Truyện Ngụ Ngôn là gì? Nguồn gốc, đặc điểm của truyện ngụ ngôn

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Ột Éc, 14 Tháng mười 2022.

  1. Ột Éc

    Bài viết:
    2,947
    Thể Loại Truyện Ngụ Ngôn

    1. Nguồn gốc

    Truyện ngụ ngôn xuất hiện từ thời cổ đại, ở các nước lớn như: Ấn Độ, Hy Lạp, Trung Quốc.. Trước đây, khi người Ấn Độ đến Việt Nam giao lưu, buôn bán hàng hóa và truyền bá, thuyết giảng đạo Phật thì nước ta đã nhanh chóng bị ảnh hưởng từ những bài kinh kệ mang tính ngụ ngôn, giàu tính triết lý sâu xa.

    Truyện ngụ ngôn không chỉ thể hiện được kinh nghiệm sống, mà còn nói lên ý chí đấu tranh giai cấp mạnh mẽ. Thể loại truyện ngụ ngôn có đặc điểm hình thức, nội dung khác biệt so với thể loại cổ tích loài vật, truyện cười. Tính triết lý, bài học sâu xa đã tạo nên nét riêng biệt của thể loại truyện ngụ ngôn không thể lẫn với thể loại nào khác.

    [​IMG]

    2. Khái niệm

    Ngụ ngôn là bài thơ hoặc truyện ngắn chứa đựng sự tích hoàn toàn tưởng tượng, mượn truyện loài vật hay bất cứ cái gì có trong vũ trụ để ngụ về con người nhằm thể hiện bài học đạo lí, quan niệm triết lý nhân sinh, kinh nghiệm sống hay thực tế xã hội.

    3. Đặc điểm

    3.1. Hình thức


    Kết cấu truyện ngụ ngôn thường ngắn gọn, cô đọng, hàm súc. Tình huống trong truyện thường mang tính giả định, có tính đối lập về nhân vật và sự kiện, có diễn biến, mâu thuẫn, xung đột, có cao trào, thắt nút, mở nút kết cấu truyện ngụ ngôn giống như một vở kịch ngắn với tình huống hấp dẫn, gay cấn và thường có kết thúc bất ngờ. Các chi tiết, tình huống được sắp xếp theo trình tự như thế nào là còn phụ thuộc vào dụng ý của người sáng tác. Nhìn chung, cốt truyện ngụ ngôn đơn giản, các tình tiết, sự kiện trong truyện đều được tác giả tưởng tượng, hư cấu, thêu dệt.

    Nhân vật trong truyện ngụ ngôn phong phú, đa dạng và mang tính biểu trưng. Nhân vật không giới hạn, có thể là thực vật, động vật, vật vô tri.. được tác giả liên tưởng với những tính cách, đặc điểm gắn với dạng người, tầng lớp trong xã hội. Nhân vật cũng có thể là con người với đủ thành phần, tầng lớp, nghề nghiệp, chức vụ khác nhau. Cũng có khi tác giả mượn bộ phận trên cơ thể con người như: Mắt, mũi, miệng, chân, tay.. để ngụ về con người. Nhân vật được tác giả xây dựng trong thế đối lập, tương phản lẫn nhau.

    Thời gian, không gian thường ít được nêu, không giữ vai trò quan trọng trong truyện ngụ ngôn. Các hoạt động, trạng thái nhân vật đều mang tính đồng hiện mặc dù nó diễn biến theo một trình tự hợp lý về không gian và thời gian. Không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn được liên tưởng, tái hiện trong tâm trí của người sáng tạo.

    Ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, từ ngữ ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh. Hình thức truyện ngụ ngôn thuộc về phần nổi thể hiện rõ ràng trên bề mặt văn bản. Còn phần chìm như nội dung, ngụ ý, bài học sâu xa do người tiếp nhận thưởng thức, cảm thụ và tự rút ra.

    3.2. Nội dung

    Truyện ngụ ngôn có nội dung không giới hạn, bó hẹp trong phạm vi, khuôn khổ nhất định. Truyện ngụ ngôn rất rộng, có thể là tình yêu, cuộc sống, gia đình, hay bất cứ cái gì, điều gì tác giả muốn ngụ để thể hiện quan niệm, quy tắc, chuẩn mực đạo đức, nguyên tắc xử thế.. hướng con người đến vẻ đẹp chân - thiện - mỹ.

    Ngụ ngôn chứa đựng tính triết lý về thế giới quan, nhân sinh quan. Nó răn dạy, giáo dục con người cách đối nhân xử thế, giúp con người nhìn nhận lại bản thân để có hướng thay đổi phù hợp, hoàn thiện về nhân cách, phẩm chất hơn. Ngoài ra, truyện ngụ ngôn còn thể hiện tư tưởng, ý chí đấu tranh chống giai cấp áp bức, bóc lột để đòi lại quyền sống, quyền bình đẳng, tự do và công bằng.

    Thường tính chất khuyên nhủ, răn dạy, giáo dục con người về lẽ phải, luân thường đạo lý, phê phán thói hư tật xấu của con người, đả kích giai cấp thống trị ở truyện ngụ ngôn rất cao. Bởi vì, truyện ngụ ngôn không chỉ hàm chứa tư tưởng, triết lý, quan niệm nhân sinh của tác giả, mà nó còn phản ánh thực tế cuộc sống, ý thức, tinh thần đấu tranh của nhân dân mạnh mẽ.

    Nội dung, giá trị, ý nghĩa của truyện ngụ ngôn rất cao đòi hỏi con người phải có khả năng tư duy để nhận biết, thưởng thức cái hay cái đẹp được ẩn giấu thông qua mỗi câu chuyện.

    [​IMG]

    Nội dung truyện ngụ ngôn rất phong phú, đa dạng không chỉ giáo dục, khuyên nhủ, răn dạy con người hướng đến những điều tốt đẹp, ca ngợi đề cao những việc làm, những phẩm chất tốt đẹp của con người, mà còn đả kích, phê phán, châm biến tầng lớp giai cấp thống trị, lên án cái xấu cái ác đang diễn ra, hiển hiện trong cuộc sống hàng ngày khiến con người mê muội, tiêm nhiễm, sa đà, mắc nhiều sai lầm trong nhận thức lẫn hành động.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...