Hỏi đáp Tự do ngôn luận: Đâu là giới hạn?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Bisddor, 12 Tháng tám 2024.

  1. Bisddor

    Bài viết:
    11
    Trong thời đại thông tin bùng nổ, tự do ngôn luận trở thành một quyền cơ bản được đề cao. Tuy nhiên, ranh giới giữa tự do bày tỏ quan điểm và những phát ngôn gây tổn hại ngày càng trở nên mong manh. Tự do ngôn luận - một quyền lợi quý giá, nhưng cũng là con dao hai lưỡi. Nó có thể khơi dậy những ý tưởng sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển, nhưng cũng có thể gieo rắc hận thù, chia rẽ xã hội.

    Bạn có đồng ý rằng tự do ngôn luận cần có giới hạn? Nếu có, thì đâu là những giới hạn đó?


    *yoci 75*
     
    Dana Lê thích bài này.
  2. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,488
    Đây là một vấn đề nhạy cảm, vì vậy mình xin được nói theo góc nhìn chủ quan, không nhằm mục đích đánh đồng với đa số. Nên nếu bài viết không được sự đồng tình của các bạn, thì mong bạn có thể bỏ qua vì tầm nhìn của mình vẫn khá hạn hẹp, mới lớn.

    Mình thì hoàn toàn đồng ý khi "Tự do ngôn luận" cần được giới hạn:

    Theo mình nhận thấy bản chất của tự do ngôn luận là những nhận xét trái chiều, nơi mà người ta tập trung đánh giá những gì mình thấy, theo ý kiến chủ quan của mình. Và mức độ thẳng thắn của lời viết phê bình rất rõ ràng, thường kèm theo đó là 1 vài chất xúc tác của cảm xúc - Cái căng thẳng mà con người ta thường kiềm lại ở Xã Hội lại bùng nổ qua 1 chiếc màn hình, dễ dàng viết ra cả chục tin nhắn chỉ trong vài phút, từ 1 lời phê bình dễ dàng dẫn đến những lời chỉ trích xúc phạm danh dự người khác.

    Đa số lời nói qua mạng không áp dụng câu thành ngữ "Lời nói, gói vàng" đâu. Nó là sự tọc mạch kết hợp với văn hóa Battle Diss. Chưa kể đến với những kẻ lợi dụng "Tự do ngôn luận", với mục đích gây chia rẽ, tấn công một người nào đó, mất đoàn kết, hay thậm chí là tạo nên cuộc bạo loạn, phản động đến đất nước của ta. Đó là lý do "Tự do ngôn luận" là 1 vấn đề xã hội dân chủ cần được thắt chặt trong giới hạn của luật pháp.

    Giới hạn của "Tự do ngôn luận" được phổ biến trong giáo dục công dân rồi, vậy nên mình sẽ đưa ra những giới hạn mà mình được học, về các giới hạn ngôn luận được hạn chế và bị phạt:

    + Ngôn luận kích động thù địch: Các phát ngôn gây thù hận, phân biệt đối xử, kích động bạo lực là những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Ta cũng có thể thấy qua các vụ kiện trên báo đài, về việc xúc phạm danh dự nhau có thể đưa ra tòa kiện và có mức phạt tiền khá lớn.

    + Vu khống, bôi nhọ: Việc tung tin giả, vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác là hành vi vi phạm pháp luật.

    + Vi phạm quyền riêng tư: Việc công khai thông tin cá nhân của người khác mà không được sự đồng ý là hành vi vi phạm pháp luật.

    + Tuyên truyền chống phá nhà nước: Các hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước, gây rối an ninh trật tự cũng bị pháp luật xử lý nghiêm minh.

    + Bí mật nhà nước: Việc tiết lộ thông tin bí mật nhà nước có thể gây hậu quả nghiêm trọng và bị pháp luật trừng phạt.

    Tất cả những giới hạn này nhằm hạn chế phát ngôn gây ảnh hưởng đến người khác, một cách tối thiểu. Ngoài những giới hạn được thắt chặt, thì mình nghĩ mỗi người đều nên cẩn thận với mọi câu phát ngôn của mình, dù ra ngoài đời hay qua trang mạng ảo.
     
    Dana Lê, Mộng Nguyệt CầmBisddor thích bài này.
  3. Ann Thuần

    Bài viết:
    13
    Tự do ngôn luận - một quyền cơ bản của con người, nhưng ranh giới giữa tự do ngôn luận và phát ngôn bữa bãi quá mong manh, bạn có quyền tự do ngôn luận không có nghĩa là bạn muốn nói gì thì nói, nên theo mình mọi người cần có những giới hạn cho lời nói của bản thân, cần biết đặt ra cho bản thân những quy tắc khi phát ngôn để không mắc phải sai lầm cũng như làm ảnh hưởng người khác.

    Vậy những giới hạn đó là gì? Ở đây mình nói về hai khía cạnh, một là trong đời sống thường ngày, hai là trong các vấn đề chính trị - xã hội:

    - Trong đời sống thường ngày, cần cẩn trọng trong lời nói, bởi bạn không biết những gì bạn nói ra sẽ gây tổn thương như thế nào cho người khác bởi vì ngôn ngữ chính là lưỡi dao vô hình tuy không thấy được nhưng rất sắc bén. Những điều cần làm mỗi khi nói là cần né những câu nói có tính miệt thị, chê bai, khơi gợi những chuyện đau lòng của người khác, không nói những lời nhục mạ, đặt điều làm mất danh dự nhân phẩm của người khác.

    - Trong chính trị - xã hội, cần tránh những phát ngôn gây náo loạn xã hội, không tác động tư tưởng làm dân chúng hoang mang, gây chia rẽ tính đoàn kết dân tộc, không có những phát ngôn đi trái luân thường đạo lý, chống phá Đảng và nhà nước.

    Trên đây là những suy nghĩ của mình và đương nhiên sẽ có thiếu sót, mong mọi người thông cảm và cùng hoàn thiện.
     
    Dana Lê, BisddorMộng Nguyệt Cầm thích bài này.
  4. Tam thập tam thiên

    Bài viết:
    91
    Tự do ngôn luận theo mình thấy chỉ có hai loại tích cực và tiêu cực.

    Mục đích của tự do ngôn luận là để đóng góp và xây dựng ý kiến nhằm làm mọi việc trong đời sống xã hội tốt đẹp hơn.

    Khi ngôn luận của bạn tích cực thì sẽ đóng góp giúp cho mọi người trong cộng đồng phát triển.

    Khi ngôn luận của bạn tiêu cực mang các cảm xúc xấu như ganh ghét, tức giận, phán xét thì sẽ tạo nên bầu không khí tiêu cực từ đó làm mọi người trong cộng đồng cũng bị ảnh hưởng theo.

    Từ bỏ phán xét, quan sát thật lâu trước khi nêu ra nhận xét, tìm kiếm xem ngôn từ nào thích hợp để giảm tích công kích nhất có thể.

    Cuối cùng mình xin để lại một câu nói của ông bà xưa là uốn lưỡi trước khi nói. Luôn tự suy xét lại từng lời trước khi nói nhé.
     
    Dana Lê, BisddorMộng Nguyệt Cầm thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...