Trọng Sinh Trở về năm 1994 - Người làm vườn

Thảo luận trong 'Truyện Drop' bắt đầu bởi người làm vườn, 18 Tháng tư 2022.

  1. người làm vườn

    Bài viết:
    0
    Chương 20: Mùa đông tới

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngoài trời đang mưa, những cơn gió lạnh theo khe cửa sổ lùa vào trong nhà. Chiếc chăn mỏng đã không thể chống trọi được cái rét cắt da cắt thịt này. Kiều Anh rùng mình tỉnh dậy, không biết lúc nào gió mùa đã tràn về rồi. Trong nhà lúc này tối đen như mực, giơ tay không thấy năm ngón. Kiều Anh xuống giường bật điện. Nghe tiếng động mẹ và chị cô cũng tỉnh dậy. Cả nhà cô vội vàng lấy chăn bông và áo len ra mặc.

    Mặc thêm chiếc áo len Kiều Anh thấy ấm lên chút ít, cô đi giúp chị cô lồng vỏ chăn. Đang chuẩn bị trải chăn, thì lại thấy em mèo đang nằm cuộn tròn ở dưới cuối giường, tiếng động vừa rồi cũng không ảnh hưởng đến nó. Kiều Anh bế nó lên, mới chăm sóc gần một tháng mà đã thấy trọng lượng của nó tăng đáng kể rồi. Cứ đà này ngày nó biến thành heo chắc cũng không xa. Bị bất ngờ bế lên, em mèo khó chịu uốn éo muốn rời khỏi tay cô. Kiều Anh hai tay hợp lại ôm nó vào trong lòng. Lúc này chị cô cũng trải chăn xong, Kiều Anh lập tức ôm luôn mèo con vào trong chăn. Mèo con sao có thể thuận theo, nó bắt đầu phản kháng đòi chui ra khỏi chăn nhưng đều bị đàn áp. Không trong chốc lát nó cũng nhận mệnh làm gối ôm cho cô, Kiều Anh thỏa mãn nhắm mắt ngủ tiếp.

    Buổi sáng mùa đông rời giường thật là tra tấn người. Tuy chiếc chăn vừa cứng vừa nặng nhưng so với không khí lạnh lẽo bên ngoài, Kiều Anh vẫn lựa chọn nằm im trên giường. Không biết sao cô cảm giác mùa đông hiện tại lạnh hơn nhiều so với tương lai. Hay do chất lượng chăn bông nhà cô quá kém. Cô ăn vạ không dậy cuối cùng vẫn bị chị cô vô tình lôi ra khỏi chăn. Run lập cập đánh răng rửa mặt, chị cô đã đem đĩa khoai lang luộc đặt trước mặt cô. Còn chưa gặm được hai miếng em mèo đã chạy tới nhảy vào lòng cô kêu lên.

    Kiếp làm sen sao có thể để hoàng thượng đói được. Kiều Anh lại hầu hạ nó ăn khoai. Cô cũng mới phát hiện em này cũng phàm ăn lắm, chay mặn đều cân được hết. Khó có thể tin được, một kẻ phàm ăn như nó mà suýt đi đời nhà ma vì đói. Cho nên nói sao thì nói, cách đối xử với động vật của nhà Hoa là có vấn đề, đáng giá để nghiền ngẫm.

    Cả mèo lẫn người đều ăn uống no đủ sau, Kiều Anh mới nhớ đến mẹ cô không có ở nhà. Thật là đứa con gái bất hiếu, cô xám hối trong chốc lát rồi hỏi chị cô: "Mẹ đi đâu vậy chị?"

    Chị cô đang thu dọn bàn nghe vậy trả lời: "Mẹ đi chợ bán nốt hoa quả thừa hôm qua."

    Từ lần bán hàng thành công trước, gần một tháng qua, bố cô lục tục gửi hoa quả về cho mẹ cô bán. Vào ngày Rằm mồng một thì bán một hôm là hết, còn ngày thường phải mất hai hôm mới bán xong. Hôm qua là ngày thường, mẹ cô bán còn thừa gần một nửa. Kiều Anh nhìn ngoài trời, tuy không còn mưa nữa nhưng gió rét vẫn liên tục thổi tới. Cô nhíu mày nói: "Lạnh thế này cũng không có vài người đi chợ. Mà thời tiết này, người ta chỉ muốn ăn đồ nóng hổi thôi. Hoa quả sợ là không bán được, mẹ đi chỉ chịu tội."

    Chị cô nghe xong cũng lo lắng không thôi. Nhưng người đều đi rồi, lo lắng thì cũng chẳng giải quyết được gì, nên làm gì vẫn làm vậy thôi. Thu dọn nhà cửa xong hai chị em dắt tay nhau đi học.

    Đến trường, nhìn các bạn nhỏ ai cũng béo lên vài cân vì mặc quần áo dày, ngồi vào bàn cũng cảm thấy chật chội hẳn. Thủy bên cạnh móc trong túi ra một nắm ngô rang nhét vào túi Kiều Anh rồi nói: "Cậu ăn đi, sáng này mẹ tớ vừa mới rang."

    Kiều Anh gật đầu, đưa tay vào túi cầm lấy mấy viên nhét vào miệng nhai. Đây là ngô nếp rang ăn vừa dẻo vừa thơm. Nhìn một vòng quanh lớp thấy các bạn nhỏ đều đang chia sẻ đồ ăn vặt. Cũng không phải thứ gì quý giá, toàn cây nhà lá vườn thôi.

    Có áo bông yểm trợ, lớp Kiều Anh ăn cả buổi sáng cũng chưa bị cô giáo phát hiện. Đến khi tan học, dưới gầm bàn ghế đã biến thành bãi rác. Chỉ khổ thân cho bạn nhỏ nào trực nhật mà thôi. Rất may chưa tới lượt Kiều Anh trực nhật, cô không hề gánh nặng tâm lý mà ra về.

    Về đến nhà, hai chị em cô bất ngờ khi thấy bố cô ở nhà. Xa cách hơn tháng, bố cô cũng thay đổi rõ rệt. Ông gầy và trắng hơn ở nhà. Thấy chị em cô về bố cô cũng rất vui mừng liên tục hỏi han chuyện hàng ngày. Chị cô là người rất kiệm lời, vậy mà hôm nay như chim sẻ vậy ríu rít không ngừng. Kiều Anh mang linh hồn của người trưởng thành, đối với tình thương của bố, cô không thể thể hiện mãnh liệt giống như chị cô được. Cô dứt khoát nhường bố cô cho chị cô. Còn bản thân đi tìm mẹ.

    Mẹ cô đang ở dưới bếp thịt gà. Trụ cột gia đình trở về, thức ăn nhà cô tăng lên hẳn một cấp bậc. Hôm nay có cả canh xương và gà rang gừng hai món mặn. Trên bàn cơm Việt chưa bao giờ yên lặng cả, bố cô vừa ăn vừa kể cuộc sống của ông hơn tháng qua ở đất khách quê người. Tất nhiên là đều nói chuyện tốt, còn mặt xấu xí chỉ được kể qua những câu chuyện cười. Ví dụ như bố cô trên xe khách về quê gặp phải bọn móc túi. Bị bọn chúng sờ tới sờ lui toàn thân, ba lô đều bị họ rạch rách vài chỗ. Bố còn hài hước nói: "Không biết không tìm được gì bọn họ có tức điên không, đáng thương hôm nay ăn cắp không xem hoàng lịch gặp phải bố."

    Chị cô tò mò hỏi: "Thế bố giấu tiền ở đâu?"

    Bố cô cười trả lời: "Bố không có tiền, đều đổi thành hoa quả gửi về cho mẹ con bán hết rồi." Đây cũng là lý do ông tự tin lên xe mà không chút đề phòng gì. Bữa cơm kết thúc trong tiếng cười nói của cả nhà.

    Ăn cơm xong bố cô mới lấy ba lô ra cho mọi người xem. Quả thật bị rách rất nhiều chỗ may đồ trong túi không bị rơi ra. Lúc này bố cô lại lấy ra một bọc quần áo trẻ em đưa cho chị em cô. Kiều Anh mở ra xem thấy bên trong có cả váy mùa hè lẫn mùa đông, áo len áo khoác đủ cả. Lại nghe bố cô nói: "Đây là quần áo cũ của con gái chị bán hoa quả cho các con. Con gái chị ấy chỉ hơn Ngọc Anh hai tuổi, bố nghĩ hai con khả năng mặc vừa lên nhận lấy."

    Nghe xong bố cô nói, Kiều Anh lộp bộp ở trong lòng. Chị nào lòng tốt thế, không thân chẳng quen đột nhiên lại cho quần áo, mà quần áo này nhìn qua còn khá mới. Có khi nào, bố cô cho mẹ cô đội nón xanh không? Càng nghĩ càng thấy đây là sự thật, ai lần đầu xa nhà đi một hơi hơn một tháng không về. Lần này trở về chỉ vì lấy quần áo mùa đông, nếu không có trận rét này bố cô định đi đến ngày tháng năm nào mới về. Kiều Anh vắt hết óc nhớ lại hồi bé có tình huống này không, nhưng cô chẳng có chút ấn tượng gì. Gia đình cô đang yên bình thế này, đột nhiên nhảy đâu ra con giáp thứ mười ba. Ba mẹ con cô chỉ biết khóc một dòng sông thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng sáu 2022
  2. người làm vườn

    Bài viết:
    0
    Chương 21: Bán than

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Kiều Anh không muốn oan uổng ai. Có thể là cô buồn lo vô cớ. Nhưng vấn đề gì ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình cô, cô sẽ bóp chết nó từ trong trứng nước. Kiều Anh mỉm cười hỏi bố cô: "Sao bác bán hoa quả lại cho nhà chúng ta quần áo vậy?"

    Mẹ và chị cô lúc này cũng không xem quần áo nữa mà đều quay sang nhìn bố cô. Trước ba đôi mắt nhìn như vậy bố cô đột nhiên vỗ trán nói: "Quên kể cho mấy mẹ con, chị bán hoa quả là chủ quầy hàng nơi nhà mình nhập hàng. Hoa quả ở đấy chất lượng tốt mà giá cả thấp hơn so với quầy hàng khác." Sau đó nhìn mẹ cô nói: "Chị chủ nhận anh vào làm thuê trong quầy hàng. Mỗi ngày được trả hai mươi nghìn, bao bữa sáng. Thấy anh làm việc chăm chỉ nên rất quý anh. Nghe nói nhà mình có hai cô con gái nên mới mang quần áo cũ của con chị ấy cho nhà mình. Anh định nói chuyện này qua điện thoại nhưng em chẳng bảo phí điện thoại cao cần nói ngắn gọn sao, nên anh không nói."

    Kiều Anh cho bố cô một cái xem thường, chuyện quan trọng thế mà lại sợ mất phí điện thoại. Chưa kịp hỏi tiếp thì mẹ cô đã cười lạnh nói: "Hóa ra là lỗi của em à?"

    Bố cô là đầu gỗ cũng biết mình nói sai rồi vội vàng nhận lỗi: "Không phải lỗi của em mà là anh sai." Sau đó bố cô giải thích: "Lúc trước mang tiền lên Hà Nội, đến nơi mới biết được chỗ ở trọ rất hỗn loạn. Một nhà trọ có mười mấy hai mươi người ở, anh cầm tiền trong người cứ lo lắng bị trộm mất, mấy ngày không dám ngủ." Đây là điều bố cô luôn giấu, sợ ba mẹ con cô lo lắng. Thấy ba mẹ con nhìn mình ông lại tiếp tục nói: "Sau lại đi tìm hiểu được nơi nhập hàng, anh nghĩ cứ đổi tiền thành hoa quả gửi về cho em cho an toàn. Nhưng tiền anh mang đi cùng với tiền anh kiếm được chỉ đủ ba lần nhập hàng. Lúc đấy lại không ai về quê để nhờ gửi tiền lên. Nên anh nghĩ cách nợ tiền hàng với chị chủ quầy hàng. Nhưng anh và chị chủ không thân cũng chẳng quen, ai lại cho anh nợ tiền nên anh tìm cách để chị chủ nhận anh vào làm thuê. Có tầng này quan hệ, lúc nợ tiền hàng cũng dễ dàng hơn." Nhưng chung quy việc này không được sáng rọi trái với bản tính thật thà của ông nên ông không dám nói với vợ con.

    Kiều Anh nghe xong vẫn có điều khó hiểu liền hỏi: "Bố có thể về quê lấy tiền mà."

    Bố cô lại ngại ngùng lên: "Bố sợ về bị người ta bảo là quỵt nợ không trả tiền. Hôm nay chị chủ bảo về bố mới dám về."

    Kiều Anh không còn gì để nói. Sự thật cách xa tưởng tượng của cô cả vạn dặm. Làm cô sợ bóng sợ gió một hồi.

    Mẹ cô lúc này nào còn giận dỗi gì bố cô nữa. Bà lo lắng hỏi: "Giờ còn thiếu bao nhiêu tiền hàng nữa? Lúc đi anh nhớ cầm tiền mang trả cho người ta."

    Bố cô thế mà lại ngẩng đầu ưỡn ngực lên nói: "Anh trả hết rồi."

    Ba mẹ con cô kinh ngạc nha, ai vừa rồi vì có thể nợ tiền hàng đến chiêu làm con tin đều nghĩ ra được. Vậy mà chỉ trong chớp mắt lại nói trả hết nợ rồi. Thấy ba mẹ con cô không tin bố cô cười xán lạn nói: "Anh tìm thêm một công việc mới." Sau đó Kiều Anh biết được bố cô không chỉ làm dân khuân vác giờ lại kiêm chức bán than. Đúng vậy, công việc mới bố cô tìm được là bán thán tổ ong dạo. Chẳng là, bố cô làm khuân vác trong quầy hàng từ hai giờ đến bảy giờ sáng. Còn lại thời gian là tự do. Bố cô người mang nợ nần trong người đâu chịu ngồi yên. Ông đi tìm việc làm kiếm thêm thu nhập. Sau đó ông nhìn thấy thương cơ. Hà Nội chẳng phải đang mùa đông sao, nhu cầu rất cao than để sưởi ấm và nấu nướng. Rất trùng hợp làng cô có người làm nghề đúc than tổ ong. Bố cô theo chân người làng đến cơ sở làm than rồi mua than của người ta mang đi bán.

    "Mỗi một viên có thể lợi nhuận hai trăm đồng đấy. Bố một buổi chiều có thể bán được năm mươi đến tám mươi viên." Bố cô vô cùng tự hào nói cho chị em cô.

    Kiều Anh mới không thấy tiền sáng mắt đâu, làm nghề than độc hại lại nặng nhọc chứ sung sướng gì. Cô khuyên bố cô: "Than rất độc hại cho sức khỏe, bố làm trong quầy đã vất vả rồi. Tiền kiếm nhiều cũng không bằng sức khỏe của mình." Mẹ cô cũng lo lắng lên vội khuyên can, nhưng bố cô lại có lập luận riêng: "Bố chỉ chở than đi bán thôi. Mất chút sức lực, còn thời gian tiếp xúc với than không nhiều."

    Mắt thấy bố cô đã quyết định làm công việc này, Kiều Anh chỉ phải dặn dò: "Bố nhớ lấy khăn bịt mũi và miệng lại, đừng hít phải bụi than vào phổi." Bây giờ không thịnh hành khẩu trang, lấy khăn vải thay thế hiệu quả chưa chắc đã cao nhưng có chút ít còn hơn không.

    Mẹ cô mở tủ lấy một mảnh vải ra, ước lượng khuôn mặt bố cô, trực tiếp làm ra hai khăn che mặt đưa cho bố cô nghiêm khắc nói: "Nhớ rõ mang lên đấy, nếu mà anh không mang thì về quê làm ruộng đi đừng đi làm nữa. Em không muốn làm quả phụ đâu."

    Bố cô nào dám không nghe, chỉ biết điên cuồng gật đầu, mẹ cô bảo gì bố cô đều nghe hết. Không khí gia đình cô cũng đỡ căng thẳng hơn chút ít. Cũng hơn mười hai giờ trưa, mẹ cô đuổi hai chị em cô đi ngủ.

    Kiều Anh mí mắt cũng trầm xuống, nhưng cô không muốn ngủ. Thật là đau đầu, cứ mỗi lần tưởng yên ổn ông bố cô lại cho một cái bất ngờ. Có lẽ phải tìm cho bố cô một nghề nghiệp để ông đỡ phải có những suy nghĩ không an phận. Nghĩ một lát, không nghĩ ra được cái gì cô cũng ngủ rồi.

    Kiều Anh bị mùi hương từ nhà bếp bay tới gọi tỉnh. Cô hai mắt nhập nhèm theo mùi hương tìm được mẹ cô đang làm ruốc ở dưới bếp. Mẹ cô cũng vừa lúc đổ nốt mẻ ruốc cuối cùng ra mâm. Nhìn mâm ruốc mới ra chảo thơm ngào ngạt, Kiều Anh nuốt vài ngụm nước miếng. Lại nhìn dưới chân mẹ cô, em mèo đã đứng gác từ lâu. Kiều Anh một tay vớt nó vào lòng, một tay ấn nhẹ đầu nó oán trách: "Đúng là đồ tham ăn."

    Mẹ cô nghe thấy lời này lắc đầu nói: "Chủ tớ đều cùng một đức hạnh, đừng có mà chó chê mèo lắm lông." Nói xong lấy chiếc bát nhỏ gắp đầy bát ruốc đưa cho cô. Kiều Anh nhận lấy cám ơn mẹ cô rồi ôm mèo lên nhà cùng nhau chia sẻ.

    Buổi chiều thật mau trôi qua, buổi tối cũng tới rồi. Ăn xong cơm tối, cả nhà lại ngồi cùng nhau nói chuyện. Nói thật, thời tiết mùa đông ngồi trên bàn nói chuyện rất lạnh lẽo. Nhưng biết sao được ngày mai bố cô đã đi làm rồi, có nhiều chuyện để nói. Vẫn là những câu dặn dò cũ rích, nhưng ở trong hoàn cảnh này ai cũng kiên nhẫn lắng nghe. Nhớ đến bố cô không có tiền làm liều, mẹ cô vẫn là cầm tiền cho bố cô mang đi. Bố cô luôn miệng chối từ, hai ông bà đẩy qua đẩy lại hoa cả mắt. Kiều Anh dở khóc dở cười nhìn bố cô nói: "Con nhớ bố không có xe, bố dùng cái gì vận chuyển than vậy?"

    Câu hỏi của Kiều Anh làm bừng tỉnh cả nhà, thứ quan trọng thế mà không ai nhớ ra nó. Bố cô lúc trước là mượn người trong làng xe Thồ để chở than đi bán. Nhưng ai cho mượn mãi được, phải tự mua xe mới mà dùng. Nghe ông miêu tả, nếu lại mua xe đạp để chở than bố cô phải đi bộ đẩy xe vừa vất vả lại hiệu quả không cao. Kiều Anh cái khó ló cái khôn nói: "Bố mua một chiếc xe đạp ba bánh, vừa chở được nhiều hàng lại ngồi lên đi được, nhanh hơn đi bộ bao nhiêu lần."

    Bố cô nghe xong cũng tâm động không thôi, chết cái em xe này đắt hơn xe đạp thường nhiều. Bố cô băn khoăn hồi lâu cũng không quyết định được. Kiều Anh tiếp tục dụ dỗ bố cô: "Bố đạp xe sẽ đi được xa hơn, bán được càng nhiều hàng hơn chứ sao?"

    Cuối cùng bố cô cũng thỏa hiệp, nhưng ông vẫn đau lòng tiền. Không biết bán bao nhiêu viên than mới hòa vốn. Cuộc họp gia đình kết thúc trong êm đẹp, ai đi làm việc người lấy. Đến tám giờ cả nhà cô tắt điện đi ngủ.
     
  3. người làm vườn

    Bài viết:
    0
    Chương 22: Xem bói (1)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sáng sớm hôm sau ngủ dậy, chị em Kiều Anh đã thấy bố cô đi làm rồi. Lần này mẹ cô phản ứng không mạnh mẽ như lần đầu bố cô đi. Có lẽ bà đã dần thói quen cuộc sống không có bố cô ở nhà. Hai chị em cô yên tâm ăn sáng rồi đi học.

    Đến trưa đi học về, Kiều Anh thấy sân nhà cô bày một loạt thùng xốp. Cô nhận ra đây là những thùng xốp đựng hoa quả. Kiều Anh khó hiểu lại gần nhìn xem thì thấy những thùng này đều đổ đầy đất, không biết để làm gì. Hay mẹ cô muốn trồng hoa trang trí nhà. Vừa nghĩ đến khả năng này, cô lập tức phủ nhận, mẹ cô làm gì có tế bào lãng mạn. Đáp án rất nhanh được mẹ cô công bố, bà muốn trồng rau.

    Kiều Anh thấy ý tưởng này chẳng ra gì cả. Ở nông thôn thiếu thốn nhiều thứ nhưng tuyệt đối không thiếu đất trồng rau. Đơn cử như vườn rau nhà cô, nó đã thỏa mãn nhu cầu ăn và bán rau của nhà cô rồi. Có thể mẹ cô lại nói bà muốn trồng thêm rau để bán. Hiện giờ cách tết âm lịch còn hai tháng, nếu trồng rau cải, rau xà lách gì đó đến tết cũng có thể thu hoạch. Nhưng tết năm nay cô đã có kế hoạch rồi, sợ không có thời gian để bán rau. Nhìn mười mấy thùng xốp, Kiều Anh chỉ biết lắc đầu, chắc mẹ cô bị bố cô kích thích. Vậy tùy mẹ cô đi thôi.

    Kiều Anh rất muốn từ từ nước chảy thành sông mà làm giàu đi lên, nhưng bố cô không cho cô cơ hội này. Kế hoạch cô nghĩ ra cũng còn nhiều rủi ro nhưng ranh giới giữa rủi ro và lợi nhuận cô vẫn lựa chọn mạo hiểm một lần. Cô muốn bố mẹ cô bán hoa quả vào dịp tết này, tất nhiên là phải bán với số lượng lớn. Quan trọng nhất là thuyết phục bố mẹ cô, thứ hai vẫn là vốn đầu tư. Điều thứ nhất cô nghĩ bố mẹ cô rất vui vẻ chấp nhận, còn tiền vốn không phải bố mẹ cô đang nỗ lực sao. Với sự cố gắng này của hai người cô nghĩ tiền vốn rất nhanh liền có.

    Ở kế tiếp mấy ngày, ba mẹ con cô không trồng rau cũng nhặt cỏ bón phân cho rau trong vườn. Mấy chục cây hoa thiên lý bị thất sủng từ lâu cũng được cô mang ra chăm sóc. Dưới sự chăm sóc tận tình, cả vườn rau nhà cô giữa trời đông vẫn bừng bừng sinh cơ. Cùng lúc đó, bố cô cũng báo tin tức tốt trở về. Ông đã mua được xe đạp ba bánh, số lượng than bán ra đều tăng lên hàng ngày. Thật đúng là tin tức tốt.

    Sáng chủ nhật, cô dậy sớm cùng mẹ cô đi bán hoa quả. Mẹ cô thấy thời tiết ấm áp hơn mọi hôm cũng tùy cô cùng đi. Có Kiều Anh phụ giúp, cho dù hôm nay là ngày thường cũng rất nhanh bán hết hàng. Mẹ cô vui vẻ vô cùng hỏi cô muốn ăn gì. Kiều Anh nhìn một dãy bán đồ ăn vặt trong chợ, có bánh rán, bánh cuốn, bánh đúc các kiểu. Cuối cùng cô lựa chọn bánh rán, vì nó có thể vừa đi vừa ăn lại nóng hổi. Cô cũng không ngại ngồi ở quán nhưng trong chợ nhiều người như vậy, quán lại có mấy cái ghế. Ăn vội ăn vàng nhường chỗ cho người khác không bằng vừa đi vừa ăn cho tự tại.

    Đi qua quầy bán dừa dạo trước, cô thấy trong quầy trữ hàng khá nhiều. Cô dừng lại hỏi cô bán hàng: "Cô ơi, nhà cô có bao nhiêu quả dừa vậy?"

    Cô bán hàng không nhận ra Kiều Anh nhưng nhìn cô đáng yêu nên nghe cô hỏi xong cũng mỉm cười đáp lại: "Nhà cô có hơn trăm quả, cháu có mua không?"

    Kiều Anh đúng thật là muốn mua, nhưng tin tức cô cũng muốn tìm hiểu: "Cháu có mua dừa, nhưng cháu muốn biết gần tết nhà cô có nhập dừa về nhiều không?"

    Nghe Kiều Anh muốn mua dừa, dù thấy cô chỉ là nhóc con, cô bán hàng cũng rất vui vẻ trả lời: "Tết nhà cô không bán dừa, chỉ bán đồ khô thôi."

    Kiều Anh suy tư lên, nói vậy hiện tại mứt dừa chưa xuất hiện nhiều ở quê cô. Đây có tính là thương cơ không, cô phải thử mới biết được. Kiều Anh dáo dác tìm kiếm mẹ cô trong dòng người. Bố cô không có ở nhà, không có ai bắt cá. Mấy hôm trước mấy mẹ con trầm mê ở ngoài vườn rau, bỏ bê việc ăn uống của hai con thú cưng. Ăn chay mấy hôm hai bạn ấy mắt đã xanh lè hết cả rồi. Mẹ cô vừa rồi đi mua thịt và gan lợn về cải thiện thức ăn cho cả nhà. Chỉ một lúc đã thấy mẹ cô xách theo chiếc làn đi về phía cô. Đợi mẹ cô đến gần Kiều Anh mới đề nghị mẹ cô mua mấy quả dừa về. Mẹ cô không tán đồng nói: "Dầu dừa vẫn còn rất nhiều, mẹ mua thịt về luộc, dừa mua về không có gì dùng."

    Kiều Anh ghé sát vào mẹ cô nói nhỏ: "Con cả tuần vừa rồi đều ăn đồ ăn vặt của các bạn trong lớp. Con muốn mua dừa về làm mứt dừa mang đến lớp coi như đáp lễ các bạn ấy."

    Nghe câu đầu mẹ cô liếc xéo cô một cái, nghe đến câu sau mẹ cô kỳ quái nhìn cô nói: "Mẹ không biết làm mứt dừa, con biết làm sao?"

    Kiều Anh lần này bất chấp tất cả gật đầu rồi nhìn thẳng mắt mẹ cô nói: "Con học được trong mơ mẹ tin con sao?"

    Mẹ cô nhớ tới dầu dừa, lại nhìn Kiều Anh ánh mắt nghiêm trọng lên. Nhưng bà lại không nói gì mà quay sang mua bốn quả dừa mang về. Kiều Anh thấy phản ứng này của bà thì hơi hoảng hốt. Tính mẹ cô thẳng thắn có gì nói đấy, bà không nói gì chắc chắn có hậu chiêu.

    Quả nhiên như Kiều Anh suy đoán, sau khi đi chợ về mẹ cô đã đưa cô đến nhà thầy bói. Thật là một quyết định không thể bất ngờ hơn, Kiều Anh thấy như vậy cũng khá tốt. Coi như ngả bài với mẹ cô, sau này làm việc gì cũng không phải nói dối quanh co nữa. Cô lại không phải cô hồn dã quỷ, có gì phải sợ. Bởi vậy vào trong nhà thầy bói, cô vẫn bình thản quan sát xung quanh. Hai mẹ con cô đến nhà bà thầy bói cũng đã tám giờ sáng. Đập vào mắt Kiều Anh là ngôi nhà ngói năm gian rộng thoáng, có bốn cánh cửa mở rộng nhìn được hết quang cảnh bên trong. Cửa chính có một điện thờ lớn, khói hương nghi ngút, những pho tượng thờ được dát vàng trang nghiêm. Trong nhà đồ gia dụng bày biện đều làm từ gỗ cổ xưa. Kiều Anh chỉ thấy hơi tiền bay thẳng vào mặt. Không biết thầy bói năng lực ra sao nhưng tiền cúng chắc chắn không thấp là được. Hai mẹ con cô giữa trời đông giá lạnh mới kiếm được chút tiền lẻ. Một hồi xem bói, có lẽ tiền đều ném đá trôi sông. Giờ phút này cô có chút hối hận, chỉ muốn kéo mẹ cô quay về. Nhưng cô biết làm vậy mẹ cô càng sinh nghi đành phải nhịn lại.

    Đi vào bên trong nơi đây đang làm lễ bái gì đó. Chỉ thấy ngồi giữa cửa điện là một cô gái trẻ ngồi xếp bằng, đầu đội mâm đồng chứa đầy tiền vàng âm phủ, cùng với hoa quả các loại. Trước mặt cô gái cũng có một bàn thờ nhỏ, có hai hình nhân giấy một nam một nữ đặt hai bên. Trên bàn thờ nhỏ có hoa tươi, một đĩa hoa quả và mấy tờ sớ màu vàng viết chữ loằng ngoằng khó hiểu. Bà thầy bói lúc này đang cầm mõ gõ đều nhịp, miệng lẩm nhẩm cái gì nghe không hiểu lắm. Kiều Anh nhìn sơ qua cũng biết đây là lễ cắt duyên âm. Bởi cô cũng từng làm vài tràng như vậy. Kết quả tất nhiên là không thành công, khả năng đạo hạnh của mấy vị thầy bói đó không cao. Cô vẫn độc thân cho đến khi trọng sinh.

    Chỉ vài phút thất thần buổi lễ cũng đã đến gần hồi kết. Lúc này bà thầy bói tay cầm cây kéo, miệng luôn mồm xua đuổi người âm kia đừng đi theo cô gái. Một tay khác cầm lên sợi tơ hồng, cầm kéo cắt đứt sợi tơ. Xong xuôi hết thảy, bà như ảo thuật lấy ra hai đồng tiền đài. Miệng lại lẩm nhẩm khẩn cầu điều gì đó, rồi mới gieo đồng tiền đài xuống đĩa. Bà cúi xuống xem hai đồng tiền thấy kết quả như ý, bà chắp tay vái ba vái trước bàn thờ rồi mới báo kết quả cho gia chủ. Cả gia đình nhà cô gái vui mừng lộ ra mặt, Kiều Anh nhìn cô gái kia lộ ra vẻ mặt đồng tình. Kiếp trước cô cũng như thế này trải qua, sau mỗi lần làm lễ về là chuỗi ngày đi xem mắt mệt nghỉ. Phải mất ba đến sáu tháng vụ việc này mới hạ nhiệt, có người thành công đi vào điện phủ hôn nhân. Còn có người như cô vẫn lẻ loi đơn bóng.

    Xả xa, Kiều Anh kéo suy nghĩ của mình quay về hiện thực. Gia đình nhà cô gái kia người đi hóa vàng, người đi thu dọn hiện trường rồi. Chỉ còn lại trong điện mẹ con cô và bà thầy bói hai mắt nhìn nhau. Mẹ cô vội kéo cô đến chào hỏi, rồi lấy một chiếc đĩa ra đặt hoa quả, một nắm hương cùng với mười nghìn đồng lên. Mẹ cô hai tay thành kính bưng chiếc đĩa đặt lên điện thờ.

    Nhìn mẹ cô đặt số tiền lớn như vậy, Kiều Anh trong lòng nhỏ máu. Bà thầy bói từ nãy tới giờ vẫn luôn nhìn chằm chằm Kiều Anh, thấy biểu cảm này của cô thì bật cười thốt lên: "Ái chà, gia tài bạc tỷ mà tiếc rẻ mấy đồng tiền lẻ này làm gì?"

    Nghe những lời này, Kiều Anh trong lòng lộp bộp một tiếng. "Chẳng lẽ cô đã bị lòi!"
     
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng sáu 2022
  4. người làm vườn

    Bài viết:
    0
    Chương 23: Xem bói (2)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nói xong câu nói kia, bà thầy bói ung dung ra sập gỗ ngồi xuống. Mẹ cô lúc này mắt vẫn là dại ra không hiểu ra sao. Cũng không chờ mẹ cô hoàn hồn bà thầy bói đã lần nữa lên tiếng: "Bé con cầm kéo ra ngoài sân hái cho bà một quả cau và một lá trầu." Sau đó quay sang cẩm một chiếc bút và một quyển sổ ra đặt trước mặt mẹ cô nói tiếp: "Viết đầy đủ họ tên chồng con, ngày sinh tháng đẻ và quê quán lên tờ giấy này."

    Kiều Anh không biết lấy mấy thứ kia để làm gì, nhưng bị câu nói đầu tiên của bà thầy bói dọa sợ, ngoan ngoãn làm theo. Cầm kéo ra sân cô giờ mới phát hiện góc vườn nhà bà thầy bói có trồng hai cây cau lùn, buồng cau chỉ cách mặt đất chưa đến một mét. Lại gần mới thấy buồng cau trĩu quả đã bị hái chỉ còn trơ cuống. Kiều Anh vạch lá tìm sâu mãi mới tìm thấy một quả cau gầy đến trơ xương. Chắc nó bị lấp lùm bên trong nên mới may mắn tồn tại. Không còn sự lựa chọn khác, Kiều Anh đành phải hái em này xuống. Ra đến giàn trầu không, tình trạng này cũng chẳng tốt hơn là bao, lá cây đều bị hái trụi. Kiều Anh chọn một chiếc lá non bé bằng nửa bàn tay cô hái xuống. Xem chừng đây là hai thứ cần thiết trong mỗi lần xem bói của bà thầy bói. Với hiện trạng thê thảm của hai loại cây này, có thể nghĩ lượng khách hàng đến đây lớn thế nào. Tương ứng với lượng khách là thù lao nhận được của bà thầy bói chắc cũng là con số thiên văn. Chẳng trách mà nhà thầy xem bói nào cũng giàu đến chảy mỡ.

    Cầm thành quả thảm không lỡ nhìn của mình vào trong điện, Kiều Anh lễ phép đưa trầu cau cho bà thầy bói. Bà thầy bói tiếp nhận nhìn qua không tỏ ý kiến gì, khả năng thấy nhiều đi. Sau đó bà đặt trầu cau vào một chiếc đĩa bảo mẹ cô trình lên cửa điện, còn bà mở ra quyển sách mẹ cô vừa viết ra, cầm lên gõ mõ vừa khấn vừa gõ. Khấn xong bà bảo mẹ cô hạ đĩa trầu cau xuống, lấy con dao nhỏ bắt đầu tách quả cau ra. Bà không hề hỏi mẹ cô mà vừa tách quả vừa nói. Từ đất đai nhà cửa đến mồ mả ông bà đều nói ra hết. Hai mẹ con cô im như ve sầu mùa đông nhìn bà. Tách xong quả cau, bà quay sang cắt lá trầu, chia thành bốn phần tương ứng với bốn miếng cau. Tiếp đến bà lấy bình vôi, quét chút vôi lên bốn lá trầu rồi lần lượt nhai lên. Nhai xong bà để bốn miếng trầu màu sắc khác nhau trước mặt, bắt đầu nói lên số phận của từng người. Kỳ lạ thay những gì bà ấy nói về bố mẹ và chị cô giống y chang kiếp trước ba người trải qua. Đến lượt Kiều Anh bà thầy bói nhận xét ngắn gọn: "Công danh không có, sự nghiệp phải gần ba mươi tuổi mới có bước phát triển. Đường tình duyên trắc trở, cô độc cả đời."

    Nghe đến đây Kiều Anh không thể không tin, trên đời đúng là có người biết trước tương lai. Không biết là bà này được ăn "lộc" của trời hay cũng giống cô trọng sinh trở về. Cô nghĩ là người trước. Trọng sinh như cô mà bảo đi làm thầy bói, cô cũng không dám sợ bị lật xe.

    Ngồi bên cạnh mẹ cô hoảng hốt lên tiếng: "Sao cháu nó có thể cô độc cả đời được?" Mẹ cô không quan tâm nhiều đến công danh sự nghiệp của cô. Thứ bà để ý chỉ là vấn đề hôn nhân đại sự của cô. Cô độc cả đời nghe như một lời nguyền rủa vậy.

    Trước câu hỏi của mẹ cô, bà thầy bói cầm lên một miếng trầu ngắm nghía một lát rồi nói: "Là do duyên âm chưa cắt, duyên trần làm sao mà có được."

    Hai mẹ con Kiều Anh: "..."

    Lại là duyên âm, kịch bản này cô rất quen thuộc. Kiếp trước mẹ cô lần nào đưa cô đi xem bói, thầy đều phán có duyên âm cần làm lễ. Chậc, bà thầy bói định để năm nay tuổi mụ bảy tuổi cô, làm lễ cắt duyên âm không thành.

    Mẹ cô nuốt nước miếng, xuất phát từ lòng tin với bà thầy bói nhỏ giọng đề nghị: "Có phải làm lễ gì không thầy?"

    Bà thầy bói mỉm cười đầy ẩn ý nói: "Không cần, đây chỉ là số mệnh được tính ra thôi. Nhưng nó cũng có thể sửa được. Thời gian trước gia đình nhà con chẳng phải đã cứu sống hai người sao. Vong hồn còn sống thì lấy đâu ra duyên âm nữa."

    Kiều Anh nghe xong lạnh cả người. Kiếp trước cô đi đâu xem bói người ta cũng phán có vong hồn chết đuối theo bên người. Nói như bà thầy bói vong hồn đó chính là em Hoa, này không khoa học. Em Hoa mới ba hay bốn tuổi nha. Chẳng lẽ vong hồn còn sẽ lớn lên.

    Như đọc hiểu suy nghĩ của Kiều Anh bà thầy bói trả lời: "Chỉ là hợp vía đi theo mà thôi."

    Mẹ cô cũng nghĩ mà sợ, may mắn người còn sống giờ ai cũng không có việc gì thật tốt. Bà ầm thầm thở phào nhẹ nhõm, coi như chuyện này qua đi. Bà giờ mới nhớ đến mục đích hôm nay đến nơi này, vội vàng hỏi bà thầy bói: "Cháu nhà con dạo gần đây luôn nằm mơ có người dạy làm cái này làm cái kia. Thầy xem giúp con, cháu nó có bị ai theo không?"

    Bà thầy bói nghe vậy thì bật cười một trận, Kiều Anh chột dạ cúi đầu. Cô ở trước mặt bà thầy bói như trong suốt vậy, cái gì cũng giấu không được. Cười xong bà thầy bói mới trả lời mẹ cô: "Yên tâm đi đây là phúc đức nhà con. Đến thầy cũng hâm mộ không được."

    Mắt mẹ cô sáng lên, có được lời này của bà thầy bói bà yên tâm rồi. Gặp được thầy bói lợi hại thế này, mẹ cô tâm tư lại rục rịch lên. Cuối cùng bà vẫn đuổi Kiều Anh ra ngoài sân chơi. Lý do ngàn năm như một: "Con nít con nôi nghe chuyện của người lớn làm gì?"

    Bởi vậy Kiều Anh phải nhìn con kiến chuyển nhà hai mươi phút, mới thấy mẹ cô gọi vào trong điện. Không biết hai người mưu đồ bí mật gì mà mẹ cô lại vui vẻ thế này. Cô hỏi nhưng mẹ cô không chịu nói.

    Trời cũng không còn sớm, đến lúc mẹ con cô phải ra về, Kiều Anh ngoan ngoãn chào tạm biệt bà thầy bói. Phút cuối vẫn không nhịn được nhắc nhở bà thầy bói: "Trầu cau nhà bà hết rồi nhé! Lần sau có người tới xem bói bảo họ chuẩn bị sẵn hai thứ ở nhà cho tiện."

    Bà thầy bói ngẩn ra vài giây rồi gật đầu đồng ý. Trước khi về, bà thầy bói cũng tán lộc cho mẹ con cô mang về.

    Hai mẹ con Kiều Anh dắt xe ra đến cổng thì thấy có một chiếc xe ô tô đang chuẩn bị đi vào. Một thiếu niên mười bốn mười lăm tuổi xuống xe mở cổng. Giờ hai mẹ con cô là chướng ngại vật chắn giữa đường. Thấy thế mẹ cô nhanh chóng đẩy xe sang một bên nhường đường cho ô tô. Thiếu niên kia rất lễ phép nói cảm ơn rồi đi vào nhà. Chiếc ô tô từ từ đi qua hai mẹ con cô vào sân. Kiều Anh cũng không hiểu biết gì về xe chỉ xem qua rồi thôi, hai mẹ con cô tiếp tục ra về. Chuẩn bị bước qua cổng ra ngoài đường, Kiều Anh nghe được hai tiếng chào "bà ngoại" từ trong nhà vọng ra. Tò mò Kiều Anh quay đầu lại nhìn thấy đứng bên cạnh thiếu niên lúc trước còn có một bé trai sáu bảy tuổi nữa. Đứng vị trí của cô chỉ nhìn thấy gáy của bé trai, cô nhìn lướt qua rồi quay đi.

    Trên đường về nhà, hai mẹ con cô còn bàn luận về buổi xem bói hôm nay. Cả hai mẹ con đều nhận xét bà thầy bói quá lợi hại. Lợi hại như bà phải nổi tiếng mới đúng. Sao kiếp trước mẹ cô không dẫn cô đi xem nhà bà này nhỉ? Hơn hai mươi năm, chắc bà cũng rửa tay gác kiếm rồi cũng lên. Cô cũng không rối rắm bà thầy bói làm gì nữa. Nhờ buổi xem bói hôm nay, cô đã có thể quang minh chính đại thích làm gì thì làm rồi!
     
  5. người làm vườn

    Bài viết:
    0
    Chương 24: Câu cá

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Từ nhà bà thầy bói trở về, thể xác và tinh thần Kiều Anh thoải mái rất nhiều. Ăn cơm xong, cô nói sơ qua cách làm mứt dừa rồi ôm mèo đi ngủ. Tỉnh dậy thấy mẹ và chị cô đang làm bận rộn dưới bếp. Cô đi xuống nhìn một lát, thấy giúp không được việc gì đành lên nhà chơi. Ăn không ngồi rồi lại nhớ đến hai con thú cưng, sáng nay mẹ cô mua thịt và gan chỉ đủ ăn hôm nay. Ngày mai bọn nó lại phải ăn chay. Nghĩ một hồi, cô quyết định đi câu cá. Nhà cô không có sẵn cần câu, nhưng năng lực tự chế cần cầu Kiều Anh lại có. Rất đơn giản, cô cầm dao đến bụi tre đầu làng chặt một cành tre về. Gia công cho trơn nhãn rồi lấy sợi cước buộc vào. Trộm lấy kim khâu của mẹ cô bẻ cong thành móc lồng sợi cước qua móc câu. Công đoạn cuối cùng lấy một miếng xốp cột vào dây cước để làm phao câu. Thế là một chiếc cần câu mới mẻ ra lò. Còn về phần mồi câu thì quá đơn giản. Cô vác cuốc ra góc vườn bổ vài nhát là đã đủ giun câu cả ngày.

    Mọi thứ chuẩn bị xong xuôi, Kiều Anh một tay cầm cần câu một tay cầm ghế trên vai còn nằm bò mèo con đi ra bờ mương. Đến nơi mới nhớ ra quên mang thùng đựng cá cô lại lộn trở về lấy thùng mang đi. Trở ra lúc sau cô buông cần câu chờ đợi. Có lẽ cá trong mương quá nhiều lại ngu đần, vừa buông cần câu chưa được ba phút đã có cá đến nộp mạng. Câu cá để người ta thư giãn và rèn luyện tính kiên nhẫn. Kiều Anh câu cá như đi đánh giặc, cá liên tục cắn câu cứ như tám trăm năm không được ăn giun vậy. Chưa được nửa giờ thùng cá của Kiều Anh đã có hơn chục con toàn là rô đồng. Chẳng lẽ cô câu đúng sào huyệt của bọn cá rô đồng. Đang câu phấn khích, cô lại nghe đằng xa một đám nhóc con đang đi về phía này.

    Cô chỉ nhìn lướt qua không thấy Thủy ở trong đám người liền quay sang tiếp tục câu cá. Đám nhóc con cũng không phải xa lạ gì toàn thế hệ tương lai của làng cô hết. Thấy Kiều Anh câu cá, tò mò một đám nhóc con cũng xâu xúm vào xem. Đông người ồn ào cá đều bị dọa chạy hết, Kiều Anh khô ngồi nửa giờ đến vẩy cá cũng chẳng vớt được một cái. Cái này tức giận nha, chưa kịp lên tiếng đuổi khách đám nhóc con thấy nhàm chán đã lặng lẽ rời đi.

    Có vẻ vận may của Kiều Anh đã kết thúc đám nhóc đi rồi cô cũng chẳng câu được gì. Đang chuẩn bị dọn đồ về nhà, thì cần câu của cô động. Lúc đầu chỉ rất nhẹ nhàng, nhưng phao câu bị chìm càng ngày càng sâu. Kiều Anh không kịp nắm chặt cần câu, thì nó đã bị con cá kia kéo xuống mương. Hai bên giằng co khá lâu chủ yếu là Kiều Anh sợ cần câu gãy không dám dùng hết sức. Cuối cùng con cá cũng mệt, giãy giụa yếu hơn. Kiều Anh nhân cơ hội này, giật mạnh cần câu lên bờ. Lúc này con cá cũng hoàn toàn bại lộ trước mắt, là một con chép nặng tầm hơn cân. Trùm cuối này làm Kiều Anh vui mừng quá đỗi, vội bắt nó cho vào thùng. Bữa tối nhà cô hôm nay đã có.

    Hôm nay thu hoạch khá nhiều, Kiều Anh quyết định mang cá về trước. Mèo con vừa nãy bị cô dũng mãnh kéo cần câu dọa, đã nhảy xuống vai cô từ lâu. May mắn em nó không có chạy đâu xa, mà nằm ngay cạnh chiếc ghế. Kiều Anh cúi xuống bế nó lên vai, nó ngửi được mùi tanh kêu ầm cả lên. Kiều Anh cũng mặc kệ nó, cô cũng đang thèm cá đâu. Không biết ăn cá chép rán giòn hay ăn cá chép om dưa đây. Kiều Anh đang phân vân ăn gì thình lình có người xuất hiện trước mặt cô. Kiều Anh nheo mắt nhìn lại, hóa ra người tới là thím hai cô. Cô trọng sinh mấy tháng mới lần đầu gặp được vị thím này.

    Vị thím này cũng là nhân vật nổi tiếng trong làng cô. Với tài xuyên tạc sự thật, nói xấu sau lưng nên chỉ lấy chú hai cô chưa đầy bảy năm đã đắc tội hết người trong làng. Đỉnh điểm là mấy tháng trước thím cô bắt gặp một nam một nữ đi làm đồng về muộn. Lập tức ngày hôm sau đầy làng cô tin đồn hai người này ngoại tình đã bay tán loạn. Không khéo hai người này thân phận khá vi diệu anh rể cô em vợ. Cả làng cô nổ tung chảo. Đôi bên đều đã có gia đình, lời đồn vừa ra hai gia đình cãi nhau kịch liệt. Người này nghi ngờ người kia, dân làng chỉ trỏ bàn tán. Quá uất ức cô em vợ uống thuốc nông dược tự sát. May có người phát hiện kịp thời, đưa đi bệnh viện rửa ruột mới giữ được tính mạng. Lúc này hai gia đình mới bình tĩnh lại, điều tra chân tướng. Cuối cùng tìm ra đầu sỏ là thím cô tung tin thất thiệt. Có thể nghĩ hai gia đình tức giận thế nào, đều xông lên tẩn cho thím cô một trận. Tiền viện phí cũng phải bồi thường. Chú hai nhà cô còn muối mặt đến xin lỗi nữa.

    Sau vụ việc này chú hai cô rất kiên quyết bắt thím cô không được ra ngoài bàn chuyện thị phi. Nếu như vi phạm chú cô lập tức ly hôn. Kiều Anh nhớ ngay cả vụ gặt vừa rồi cũng không thấy thím này xuất hiện. Sao hôm nay đã được thả ra rồi.

    Chào hỏi xong Kiều Anh đang định rời đi, ngờ đâu bị vị thím này cản lại nói: "Cháu bắt trộm cá này ở đâu?" Vừa nói đôi mắt tham lam nhìn con cá màu mỡ kia.

    Kiều Anh chỉ muốn chửi má nó, không biết trong đầu thím cô đều chứa thứ gì. Chẳng lẽ không nghĩ tốt đẹp được sao, thật đúng là kỳ ba. Sợ không nói rõ ràng mai cô khả năng trở thành kẻ trộm. Kiều Anh nhẫn nại giải thích: "Cháu câu ở mương bên kia. Không tin thím có thể ra xem cần câu cháu vẫn để ở đấy."

    Thím cô sao không biết cá là cô câu được, bà chỉ muốn lừa con cá này về ăn thôi. Vì vậy cũng không quan tâm cô giải thích mà nói hươu nói vượn: "Cái mương này đã có chủ rồi, cháu câu cá ở đấy là ăn trộm còn gì. Để thím mang trả cho người ta." Nói rồi đưa tay giằng lấy thùng cá của Kiều Anh. Kiều Anh không chịu đưa, thím cháu tranh chấp lên. Trẻ con sức lực sao bằng người lớn được, mắt thấy thùng cá bị cướp mất, Kiều Anh nhìn về phía sau lưng thím cô gọi to lên: "Chú Phương ơi, giúp cháu!"

    Chú Phương là anh rể bị thím cô rải lời đồn, nghe đến tên này thím cô run người lên. Trận đánh mấy tháng trước bà vẫn còn nhớ đâu. Vội vàng chạy đi, không dám ngoảnh đầu lại. Kiều Anh hừ một tiếng, xách thùng cá về nhà. Đằng trước trống không làm gì có chú Phương nào ở đó.

    Kiều Anh không phải là người nén giận, về đến nhà cô lập tức kể hết từ đầu tới cuối cho mẹ cô nghe. Nghe xong mẹ cô mứt dừa cũng không làm xắn tay áo lên hùng hổ ra ngoài tìm thím cô tính sổ đi.

    Kiều Anh đi vào trong bếp chị cô đang đảo dừa trên bếp, bên cạnh đặt một mâm mứt dừa vẫn còn nóng hổi. Cô có tâm ăn vụng vài miếng nhưng nghĩ đến tay vừa chộp cá lại tắt ý tưởng này. Nhìn chảo dừa trên bếp cô lại có tân ý tưởng, cô tiến lại gần chị cô nói: "Chị ơi! Làm dừa khô đi!"

    Chị cô đầu cũng không ngoảnh lại trả lời: "Chị không biết làm."

    Kiều Anh không quá thích ăn mứt dừa, cô vẫn thích ăn dừa khô hơn. Nó giòn và thơm hơn. Cô lại tiếp tục dụ dỗ chị cô: "Đơn giản lắm chỉ việc để lâu trên bếp đến khi nó chuyển màu là được."

    Chị cô vẫn không tình nguyện, còn muốn hỏi ý kiến mẹ cô. Kiều Anh mắt xoay một vòng đã nghĩ ra một chủ ý nói với chị cô: "Chị bảo mẹ là làm cháy nên đành làm dừa khô."

    Chị cô quay lại lườm cô một cái, nhưng khẩu vị của hai chị em giống nhau đều thích ăn dừa khô hơn. Nên chờ mẹ cô về nhà thấy bên cạnh mứt dừa trắng bóng là một góc dừa khô. Bà chiều con cũng không nói gì. Bà lấy túi ni lông ra, bỏ mứt dừa vào trong túi. Còn đừng nói bốn quả dừa mà làm được năm túi mứt dừa và một túi dừa khô. Mỗi túi nửa cân, tổng cộng thu được ba cân. Khối lượng thành phẩm cũng là khá cao.

    Mẹ cô đưa cho cô một túi mứt dừa bảo cô mang vào biếu bà nội. Còn lại bốn túi, một túi biếu bà ngoại, hai túi chị em cô mang đến lớp, còn lại túi cuối cùng có cơ hội gửi lên cho bố cô.

    Cô mang túi mứt vào biếu bà nội, nhìn túi mứt này bà nội cô còn rất ngạc nhiên hỏi từ đâu ra. Kiều Anh không quá tin tưởng độ bảo mật của bà nội cô nên nói dối là bố cô gửi về. Bà nội cô không nghi ngờ có khác vẫy tay làm cô về nhà.

    Hoàn thành nhiệm vụ Kiều Anh nhảy chân sáo về nhà. Con cá chép kia cuối cùng là bị om dưa. Cả nhà cô ăn no căng mới hết được con cá. Vuốt tròn vo bụng Kiều Anh quyết định sẽ tiếp tục hoạt động câu cá này.
     
  6. người làm vườn

    Bài viết:
    0
    Chương 25: Kế hoạch

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hôm sau, chị em Kiều Anh mang mứt tết đến lớp học chia cho các bạn nhỏ. Mứt dừa ở hiện đại không tính thứ gì hiếm lạ, nhưng ở nông thôn thời này nó lại quà ăn vặt khó được. Ai bảo nó chỉ xuất hiện trong hộp mứt tết vào ngày tết đâu. Một năm xuất hiện một lần, mức độ được hoan nghênh của nó có thể nghĩ. Kiều Anh không phân biệt làng này làng kia, ai đến đều có phần. Chỉ trong vòng năm phút cô đã phân hết nửa cân mứt dừa. Tuy mỗi người cũng không được nhiều ít nhưng ai cũng vui vẻ nhận lấy. Khoảng cách hai làng kéo gần không ít. Cả buổi học ai lấy đều mặt mày hớn hở.

    Trên đường về nhà, Kiều Anh thấy tâm trạng chị cô cũng không tệ lắm. Cô thử hỏi xem bạn học của chị cô đón nhận mứt dừa như thế nào. Kết quả đương nhiên là được hoan nghênh rồi. Như vậy cô có thể yên tâm về nguồn tiêu thụ mứt dừa vào dịp tết rồi.

    Về đến nhà, chị em cô kinh ngạc khi thấy bố cô xuất hiện ở nhà. Cô nhớ bố cô mới đi hơn tuần chứ mấy. Nhìn trên bàn oản và trái cây, Kiều Anh làm gì không rõ bố cô về làm gì. Điều khiến cô ngạc nhiên là bố cô cũng là người mê tín. Mà bố mẹ cô lén lút liên lạc với nhau lúc nào sao cô không biết. Không biết bố mẹ cô đang ủ mưu gì?

    Ỷ vào tuổi nhỏ Kiều Anh cái gì cũng dám hỏi: "Bố mẹ lại đi xem bói ạ. Bà thầy bói nói thêm gì không?"

    Mẹ cô liếc xéo cô một cái gật đầu không đáp. Bố cô chỉ cúi đầu ăn cơm không tiếp chiêu của cô. Kiều Anh tiếp tục cố gắng hỏi lại mấy lần, mẹ cô bà vẫn giữ kín như bưng. Cô tự hành não bổ một chút, hôm qua mẹ cô cũng thần thần bí bí hỏi bà thầy bói cái gì đó mà không cho cô nghe. Hôm nay bố cô đích thân đi về. Nếu là việc làm ăn chắc chắn sẽ nói cho cô. Trừ khi, mắt Kiều Anh sáng lên quay sang hỏi bố mẹ cô: "Chẳng lẽ con sắp có em trai?"

    Mẹ cô bị náo loạn cái đỏ thẫm mặt, thẹn quá thành giận gắp ngay miếng thịt mỡ nhét vào miệng cô. Kiều Anh bị mỡ ngấy đến linh hồn xuất khiếu, dưới ánh mắt uy hiếp của bà gian nan nuốt xuống. Sợ lại bị nhét thịt mỡ lần nữa Kiều Anh thành thật ăn cơm không dám hé răng. Bữa trưa nhà cô tường an không có việc gì kết thúc.

    Thu dọn bát đĩa xoong nồi xong, Kiều Anh vội lăn về giường mình sợ mẹ cô ngứa mắt. Cô không biết, cô vừa quay đi bố cô đã ôm bụng cười đến ngã trái ngã phải. Bị mẹ cô lườm mấy lần mới thành thật lên giường ngủ trưa.

    Kiều Anh ngủ dậy cũng đã hơn hai giờ chiều. Cô vẫn còn nhớ thương việc câu cá nên vội vàng rời giường. Ra đến ngoài sân đã thấy bố cô đang cầm một chiếc cần câu ngắm tới ngắm lui. Cô lên tiếng chào bố cô rồi ra góc sân giếng cầm cần câu của mình lên. So với chiếc cần câu của bố cô, cần câu của cô thô ráp hơn rất nhiều. Người chuyên nghiệp ra tay kẻ hèn như cô làm gì có cửa so sánh được. Bố cô lại tò mò cầm cần câu của cô lên khen: "Nhìn thô sơ thế mà lại câu được con cá chép lớn như vậy. Đúng là không tồi."

    Hiển nhiên bố cô đã biết đến chiến tích của cô. Kiều Anh nở nụ cười khoái trá, kể cho bố cô quá trình cô câu con cá chép kia như thế nào. Hai bố con chia sẻ tâm đắc rồi cùng vác cần câu đi ra khỏi nhà. Hôm nay có bố cô làm bạn, em mèo đã bị ghẻ lạnh ở nhà.

    Ra đến bờ mương cô đã bị cảnh tượng trước mắt dọa tới rồi. Cái mương không lớn nhưng đã bị vây kín đầy người. Kiều Anh tiến đến hỏi thăm mới biết, hóa ra thím cô lại tỏa sáng. Hôm qua không lừa được cá của cô lại bị mẹ cô mắng một trận. Thím cô bực mình mới tung tin hôm qua cô câu được con cá sáu bảy cân. Với phong cách làng cô, chẳng biết tin đồn thật giả, ai đều ôm ý tưởng thử xem một lần cho biết. Thế là một người lại một người cầm cần câu ra mương, chẳng mấy mà tụ tập thành hội làng như bây giờ.

    Kiều Anh dở khóc dở cười, cầm cần câu lên để trước mặt nói: "Thím cháu nói mà các bác cũng tin. Các bác nhìn cần câu này của cháu mà có thể câu được con cá lớn vậy sao?"

    Mọi người xúm lại xem chiếc cần câu của cô mới biết mình bị lừa. Nhưng đều đã ra đây rồi, nếu về tay không họ không cam lòng. Không câu được cá lớn, cá vài ba cân chắc hẳn phải có. Với niềm tin này đại bộ phận người đều ở lại tử thủ nơi đây. Kiều Anh lắc đầu không khuyên nữa, để cho họ tiếp tục nằm mộng đi thôi.

    Làng cô đất rộng, người thưa, mương máng nhiều. Không câu ở mương này bố con cô lại chọn con mương khác thả câu. Nhìn đến mồi câu cô mới cảm nhận được có cao thủ bắt cá ở bên mình. Bố cô trộn thính với giun, chỉ cần buông cần, cá từ bốn phương tám hướng đều bu lại. Hai bố con cô chỉ việc máy móc gắn mồi câu, buông cần, giật cần câu lên. Cá bị câu lên bờ nhảy đầy đường, Kiều Anh dứt khoát từ bỏ việc câu cá, chuyên tâm bắt cá vào thùng. Lần này chủng loại cá phong phú hơn hôm qua, cá rô cá diếc cá chép đều có. Nhưng kích cỡ đều không lớn lắm. Kiều Anh lại không chê, con nào cũng cho vào thùng hết. Hai bố con phối hợp ăn ý, không đến một giờ đã được lưng thùng cá. Kiều Anh muốn thu tay, nhưng bố cô không chịu ông nói: "Bố câu nhiều chút, để trong vại nước mấy mẹ con ăn dần. Không cần ngày nào cũng đi câu cá, có thời gian tập trung vào việc học hành ấy."

    Câu trước cô hiểu, câu sau lại là sao, bố cô đang thúc giục cô học tập. Bố cô đối với việc học hành của chị em cô luôn áp dụng chính sách chăn thả. Sao hôm nay lại đột nhiên can thiệp, chẳng lẽ ông bị cái gì kích thích không thành. Lại nghĩ tới sáng nay bố mẹ cô đi xem bói, hay bà thầy bói lại nói gì đó.

    Cô còn đang miên man suy nghĩ, bố cô lại đột nhiên đứng lên hai tay nắm chặt lấy cần câu. Chiếc cần câu bị kéo đến cong lại. Kiều Anh kích động lên, đây là cá lớn cắn câu rồi. Vài phút sau bố cô kéo một con cá quả lên, nó phải to gấp đôi con cá chép hôm qua cô câu. Bố cô tự tay bắt nó cho vào thùng, sau đó lấy lắp thùng đậy lại đề phòng nó nhảy ra. Ông định câu tiếp nhưng vừa rồi con cá giãy giụa đã làm đục hết nước ở nơi này. Đàn cá vừa rồi cũng bị dọa chạy hết, ông đành phải thu tay ra về.

    Hai bố con quay về con mương hôm qua cô câu, thấy chỉ còn lác đác vài người đang chăm chú ngồi câu. Bố con cô không lên tiếng làm phiền họ mà xách thùng cá về nhà.

    Mẹ cô thấy hai bố con về nhà, vội ra giúp đỡ thu thập cá. Bố cô chọn ba con cá chép tầm hơn nửa cân mang đi biếu bà nội cô. Số cá còn lại cho hết vào vại nước. Tất nhiên con cá quả để lại, mẹ cô ướp muối hành xả gói lá chuối mang đi nướng.

    Đến khi Kiều Anh từ nhà bà cô về mùi cá đã bay khắp nhà. Hai con chó mèo lưu luyến nhà bếp không đi rồi. Cô ghé mắt vào xem thấy bố mẹ và chị cô đều ở trong bếp, đi vào cũng chẳng giúp được gì đành thôi. Kiều Anh cúi xuống xách mèo con lên, mèo con không chịu đi giơ chân cho cô một chảo. Cũng may nó cào vào áo bông miễn cho tay cô một vết xước. Kiều Anh buông tay mặc kệ con mèo tham ăn này, quyết định tối nay cho nó ăn ít đi một miếng thịt.

    Cá nướng dưới sự chờ mong của nhà cô cuối cũng chín. Nhà cô không có than mà nướng bằng củi nhãn, tuy hơi cháy xém chút nhưng hương vị lại rất ngon. Ăn uống no đủ, cả nhà cô lại ngồi quây quần bên nhau. Bố cô lúc này đang nếm mứt dừa và dừa khô. Kiều Anh cũng không giấu giếm nói ra kế hoạch của mình: "Ngoài bán hoa quả ra, tết này nhà mình bán thêm mứt dừa nữa. Bố mẹ thấy thế nào ạ?"

    Bố mẹ cô không cần suy nghĩ đã đồng ý luôn. Kiều Anh cảm khái, bà thầy bói đúng là giúp cô bớt việc nhiều. Lúc sau cả nhà xúm lên kế hoạch ví dụ nhập quả dừa ở đâu, bao giờ thì bắt đầu làm, dự định làm bao nhiêu, tiền vốn ở đâu ra vân vân và mây mây. Mỗi vấn đề đều đưa ra phương án giải quyết, cuối cùng là nhân lực vấn đề. Bố mẹ cô định làm số lượng lớn, người nhà cô là không đủ, cần thiết thuê thêm người. Thuê ai đâu? Vấn đề này Kiều Anh ném hết cho bố mẹ cô giải quyết.

    Kiều Anh trầm ngâm một chút mới nói: "Con nghĩ nên thuê một nhà dân ở chợ Huyện để gửi hàng." Ba đôi mắt nhìn cô đầy khó hiểu, Kiều Anh lại tiếp tục nói: "Hoa quả bố thuê ô tô chở về đến chợ Huyện, một ngày nhà mình làm gì đã bán hết được. Thế nào cũng phải mang về nhà, quá trình vận chuyển rất dễ bị dập nát mất nhiều hơn được."

    Bố mẹ cô thấy có lý gật đầu, Kiều Anh lại nói tiếp: "Con định đóng gói hoa quả thành từng giỏ quà để bán. Như vậy nhìn vừa đẹp mắt lại cao cấp hơn túi ni lông, khả năng sẽ có người mua để làm quà biếu."

    Bố cô nhớ tới những giỏ quà bày bán nhìn đẳng cấp hơn hẳn, ông gật đầu đồng ý ý tưởng này. Nhưng như vậy sẽ tốn thêm tiền mua giỏ quà sợ không có lãi. Ông đưa ra băn khoăn của mình, Kiều Anh suy nghĩ một lát rồi trả lời: "Mua thẳng là hơi đắt nhưng nếu mình làm ra sẽ rẻ hơn."

    Bố cô nghe xong lại lắc đầu: "Bố không biết làm giỏ quà mà cũng không có thời gian để làm nó."

    Kiều Anh mỉm cười trả lời: "Con biết làm giỏ quà nha! Chỉ cần tìm một người đan lát giỏi trong làng con dạy cho họ là xong."

    Cô đúng là biết làm giỏ quà bằng tre. Lúc cô thất nghiệp ở nhà việc gì chẳng làm để kiếm tiền. Trong đó cô có làm hàng mây tre đan. Nhưng đan cả ngày mới kiếm được mấy chục nghìn, làm được một tuần cô đã từ bỏ. Giờ bảo cô đan giỏ cô vẫn còn nhớ rõ ràng.

    Bố mẹ cô không hỏi cô học từ đâu, mà đồng loạt gật đầu đề nghị của cô. Đến đây kế hoạch buôn bán hàng tết nhà cô đã sơ lược hoàn thành. Chỉ chờ ngày thực thi mà thôi.
     
  7. người làm vườn

    Bài viết:
    0
    Chương 26: Cúng ông Công ông Táo

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trong sự trù tính của nhà cô, tết Nguyên Đán cũng đến cận kề. Nhà cô dự định hai mươi tháng chạp âm lịch sẽ bắt đầu làm mứt dừa. Đến chiều ngày mười chín nhà cô lục tục kéo mấy xe bò dừa về. Nhìn thấy núi dừa trước sân, Kiều Anh cũng choáng váng. Hỏi mẹ cô mới biết bố mẹ cô lần này mua đến cả nghìn quả dừa. Kiều Anh cảm thấy bố mẹ cô quá mạo hiểm, tính sơ sơ cũng phải làm ra sáu bảy trăm cân mứt dừa. Không biết huyện thành nhà cô có tiêu thụ được hết không. Mẹ cô lại không cho là đúng nói: "Huyện thành không bán hết, nhà mình mang lên thành phố bán cũng được mà."

    Kiều Anh trố mắt kinh ngạc, này vẫn là bố mẹ cô sao. Mấy tháng trước đến giao hàng còn không dám, vậy mà giờ có thể to gan lớn mật đến thế này rồi. Lại nghĩ đến hoa quả, Kiều Anh có dự cảm không tốt lắm hỏi: "Bố mẹ dự định bán bao nhiêu cân hoa quả vậy?"

    Mẹ cô đang đếm số lượng dừa không rảnh trả lời cô. Đợi đến khi bà đếm xong cũng mười phút sau đó. Lúc này mới có bớt thời gian trả lời cô: "Bố con thuê một xe tải về, chắc tầm một hai tấn gì đó."

    Nghe mẹ cô nói thế Kiều Anh một hơi suýt không đi lên, cô vừa nghe cái gì. Một hai tấn hoa quả mà mẹ cô nói cứ như mua mớ rau ngoài chợ vậy? Không biết ông bà lấy đâu ra tự tin có thể bán được cả hết được cả đống hàng như thế.

    Từ từ nhà cô lấy đâu ra nhiều tiền như vậy mà nhập hàng. Hay bố mẹ cô đi vay tiền. Kiều Anh vội hỏi mẹ cô, chỉ nghe mẹ cô thản nhiên trả lời: "Chỉ đặt cọc trước một số tiền thôi. Đến ba mươi tết mới thanh toán nốt tiền hàng."

    Rất tốt, bố mẹ cô khả năng đã có thể tốt nghiệp khóa học buôn bán cấp tốc rồi.

    Nghĩ một lát cô vẫn là dặn dò mẹ cô: "Mẹ đến nhà bác Chiến đặt thêm một trăm năm mươi giỏ quà nữa đi. Con sợ lúc trước đặt số lượng không quá đủ."

    Bác Chiến là bố Thủy, giỏi đan rổ với giỏ bẫy cá trong thôn. Hơn tháng trước Kiều Anh mang mẫu giỏ quà đến xem bác có làm được không. Sự thật chứng minh kẻ tay ngang như cô chỉ xứng làm chân sai vặt. Bác Chiến tháo rỡ chiếc giỏ xong lại đan lại ngon lành. Xem xong bác thao tác Kiều Anh yên tâm đặt trước một trăm năm mươi chiếc. Thêm lên lần này nhà cô tổng cộng đặt mua ba trăm chiếc. Hai nghìn đồng một chiếc, nhà Thủy tết này cũng kiếm được kha khá.

    Mẹ cô nghe vậy gật đầu nhưng bà còn bận nhiều việc, đuổi Kiều Anh thay bà chạy chân. Kiều Anh cũng nhàn rỗi ngoan ngoãn nghe theo.

    Nhà Thủy cách nhà cô không xa, đi vài phút là tới. Nhìn từ ngoài thì làng cô nhà nào cũng gần như tương tự. Đều là hàng rào dâm bụt cổng tre. Nhưng bước vào trong nhà thì lại khác. Có lẽ do diện tích đất ít hơn nhà cô nên kết cấu nhà Thủy khác nhà cô một trời một vực. Mở cổng đã tới sân gạch rồi, tiếp theo là nhà ở, bếp núc, giếng nước. Tiếp đó mới đến chuồng chăn nuôi gia súc và vườn tược. Tuy diện tích đất nhỏ hơn nhà cô nhiều nhưng dân cư thì nhiều hơn gần gấp đôi. Bố mẹ Thủy sinh được ba cô thiên kim, hiện tại trong bụng mẹ Thủy cũng đang nảy mầm một cái. Từ việc mẹ Thủy đẻ suốt đẻ mãi này có thể thấy bố mẹ Thủy mong chờ sinh đứa con trai như thế nào. Nhưng mà phải làm ông bà thất vọng rồi, hạt giống trong bụng mẹ Thủy lúc này cũng là một cô thiên kim. Gom đủ bộ tứ luôn.

    Lúc này cả nhà Thủy đang tụ tập hết ở trước sân, mỗi người mỗi việc bên đống tre. Bố mẹ Thủy thấy Kiều Anh rất nhiệt tình nói chuyện. Kiều Anh cũng thẳng thắn ý đồ đến hỏi bố mẹ Thủy cô có hoàn thành được không. Bố mẹ Thủy nghe xong vui mừng khôn xiết vỗ ngực đảm bảo giao hàng đúng hẹn. Kiều Anh cũng không ở lâu, hẹn Thủy ngày mai đi học chờ cô rồi ra về.

    Sáng hôm sau Kiều Anh đã bị tiếng người ồn ào tỉnh dậy. Ra ngoài nhà thấy năm người phụ nữ đang khí thế ngất trời làm việc. Cô biết đây đều là người bố mẹ cô thuê về để làm mứt dừa. Đều là người quen trong làng, ngươi một câu ta một câu qua lại. Bốn năm người mà cảm giác ồn ào như cái chợ. Kiều Anh chào hỏi mấy người rồi lăn đi đánh răng rửa mặt. Ra tới ăn bữa sáng xong thì đi học. Hôm nay đã là hai mươi tháng chạp, theo lịch nghỉ tết học sinh tiểu học như cô sẽ bắt đầu nghỉ từ hai lăm âm. Và đi học lại vào mồng sáu tết. Nghỉ hơn mười ngày, quả là kỳ nghỉ dài.

    Tan học về nhà, còn chưa đến đầu ngõ đã ngửi được mùi thơm ngọt từ nhà cô bay ra. Vào đến trong nhà thấy trước sân hơn mười mâm mứt dừa trắng bóng đang chờ để nguội. Người nhiều làm việc cũng nhanh nhẹn hơn, mới một buổi sáng làm được mấy chục cân mứt dừa rồi. Đến mười một giờ trưa mọi người mới ai về nhà lấy, nhà cô thuê người không bao cơm trưa, mỗi ngày hai mươi nghìn tiền công. Công việc cũng không nặng nhọc gì, tính ra đây cũng là công việc béo bở.

    Ba mẹ con qua loa ăn xong bữa trưa rồi đi đóng mứt vào túi. Vẫn chưa biết sức mua thế nào, mẹ cô quyết định đóng nửa cân một cho dễ bán. Đóng xong lấy dây nịt cột chặt lại sợ, không khí vào làm hỏng mứt dừa. Sáng nay lần đầu làm mọi người chưa quen tay, làm ra được hơn ba mươi cân mứt. Đóng gói hơn sáu mươi túi xong, mẹ cô lại gom chúng lại cho vào một túi ni lông lớn bảo quản ở nơi khô thoáng. Nhìn màu trắng mứt có vẻ đơn điệu, Kiều Anh suy nghĩ muốn nhuộm màu cho mứt.

    Ở hiện đại cô chưa từng tự tay làm nhưng đã nghe qua người khác nói. Màu nhuộm thì nhiều nhưng không tốt cho sức khỏe nên cô chọn dùng rau củ. Như củ dền, cà rốt hoặc là lá nếp đều được. Cô nói cho mẹ cô suy nghĩ của mình. Mẹ cô cũng chưa nói được không nhưng có vẻ muốn thử. Kiều Anh cũng không quá để ý, có màu hay không cũng không sao, nó chỉ như dệt hoa trên gấm mà thôi.

    Không nghĩ tới ngày hôm sau đi học về mẹ cô đã mua đủ mọi thứ. Nhuộm màu không khó chỉ là hiện giờ không có máy xay phải dùng chày để giã mất chút thời gian. Nhuộm ra màu tuy không đẹp bằng màu thực phẩm nhưng so với màu trắng đơn thuần lại có vẻ bắt mắt hơn. Mẹ cô lại rất hài lòng, bà định nhuộm một nửa thử xem. Cái này không Kiều Anh việc gì nữa, đang chuẩn bị phủi tay lại phát hiện một việc. Chẳng là làm mứt dừa có một bước phải đổ nước sôi vào cho dừa đã nạo. Làm vậy sẽ để dầu dừa ra bớt, lúc sau chưng mứt dừa không bị cháy. Bước này giống với làm dầu dừa, lúc đầu Kiều Anh không để ý. Mọi người đều đổ nước cốt dừa đó đi. Nhưng sáng nay làm xong có người quên đổ. Thời tiết lại lạnh để hơn một tiếng lớp cốt dừa đóng băng lại. Kiều Anh đi qua nhìn thấy, mới nhớ ra cô đã từng xem một cách làm dầu dừa vừa đơn giản lại nhanh hơn cách truyền thống. Đó là để nước cốt dừa vào trong tủ lạnh cho đến khi đóng băng. Đổ phần nước thừa bên trong đi rồi lấy phần cốt dừa đóng bằng đó mang đi chưng. Cách này rút ngắn thời gian rất nhiều. Lúc trước định áp dụng cách này nhưng khổ nỗi nhà cô không có tủ lạnh. Giờ lại nhìn thấy lớp cốt dừa đóng băng này cô mới nhớ tới.

    Tuy lớp đóng băng mỏng chút nhưng nhà cô còn rất nhiều dừa. Từng lớp tích góp lại, cũng phải được kha khá.

    Tránh cho lãng phí, cô dặn mẹ cô để lại nước cốt dừa cho cô. Mẹ cô tuy thấy kỳ quặc nhưng biết cô không làm điều vô nghĩa bao giờ nên gật đầu đồng ý.

    Nhờ mẹ cô lưu ý, đến tối Kiều Anh đã có một nồi nhỏ cốt dừa đóng băng. Vì làm mứt dừa nên nhà cô bắc tạm bếp ngoài trời, dùng củi để đun. Kiều Anh nhìn bếp nào rảnh cô đặt nồi cốt dừa lên chưng. Chỉ mất gần nửa tiếng đã ngao ra dầu dừa. Mẹ cô cũng tấm tắc bảo lạ, cầm đến cho cô chiếc bình sạch sẽ để cô cho dầu dừa vào. Bà biết đây là thứ tốt, mùa đông năm nay tay chân mặt mũi bà đều không bị lẻ. Toàn là dầu dừa công lao. Mấy chục trái dừa đổi lấy chỉ chưa đến nửa lít dầu dừa, bà không để trong lòng. Coi đây như kiếm việc cho Kiều Anh bận rộn, không thèm quan tâm nữa. Cho nên một tuần sau Kiều Anh mang ra một đống chai lọ đầy dầu, dọa bà một cú sốc.

    Làm mứt được ba ngày thì phải nghỉ một ngày, bởi hôm nay là ngày hai mươi ba âm. Là ngày cúng tiễn ông Công ông Táo chầu trời. Mọi người đều xin nghỉ để về nhà chuẩn bị. Nhà Kiều Anh cũng không ngoại lệ, sáng sớm mẹ cô đã đi chợ mua sắm lễ vật để cúng bái. Kiều Anh kiếp trước sống đến hơn ba mươi tuổi nhưng tết ông Công ông Táo cô cũng không biết nhiều ít. Chỉ nhớ là phải phóng sinh cá vàng, còn lại chỉ mơ hồ không rõ. Lại thấy mẹ cô mua nào là giấy tiền vàng mã, hoa tươi bánh trái đầy đủ. Đến trưa mẹ cô làm một mâm cơm để cúng. Theo tục lệ phải cúng trước mười hai giờ trưa, cúng xong này đó phải hóa vàng mã. Cuối cùng là phóng sinh cá chép. Cá chép vàng ở quê cô mọi người chỉ được nghe danh còn chưa chính thức gặp mặt. Nhà cô chắp vá chọn ba con cá chép quê mang ra bờ sông để thả. Lúc này mẹ cô cũng mang hương tro ra đổ xuống dòng sông. Coi như kết thúc lễ tiễn ông Công ông Táo.
     
  8. người làm vườn

    Bài viết:
    0
    Chương 27: Bán hàng tết (1)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đến chiều ngày hai mươi sáu âm một nghìn quả dừa đã được gia công thành hơn bảy trăm cân dừa. Trong nhà cô đã chồng chất bao lớn bao nhỏ mứt dừa. Kiều Anh lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, chẳng may có con chuột nào không có mắt đến ăn vụng mứt dừa nhà cô. Có lẽ là nhờ phúc của em mèo, không có con chuột nào dám bén mảng tới gần hết.

    Việc làm mứt đã kết thúc, tiền công và thưởng thêm đều phát cho mấy cô mấy bác trong làng. Tính ra chỉ mất có sáu ngày, chưa kiếm được xu nào nhưng đã bay màu mấy triệu bạc. Cũng may tiền dừa thanh toán sau, nếu không mẹ cô cũng hết đường xoay sở.

    Lúc này bố Thủy cũng giao hàng tới rồi, ba trăm chiếc giỏ sáu trăm nghìn lại không cánh mà bay. Mẹ cô nhìn tiền tiêu như nước chảy mà xót cả ruột.

    Đêm nay nhà cô ngủ sớm, từ ngày mai bắt đầu bán hàng tết. Một là lãi kếch xù hai là vốn liếng trôi sông đều quyết định bởi ba ngày sắp tới.

    Ba giờ sáng hôm sau, Kiều Anh bị mẹ cô lôi ra khỏi ổ chăn. Cô còn không tỉnh hẳn, mẹ cô giúp cô mặc quần áo bông rồi tống cổ cô đi rửa mặt đánh răng. Kiều Anh mê mang ăn xong bữa sáng ngồi xe bò theo mẹ cô đi chợ Huyện. Lần này mẹ cô gọi cả cậu cô và chú út cùng đi. Năm người đi hai chiếc xe bò chở đầy giỏ tre và mứt dừa hướng về chợ Huyện xuất phát. Xe bò đi chầm chậm, Kiều Anh cơn buồn ngủ lại tới nữa, cô dứt khoát dựa vào vai mẹ cô ngủ rồi.

    Không biết qua bao lâu, xe bò dừng lại, mẹ cô lại lay tỉnh cô. Kiều Anh mở mắt ra chỉ thấy một màu đen thui chẳng biết chỗ này là chỗ nào. Mẹ cô xuống xe lấy chìa khóa mở cổng vào nhà. Hóa ra đây là nơi bố mẹ cô thuê để đặt hoa quả. Mẹ cô mở rộng cửa cổng cho hai chiếc xe bò đi vào. Trời quá tối Kiều Anh cũng không nhìn rõ xung quanh, xe bò đã nhanh chóng vào sân. Hai chị em cô xuống xe, giúp chú út và cậu cô mang giỏ tre xuống dưới. Lúc này mẹ cô cũng đã bật điện, ngôi nhà nhìn rõ ràng hơn chút. Đây không tính là ngôi nhà nhìn giống kho hàng hơn. Bởi bên trong trống không, không thấy dấu vết sinh hoạt để lại. Kiều Anh không miệt mài theo đuổi nơi này trước kia làm gì. Cô dọn xong giỏ tre thì ngồi ở cửa ngáp. Ba người lớn dọn nốt đống mứt dừa trên xe xuống rồi đi tiếp ứng bố cô. Chỉ có hai chị em cô trừng mắt nhìn nhau.

    Khoảng mười lăm phút sau có tiếng động cơ xe ở đầu ngõ, Kiều Anh tráng lá gan thò mặt ra nhìn. Thấy đến là một chiếc xe tải lớn, bố cô từ trên xe nhảy xuống. Cô biết hoa quả nhà cô tới rồi. Chiếc xe tải quá lớn không vào được cổng nhà, đành lui lại đỗ tại đầu ngõ. Cùng lúc đó mẹ cô, cậu cô và chú út đồng thời xuất hiện bắt đầu dỡ hàng trên xe xuống.

    Kiều Anh chạy nhanh mở rộng cổng, bốn người lớn từng đôi từng đôi khiêng thùng xốp đi vào nhà. Phải mất đến hơn ba mươi phút bốn người mới vận chuyển hết hàng vào trong nhà. Tổng cộng sáu mươi thùng xốp, một nghìn tám trăm cân hoa quả. Con số cát lợi đi.

    Bố cô thanh toán đủ tiền xe mới vào nhà hội họp. Mấy người vừa khuân vác xong ai lấy đều mồ hồi đầy đầu, yêu cầu nghỉ ngơi trong chốc lát. Kiều Anh rảnh rỗi nãy giờ, cô đi qua xem xét hoa quả. Nề hà thùng xốp được dán kín mít, không biết bên trong là loại hoa quả gì. Cô đành quay sang hỏi bố cô: "Nhà mình mua hoa quả gì bán vậy bố?"

    Bố cô vừa lau mồ hồi vừa trả lời cô: "Bố mua năm loại. Táo, lê, cam, thanh long và nho tím."

    Đúng là rất chu đáo, ngũ quả đều đủ cả. Còn có cả nho nữa, loại quả này hiện tại giá không rẻ đâu.

    Nghỉ ngơi đủ, bốn người lớn bắt đầu phân loại hoa quả. Bố cô là người trong nghề, chỉ nhìn ký hiệu đã phân biệt nó là loại quả gì. Cuối cùng chia làm năm phần, quả nho ít nhất có bốn thùng, còn lại mỗi loại mười bốn thùng.

    Bố mẹ cô dự định mỗi giỏ quà đặt ba cân hoa quả, số còn lại đều có thể tách ra bán. Quả nho nhập về ít nhất nhưng giá trị lại cao nhất, tính ra mỗi một giỏ chỉ đặt một chùm hơn hai lạng thôi. Có tính toán trước mọi người làm đâu vào đấy. Không có cân điện tử chỉ có hai chiếc cân đòn, tốc độ làm việc chậm hơn một mảng lớn.

    Chia xong hoa quả một vấn đề khác lại nhảy ra tới. Xe bò quá nhỏ, lại phải vận hàng lên thành phố bán, đường xá xôi. Đặt giỏ hoa quả đã đóng gói sẵn là không có khả năng. Cuối cùng chỉ để hoa quả lại vào thùng xốp, đến nơi tại chỗ đóng gói.

    Binh chia hai đường, một đội gồm ba người, Kiều Anh theo bố và chú cô lên thành phố. Ba người còn lại bán ở chợ Huyện. Trước khi đi mẹ cô thông báo giá cả các loại. Tất nhiên hàng mang lên thành phố giá sẽ cao hơn so với chợ Huyện. Phí vận chuyển sao, cho dù phương tiện vận chuyển nhà cô chạy bằng cỏ.

    Chợ Huyện cách thành phố hơn mười km nên đội của cô đến chợ thành phố đã là khá muộn. Cả chợ lúc này đã biển người tấp nấp, không khí ngày tết nồng đậm vô cùng. Đã quá muộn để thuê quầy hàng trống, bố cô đành dọn hàng gần mấy tiểu thương bán rau. Chú cô mang xe bò đi gửi rồi cũng quay lại giúp bố con cô.

    Không biết nghĩ tới gì bố cô đi vào trong chợ lúc sau dọn ra hai chiếc bàn gỗ đặt cạnh nhau. Kiều Anh thấy có bàn vội bày mứt dừa và vài giỏ hoa quả cô vừa sắp ra. Người qua đường nhìn cách bày biện này của nhà cô đều dừng lại đứng xem. Mứt dừa trắng thuần ai chẳng gặp, nhưng mà màu xanh màu hồng màu cam chưa từng thấy qua. Còn lại là giỏ hoa quả, mắt sáng nhất vẫn là chùm nho tím, được đan xen giữa màu đỏ của táo màu vàng của cam, thanh long và lê điểm xuyết. Tất cả được nằm gọn trong chiếc giỏ nhỏ xinh lả lướt, cột dây duy băng đỏ. Tổng thể thẩm mỹ được người xem vô cùng ưng ý. Vừa bày ra một lát đã có người tiến đến hỏi giá. Kiều Anh đâu chịu bỏ qua cơ hội này vội lên tiếng trả lời: "Giỏ hoa quả ba mươi nghìn một giỏ, mứt dừa các màu đều là năm nghìn một cân. Cô muốn mua loại nào ạ?"

    Nghe xong giá cả có không ít người lắc đầu bỏ đi vì quá đắt. Vị khách hàng kia chỉ nhíu mày nhưng không có bỏ đi. Kiều Anh biết đây là khách hàng tiềm năng nên vội nói tiếp: "Cô là mua về để nhà dùng hay tặng quà tết?"

    Vị khách kia không hiểu ra sao hỏi lại: "Nhà dùng hay tặng quà có gì khác nhau sao?"

    Kiều Anh mỉm cười đáp: "Tất nhiên là khác rồi ạ. Nếu nhà dùng thì cháu kiến nghị mua hoa quả tách riêng ra. Mỗi cân là bảy nghìn, nho nhà cháu có ít không bán lẻ. Còn nếu mua tặng quà lên mua giỏ quà nhìn sẽ lịch sự hơn. Cô thấy sao?"

    Nghe xong giá cả, vị khách kia còn cẩn thận cầm giỏ quà lên ước lượng. Thấy trọng lượng còn có thể nên gật đầu mua hai giỏ cộng thêm hoa quả các loại ba cân. Kiều Anh xóa một nghìn lẻ chỉ nhận tám mươi nghìn của vị khách hàng này. Kiều Anh mỉm cười tiễn vị khách mở hàng đi.

    Không biết là do vía vị khách kia tốt quá hay sao, chỉ lát sau lần lượt lại có mấy người đến hỏi giá. Kiều Anh đều thuận lợi bán được hàng. Bố cô không có gì ngạc nhiên năng lực bán hàng của cô, nhưng chú út lần đầu thấy, miệng chú há hốc có thể nhét quả trứng gà.

    Thuận lợi bán ra gần chục giỏ quà và hơn mười cân hoa quả, nhưng mứt dừa tuyệt nhiên không ai hỏi tới. Ba người không hiểu ra sao, sẵn có một vị khách đến hỏi mua cô đưa ra nghi vấn. Người khách kia nói là sợ mứt dừa nhuộm phẩm màu hóa chất độc hại nên không dám mua. Kiều Anh dở khóc dở cười, hóa ra nhà cô biến khéo thành vụng. Cô cầm ra một túi mứt dừa đủ loại màu sắc, làm trò trước mặt mọi người mở ra ăn. Vừa ăn vừa quảng cáo: "Nhà cháu không dùng hóa chất nhuộm màu. Đều dùng rau củ quả để tạo màu thôi."

    Nói xong lại giảng giải dùng loại nào rau củ sẽ nhuộm ra màu gì, hướng dẫn tỉ mỉ cách làm. Giọng nói tuy non nớt nhưng lại phát âm rõ ràng, thu hút không ít người đi ngang qua chú ý. Kiều Anh còn cho mọi người ăn thử thấy có hương rau quả thật mới sôi nổi hỏi mua. Đợt thao tác này của Kiều Anh đã bán ra không ít mứt dừa kéo theo doanh số bán hoa quả cũng tăng lên.

    Đợi đến hơn tám giờ, hoa quả với mứt dừa ba người mang đi đã bán khánh. Không kịp kiểm kê tiền lời bố cô đã tìm một quán ăn để giải quyết bữa sáng. Ăn xong ba người nhanh chóng đánh xe về nhà. Trên đường về Kiều Anh tính nhẩm đội của cô bán được bao nhiêu hàng. Giỏ hoa quả bán được sáu mươi giỏ, bán lẻ hơn hai trăm cân hoa quả. Mứt dừa mang đi trăm cân, trừ nửa cân cho mọi người ăn thử, thì bán ra chín chín cân rưỡi. Thành tích cũng được nhưng không biết đội kia bán thế nào.

    Về đến nhà nghênh đón cô là hai tổ tông thú cưng ở nhà. Sáng nay đi sớm quên không cho bọn này ăn sáng. Hiện tại bọn nó đều đói quấn lấy chân cô không cho đi. Kiều Anh không thể nề hà, vào trong nhà lục tung nồi niêu xoong chảo xem có gì cho bọn này lót dạ. Cũng may còn mấy miếng thịt lợn tối qua ăn chưa hết và hai củ khoai lang. Kiều Anh trộn hết lên chia ra làm hai phần cho bọn này ăn tạm.

    Bố cô cũng mang con bò đi uống nước ăn cỏ, sáng nay vất vả nó chạy đường xa ông cầm một khối mật mía đút cho nó ăn.

    Đợi đến gần mười giờ đội của mẹ cô mới trở về. Lúc này Kiều Anh cũng ngủ được một giấc tỉnh dậy. Bố cô lại bào chế đúng cách với con bò còn lại. Mẹ cô và chị cô nấu cơm trưa thiết đãi cậu và chú út cô. Trong bữa cơm mẹ cô mới báo doanh số, giỏ hoa quả chỉ bán được ba mươi giỏ, nhưng hoa quả bán lẻ được tận ba trăm nhiều cân, mứt dừa chỉ bán được năm mươi cân mứt dừa màu trắng. Hoa quả doanh số tạm ổn mẹ cô chỉ lo mứt dừa thôi. Kiều Anh vội chia sẻ kinh nghiệm cho mẹ cô, lúc này bà mới thuận lợi nuốt trôi hai bát cơm.

    Kiều Anh vừa ngủ dậy, nên không muốn ngủ trưa nữa. Cả nhà cô lên kế hoạch buổi chiều đi bán hàng tiếp.

    Chợ mấy ngày gần tết, hầu như mở cả ngày, nhưng buổi chiều lượng người ít đi thôi. Buổi chiều cậu cô và chú cô đều phải về nhà gói bánh trưng, nên chỉ nhà cô đi bán. Kiều Anh đưa ra ý kiến nhờ chú út gói hộ bánh trưng nhà cô luôn đã bị bố mẹ cô kịch liệt phản đối. Kiều Anh mờ mịt, ở hiện đại cô thấy không mấy nhà tự mình làm bánh trưng toàn đặt mua là chính. Cô cũng giật mình nhận ra, từ lúc có hiểu chuyện đến giờ năm nào bố mẹ cô đều tự gói bánh trưng hết. Cứ tưởng ông bà nhàn rỗi làm cho đỡ buồn cơ. Hóa ra đều có lý do cả, như lời bố cô nói: "Không tự gói bánh trưng làm gì còn không khí ngày tết nữa!"

    Được rồi là cô quá nông cạn, tết đối với cô chỉ là những ngày nghỉ dài hết ăn lại chơi mà thôi!
     
  9. người làm vườn

    Bài viết:
    0
    Chương 28: Bán hàng tết (2)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đúng như suy đoán của nhà cô, chợ chiều tết vắng hơn rất nhiều so với buổi sáng. Hai bố con cô ngồi ở quầy hàng trong chợ, nhìn người đi qua chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đã qua đi gần một giờ không có ai lại gần hỏi thăm hoa quả nhà cô. Nếu sáng nay bố con cô không bán hàng ở đây cô cứ nghĩ cô đến cái giả chợ.

    Hai bố con héo úa nhìn nhau, thật không cam lòng ra về. Tính cả từ nhà lên chợ Huyện, hai bố con cô phải đi mười mấy km đâu. Lại còn tiền thuê quầy, tiền gửi xe nữa đây là lý do hai bố con cô kiên trì đến giờ.

    Ngày mùa đông thường ngắn hơn mùa hè, Kiều Anh nhìn trời ước chừng hơn bốn giờ chiều. Chợ lúc này sôi động hơn chút xíu, hai bố con cô lấy lại tinh thần bắt đầu giao hàng. Bố cô giờ không còn ngượng ngùng xoắn xít như mấy tháng trước. Giọng ông vang dội nửa cái chợ đều nghe thấy. Và lẽ đương nhiên khách hàng cũng theo sau mà tới. Cô cũng đã tìm hiểu qua mấy nhà bên cạnh giá hoa quả. Được đến đáp án cô mới biết sáng nay nhà cô đắt hàng vì sao. Hàng ngon giá rẻ ai chẳng mua. Cứ nghĩ báo giá ban sang, khách hàng sẽ tranh nhau cướp mua. Không thành tưởng hoàn toàn ngược lại. Những người đi chợ chiều, ngoài lý do bận rộn không kịp đi chợ sáng ra hầu hết là để săn hàng ế.

    Những người này thường tính toán chi li, thấy bố con cô báo giá sảng khoái, họ nghĩ còn có không gian mặc cả. Vậy là cả đám ùa vào nhao nhao mặc cả. Chê này chê kia đủ kiểu hòng áp giá xuống thấp hơn. Kiều Anh gặp qua việc đời mà cũng phải trố mắt kinh ngạc, bố cô thì đỏ mặt tía tai bị mấy người vây quanh. Cô biết giá không thể giảm, càng giảm họ càng kiên trì mặc cả, lúc đấy lại càng đau đầu. Nghĩ nghĩ cô kéo tay áo bố cô lớn tiếng nói: "Bố con mình về nhà đi. Không bán được hàng cũng không sao, sáng mai nhà mình bán tiếp. Giờ mà bán giá thấp hơn giá mẹ giao cho, về nhà tối nay bố con mình đừng nghĩ ăn cơm." Cùng với đó là vài thanh thở dài, nhìn đáng thương vô cùng. Tiếng mặc cả thanh im bặt, lúc này mấy người mới nhớ ra quầy này còn ngồi một bé gái đâu. Bé gái mặc quần áo bông không vừa người còn bị giặt tẩy trắng bệch. Tuy không có mảnh vá nào, nhưng cũng hiện ra vẻ nghèo túng. Lại thấy bé gái mặt mũi bị lạnh đến đỏ bừng, đáng thương hề hề nhìn họ. Trẻ nhỏ không biết nói dối, không được ăn cơm chắc là mẹ kế đi. Đồng tình tâm lan tràn, mấy người đều dừng lại mặc cả. Bên tai thanh tịnh, Kiều Anh không biết mẹ cô đã bị gắn mác mẹ kế. Giờ cô vẫn diễn sâu giả đáng thương thâm tình nhìn mấy người mua hàng. Hiệu quả cực tốt, năm cân mứt dừa và gần hai mươi cân hoa quả đã được bán đi.

    Tiễn đi khách hàng, bố cô bật cười liếc cô một cái nói: "Nhỏ mà lanh, mẹ con mà biết bị con lấy làm bè, cẩn thận cái mông của con."

    Kiều Anh làm cái mặt quỷ cười nói: "Chỉ có con biết bố biết làm gì có ai nói cho mẹ con đúng không?"

    Bố cô chỉ cười cười nói sang chuyện khác: "Từ mai nhà mình chỉ bán hàng vào buổi sáng thôi."

    Kiều Anh đồng cảm gật đầu. Buổi chiều toàn khách hàng khó chơi. Vẫn là khách hàng buổi sáng đáng yêu hơn. Cô cũng cảm nhận được kiếm tiền không dễ. Thấy sắc trời càng trầm, hai bố con cô không kiên trì nữa chuẩn bị dọn dẹp ra về. Đang cúi xuống lấy hoa quả đặt vào thùng xốp, trên đỉnh đầu có tiếng người hỏi: "Ở đây còn bán hàng không?" Nghe giọng quen tai, Kiều Anh ngẩng đầu lên nhìn. Này đây chẳng phải bố mẹ Hoa sao.

    Lúc này bố mẹ Hoa cũng nhận ra bố con Kiều Anh. Kiều Anh lễ phép chào hỏi, bố cô chỉ gật đầu không có hàn huyên ý tứ. Thái độ của bố cô làm Kiều Anh khó hiểu, chẳng lẽ gặp phải người làng bố cô ngượng ngùng chăng? Da mặt cô đã được bảo chứng siêu dày đao thương bất nhập rồi nên rất tự nhiên bắt chuyện.

    Nói chuyện một hồi, bố mẹ Hoa mới đi vào chuyện chính, họ hỏi giá giỏ hoa quả nhà cô. Lại chẳng phải anh em họ hàng gì, đương nhiên bán cho người ngoài bao nhiêu cô báo giá bấy nhiêu. Cái gì tình làng nghĩa xóm với cô cũng đều là mây bay.

    Không biết hài lòng với giá cả nhà cô hay sĩ diện không dám trả giá. Dù sao bố mẹ Hoa một hơi mua mười giỏ hoa quả và mười cân mứt dừa các màu, đúng là danh tác. Hai bố con cô nhanh nhẹn đóng gói hàng. Bố cô lúc này cười chân thành nhiều, hỏi họ có cần vận chuyển hộ không. Bố mẹ Hoa cũng thấy hai người xách không hết mười giỏ hoa quả và mứt dừa nên gật đầu đồng ý.

    Không biết nơi ở của bố mẹ Hoa có xa không? Kiều Anh chỉ phải chống má nhìn phía cửa chợ. Không chờ tới bố cô về nhưng mà lại chờ tới khách đến mua hàng. Đến là hai mẹ con. Bà mẹ hơn ba mươi tuổi, người con tầm mười bốn mười lăm tuổi nhìn còn có điểm quen mắt. Kiều Anh nhớ không ra đã gặp ở đâu, có lẽ người đẹp đều hao hao giống nhau đi. Bà mẹ nhìn Kiều Anh một lúc rồi mới chỉ vào giỏ hoa quả hỏi giá. Kiều Anh đâu vào đấy báo giá giỏ hoa quả còn không quên quảng cáo mứt dừa nhà mình. Bà mẹ cũng đối các màu mứt dừa hứng thú quan sát một lát rồi nói: "Cho cô ba mươi giỏ hoa quả và ba mươi cân mứt dừa các loại màu."

    Này không khác nào bánh có nhân từ trên trời rơi trúng đầu, Kiều Anh có chút hôn mê. Khả năng, có lẽ cô thật sự là cẩm lý chuyển thế đi. Nếu không chút nữa về cô mua tờ xổ số xem, biết đâu lại trúng giải độc đắc cũng không biết chừng. Một đêm phất nhanh, bố mẹ cô cần gì phải thức đêm dậy sớm vất vả như bây giờ.

    Nhìn mình chỉ nói một câu mà bé trông quầy như vào cõi thần tiên, bà mẹ cũng thật bất đắc dĩ. Cũng may bố cô kịp thời trở về, nên mới giữ được đơn hàng này. Kiều Anh tỉnh lại bản thân một phút rồi cũng lao vào giúp bố cô đóng gói. Hai bố con cô hì hục mười lăm phút mới đóng gói xong toàn bộ đơn hàng.

    Hai mẹ con nhà kia có lẽ sống trong nhung lụa quen rồi, việc mang vác đồ đối với họ rất là mới lạ. Bố thấy vậy xung phong nhận việc ship hàng đến tận nhà. Kiều Anh không tham gia, cô ở lại thu dọn thùng trống. Đúng vậy, buổi chiều bố con cô lại bán khánh. Giờ trong thùng chỉ còn linh đinh mấy quả bị dập nát. Cô mới thu dọn được nửa bố cô đã quay lại, đằng sau còn đi theo hai người vạm vỡ. Kiều Anh vuốt cằm, chẳng lẽ đây là vệ sĩ trong truyền thuyết. Chỉ thấy hai người này đi đến chỗ đặt giỏ hoa quả, bàn tay vung xòe ra đã cầm gần hết số giỏ trên bàn. Bố cô chỉ cầm theo hai giỏ và túi mứt dừa theo sau.

    Chỉ chốc lát sau bố cô đã trở lại, nhưng nhìn vẻ mặt cứ ngu ngơ. Kiều Anh tò mò hỏi: "Bố làm sao vậy? Hay bọn họ quỵt tiền không trả."

    Bố cô lúc này mới hồn về thể xác dường như lắc đầu cảm thán: "Bố vừa đến nhà vị khách kia, con nhớ ngôi biệt thự gần chợ không? Đó là nhà bọn họ đấy. Siêu giàu luôn! Chắc chỉ biệt thự trên Hà Nội mới sánh bằng."

    Kiều Anh cũng không có nhiều ít ngạc nhiên, bọn họ không ở trong căn biệt thự kia cô mới ngạc nhiên đâu. Điều làm cô khó hiểu là sao họ lại mua hàng nhà cô, không xứng cấp bậc chút nào. Chẳng lẽ tại nhà gần chợ nên tiện thể mua.

    Cùng lúc đó, ngồi ở trong phòng khách vị khách vừa rồi cũng đặt ra nghi vấn đối với người đối diện: "Mẹ bảo con mua một đống hàng này về làm gì? Phát quà tết cho nhân viên sao?"

    Ngồi đối diện bất ngờ lại là bà thầy bói, chiều nay bà lên nhà con gái chơi. Thấy hứng thú mới vào trong chợ đi dạo, ai ngờ gặp được bố con Kiều Anh bán hàng trong đó. Thấy hai bố con ủ rũ bà đoán là ế hàng nên muốn giúp đỡ chút ít. Điều cũng không cần thiết nói tỉ mỉ với con gái bà. Bà chỉ ngắn gọn trả lời một câu: "Mẹ với bé con bán hàng có duyên. Đằng nào con cũng phải phát quà cho nhân viên coi như một công đôi việc."

    Con gái bà cũng chỉ biết gật đầu nghe theo.

    Lại nói về hai bố con Kiều Anh, lúc này hai bố con cô đang ngồi lên xe bò chậm rì rì về nhà. Đi ngang qua ngôi biệt thự hai bố con đồng loạt ngước nhìn. Nói thật, Kiều Anh đến từ hai mươi năm sau cũng không cấm kinh ngạc về vẻ đẹp của ngôi biệt thự này. Nhìn bên ngoài nó cũng không lớn nhưng lại rất tinh xảo. Màu vàng và màu trắng là hai màu chủ đạo, cao ba tầng. Bao quanh biệt thự là hàng rào sắt cao hai ba mét sơn màu trắng, cánh cổng mở ra hai bên được sơn màu vàng nâu rất khí khái. Xuyên qua cánh cổng là sân vườn và hòn non bộ tiếp đến là cửa chính làm bằng gỗ nâu đỏ.

    Kiều Anh không nhìn nữa, dù sao đời này cô không khả năng ở trong ngôi biệt thự đẹp như thế này là được. Quay sang thấy bố cô vẫn nhìn không chớp mắt ngôi biệt thự kia. Kiều Anh trêu đùa ông nói: "Bố có muốn ở trong một ngôi biệt thự như vậy không?"

    Bố cô không chút do dự gật đầu. Kiều Anh cười cười nói: "Trời còn chưa tối, bố con mình mau mau về nhà ngủ thôi. Trong mơ chắc chắn bố con mình sẽ ở ngôi biệt thự to và đẹp hơn thế này nhiều!"

    Bố cô giật mình nghe ra cô trêu đùa ông, quay lại búng nhẹ lên trán cô nói: "Ranh con thế mà cũng mang bố ra trêu đùa. Tin hay không một ngày nào đấy, bố sẽ cho mẹ con con ở trong biệt thự xa hoa hoa hơn thế này." Kiều Anh càng cười lớn lên nói: "Con tin. Con chờ mong ngày đó sẽ tới."

    Hai bố con Kiều Anh mang theo hi vọng đạp bóng đêm về nhà.
     
  10. người làm vườn

    Bài viết:
    0
    Chương 29: Tiền lãi

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Về đến nhà, chờ đợi hai bố con là bữa tối nóng hầm hập. Mẹ và chị cô chiều nay không bán được bao nhiêu hàng nên về nhà rất sớm. Biết hai bố con cô bán hết hàng bà tấm tắc bảo lạ. Phải biết rằng bà với Ngọc Anh ngồi đón gió hai tiếng đồng mới bán được mười cân hoa quả và ba cân mứt. Kiều Anh ở trước người nhà chưa bao giờ biết hai chữ khiêm tốn viết thế nào. Cô sinh động như thật kể buổi chiều trải qua của hai bố con cô. Ngắt đầu bỏ đuôi chọn điểm đặc sắc mang ra kể. Nghe xong mẹ cô cảm xúc dâng trào, muốn kéo cô về đội của bà, đá chị cô cho bố cô mang theo. Còn lấy ra lý do rất chính đáng: "Ngọc Anh chưa lên thành phố lần nào. Đi một lần cho mở rộng tầm mắt."

    Bố cô tuy rất tiếc nuối, nhưng lý do của mẹ cô quá hợp lý, nhất thời ông không có phản bác được. Đành phải nhường Kiều Anh cho mẹ cô. Thế là việc thay thế người cứ như vậy qua loa quyết định, hai nhân vật chính không có quyền lên tiếng.

    Đột nhiên Kiều Anh lại nhớ đến bố mẹ Hoa. Cô đem chuyện bố mẹ Hoa mua hàng kể cho mẹ cô nghe. Mẹ cô cũng ngạc nhiên, dạo gần đây bà mải mê buôn bán rất ít quan tâm đến chuyện trong làng. Nhưng tin đồn về bố mẹ Hoa bà có nghe nói qua, bà không xác định nói: "Nghe mọi người nói hình như hai vợ chồng họ muốn mở xưởng may quần áo."

    Này cũng quá trâu bò đi. Vừa bị đuổi việc mà có thể mở được xưởng may, tài sản đúng là không ít. Hèn nào mà mua nhiều hàng thế, chắc bố mẹ Hoa tặng quà để khơi thông quan hệ.

    Lòng hiếu kỳ đã được giải đáp cô không muốn miệt mài theo đuổi đề tài này. Nhưng nghĩ tới thái độ của bố cô với bố Hoa cứ cảm giác hai người có ân oán gì đó. Cô không cấm tò mò nhỏ giọng hỏi mẹ cô. Mẹ cô lại cười sang sảng trả lời: "Có gì ân oán chứ, bố con tự ti trước người ta thôi. Cùng tuổi mà cái gì cũng không bằng người ta nên mới vậy đó."

    Giờ Kiều Anh mới biết bố cô bằng tuổi với bố Hoa. Nghĩ lại ba mươi mấy năm phong cảnh của bố Hoa có thể nghĩ tuổi thơ của bố cô nước sôi lửa bỏng thế nào. Ngồi cách đó không xa bố cũng nghe được lời mẹ cô nói, mặt già đỏ lên phản bác: "Ai bảo anh tự ti, đó là anh không đi học tiếp thôi, nếu không tên kia làm gì có cửa bằng anh."

    Mẹ cô có lệ gật đầu rồi nói: "Đúng vậy, tại anh lúc đó nhà nghèo không có tiền mới bỏ học, chứ không phải học dốt sợ đi học được chưa?"

    Kiều Anh liếc nhìn mẹ cô một cái, rất tri kỷ mà nói thêm: "Dù cho bằng cấp bố không cao như bố Hoa, kiếm tiền không giỏi như bố Hoa nhưng không phải bố có hai cô con gái xinh đẹp như hoa sao? Bố Hoa chỉ có một, mà còn lớn lên chẳng ra sao."

    Bố cô trợn trắng mắt nhìn cô, không có chút nào được an ủi tới. Người ta có một cô con gái nhưng mà còn có một đứa con trai nối dõi tông đường đâu, sao không nhắc tới. Ông không trọng nam khinh nữ nhưng bị người ta lời ra tiếng vào cũng khó chịu. Nửa đời của ông coi như thua bởi tên kia rồi nhưng không phải còn đời con ông sao? Bố cô âm trắc trắc nhìn cô nói: "Nhớ đến Hoa cũng bằng tuổi con đi. Bố cũng không có gì chí lớn, chỉ cần việc học của con nghiền nát con gái tên kia là được. Nghĩ đến việc nhỏ này chắc con làm được đúng không?"

    Kiều Anh không nghĩ tới có ngày cô tự đào hố đem mình chôn, vội vàng lấy cớ buồn ngủ, nhanh chóng chuồn êm về giường mình.

    Mai còn phải dậy sớm bán hàng nên nhà cô hôm nay cũng đi ngủ sớm.

    Sáng sớm hôm sau cậu và chú út cô đúng giờ xuất hiện trước cửa nhà cô. Vẫn là trước lên chợ Huyện, sau mới tách ra hai đội chỉ khác là thay đổi vị trí của chị em cô thôi.

    Kiều Anh ở đâu cũng phát huy sức hút của mình. Cô vừa giao hàng xong khách đã đến đầy quầy. Có kinh nghiệm bán hàng từ trước nên hai mẹ cô rất bình tĩnh tiếp đãi khách hàng. Rất nhanh hàng hóa trong quầy đã bị bán sạch. Mẹ cô bảo cậu cô về lấy nốt hàng ra bán.

    Cứ thế bán đến hơn chín giờ quầy hàng nhà cô chỉ còn lại thùng rỗng và ít hoa quả hỏng. Ba người thu dọn đồ đạc ra về.

    Ba người về đến nhà đã mười giờ, mẹ cô đi bắt gà làm thịt coi như khánh công. Dính đến bếp núc là mẹ cô lại không cho cô đến gần, Kiều Anh u oán nhìn mẹ cô bận rộn. Giấc mơ hiền nội trợ của cô khả năng là không thực hiện được. Đang ưu sầu về tương lai thì nghe có tiếng lộc cộc, Kiều Anh chạy vội ra mở cổng. Đội của bố cô đã trở lại. Cô kiễng chân nhìn đồ trên xe, chỉ thấy thùng xốp trống không hàng hóa đã không có. Kiều Anh vui mừng quá đỗi, như vậy chỉ một ngày rưỡi nhà cô đã bán hết hàng tết rồi.

    Bố cô lấy cỏ và nước cho hai con bò rồi mới hỏi tình hình bán hàng đội cô. Kiều Anh dấu không được cảm xúc toát miệng cười nói: "Có thần may mắn con ở bên cạnh tất nhiên là bán sạch rồi."

    Bố cô cũng giật mình không nhẹ, này cũng quá nhanh đi. Liếc mắt nhìn con gái ông đang cười đắc ý, ông lại nhớ bà thầy bói nói con gái ông có vận làm buôn bán. Chẳng lẽ là sự thật. Thấy bố cô không nói lời nào, tưởng ông không tin đang định giải thích thì bố cô đã bị mẹ cô gọi vào phụ bếp. Kiều Anh đành hậm hực ra chia sẽ tin vui với chị cô.

    Hôm nay bố cô rất vui nên mang rượu ngâm táo mèo ông trân quý đã lâu mang ra tiếp khách. Rượu đủ cơm no, mẹ cô đưa cho cậu và chú út cô mỗi người năm mươi nghìn tiền thù lao. Nhưng hai người không chịu lấy, bố mẹ cô khuyên kiểu gì hai người cũng không cầm. Bố mẹ cô đành thu tiền lại, quyết định lấy số tiền này làm tiền mừng tuổi con hai người.

    Tiễn đi cậu và chú út, cả nhà cô mới đến công đoạn hồi hộp nhất đó là đếm tiền. Kiều Anh cũng tính đại khái ra số tiền nhà cô có. Dù vậy cũng không ảnh hưởng cô đối với đếm tiền hứng thú. Hiện giờ tiền polime chưa phát hành, chỉ toàn là tiền giấy. Từng sấp từng sấp tiền giấy còn rất dày, nhìn như chuẩn bị đi chùa đổi tiền lẻ vậy. Mệnh giá tiền nhỏ lên công tác đếm tiền mất nhiều thời gian hơn. Phải mất hơn mười phút mới thống kê ra kết quả. Tổng cộng là hơn mười tám triệu đồng. Lúc trước bố cô có đặt cọc trước ba triệu cho bác chủ quầy hoa quả, giờ còn nợ sáu triệu. Đồng dạng mẹ cô cũng còn nợ cô bán dừa ba trăm nghìn nữa. Trừ đi hết thảy nhà cô còn lại hơn mười hai triệu đồng. Một con số khổng lồ, từ lúc sinh ra đến giờ bố mẹ cô chưa từng cầm số tiền lớn như vậy. Cả nhà cô nhìn nhau kích động lên. Bố cô lấy lại bình tĩnh bắt đầu kế hoạch tiêu tiền: "Mua Tivi đi, lần trước Anh Anh chẳng phải rất muốn mua nó."

    Lời nói dối từ mấy tháng trước giờ vẫn còn tác dụng chậm. Kiều Anh ôm trán, cô cứ nghĩ bố cô quên rồi cơ.

    Cô định lên tiếng phản đối, mẹ cô lại nhanh hơn cô một bước nói: "Không được, xây nhà trước, nhà mình giờ nhỏ quá. Sau này hai nhóc con lớn, phải có không gian riêng."

    Nhà cô hiện tại ở có ba gian thông nhau. Chính giữa là bàn thờ và bộ bàn ghế, hai bên đặt hai chiếc giường. Đây là cách bố trí phòng kinh điển ở nông thôn. Những nhà có con gái thường ở quê cô phải xây thêm một gian buồng riêng. Nhưng hiển nhiên bố mẹ cô khi xây nhà đã quên xây buồng, nên chị em cô vẫn phải ngủ giường ngoài nhà. Bây giờ hai chị em cô còn nhỏ không sao, lớn lên vài tuổi nữa mà còn ở như vậy sợ không ổn lắm. Băn khoăn này của mẹ cô, Kiều Anh có thể lý giải nhưng cô không tán đồng việc xây nhà lúc này. Lấy lý do gì để phản đối đâu, Kiều Anh cũng đau đầu. Làm Kiều Anh bất ngờ là bố cô cũng không đồng ý xây nhà. Lý do ông đưa ra làm cả nhà cô hết hồn. Ông muốn xây biệt thự. Thật là cái gì cũng dám nghĩ mà.

    Cả nhà cô không đem lời nói của ông là thật, nhưng việc xây nhà cũng bị bỏ ngỏ. Số tiền kia bố mẹ cô cất đi trước, Kiều Anh thấp cổ bé họng chỉ trơ mắt nhìn tiền bị bố mẹ cô khóa vào tủ. Cả người héo rũ, cơn buồn ngủ ập tới, Kiều Anh tìm em mèo rồi chìm vào mộng đẹp.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...