Vì sao Ozon có tính sát trùng? Những ứng dụng của khí Ozon

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Ngáy zzz, 21 Tháng hai 2023.

  1. Ngáy zzz Trời đẹp, thích hợp để đi ngủ!

    Bài viết:
    149
    Vì sao Ozon có tính sát trùng? Những ứng dụng của khí Ozon

    [​IMG]

    Tầng Ozone! Thủng tầng Ozone! Những từ này hiển nhiên các bạn đã từng nghe qua ít nhất là một lần rồi nhỉ? Vậy Ozone mà chúng ta thường nghe thực chất là gì? Và còn những điều gì mà ta chưa biết về tấm màn chắn bảo vệ Trái Đất của chúng ta hay không?

    [​IMG]

    Từ những bài học từ thời tiểu học, chúng ta đã được học về tầng khí quyển, trong đó có tầng Ozone, lớp bảo vệ Trái Đất khỏi tác hại của tia cực tím. Tầng Ozone, như chúng ta đã biết, có nhiều tác dụng và một trong những tác dụng quan trọng của nó đối với Trái Đất là chức năng bảo vệ Trái Đất khỏi ảnh hưởng có hại của những tia cực tím ngoài vũ trụ, nếu không có lớp bảo vệ này, chúng ta sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ đấy!

    Cùng tìm hiểu cấu tạo của tầng Ozone nhé!

    Về cấu tạo và tính chất hóa học:

    Ozone có công thức hóa học là O3 - một dạng thù hình của khí oxi, theo công thức ta thấy trong phân tử Ozone có chứa ba nguyên tử oxi.

    Tính oxi hóa mạnh, hơn cả Clo, nhưng Ozone không bền vì nó sẽ dễ dàng tách thành nguyên tử Oxi và phân tử O2, thời gian phân hủy diễn ra trong khoảng từ 10 cho đến 30 phút tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường, độ PH, nồng độ các chất có trong môi trường..


    Xét về tính chất vật lý:

    [​IMG]

    Ở điều kiện tiêu chuẩn thì Ozone là chất khí xanh nhạt, dễ hóa lỏng thành màu xanh thẫm ở -112 độ C, và hóa rắn màu xanh thẫm ở -193 độ C. Còn ở điều kiện thường, Ozone không màu, có mùi hơi tanh.

    Ozone được biết có tính khử trùng rất cao, loại bỏ được nhiều chất độc, vi khuẩn, virus, nấm.. trong nước hoặc không khí.. Do đó, máy Ozone ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất để tiệt trùng sản phẩm, dùng trong đời sống, và cả y tế. Một ứng dụng khác cũng không kém phần quan trọng của Ozone đó là khử trùng vết thương.


    Nước Ozone khử trùng vết thương như thế nào?

    Nước Ozone về bản chất là nước tinh khiết (nước cất) được sục thêm khí Ozone (O3). Vì Ozone có tính oxi hóa mạnh nên khi vào nước, chúng sẽ phá vỡ cấu trúc của vi khuẩn, virus, các chất độc, kim loại nặng còn tồn dư và cung cấp thêm oxi (O2) cho nước. Lượng khí Ozone tồn đọng lại vẫn sẽ được lưu lại trong một thời gian ngắn, sau đó chúng sẽ tách thành O2 và nguyên tử O (cũng có tính oxi hóa mạnh). Do đó, khi rửa vết thương bằng nước Ozone, nguyên tử O sẽ loại bỏ các tế bào vi khuẩn trên bề mặt vết thương, giảm thiểu nhiễm trùng.

    Với công dụng như trên, nhiều cơ sở y tế trên thế giới đã xác nhận hiệu quả điều trị và khủ trùng của nước Ozone. Nước Ozone còn có thể được ứng dụng trong điều trị viêm xương tủy, các loại mụn, vết loét, bỏng do bức xạ, viêm loét đại tràng, mạc đại tràng, nhiễm trùng coli, viêm gan..


    Dùng Ozone có ưu điểm gì?

    [​IMG]

    – Khử trùng hiệu quả, thời gian ngắn so với các loại thuốc sát trùng thông thường, cũng ít ảnh hưởng đến cơ thể;

    – Không tồn lại các chất dư thừa trong cơ thể; không gây ung thư, thân thiện với môi trường.

    – An toàn, dễ sử dụng.

    - Trong tẩy rửa: Không làm phai màu tóc và quần áo; không tạo thành các sản phẩm phụ gây ô nhiễm cho nước; khử sạch được mùi hôi, dầu mỡ và các chất ô nhiễm trong nước; làm cho nước sạch và trong, đồng thời loại bỏ những ion có hại..

    - Tiêu diệt hiệu quả các vi sinh vật trong nước và không khí; khử mùi trong không khí như khói thuốc, mùi hôi, ẩm mốc, mùi điều hòa, mùi thức ăn ám muội..

    – Tuy có màu nhưng không có mùi, và màu cũng không phải là loại bám dính;

    – Có khả năng khử màu, phênol, xianua, tăng DO..

    – Tăng tốc độ lắng của các hạt lơ lửng trong nước.


    Các công dụng khác của Ozone:

    - Có khả năng loại bỏ các tế bào ung thư trong giai đoạn đầu, u nang, u men..

    - Nếu cùng mang khí Ozonekhí Clo để khử trùng nước, trong khi khí Ozone chỉ mất khoảng 10 phút để làm sạch nước thì với Clo phải mất ít nhất 30 – 40 phút.

    Ozone có dạng của oxy triatomic O3 tiết ra mùi gần giống với vùng đất bị sét đánh hoặc điện gây ra, và thực sự thì Ozone cũng được sinh ra từ Oxi bị Oxi hóa trong những cơn sét.


    [​IMG]

    Lần đầu tiên Ozone được sử dụng là vào năm 1893 trong lĩnh vực xử lý nước uống tinh khiết. Sau đó, Ozone được sử dụng rộng rãi ở Mỹ (Hoa Kỳ) và dần thay thế cho các chất khử trùng khác. Ở các quốc gia châu Âu, Ozone sau khi được khử trùng bằng tia cực tím và Clo sẽ được khuếch tán vào các hệ thống cấp nước.

    Hiệu quả so với dùng UV, Clo:

    – Tiêu diệt hiệu quả các loại virus, vi khuẩn hơn (có thể phá vỡ màng tế bào, phá huỷ enzyme vi sinh vật).

    – Có khả năng tiêu diệt vi sinh trong thời gian tiếp xúc ngắn 10 – 30 phút.

    – Phân hủy nhanh (nhanh gấp 3100 lần so với Clo), không gây ô nhiễm thứ cấp do các sản phẩm tồn dư.

    – Không tái phát triển vi khuẩn (diệt tận gốc).

    – Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình vận chuyển mua bán, bảo quản vì Ozone vốn dĩ được tạo ra ngay từ không khí.

    – Có khả năng tăng nồng độ oxi hòa tan cho nước, bỏ qua khâu thông khí.

    – Khử được các mùi ám do axit béo bay hơi, khí H2S, NH3 (Amoniac – mùi nước tiểu).

    Vì được sinh ra từ tia sét, nên Ozone được sản xuất bằng cách cho Oxi nguyên chất hoặc dẫn không khí đi qua thiết bị phóng lửa điện, xem như sét giả lập. Ozon sản xuất ra dễ dàng bị tách trở lại thành Oxi, do đó phải lắp thiết bị làm lạnh nhanh ở cuối máy sản xuất Ozone. Máy làm lạnh được sử dụng là máy làm lạnh điện cực, có 2 loại:

    – Máy làm lạnh sử dụng không khí.

    – Máy làm lạnh bằng nước.

    Ưu điểm đã được đề cập ở trên, tuy nhiên Ozone cũng có một vài nhược điểm:

    – Vốn đầu tư cao: Khí Ozone được sản xuất khá khó khăn nên chi phí sẽ cao.

    – Tiêu tốn năng lượng: Việc mô phỏng một tia sét và dùng máy làm lạnh liên tục thực sự tiêu tốn năng lượng đấy!


    Ozone - vô địch thủ về khả năng tiệt trùng:

    Ozone có khả năng hòa tan gấp 13 lần oxi. Tuy nhiên, khi Ozone vừa được cho vào nước thì khả năng tiệt trùng còn khá thấp. Nhưng khi đã hòa tan đủ lượng, lúc đó, Ozone sẽ thể hiện tác dụng khử trùng mạnh và nhanh gấp 3100 lần so với Clo, thời gian tiệt trùng xảy ra trong khoảng 3 – 8 giây, tối đa là 10 phút tuỳ vào lượng chất cần khử.

    So sánh công dụng của Ozone với Clo:

    Như đã phân tích thì có thể dễ hiểu rằng Ozone được lựa chọn là chất khử trùng thân thiện và tối ưu với môi trường hơn Clo. Ozone được sử dụng trong nhà kính với chức năng làm mát và được dùng như một chiếc máy bảo quản trong việc lưu giữ các loại trái cây, rau quả, kiểm soát mùi phát sinh trong quá trình lên men, sản xuất các loại dược phẩm và tạo ra nước siêu tinh khiết dùng cho y tế hay thậm chí là nước uống cho gia đình. Ngoài ra nó còn có thể khử trùng nước tại các bể bơi, tránh hiện tượng vi khuẩn lây lan ở nơi công cộng như thế này, giúp chúng ta giảm được các vấn đề nhiễm khuẩn hô hấp và đau mắt đỏ.

    [​IMG]

    Và thực tế cũng đã chứng minh, Clo không mấy hiệu quả trong việc loại bỏ virut, khác xa với ozone có thể loại bỏ thậm chí là tiêu diệt được virut và vi khuẩn cùng một lúc, đặc biệt hơn là Ozone còn có thể tiêu diệt được vi khuẩn cryptosporidium, là vi sinh nguyên sinh được tìm thấy trong nước rất có hại cho sức khoẻ. Ngoài việc dùng khử trùng nước, nó còn có khả năng tẩy rửa rất cao khi được kết hợp với bột giặt, loại bỏ được các chất bẩn cứng đầu trên vải mà không gây ra thiệt hại.

    Một công dụng nhỏ khác nữa là Ozone có thể ngăn cản sự hình thành tĩnh điện trong các loại vải, có thể khử mùi, và vì nó là một chất diệt khuẩn, có thể tiêu diệt đến 99% vi khuẩn. Đây cũng chính là lý do Ozone được sử dụng rộng rãi tại các các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng thí nghiệm.

    Hết rồi! Hẹn gặp các bạn ở bài viết sau: Vì Sao Chó Sợ Sấm Sét?

    1000 câu hỏi khác: [Thảo Luận - Góp Ý] 1000 Câu Hỏi Của Ngáy
     
    LieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng hai 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...