ngữ Văn 10, Kì II, Cánh Diều I. Kiến thức chung 1. Định hướng - Phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện là nêu lên và làm sáng tỏ giá trị (cái hay, cái đẹp) về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó - Phân tích là chia tách, đi sâu tìm hiểu và làm rõ giá trị của từng phương diện cụ thể về nội dung và hình thức của tác phẩm truyện - Đánh giá là nêu lên những suy nghĩ, nhận xét, bình luận của người viết về vấn đề đã được phân tích - Phân tích và đánh giá là những thao tác thường kết hợp với nhau trong các bài nghị luận văn học. 2. Tìm hiểu ngữ liệu: Đoạn trích sau đây người viết tập trung phân trích và đánh giá tính hoàn chỉnh về cốt truyện của văn bản Hồi trống Cổ Thành (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2) và trả lời các câu hỏi sau: 1. Tác giả nêu nhận xét về vấn đề gì trong đoạn mở đầu? → Trong phần mở đầu tác giả đã nêu nhận xét về văn bản Hồi trống Cổ Thành mặc dù chỉ là một đoạn trích ngắn song vẫn có thể xem là một câu chuyện trong tác phẩm tự sự vì có đầy đủ các phần. 2. Tác giả phân tích, làm rõ nhận xét nêu ở đoạn mở đầu bằng cách nào? → Tác giả đã làm rõ nhận xét ở phần đầu bằng cách đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho nhận xét trên. 3. Phân biệt lí lẽ phân tích của tác giả và các bằng chứng lấy từ văn bản truyện. → Tác giả đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về văn bản. Những bằng chứng lấy từ truyện được đặt trong dấu ngoặc kép và không mang cảm xúc cá nhân của người viết. 4. Tính chất hoàn chỉnh từ cốt truyện của đoạn trích nêu ở mở đầu đã được làm rõ chưa? → Tính chất hoàn chỉnh từ cốt truyện của đoạn trích nêu ở mở đầu đã được làm rõ qua các dẫn chứng, lĩ lẽ và bình luận của tác giả 5. Nhận biết một số câu văn thể hiện rõ nhận xét của người viết. → Đoạn cuối là những nhận xét của người viết về đoạn trích. Tác phẩm truyện thường được cấu tạo từ nhiều phương diện, nhiều yếu tố. Bài viết có thể phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm, nhưng cũng có thể chỉ tập trung làm rõ một yếu tố nội dung hoặc hình thức nào đó của truyện, chẳng hạn: - Phân tích, đánh giá nhân vật Quận Huy trong đoạn trích Kiêu binh nổi loạn (trích tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái). - Phân tích, đánh giá các nhân vật Trương Phi và Quan Công qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành (trích tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của Lê Quán Trung) - Phân tích, đánh giá nghệ thuật xây dựng cốt truyện của tác giả Sương Nguyệt Minh trong truyện Người ở bến sông Châu. 3. Yêu cầu Để viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện, các em cần chú ý: - Xác định rõ yêu cầu nghị luận mà đề văn đã nêu. - Đọc lại văn bản truyện được nêu trong đề. - Xác định vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá. - Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học. II. Thực hành viết Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện "Người ở bến sông Châu" của Sương Nguyệt Minh. 1. Chuẩn bị viết - Xem lại phần Kiến thức Ngữ văn và nội dung đọc hiểu văn bản truyện Người ở bến sông Châu. Chú ý những chi tiết bộc lộ phẩm chất nhân vật dì Mây: Từ ngữ, hình ảnh, nhân vật (ngoại hình, lời nói, hành động), sự kiện, lời nhận xét từ người kể chuyện và các nhân vật khác trong truyện.. - Đọc kĩ đề bài và chú ý các vấn đề đã nêu trong mục Định hướng ở trên để vận dụng vào phần thực hành này. 2. Tìm ý, lập dàn ý a. Tìm ý: - Dì Mây - một phụ nữ, người nữ quân y từ chiến trường trở về đúng ngày người yêu đi lấy vợ. - Từ tình huống trớ trêu, nan giải này, tác giả miêu tả thành công tâm trạng đau khổ của dì Mây, gợi lại quá khứ tình yêu của dì Mây và chú San, khiến nhân vật có chiều dày quá khứ; thể hiện được những biến chuyển, đổi thay về thể chất, tinh thần của dì Mây sau một thời gian về ở bến sông Châu; những hành động, lựa chọn, quyết định mà dì Mây đã thực hiện (ra ở bến sông Châu, phụ giúp cha chèo đò, làm y tá ở trạm xá xã, đỡ đẻ cứu mẹ con cô Thanh, nhận nuôi thằng Cún và từ chối tình cảm của chú Quang) C 2: - Dứt khoát, cương quyết - Vượt lên hoàn cảnh - Yêu thương con người và tốt bụng C3: - Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật qua việc đặt nhân vật vào tình huống truyện đặc sắc. C4: - Thông điệp bản lĩnh và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây thật đáng ngưỡng mộ. Cuộc sống hôm nay, tuy không còn chiến tranh, bom đạn, nhưng nghị lực phi thường và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây có sức mạnh cổ vũ mọi người can đảm đối mặt và sẵn sàng vượt qua những những tình huống khó khăn trong cuộc sống, có ý chí vươn lên làm người tốt, sống có ích giữa cuộc đời. b. Lập dàn ý: 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhân vật và vấn đề sẽ phân tích 2. Thân bài: - Nêu bối cảnh lịch sử - xã hội của truyện Người ở bến sông Châu + Tóm tắt về cuộc đời dì Mây: Hoàn cảnh gia đình, tình yêu của dù Mây với chú San trước chiến tranh; cuộc sống chiến đấu của dì Mây ở chiến trường, cuộc sống của dì Mây ngày trở về quê hương.. + Phân tích nhân vật dì Mây thông qua các tình huống trớ trêu, đau khổ; những lựa chọn khó khăn và lòng can đảm khi đối mặt với những thứ thách của tác giả. + Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về nhân vật dì Mây. 3 Kết bài: - Nêu khái quát thành công của tác giả của tác giả qua việc xây dựng nhân vật. - Từ nhân vật dì Mây, liên hệ và nêu cảm nghĩ của em về thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm trong cuộc sống hôm nay.