Truyền thuyết về các cung hoàng đạo

Thảo luận trong 'Chòm Sao' bắt đầu bởi Heo Bảo Bảo, 19 Tháng năm 2022.

  1. Heo Bảo Bảo

    Bài viết:
    104
    Truyền thuyết về cung Bảo Bình (Người mang nước)

    Cung thứ mười một của vòng hoàng đạo có biểu tượng là người mang nước, một người mang theo bên mình một cái bình và đổ nước từ trong đó ra một dòng suối.

    Biểu tượng người mang nước bắt nguồn từ cả tôn giáo Ai Cập lẫn Babylon. Ở Ai Cập, người mang nước chính là thần Hạp – hiện thân của sông Nile. Hap mang theo 2 bình nước tượng trưng cho Nam và Bắc sông Nile và được xem là vị thần duy trì sự sống. Tất cả những sinh vật sống đều sẽ chết nếu không có nguồn nước của thần Hap.

    Trong văn học Hy Lạp, chòm sao Bảo Bình được gọi là người đổ nước và đôi khi người ta còn cho rằng nó tượng trưng cho thần Jupiter - người chỉ cần hô một tiếng là bao nhiêu nước sẽ đổ từ trên trời xuống. Nó cũng tưởng nhớ Deucalion người phàm trần duy nhất vượt qua được trận Đại hồng thủy mà còn sống sót.

    Vào thời gian đầu của quá trình tạo hóa, các vị thần và người phàm đều sống hòa thuận với nhau trong một kỷ nguyên gọi là Thời Đại Hoàng Kim. Đất tự sinh ra thức ăn mà không cần con người cày cấy, trồng trọt; trong các dòng nước thì lại chảy ra rượu và mật ong. Thế rồi Pandora mở chiếc hộp đẩy tai ương của mình ra và biết bao bệnh tật, ốm đau trong tâm trí lẫn cơ thể đều được thả ra trên Trái Đất.

    Thần Jupiter nhìn xuống, thấy cảnh tượng này và quyết định loại bỏ thế giới con người và tạo ra một loài khác xứng đáng với sự sống hơn. Nhờ sự giúp đỡ của người anh là thần biển Neptune, Jupiter đã làm ngập cả Trái Đất. Chỉ có 2 người được cứu thoát là Deucalion và người vợ Pyrrha, những người xứng đáng, sùng đạo và trung thành tôn thờ các vị thần. Họ trú ngụ trên núi Parnassus, và khi Jupiter nhìn thấy họ, ông ấy nhớ về cách sống đáng khen ngợi của 2 người nên đã cho rút nước và để cho Trái Đất được khô ráo. Jupiter sau đó ra lệnh cho Deucalion và Pyrrha "quẳng xương của mẹ họ" ra sau lưng. Deucalion hiểu ý nghĩa của mệnh lệnh này là quẳng đất đá ra phía sau, nên chàng và Pyrrha bắt đầu nhặt lấy đất đá và vừa đi vừa quẳng chúng ra sau lưng. Những hòn đá này dần biến thành con người; những hòn do Deucalion ném biến thành dàn ông, còn những hòn do Pyrrha ném thì biến thành phụ nữ. Vì vậy mà Deucalion đã trở thành cha đẻ của một nhân loại mới.
     
    Tiên Nhi, Rin Le, Nana2686 người khác thích bài này.
  2. Heo Bảo Bảo

    Bài viết:
    104
    Truyền thuyết về cung Song Ngư (Hai con cá)

    Cung thứ mười hai và cung cuối cùng của vòng hoàng đạo có biểu tượng là hai con cá bị cột lại với nhau nhưng lại bởi theo 2 hướng khác nhau. Hai con cá bơi trong nước này tượng trưng cho những dòng chảy cảm xúc mâu thuẫn với nhau và chiều sâu bí ẩn trong tâm hồn.

    Người ta đã biết đến chòm Song Ngư như hai con cá từ năm 2000 TCN. Tên mà người Babylon đặt cho chòm sao này, Kun, dịch ra là phần đuôi (của con cá). Kun cũng có thể hiểu là dải băng hoặc dây xích (sợi dây kết nối hai con cá). Ở 2 đầu dây xích này là 2 tiên cá Anunitum và Simmah đại diện cho sông Tigris và Euphrates.

    Trong thần thoại Hy Lạp, hai con cá thường được gắn liền với một câu chuyện về Vệ Nữ và Cupid. Có một con quái vật to lớn, hung tợn tên Typhon có 100 cái đầu rồng, đôi mắt bắn ra lửa và giọng nói kết hợp giữa tiếng rắn khè, bò rống và sư tử gầm.

    Một ngày nọ, Vệ Nữ (nữ thần tình yêu và sắc đẹp) cùng con trai Cupid đang đi dạo trên bờ sông Euphrates thì Typhon bất ngờ xuất hiện. Hàng trăm cái đấu của nó bắt đầu thè lưỡi đen sì và mắt bắn ra lửa. Typhon quyết tâm muốn trừ khử vị nữ thần này và con trai của nàng. Sợ hãi và không the thoát được, Vê Nữ đã nhờ cha mình là Jupiter giúp đỡ. Jupiter nhanh chóng biển Vệ Nữ và Cupid thành hai con cá, sau đó họ nhảy được xuống sông và trốn thoát. Một phiên bản khác của câu chuyện này là 2 con cá dũng cảm đã nhảy ra khỏi mặt nước để cứu Vệ Nữ và Cupid, rồi chở họ trên lưng bởi qua dòng sông đến nơi an toàn. Phần thưởng của chúng là được thần Minerva (nữ thần đóng trinh) đặt lên trên trời cùng các vì tỉnh tú và trở thành chỏm Song Ngư.
     
    Tiên Nhi, Rin Le, Nana2686 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...