Truyền thuyết về các cung hoàng đạo

Thảo luận trong 'Chòm Sao' bắt đầu bởi Heo Bảo Bảo, 19 Tháng năm 2022.

  1. Heo Bảo Bảo

    Bài viết:
    104
    TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC CUNG HOÀNG ĐẠO.

    Trích sách: Toàn thư chiêm tinh học nhập môn của tác giả JOANNA MARTINE WOOLFOLK.

    [​IMG]

    * * * * * * *

    Đường đi hình tròn của Mặt trời vòng quanh Trai Đất gọi là đường hoàng đạo (ecliptic). Dải băng hẹp mà Mặt trời di chuyển ở trên này chính là vòng hoàng đạo. Vòng hoàng đạo là một vành đai vòng lấy Trái Đất, rộng 16° (8° trên đường hoàng đạo và 8° dưới đường hoàng đạo) và bao quanh 360°. Trong vành đai này là quỹ đạo của tất cả các hành tinh trong hệ Mặt trời của chúng ta, trừ Diêm Vương tinh vì đường đi của nó rộng bất thường. Vành đai cũng chứa những ngôi sao mà người xưa đã sắp xếp thành những vị trí xác định gọi là chòm sao. Với những người nghiên cứu các ngôi sao đầu tiên thì hầu hết các chòm sao này trông khá giống các con vật, nên vành đai chòm sao này bắt đầu được gọi là vòng hoàng đạo – zodiac, bắt nguồn từ từ zodiakos trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "vòng tròn các con vật".

    Vòng hoàng đạo có thể là sản phẩm của trí tưởng tượng (vì nó là kết quả của việc con người chia bầu trời ra thành nhiều phần) nhưng những ngôi sao nằm trong vành đai đó đều là thật. Nếu có thể phân thân và đứng ở nhiều điểm trên địa cầu thì bạn có thể thấy hết 12 chòm sao trên trời cùng một lúc. Con người đã biết về những chòm sao này từ lâu, trước cả khi Ptolemy phân loại chúng trong sách giáo khoa của mình, và mỗi chòm sao đều có một câu chuyện riêng được truyền đến nhiều thế hệ thông qua những huyền thoại từ thời xa xưa. Truyền thống dân gian này đã trở thành một phần thiết yếu trong kiến thức của chúng ta về mỗi cung hoàng đạo.

    Truyền thuyết về Dương Cưu (Con cừu núi)

    Cung đầu tiên của vòng hoàng đạo có biểu tượng là một chú cứu núi. Trong thần thoại, con cừu núi lúc nào cũng dũng cảm, táo bạo, tràn đầy sinh lực và năng lượng. Nó có khả năng húc đổ mọi chướng ngại vật và vượt qua mọi địa hình gập ghềnh.

    Câu chuyện về chú cừu núi bắt đầu ở Hy Lạp cổ đại với vị vua tên Athamas, người cai trị xứ Boeotia. Athamas kết hôn với hoàng hậu tên Nephele rồi có với nhau 2 đứa con - một trái một gái và đặt tên cho chúng là Phrixus và Helle

    Sau một thời gian, Athamas cưới người vợ thứ hai, Ino. Ino là một người phụ nữ ghen tuông, hiểm độc, căm ghét hai đứa con riêng của chống đến tận xương tủy nên âm mưu giết bọn trẻ.

    Điều đầu tiên mà ả làm là thuyết phục những người phụ nữ trong vương quốc rang hạt ngô lên trước khi đem trồng. Việc này coi như đã làm tiêu tan hết mùa màng năm đó. Nạn đói tàn phá cả vương quốc. Nhà vua cử một sứ giả đến chỗ Đền thờ Delphi để hỏi nguyên do mùa màng bị thất thu. Có vẻ như Athamas không hề nghĩ đến việc hỏi thẳng những người phụ nữ trồng ngô, nhưng đây là kiểu sai sót mà chính những nhà lãnh đạo chính trị thời hiện đại cũng dễ gặp phải.

    Ino đã hối lộ sứ giả của nhà vua đề nói dối rằng mùa màng sẽ không bao giờ tươi tốt trở lại cho đến khi Amathas hiến tế mạng sống của Phrixus và Helle cho thần Jupiter. Nhà vua cả tin đã đồng ý giết hai con của mình để cứu dân chúng.

    Hai đứa trẻ Phrixus và Helle đang chăn cừu, trong dàn cừu đó có một con cừu núi với bộ lông bằng vàng. Con cừu vàng này là món quà do thần Hermes (Thủy Tinh) tặng cho Nephele. Nephele, linh cảm được điều chẳng lành, đã cầu xin con cừu cứu mạng con của mình. Con cừu cảnh báo Phrixus và Helle về tình cảnh hiểm nguy của chúng rồi bảo chúng leo lên lưng của mình. Sau đó con cừu đã chở chúng bay qua đại dương.

    Không may là khi cả ba đang đi ngang qua eo biển chia cách châu Âu và châu Á, Helle bị chóng mặt, ngất xỉu và rơi khỏi lưng con cừu. Cô bé rơi xuống biển và chết đuối. Nhưng Phrixus đã được đưa đến vương quốc Colchis một cách an toàn. Chuyện này đã đặt dấu chấm hết cho âm mưu của Ino xảo quyệt mặc dù nó chẳng cải thiện được nạn đói ở Boeotia hoặc làm cho vua Athamas tỉnh ngộ thêm chút nào.

    Có vẻ hơi vô ơn, nhưng Phrixus đã giết con cừu vàng để làm vật tế cho thần Jupiter. Thần Jupiter đổi lại đã đem hình ảnh con cừu núi làm thành một chòm sao trên bầu trời để tôn vinh đức tính anh hùng của nó.
     
    Last edited by a moderator: 20 Tháng năm 2022
  2. Heo Bảo Bảo

    Bài viết:
    104


    Truyền thuyết về Kim Ngưu (Con bò)


    Cung thứ hai của vòng hoàng đạo có biểu tượng con bò đực, một con vật vừa dữ dội vừa dịu dàng. Từ đó đến này nó vẫn tượng trưng cho sức mạnh và sự gợi cảm.

    Sự tích vẽ con bò bắt nguồn từ Jupiter, vị thần tối cao của Hy Lạp. Jupiter rất đa tình, phải lòng nhiều người, có nhiều vợ và cả tình nhân nữa. Một trong những mối tình này là với Công chúa Europa xinh đẹp, con gái của Vua xú Phoenicia.

    Europa chỉ sống cung điện của cha mình và không biết gì về thế giới ngoài kia. Một đêm nọ, nàng nằm mơ thấy một người phụ nữ lạ mặt chìa tay ra trước mặt mình và nói rằng, "Ta sẽ dẫn con đến với Jupiter, vì số phận đã chọn con làm kẻ mà Thần yêu mến".

    Quả nhiên, ngày hôm đó khi Europa đang ra ngoài hái hoa trên một đồng cỏ thì Jupiter đã thấy Europa và lập tức mê đắm vẻ đẹp của nàng. Ngay lúc đó Jupiter đã quyết tâm phải có được nàng. Jupiter biết rằng một cô gái trẻ và ngây thơ như Europa sẽ chạy trốn khỏi thần nếu thần xuất hiện bằng hình tượng thần thánh của mình nên Jupiter đã hóa thành một con bò đực – không phải một con bò bình thường mà là một con bò trắng với cặp sừng trông như đá quý với hình trăng khuyết bạc ngay giữa trán.

    Europa rất thích con bò xinh đẹp, dịu dàng này nên bắt đầu vuốt ve nó. Sau đó nàng trèo hẳn lên lưng con bò, đúng như ý muốn của Jupiter. Thần vùng lên và mang nàng đi đến đảo Crete. Đến nơi, Jupiter hiện nguyên hình và nói lời yêu Europa. Dưới bóng mát của một cái cây lớn, Jupiter và Europa đã trở thành tình nhân của nhau.

    Không lâu sau, nữ thần tình yêu Vệ Nữ, đã xuất hiện trước Europa và nhận là người phụ nữ lạ mặt trong giấc mơ của nàng. Thần Vệ Nữ bảo với nàng rằng, từ nay về sau, châu lục mà Jupiter đã mang nàng đi khỏi sẽ được gọi là Europe – châu Âu.

    Câu chuyện tình vụng trộm này (Jupiter đã kết hôn với nữ thần Juno) đã có một kết thúc có hậu. Europa hạ sinh cho Jupiter 3 đứa con, và Jupiter đã đem hình ảnh con bò treo lên thành chòm sao trên bầu trời.
     
  3. Heo Bảo Bảo

    Bài viết:
    104
    Truyền thuyết về Song Tử (Cặp song sinh)



    Song Tử có biểu tượng là Cặp Song Sinh. Câu chuyện về Cặp Song Sinh, giống như sự tích về chòm Kim Ngưu, cũng có liên quan đến Jupiter và tính ham mê cái đẹp của thần này. Lần này Jupiter phải lòng Leda, một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, nhưng nàng đã kết hôn với Tyndareus, Vua thành Sparta. Vị thần đầy dục vọng Jupiter vì không muốn sử dụng lại kế hoạch con bò nên đã hóa thành một con thiên nga lộng lẫy. Chi tiết về cuộc gặp gỡ giữa họ có hơi mơ hồ, nhưng rốt cuộc Jupiter cũng quyến rũ được Leda khi giả dạng làm con thiên nga.

    Sau cuộc gặp gỡ đặc biệt này, Leda đã sinh ra 2 quả trứng. Một quả là con của Jupiter, còn quả còn lại là con của người chồng trần thế của Leda. Hai quả trứng nở ra 4 đứa con: 2 anh em Castor và Pollux, và 2 chị em Helen và Clytemnestra. Không rõ đứa nào là con của Jupiter. Vài phiên bản nói rằng Castor và Pollux là những đứa con bất tử của Jupiter. Vài người khác lại cho rằng Castor và Helen mới là con của Jupiter.

    Dù thế nào đi nữa thì hai anh em song sinh Castor và Pollux cũng đã lớn lên thành những người đàn ông khỏe mạnh, vạm vỡ và thân thiết không thể tách rời. Castor nổi tiếng vì kỹ năng thuần phục ngựa của mình, còn Pollux lại là thiên tài quyền anh. Khi còn trẻ, họ đã đi cùng Jason và những anh hùng Argonaut đi tìm bộ lông cừu vàng. Khi một trận bão biển đang nổi lên dữ dội thì có 2 ngôi sao xuất hiện trên đầu của cặp song sinh và cơn bão lập tức biến mất một cách thần kỳ. Vì sự kiện đó mà Castor và Pollux cũng được xem là thần bảo hộ cho những người du hành trên đại dương.

    Không may là trong một trận đánh, Castor đã bị tử trận. Pollux đau đớn khôn nguội. Cuối cùng Pollux đã đến chỗ Jupiter để cầu mong ông ấy hồi sinh Castor, đổi lại Pollux sẽ tình nguyện chết thay người anh em của mình.

    Jupiter đã thưởng cho tình yêu thương và sự gắn bó đáng quý của 2 anh em bằng cách đưa họ lên bầu trời thành những vì sao. Ở đó, họ tỏa sáng trong chòm Song Sinh, được kề vai sát cảnh bên nhau mãi mãi.
     
  4. Heo Bảo Bảo

    Bài viết:
    104
    Truyền thuyết về Cự Giải (Con cua)



    Cung thứ tư của vòng hoàng đạo có biểu tượng là con cua. Chúng ta biết được rằng biểu tượng con của đã được đặt lên vòng hoàng đạo từ năm 500 năm TCN. Các giáo sĩ Chaldea đã đặt cho nó tên Cancer - Cự Giải - nghĩa là con cua lớn, vì có vẻ như cách di chuyển ngược ngạo của con cua cũng giống chuyển động của Mặt trời khi đi vào cung này. Khi Mặt trời đi vào cung Cự Giải (vào khoảng 21 tháng 6 – hạ chí) thì nó trống có vẻ như bị bất động trong vài ngày.

    Ở Ai Cập, người ta gọi chòm sao này là Những Ngôi Sao Nước và có biểu tượng là 2 con rùa. (Lý do có thể bởi vì họ có thể nhìn thấy chòm sao này vào lúc bình minh, khi thủy triều sống Nile hạ xuống mức thấp nhất; rùa sông Nile cũng xuất hiện khá đông đúc vào thời điểm này trong năm). Nhiều nhà chiêm tinh cho rằng chủ Cua Cự Giải là sự pha trộn giữa những con rùa biển Ai Cập và một sinh vật dưới nước của người Babylon tên là Allul cũng là một loại rùa. Cả 3 sinh vật nước này – rùa, rùa biển và cua – có những điểm tương đồng quan trọng. Chúng giống nhau về hình thức, đều có vỏ cứng và di chuyển chậm chạp (cũng giống như chuyển động của Mặt trời khi tiến vào Cự Giải).

    Theo thần thoại Hy Lạp thì Cự Giải là con cua khổng lồ đã tấn công bàn chân của Hercules khi chàng đang chiến đấu với con rắn biến 9 dầu Hydra. Hercules, con của thân Jupiter và một người phụ nữ phàm trấn tên Alcmena, đã bị phải đi thực hiện 12 công việc khó khăn và anh hùng – hay còn gọi là 12 Chiến Công của Hercules. Một trong những Chiến Công đó là phải xóa số con rắn biển độc ác Hydra. Hercules đang bận tay thì bị con của tấn công, vì mỗi lần chàng chặt đứt một cái đầu của Hydra thì ngay chỗ đó lại mọc lên 2 cái đầu mới.

    Con của tấn công Hercules là do Juno, người vợ hay ghen tuông của Jupiter, cử tới. Thán Juno quyết tâm phải hủy hoại Hercules. Không may là con cua khổng lồ sau khi tấn công đã bị chế ngự ngay lập tức vì Hercules đã dẫm nát nó trước khi chàng tiếp tục kết liễu Hydra.

    Dù kế hoạch thất bại nhưng Thân Juno vẫn rất biết ơn con cua vì đã cố gắng làm theo mệnh lệnh của mình. Để thưởng cho lòng trung thành và sự hi sinh của nó, Juno đã đưa hình ảnh con của lên trời cùng với những biểu tượng anh hùng khác.
     
  5. Heo Bảo Bảo

    Bài viết:
    104


    Truyền thuyết về Sư Tử



    Đây là cung thứ năm trong vòng hoàng đạo và có biểu tượng là con sư tử. Truyền thuyết phổ biến kể về con sư tử này dựa trên câu chuyện của Hercules và con sư tử ở thung lũng Nemea.

    Hercules là con của thần tối cao Jupiter và một người phụ nữ phàm trần tên Alcmena. Vợ của Jupiter, nữ thần Juno, rất hay ghen tuông với hàng loạt những mối tình vụng trộm của chồng nên đã căm ghét Hercules từ khi chàng mới là một đứa bé. Khi đã trở thành một thiếu niên, Hercules bị bắt phải đi thực hiện 12 thử thách khó khăn.

    Chiến công thứ nhất là đến thung lũng Nemea để giết con sư tử tàn bạo và dữ tợn ở đó. Da của con sư tử này không vũ khí nào của con người có thể xuyên qua được. Sỏi đá, sắt thép và đồng thau đụng phải lớp da này là văng ngược trở lại. Hercules đã cố gắng giết con quái vật bằng mũi tên nhưng chúng chỉ chạm phải rồi rơi xuống hai bên sườn con sư tử mà thôi. Cuối cùng, Hercules đã vật lộn tay không với con sư tử này. Vì sở hữu sức mạnh phi thường nên chàng đã siết được cổ của con sư tử cho đến chết. Trong lúc giằng co, nó đã cắn đứt ngón tay của Hercules, nhưng nhìn theo cách nào thì ta cũng phải công nhận chàng bị thế là nhẹ rồi đấy.

    Sau khi giết được con dã thú, Hercules lột

    Tấm da thần kỳ của nó để làm giáp che ngực

    Và lấy hàm của nó để làm mũ bảo hộ. Bộ giáp mới này đã giúp ích cho chàng rất nhiều trong những Chiến công tiếp theo.

    Người ta nói chòm sao Sư Tử tồn tại là để tưởng nhớ trận chiến dũng cảm giữa Hercules và con mãnh thú sư tử thung lũng Nemea.
     
  6. Heo Bảo Bảo

    Bài viết:
    104
    Truyền thuyết về Xử Nữ (Nàng trinh nữ)



    Xử Nữ là cung thứ sáu trong vòng hoàng đạo và cung thứ hai có biểu tượng con người thay vì động vật. Người ta thường mô tả Xử Nữ bằng hình ảnh của người con gái trẻ tay cầm bó lúa mì vì chòm Xử Nữ luôn gắn liền với vụ mùa thu hoạch. Người Babylon gọi chòm sao này là The Furrow - Luống Cày, và tượng trưng cho nó là nữ thần bắp ngô. Ngôi sao sáng nhất trong chòm Xử Nữ tên là Spica – Giác Tức, cũng có nghĩa là Bắp Ngô.

    Sự tích chòm Xử Nữ bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp về Đấng Tạo hóa. Câu chuyện kể rằng trước khi con người hay động vật có mặt trên Trái Đất, những người khổng lồ, gọi là titan, đã thống trị thế giới. Hai anh em titan Prometheus và Epimetheus được giao cho nhiệm vụ tạo ra con người và động vật. Khi thực hiện nhiệm vụ này, Epimetheus muốn tặng cho mỗi con vật một món quà khác nhau - đôi cánh cho loài này, móng vuốt cho loài khác.. Epimetheus hào phóng đến nỗi khi đến lượt con người được ban quả thì Epimetheus chẳng còn gì để cho nữa, nên phải nhờ Prometheus giúp đỡ. Prometheus lên thượng giới và quay trở lại với món quà ngọn lửa. Nó giúp con người trở thành động vật cấp cao so với các loại khác, vì nhờ lửa mà họ có thể giữ ấm, làm ra công cụ và cuối cùng là phát triển thương mại, khoa học.

    Jupiter, chúa tể các vị thần, đã rất tức giận vì bí mật về lửa của các vị thần đã bị mang cho con người, giận đến nỗi đã trói Prometheus vào một hòn đá trên núi Caucasus rồi để một con đại bàng liên tục cắn xé gan của titan này, nhưng nó lại không bao giờ ăn hết sạch. Jupiter cũng gửi xuống Trái Đất một lời nguyền thông qua người phụ nữ đầu tiên trên trần gian. Tên của nàng là Pandora, có nghĩa là "món quà từ tất cả các vị thần".

    Pandora mang theo mình một chiếc hộp mà nàng được dặn là không bao giờ được mở ra. Một ngày nọ, vì không cưỡng lại được sự tỏ mỏ nên nàng đã mở nắp hộp ra. Từ trong hộp bay ra ngoài những thứ khủng khiếp: Bệnh tật và cái chết; cơn giận dữ, sự ghen tuông và ham muốn báo thù. Ở cuối hộp có một thứ không thoát ra kịp – đó là niềm hy vọng.

    Trong khoảng thời gian đầy đau khổ sau đó, các vị thần lần lượt rời bỏ Trái Đất để lên sống ở thượng giới. Người cuối cùng bỏ đi là Astraea, nữ thần của sự trong sáng và tinh khiết. Sau khi rời khỏi trần thế, Astraea được đưa lên trời cùng các vì sao và trở thành chòm sao Xử Nữ.
     
  7. Heo Bảo Bảo

    Bài viết:
    104
    Truyền thuyết về Thiên Xứng (Cái cân)



    Thiên Xứng là cung hoàng đạo thứ bảy và T cung duy nhất có biểu tượng vừa không phải người vừa không phải động vật. Cái cần tượng trưng cho sự cân bằng công lý, sự hòa hợp và tính điểm tĩnh.

    Cũng như cung phía trước, Xử Nữ, Thiên Xứng được gắn liền với mùa vụ vì thời xưa, người ta sẽ đặt ngũ cốc và cây trống của mình lên cân để cân sau khi thu hoạch chúng. Cái căn cũng có một ý nghĩa sâu sắc hơn về mặt biểu tượng: Nó là cái cần phán xử người chết, dùng để cân linh hồn của họ.

    Trong tôn giáo của người Ai Cập, cái cần phán xử chỉ có mình thần Anubis, Thần Xét Xử Linh Hồn, mới được sử dụng. Anubis, vị thán đầu chó, sẽ dẫn người chết đi qua cõi âm và đảm bảo sẽ xét xử họ thật công bằng. Anubis là người làm chủ sự cần bằng (cái cân). Một bức tranh gọi là Papyrus of Ani tồn tại từ khoảng năm 1500 TCN vẽ nên cảnh xét xử này. Anubis đứng khom lưng bên cạnh một cái cán lớn, đang cần trái tim của một người chết. Trái tim được đặt lên một đĩa cân, đĩa còn lại chứa Sự Thật – biểu tượng của nó là một chiếc lông vũ. Trong bức tranh này, 2 đĩa cần nằm ở vị trí cân bằng tuyệt đối. Trong tôn giáo của người Ai Cập, trái tim (hoặc linh hồn) của người chết phải hòa hợp với Sự Thật trước thì họ mới được bước tiếp qua kiếp sau.

    Cái cần từ lâu đã được gắn liền với khái niệm công lý và pháp luật. Chúng ta đều đã thấy những bức tượng tạc hiện thân của công lý - một người phụ nữ bị bịt mắt, trên tay cầm cái cần. Cái cân ở đày tượng trưng cho sự chí công vô tư, cho việc đối xử công bằng và cho những điều mà con người xứng đáng được nhận.

    Trong thần thoại Hy Lạp, công lý được đại diện bởi nữ thần Themis, mẹ của Astraea (xem phần Xử Nữ). Themis và con gái Astraea là 2 chòm sao tỏa sáng ngay bên cạnh nhau trên bầu trời (Thiên Xứng và Xử Nữ). Truyền thuyết kể rằng, khi loài người tới được Thời Đại Hoàng Kim thì Themis (tượng trưng cho công lý) và con gái của mình (tượng trưng cho sự trong sạch) sẽ quay trở lại Trái Đất.
     
  8. Heo Bảo Bảo

    Bài viết:
    104
    Truyền thuyết về cung Bộ Cạp (Con Bọ Cạp)

    Cung thứ tám trong vòng hoàng đạo có biểu tượng là con Bọ Cạp, một con vật có độc và có thể làm nạn nhân tê liệt chỉ bằng một cú chích từ đuổi.

    Cung Bọ Cạp phải chịu nhiều thiệt thời khi bị gắn liền với loài bọ cạp vì người ta thường ghét hoặc sợ con vật này. Tuy nhiên, ở Ai Cập thời cổ đại, nó được thánh hóa thành Selket, nữ thần bọ cạp. Selket là thần che chở cho người chết và hình ảnh của nữ thần thường xuất hiện trên tường của những ngôi mộ – với đôi cánh mở rộng đầy che chở.

    Sự tích cung Bọ Cạp này bắt đầu từ cái chết của Orion, một người khổng lồ trẻ tuổi, có tài săn bắn và là con của Neptune (thần biển cả). Những câu chuyện về tài nghệ, sức mạnh và nét nam tính của Orion đã trở thành huyền thoại. Còn câu chuyện về cái chết của Orion thì lại có nhiều phiên bản khác nhau. Một trong số đó kể rằng Eos, nữ thần bình minh, đã đem lòng yêu Orion và mang chàng theo bên mình. Diana, nữ

    Thần mặt trăng, trở nên ghen tuông, cho rằng Eos nên chọn yêu người trần thế và sai một con bọ cạp đi giết Orion. Một phiên bản khác lại kể rằng Orion đã cố cưỡng bức Diana nên nữ thần đã mang một con bọ cạp khổng lồ lên từ dưới lòng đất để chích chết Orion.

    Sau cái chết của Orion, Jupiter đã đặt cả Orion lẫn con Bọ Cạp lên trời cùng những vì tinh tú để trở thành chòm sao. Orion, với bộ áo giáp vàng và thanh kiếm trong tay, là một trong những chòm sao sáng nhất và tráng lệ nhất trên bầu trời đêm mùa đông. Nhưng Orion phải nhường bước cho chòm Bọ Cạp khi nó vừa được đặt vào vòng hoàng đạo vừa tỏa sáng rực rỡ vào mùa hè.
     
  9. Heo Bảo Bảo

    Bài viết:
    104
    Truyền thuyết về cung Nhân Mã (Cung thủ)

    Nhân Mã, cung thứ chín của vòng hoàng đạo, có biểu tượng là một vị thần mình - ngựa (centaur). Nhân Mã là cung hoàng đạo duy nhất có biểu tượng con người lẫn con vật.

    Chòm sao Nhân Mã không chỉ là một thần mình ngựa ngẫu nhiên mà đây chính là Chiron, con của fitan Saturn. Chiron là người bạn thân thiết của các vị thần lẫn con người. Các thần đã dạy cho Chiron nghệ thuật chữa bệnh, săn bắn, cưỡi ngựa, âm nhạc và tiên tri. Đổi lại, Chiron trở thành người thầy nổi tiếng của các học trò như Achilles, Jason, Castor và Pollux và cả Hercules nữa.

    Một ngày nọ, khi Hercules đang săn đuổi một con heo rừng dữ tợn, chàng lỡ tay quẹt mũi tên tẩm độc vào đầu gối của Chiron.

    Chiron phải chịu cơn đau tận cùng của việc hấp hối nhưng lại không thể chết được vì là một vị thần bất tử. Hercules hứa sẽ đi tìm Cái Chết để giải phóng cho Chiron. Trên đường đi, Hercules tình cờ gặp được Prometheus tội nghiệp đang bị trói vĩnh viễn cho chim đại bàng đến ăn gan. Thần tối cao Jupiter đã nguyên Prometheus rằng: Cảnh đày đọa này sẽ kéo dài mãi cho đến khi có người tự nguyện thế chỗ của Prometheus. Chiron hấp hối đã chấp nhận thay thế cho Prometheus và lời nguyền được hóa giải. Chiron được chết và Prometheus được Hercules giải thoát.

    Sau khi qua đời, Chiron được Jupiter tưởng thưởng cho nhân cách cao quý, anh hùng bằng cách đưa lên trời cùng với các vị tính tú để trở thành chòm sao Nhân Mã.
     
  10. Heo Bảo Bảo

    Bài viết:
    104
    Truyền thuyết về cung Ngư Dương (Con dê núi)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cung thứ mười trong vòng hoàng đạo có biểu tượng là con dê núi, một con vật kiến cường, có khả năng leo trèo đến những vách đá cao ấn tượng.

    Thời xa xưa, con dê núi này được mô tả là nửa dê nửa cá, với nửa thân trên là dê còn nửa dưới là đuôi cá. Trong những bức tranh và bức chạm khắc cổ, bạn sẽ thấy người ta vẽ hình con đề núi với chiếc đuôi cá, và trong vài sách chiêm tinh, Ngư Dương còn được biết đến với tên đê biển nữa.

    Dê biển trong tôn giáo Babylon là vị thần Ea vĩ đại, đáng kính, người đã mang giáo dục và văn hóa đến cho vùng đất Mesopotamia. Trong thung lũng Mesopotamia, việc tưới tiêu cho đất đai và mùa vụ chủ yếu nhờ vào những cơn lũ từ sông Tigris và Euphrates. Vì vậy mà người ta tin rằng bên dưới lòng đất có cả một đại dương nước ngọt.

    Thần Ea sống trong đại dương đó. Mỗi ngày, thần bước ra khỏi đại dương dưới lòng đất để truyền đạt sự thông thái cho con người và mỗi tôi lại quay trở về.

    Trong văn hóa của người Hy Lạp và La Mã, Ngư Dương được gắn liền với thần Pan, một vị thần thượng võ, cường tráng cai quản vùng rừng, những cánh đồng, các bầy thú và những người chăn cừu. Nửa thân trên của Pan là một người đàn ông và nửa dưới là một chú dê. Pan cũng có tai và sừng dê nữa.

    Pan yêu thích âm nhạc và nổi tiếng chơi sáo rất hay. Cái khèn Pan thổi thực chất là một tiên nữ đã từ chối tình cảm của Pan. Pan đã biến nàng thành một nhạc cụ và nói rằng, nếu mình không thể có được nàng bằng cách này thì nàng sẽ thuộc về mình trong hình dạng khác.

    Sau này người ta biết đến Pan như vị thần của Tự Nhiên. Một số đặc tính của Pan như khoái cảm, tính khinh suất và tình yêu thiên nhiên đều trở thành một phần trong cá tính của Ngư Dương.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...