Hỏi đáp Tự nói chuyện một mình có bình thường hay không?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 21 Tháng năm 2023.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chào mừng bạn quay trở lại với Game Show - Ai Là Nhà Tâm Lý Tài Ba?

    Để tiếp tục chương trình, mình xin gửi đến các bạn một câu hỏi thú vị mà mình tin là ai trong chúng ta cũng đều đang trải qua và bắt gặp mình rơi vào tình huống này.

    Và hiện tượng mà mình đang nói tới chính là việc tự lẩm bẩm, nói chuyện một mình.

    Nghe rất quen phải không? Chúng ta chắc chắn là đã bắt gặp bản thân tự kỷ một mình rất nhiều lần rồi, nhưng có lẽ cũng vì đây là một thói quen hay đúng hơn là phản xạ tự nhiên, thế nên các bạn cũng không có nhiều thắc mắc đối với vấn đề này.

    Vậy nên, mình muốn dành cho các bạn câu hỏi này, với hy vọng các bạn có thể cho mình câu trả lời.

    Câu hỏi đó là:

    Theo bạn, tự nói chuyện một mình có được coi là bình thường hay không?

    Hãy cho mình biết suy nghĩ của bạn bằng cách comment bên dưới bài viết này nhé
     
    dequavious, Vyllyn, Thiên Túc7 người khác thích bài này.
  2. Nevertalkname Không có gì để xem

    Bài viết:
    271
    Nói chuyện theo mọi người nghĩ là sẽ là đoạn hội thoại giữa 2 người trở lên. Nhưng nói chuyện thì cũng phải có đối tượng hợp với mình thì câu chuyện mới có ý nghĩa. Và đôi khi ta không tìm được ai có thể giãi bày, có thể trải lòng mình ra thì sẽ chọn cách tự nói với mình. Đây nó không có gì là bất bình thường cả chỉ là ta chưa tìm được ai để nghe câu chuyện này hoặc là những người bên ta không hiểu, không muốn nghe. Còn nếu như ta không muốn nói chuyện với ai khác chỉ muốn giam mình trong căn phòng kín rồi tự nói một mình thì đó mới là điều bất thường.
     
  3. Tự nói chuyện một mình có được coi là bình thường hay không?

    1. Bệnh lý: Thường lẩm bẩm nói chuyện một mình là một trong các hành vi phổ biến có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, thói quen này cũng có thể là dấu hiệu để cảnh báo về một bệnh lý tâm thần nguy hiểm nào đó. Có người bảo đó là bệnh tâm thần, bệnh đa nhân cách..


    2. Những người giàu cảm xúc: Tuy nhiên tôi cũng có những người bạn là nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác, đạo diễn phim.. thỉnh thoảng vẫn ngồi lẩm bẩm một mình. Đó là những lúc họ đang hóa thân vào các nhân vật để tìm cảm xúc, để tìm cách sáng tạo những phân đoạn của tác phẩm. Họ vẫn khỏe mạnh và đều là những nổi tiếng nhờ các tác phẩm của mình.
     
    Mạnh Thăngchiqudoll thích bài này.
  4. Tiểu nô nô

    Bài viết:
    213
    Mình thì nghĩ, đâu cần phải nói ra miệng mới gọi là tự nói chuyện với mình đâu nhỉ. Có cái biện pháp tu từ gì đó trong môn văn ngày xửa ngày xưa mình được học gọi là 'độc thoại nội tâm' đấy thôi. Đôi khi chúng ta vẫn suy nghĩ vẩn vơ, rồi tự nói chuyện với bản thân mình suốt ấy mà. Cơ mà khi có người khác, tự nhiên sẽ biết cách để kiểm soát suy nghĩ của mình thôi. Còn trường hợp bệnh lý như thầy Thanh Trắc Nguyễn Văn nói, thì chắc chắn là có đấy, cái đó thì chính xác là bệnh rồi, nhưng có nghiêm trọng hay không, có cần can thiệp y tế hay không thì cần chẩn đoán từ bác sĩ.

    Đối với mình thì ngày xưa khi học tiếng anh, mình vẫn phải tự mình nói chuyện với mình, một mình mình đóng hai, ba, có khi là bốn, năm vai để đọc hội thoại. Nói chung thì mình không có vấn đề gì với việc tự mình nói chuyện với mình theo cách nhìn chủ quan hay khách quan, tất cả đều ổn, miễn sao bản thân mình kiểm soát được nó.
     
    Mạnh Thăngchiqudoll thích bài này.
  5. Ảnh Tử Truy Quang

    Bài viết:
    43
    Nhiều lúc mình cũng hay nói chuyện một mình nên cảm thấy cái này bình thường mà nhỉ. Có thể do chẳng có ai hiểu để tâm sự, thà tự nói với mình còn hơn. Hơn nữa tự nói với mình vừa có thể tự nhìn nhận lại cách nghĩ của mình, không lo bị người khác chỉ chỉ nọ kia vừa biết tự sắp xếp lại từ ngữ câu cú, không lo vạ miệng lỡ nói gì phật ý người ta =)) . Đấy là mấy lúc bị emo quá vừa muốn nói lại vừa không muốn nói ra. Tại có lần kể ra xong cảm giác nó cứ bị hẫng hẫng thế nào ấy
     
    chiqudoll thích bài này.
  6. Hòa Anime bling

    Bài viết:
    121
    Tự nói chuyện 1 mình được xem là hành vi bình thường và thường xuyên xuất hiện ở nhiều người, đặc biệt là khi họ cảm thấy cô đơn, bị bực bội hoặc muốn trao đổi ý kiến của mình một cách tự do và không sợ bị người khác đánh giá hay phán xét.

    Tuy nhiên, nếu như một người tự nói chuyện quá nhiều hoặc liên tục mà không cho người khác tham gia hoặc không thể tương tác với xung quanh, thì có thể là dấu hiệu của một vấn đề tâm lý hoặc xã hội. Trong trường hợp này, họ nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý hoặc các hoạt động xã hội khác để giúp họ tương tác với xung quanh bình thường hơn.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...