Triết học: Phân tích đặc điểm phủ định biện chứng, vận dụng vào sự phát triển nền văn hóa Việt Nam

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi An Nam, 19 Tháng hai 2022.

  1. An Nam

    Bài viết:
    185
    TRIẾT HỌC

    ĐỀ TÀI THẢO LUẬN: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG, VẬN DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


    I. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG

    1. Khái niệm:

    - Khi xem xét sự phát triển, còn một vấn đề khác được đặt ra là: Sự phát triển diễn ra theo chiều hướng nào?

    - Trong triết học trước Mác có tồn tại quan điểm vận động vòng tròn. Vận dụng quan điểm đó vào đời sống xã hội, thì khi xã hội đạt tới một trình độ nào đó, xã hội sẽ trở lại điểm xuất phát, vòng phát triển mới lại bắt đầu. Py- ta-go cho rằng một chu kỳ phát triển như vậy của nhân loại hết bẩy mươi tám vạn năm. Tương tự với quan điểm đó, trong đạo phật có quan niệm về sự luân hồi của kiếp người.

    - Quan điểm duy vật biện chứng mang lại lời giải đáp khác về cơ bản cho vấn đề được nêu ra trên đây. Xem xét vấn đề này trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng, triết học Mác thấy rõ sự chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn tới mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi và sự vật mới ra đời. Mỗi sự thay thế ấy làm thành một mắt khâu trong sợi dây xích phát triển của hiện thực và của tư duy. Sự ra đời của cái mới là kết quả của sự phủ định cái cũ, cái lỗi thời. Những nhà triết học theo quan điểm siêu hình hiểu phủ định như là sự can thiệp của những lực lượng bên ngoài làm phá hủy, thủ tiêu sự vật, chấm dứt sự phát triển của nó. Đương nhiên, cả trong tự nhiên lẫn trong xã hội đều có những hiện tượng như vậy. Song, tính phổ biến của các quá trình phủ định diễn ra trong tự nhiên cũng như trong xã hội là sự phủ định làm mất đi cái cũ và xuất hiện cái mới, tiến bộ hơn. Sự phủ định như vậy là hình thức giải quyết những mâu thuẫn nội tại của bản thân sự vật bị phủ định. Do vậy phủ định là mắt khâu tất yếu của bất kỳ sự phát triển nào. Trong ý thức thông thường, khái niệm "phủ định" thường thể hiện bằng từ "không"; phủ định có nghĩa nói "không", bác bỏ một cái gì đó. Trong phép biện chứng, phủ định được xem là nhân tố của sự phát triển. Do vậy, khái niệm phủ định có ý nghĩa sâu sắc hơn so với các sử dụng trong đời thường. Để đặc trung cho điều đó, người ta đưa khái niệm phủ định biện chứng.

    Ø Phủ định biện chứng:

    · Phủ định nói chung là sự thay thế một sự vật, hiện tượng này bởi một sự vật, hiện tượng khác A=>B

    · Phủ định biện chứng: Là khái niệm dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển. Phủ định biện chứng làm cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới. Phủ định biện chứng là sự tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là "mắt xích" trong "sợi dây chuyền" dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so với sự vật, hiện tượng cũ.

    2. Đặc trưng cơ bản:

    - Phủ định biện chứng có tính khách quan; tính kế thừa; tính phổ biến, đa dạng, phong phú.

    Ø Tính khách quan:

    - Tính khách quan thể hiện ở chỗ: Nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng, đó là kết quả chuyển hóa của các mặt đối lập nhằm giải quyết những mẫu thuẫn bên trong của bản thân sự vật, hiện tượng và của quá trình tích lũy về lượng dẫn đến nhảy vọt về chất. Quá trình đó hoàn toàn không phụ thuộc vào ý thức của con người

    - VD: Chế độ phong kiến phủ định chế độ chiếm hữu nô lệ là kết quả của cuộc đấu tranh giữa giai cấp nô lệ và giai cấp chủ nô trong bản thân chế độ chiếm hữu nô lệ đưa lại.

    Ø Tính phổ biến, đa dạng, phong phú:

    - Diễn ra trong mọi lĩnh vực: Tự nhiên, xã hội và tư duy.

    - VD:

    · Tự nhiên: Các giống loài mới xuất hiện phủ định các giống loài cũ, là kết quả của quá trình đấu tranh giữa di truyền và biến dị trong bản thân sinh vật tạo ra.

    · Xã hội: Chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời từ xã hội cũ. Nó không xóa bỏ "sạch trơn" xã hội cũ, mà tiếp thu, kế thừa có chọn lọn các thành quả mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ cũ.

    · Tư duy: Con người đã phát triển không ngừng từ người nguyên thủy chỉ chế tạo được các công cụ thô sơ bằng đá, ngày nay con người đã chế tạo ra được những máy móc tinh vi tăng năng suất, giảm chi phí lao động.

    Ø Tính kế thừa:

    - Phủ định biện chứng không phải là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàn toàn cái bị phủ định. Trái lại, để dẫn tới sự ra đời của cái mới, quá trình phủ định biện chứng bao hàm trong nó nhân tố giữ lại những nội dung tích cực của cái bị phủ định. Phủ định biện chứng, do vậy, là sự phủ định mang tính kế thừa. Với ý nghĩa như vậy, phủ định đồng thời cũng là khẳng định. Để diễn đạt tư tưởng đó. V. I. Lênin viết: "Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng.. mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì của khẳng định". Tính kế thừa này cũng là tính tất yếu và đảm bảo cho các sự vật và hiện tượng phát triển liên tục.

    Ø Kế thừa biện chứng:

    · Sự vật, hiện tượng mới ra đời có chọn lọc và cải tạo yếu tố còn thích hợp; loại bỏ các yếu tố gây cản trở cho sự phát triển của sự vật, hiện tượng mới.

    · Các yếu tố chọn giữ lại sẽ được cải tạo, biến đổi để phù hợp với sự vật, hiện tượng mới.

    · Sự vật, hiện tượng mới sẽ có chất giàu có hơn, phát triển cao hơn, tiến bộ hơn

    · Kế thừa biện chứng có sự kế thừa thông suốt, bền chặt giữa cái mới với cái cũ, giữa nó với quá khứ của chính nó

    Ø Kế thừa siêu hình:

    · Giữ lại nguyên si những gì bản thân nó đã có ở giai đoạn phát triển trước; thậm chí còn ngáng đường, ngăn cản sự phát triển của chính nó, của đối tượng mới.

    · VD: Các giống loài phát triển theo quy luật di truyền. Thế hệ con cái thừa kế những yếu tố tích cực của thế hệ bố mẹ, gạt bỏ những yếu tố không còn thích hợp với hoàn cảnh mới.

    => Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, phủ định biện chứng là một quá trình vô tận, tạo nên khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng từ trình độ thấp đến trình độ cao hơn, diễn ra có tính chất chu kì theo hình thức "xoáy ốc". ". Đường xoáy ốc là khái niệm dùng để chỉ sự vận động của những nội dung mang tính kế thừa có trong sự vật, hiện tượng mới nên không thể đi theo đường thẳng, mà diễn ra theo đường tròn không nằm trên một mặt phẳng tựa như đường xoáy trôn ốc. Đường xoáy ốc là hình thức diễn đạt rõ nhất đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng ở tính kế thừa qua khâu trung gian, tính lặp lại, nhưng không quay lại và tính tiến lên của sự vật phát triển. V. I. Lênin lưu ý chúng ta:" Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn ( "phủ định của phủ định") ; sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không phải theo đường thẳng ". Như vậy, sự phát triển dường như lặp lại, nhưng trên cơ sở mới cao hơn là đặc điểm quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định. Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc thể hiện trình độ phát triển cao hơn và sự nối tiếp nhau các vòng của đường xoáy ốc thể hiện tính vô tận của sự vật phát tiển từ thấp đến cao.

    =>Như vậy: Chỉ có phủ định biện chứng mới đồng thời có ba tính chất là tính khách quan, tính phổ biến và tính kế thừa. Đặc biệt, tính kế thừa là đặc trưng cơ bản NHẤT của phủ định biện chứng. Nó chính là đặc trưng quan trọng nhất để phân biệt phủ định biện chứng với phủ định sạch trơn, phủ định siêu hình.

    3. Ý nghĩa phương pháp luận

    - Thứ nhất, quy luật này chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật, hiện tượng; sự thống nhất giữa tính tiến bộ và tính kế thừa của sự phát triển; sau khi đã trải qua các mắt xích chuyển hóa, có thể xác định được kết quả cuối cùng của sự phát triển

    - Thứ hai, quy luật này giúp nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển, đó là quá trình diễn ra quanh co, phức tạp không hề đều đặn thẳng tắp, không va vấp, không có những bước thụt lùi.

    - Thứ ba, quy luật này giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới, ra đời phù hợp với quy luật phát triển, biểu hiện giai đoạn cao về chất trong sự phát triển. Trong tự nhiên, sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng mới diễn ra tự phát; nhưng trong xã hội, sự xuất hiện mới đó gắn với việc nhận thức và hành động có ý thức của con người.

    - Thứ tư, tuy sự vật hiện tượng mới thắng sự vật hiện tượng cũ, nhưng trong thời gian nào đó, sự vật, hiện tượng cũ còn mạnh hơn; vì vậy, cần ủng hộ sự vật, hiện tượng mới, tạo điều kiện cho nó phát triển hợp quy luật; biết kế thừa có chọn lọc những yếu tố tích cực và hợp lý của sự vật, hiện tượng cũ làm cho nó phù hợp với xu thế vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng mới.

    II. VẬN DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

    1> KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

    · Khái niệm văn hóa

    - Quan niệm hẹp: Những giá trị, sáng tạo tinh thần, xã hội. -

    - Quan niệm rộng: Bao gồm cả quá trình sáng tạo và trình độ phát triển vật chất, tinh thần của xã hội loài người trong suốt quá trình lịch sử.

    -" Văn hóa là tất cả những sáng tạo hữu thức của một cộng đồng người vì mục đích tồn tại và phát triển ". Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hòa của tất cả các khía cạnh của đời sống.

    Ø Khái niệm tiên tiến

    Tiến tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung.

    Ø Bản sắc dân tộc

    Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc; lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống.. Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo.

    2>VẬN DỤNG VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

    A> Phủ định biện chứng được áp dụng vào quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc qua các thời kì lịch sử

    Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, Phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.

    Ø TỔ CHỨC XÃ HỘI

    Từ ngàn năm nay, hai đơn vị xã hội quan trọng nhất trong văn hóa là Làng (thôn) và Nước (quốc gia). Tục ngữ Việt Nam có câu" Làng đi đôi với nước ". Các đơn vị tổ chức trung gian là Huyện và Tỉnh.

    Quan hệ họ hàng đóng một vai trò rất lớn ở Việt Nam. Không giống như sự nhấn mạnh cá nhân của văn hóa phương Tây, văn hóa Phương Đông đánh giá cao vai trò của gia đình và tinh chất gia tộc. Trong văn hóa phương Đông (đặc biệt là vùng văn hóa chữ Hán), văn hóa Trung Quốc coi trọng giá trị gia đình hơn gia tộc, trong khi ở văn hóa Việt Nam đặt gia tộc cao hơn gia đình. Gia tộc luôn có một tộc trưởng, bàn thờ gia tộc (nhà thờ họ), và đám tang người Việt luôn có sự tham gia của cả gia tộc.

    Trước đây hầu hết các cư dân ở một địa phương có quan hệ huyết thống. Điều đó thực tế vẫn còn thấy trong tên làng như Đặng Xá (nơi có người họ Đặng là chủ yếu), Châu Xá, Lê Xá.. Ở vùng Tây Nguyên truyền thống nhiều gia đình trong một gia tộc cư trú trong một nhà dài vẫn còn phổ biến. Ở nông thôn Việt Nam ngày nay, ta vẫn có thể thấy ba hay bốn thế hệ sống dưới một mái nhà.

    Bởi vì mối quan hệ họ hàng có vai trò quan trọng trong xã hội, nên tồn tại một hệ thống phân cấp phức tạp các mối quan hệ. Trong xã hội Việt Nam, có chín thế hệ khác nhau. Người trẻ tuổi có thể có một vị trí cao hơn trong hệ thống phân cấp của gia đình hơn và vẫn phải được tôn trọng như một người lớn tuổi. Ví dụ, nếu cha mẹ, của một đứa trẻ lớn tuổi, có một người anh/chị lớn tuổi nhưng có con trẻ tuổi hơn so với con mình, thì con họ sẽ ở vị trí thấp hơn trong gia đình. Nói cách khác, bạn phải đối xử với người anh em họ trẻ tuổi của bạn như một người lớn tuổi, nếu cha của bạn là em trai của bố người anh em họ đó.

    Hệ thống phức tạp của các mối quan hệ, là kết quả của cả Nho giáo và các chuẩn mực xã hội được chuyển tải thông qua việc sử dụng rộng rãi của các đại từ khác nhau trong tiếng Việt, trong đó có một mảng rộng lớn của sự kính trọng để biểu thị trạng thái của người nói liên quan đến những người mà họ đang nói chuyện đến. Xưng hô trong tiếng Việt đã trở thành đặc trưng của văn hóa Việt Nam.

    Ø TÍN NGƯỠNG

    Như mọi nơi trên thế giới, từ thuở xa xưa các dân tộc trên đất Việt Nam đã thờ rất nhiều thần linh. Các dân tộc thờ tất cả các thế lực vô hình và hữu hình mà thực chất là các hiện tượng thiên nhiên và xã hội chưa thể giải thích được vào thời đó. Ngày nay nhờ những nghiên cứu, những lễ hội, những phong tục hiện hữu chúng ta biết nhiều hơn về cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của các dân tộc Việt Nam cổ nói chung và tín ngưỡng của họ nói riêng

    Người xưa cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người ta thờ rất nhiều thần, nguyên thủy họ thờ thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Đất, thần Sông, thần Biển, thần Sấm, thần Mưa.. những vị thần gắn với những ước mơ thiết thực của cuộc sống người dân nông nghiệp. Đi sâu vào cuộc sống hằng ngày họ thờ thần Nông là thần trông coi việc đồng áng, thần Lúa, thần Ngô với hy vọng lúc nào ngô lúa cũng đầy đủ. Không chỉ các vị thần gắn với đời sống vật chất, các dân tộc còn thờ các vị thần gắn với đời sống tinh thần của họ người Việt thờ các thần Thành Hoàng, các vị anh hùng dân tộc, các vị thần trong đạo mẫu. Họ là các vị thần có công lớn với đất nước, với làng xã, dân chúng thờ phụng các vị thần này để tỏ lòng biết ơn và cầu mong các vị phù hộ họ. Cũng như người Việt, người Hoa thờ các vị thần Quan Công, Thần Tài. Người Chăm thờ các vị thần như Po Nagar, Po Rome..

    Thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ người đã mất là một tục lệ lâu đời của người Việt và một số dân tộc khác. Họ tin rằng linh hồn của tổ tiên cũng ở bên cạnh con cháu và phù hộ cho họ. Chính vì như vậy nên gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên và bàn thờ được đặt nơi trang trọng nhất trong nhà. Ngoài các ngày giỗ, tết thì các ngày mùng một, ngày rằm họ thắp hương như một hình thức thông báo với tổ tiên ông bà. Nói đến tục thờ cúng tổ tiên, người ta đều biết tới một ngày giỗ tổ chung cho cho người Việt đó là ngày giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch)

    Ø TÔN GIÁO

    Trên danh nghĩa, các tôn giáo ở Việt Nam gồm: Phật giáo Đại thừa, Khổng giáo và Đạo Giáo (được gọi là" Tam giáo"). Có một số tôn giáo khác như Công giáo Roma, Cao Đài và Hòa Hảo. Những nhóm tôn giáo có ít tín đồ hơn khác gồm Phật Giáo Tiểu Thừa, Tin Lành và Hồi Giáo.

    Phần đông đa số người dân Việt Nam xem họ là nhưng người không có tín ngưỡng, mặc dù họ cũng có đi đến các địa điểm tôn giáo vài lần trong một năm. Người Việt Nam được cho là ít có tinh thần tôn giáo, các tôn giáo thường được tập trung ở mặt thờ cúng, mặt giáo lý ít được quan tâm.

    Với sự biến động của lịch sử các dân tộc tại Việt Nam, trải qua hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc, đời sống tinh thần nói chung của người dân Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều của văn hóa Trung Hoa. Với ba hệ tư tưởng Tam Giáo đã thâm nhập vào đời sống tinh thần cũng như vào tôn giáo của người Việt Nam là Đạo giáo, Nho giáoPhật giáo . Đạo giáo và Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc và thâm nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên qua tầng lớp thống trị người Trung Hoa

    Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ và có hai phái đã du nhập vào Việt Nam bằng hai ngả khác nhau: Phái Đại thừa vào Việt Nam qua Trung Quốc cùng với Đạo giáo và Nho giáo. Còn phái Tiểu thừa qua các nước Đông Nam Á láng giềng vào Việt Nam thịnh hành ở cộng đồng người KhmerĐồng bằng sông Cửu Long

    Tam giáo có những thời kỳ phát triển rất mạnh và cũng có lúc mờ nhạt tại Việt Nam, nhưng nhìn chung ảnh hưởng của Tam giáo rất sâu rộng trong các tầng lớp dân chúng, nhất là Phật giáo . Và đến lượt mình, các tầng lớp dân chúng tại Việt Nam đã tiếp thu các tôn giáo mới một cách có chọn lọc và sáng tạo, hay nói cách khác các tôn giáo mới du nhập đã được bản địa hóa để phù hợp với phong tục tập quán và tín ngưỡng của người dân địa phương

    Công giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 16, tuy việc truyền đạo lúc bấy giờ gặp nhiều khó khăn nhưng ở Việt Nam từ lúc đầu cũng đã có một số lượng người theo Công giáo, từ cuối thế kỷ 19 khi thực dân Pháp đã xâm lược hoàn toàn Việt Nam thì việc truyền đạo mới được tự do dễ dàng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 8% dân số là tín đồ Công giáo, đứng hàng thứ 2 ở Đông Nam Á sau Philippines .

    Cùng với Công giáo, một hệ phái khác của đạo Cơ đốcTin Lành cũng xâm nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, đạo Tin Lành được phổ biến tới các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, Tây Nguyên.. ước tính hiện nay có khoảng hơn 1 triệu người theo đạo

    Đạo Hồi là tôn giáo của một bộ phận người Chăm ở Việt Nam, được du nhập vào từ thế kỷ 15 tại vương quốc Chăm Pamiền Trung Việt Nam, sau đó theo chân một bộ phận người Chăm di cư tới vùng An Giang, Tây Ninh vào thế kỷ 19

    Ngoài các tôn giáo du nhập từ bên ngoài trên, tại miền Nam Việt Nam có các tôn giáo Hòa HảoCao Đài . Đây là hai tôn giáo bản địa Việt Nam, đạo Hòa Hảo được sáng lập từ năm 1939 và đạo Cao Đài được sáng lập từ năm 1926. Hiện nay hai tôn giáo bản địa này phát triển mạnh khắp Nam Bộ và ra cả một số tỉnh ở miền TrungTây Nguyên và miền Bắc.

    Ø Ngôn Ngữ

    Về mặt ngôn ngữ, các nhà dân tộc học đã chia các dân tộc ở Việt Nam thành 8 nhóm ngôn ngữ của họ:

    · Nhóm Việt-Mường: Gồm người Việt, người Mường, người Chứt, người Thổ

    · Nhóm Tày-Thái: Gồm người Tày, Thái, Nùng, Bố Y, Sán Chay, Lào..

    · Nhóm Dao-Hmông: Gồm người Hmông, Dao, Pà Thẻn..

    · Nhóm Tạng-Miến: Gồm người Hà Nhì, Lô Lô, Si La, La Hủ..

    · Nhóm Hán: Gồm người Hoa, Sán Dìu, Ngái..

    · Nhóm Môn-Khmer: Gồm người Khmer, Kháng, Hrê, Xơ Đăng, Ba Na, Khơ Mú, Cơ Ho, Mạ, Xinh Mun..

    · Nhóm Mã Lai-Đa đảo: Gồm người Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai, Chu Ru..

    · Nhóm hỗn hợp Nam Á: Gồm la Chí, La Ha, Pu Chéo, Cơ Lao..

    Tiếng Việt thuộc về nhóm Việt-Mường, hiện nay là ngôn ngữ chính thức của nước Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của người Việt và đồng thời là ngôn ngữ hành chính chung của 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, tiếng Việt được 86% người dân sử dụng. Mặc dù là ngôn ngữ chung của người Việt nhưng nó có sự khác biệt về mặt ngữ âmtừ vựng ở các vùng miền dẫn tới phương ngữ tiếng Việt được phân chia làm nhiều vùng phương ngữ khác nhau từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam

    Về nguồn gốc, tiếng Việt được xem là có nguồn gốc với ngôn ngữ Nam Á về mặt từ vựng kết hợp với ngôn ngữ Tày-Thái về mặt thanh điệu . Trong quá trình phát triển Tiếng Việt đã tiếp thu và đồng hóa nhiều từ Hán và được gọi là từ Hán-Việt, ngoài ra tiếng Việt còn tiếp thu một số lượng khá lớn các từ khoa học kỹ thuật của các ngôn ngữ Pháp, Nga, Anh từ đầu thế kỷ 20 đến nay

    Về chữ viết, theo một số nghiên cứu khảo cổ, từ thời Hùng Vương người Việt đã có chữ viết riêng gọi là chữ Khoa Đẩu mà người Trung Quốc miêu tả là giống đàn nòng nọc đang bơi. Tới thời Bắc thuộc, chữ Hán là chữ viết chính thức ở Việt Nam. Sau khi dành độc lập từ thế kỷ 10, với ý thức dân tộc cũng như các từ vựng không có trong chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm dùng song hành với chữ Hán. Chữ Nôm được hoàn chỉnh vào thế kỷ 12 và phát triển rực rỡ vào thế kỷ 18. Tuy nhiên chữ Nôm chỉ được dùng trong lĩnh vực văn chương, còn trong hành chính thì vẫn dùng chữ Hán.

    Từ thế kỷ 17, khi các nhà truyền giáo phương Tây vào Việt Nam truyền đạo Công giáo đã dựa trên bảng chữ cái tiếng Bồ Đào Nhatiếng Ý để phiên âm tiếng Việt bằng chữ Latinh và đây là cơ sở cho sự ra đời của chữ Quốc ngữ . Mặc dù chữ Quốc ngữ đã có từ thế kỷ 17 nhưng phải tới đầu thế kỷ 20 khi thực dân Pháp đô hộ hoàn toàn Việt Nam thì chữ Quốc ngữ mới được người Pháp bảo hộ để có thể phổ biến để thành một công cụ giao tiếp thuận lợi trong xã hội Việt Nam cùng tiếng Pháp . Tuy Chữ Nôm và chữ Hán không còn sử dụng phổ biến, vẫn có một lượng không nhỏ người Việt học chữ Hán và chữ Nôm và dùng nó trong tiếng Việt, để vừa biểu nghĩa (tránh đồng âm khác nghĩa ), dùng trong các hoạt động liên quan tới văn hóa truyền thống như viết thư pháp, vừa có thể đọc được các văn bản cổ xưa hay các câu chữ ở các di tích lịch sử, là cơ sở để tìm hiểu thêm về văn hóa truyền thống xa xưa.

    Ngoài chữ Quốc ngữ là chữ viết phổ thông cho người dân ở Việt Nam hiện nay, một số dân tộc khác cũng sử dụng song hành chữ viết của dân tộc mình như chữ Khmer của người Khmer ở Nam Bộ, chữ Akhar Thrah của người Chăm, chữ Thái của người Thái ở vùng Tây bắc, chữ Mnông của người Mnông ở Tây Nguyên.. nhằm gìn giữ văn hóa của dân tộc mình cũng như tiếp nhận các tri thức mới từ chữ quốc ngữ dịch sang. Theo thống kê hiện nay có 26 dân tộc thiểu số tại Việt Nam có chữ viết riêng của mình ngoài chữ Quốc ngữ.

    Ø Phong tục:

    Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời hàng ngàn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong người dân có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Theo sự thăng trầm của lịch sử của dân tộc, phong tục của người Việt Nam cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hóa xã hội. Tuy nhiên có những phong tục mất đi những cũng có nhưng phong tục khẳng định được tính đúng đắn, cái hay, cái đẹp của nó qua việc những phong tục đó còn hiện hữu trong cuộc sống ngày nay của người Việt Nam

    Sớm nhất được nhắc đến trong lịch sử là tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương trải qua hàng nghìn năm người Việt cùng một số dân tộc khác vẫn giữ được tập tục này trong cuộc sống ngày nay, tục ăn trầu bắt nguồn từ truyện sự tích Trầu Cau để rồi thành biểu tượng cho tình anh em, vợ chồng của người Việt, theo thời gian ý nghĩa của tục ăn trầu được mở rộng sang việc giao hiếu, kết thân của người Việt Nam

    Cùng ra đời từ xa xưa với tục ăn trầu là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết, Tết vừa là một phong tục đồng thời cũng là một tín ngưỡng và cũng là một lễ hội của người Việt cùng một số dân tộc khác. Một số dân tộc khác đón năm mới trong thời gian khác và tên gọi đặc trưng của mình như Chol Chnam Thmay (khoảng tháng 4) của người Khmer, Katê (khoảng tháng 10) của người Chăm Bàlamôn.. Từ Tết Nguyên Đán đón năm mới, theo thời gian với những ảnh hưởng từ Trung Quốc, người Việt Nam bổ sung thêm vào những phong tục Tết khác như Tết Nguyên tiêu, Tết Hàn thực, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, Tết Thanh minh

    Không thấy nhắc đến sớm trong sử sách nhưng các phong tục hôn nhân, sinh đẻ, tang lễ, cũng đã song hành với người Việt Nam từ xa xưa và đến ngày nay vẫn là những phong tục gắn liền với đời sống người Việt Nam.

    (trầu cau) (tết Trung Thu)

    Ø Lễ Hội

    Cũng giống như nhiều nước khác, Việt Nam là một nước có nhiều lễ hội dân gian là hình thức sinh hoạt của cộng đồng. Trong lễ hội, các lễ nghi tín ngưỡng, các phong tục tập quán, các thể lệ và hình thức sinh hoạt của một cộng đồng đã được tái hiện một cách rất sinh động. Lễ hội được tổ chức vào những thời điểm khác nhau trong một năm, tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của từng dân tộc, nhưng lễ hội vẫn tập trung nhiều nhất vào mùa Xuân

    Việt Nam có nhiều loại lễ hội lớn và long trọng như lễ tế các thần linh, các lễ hội nhằm tưởng nhớ tới công ơn tổ tiên, nòi giống như hội Đền Hùng, có những lễ hội tưởng nhớ tới các anh hùng như hội Đền Mẫu Đợi, hội Gióng, hội Đền Kiếp Bạc, hội Đống Đa, có những lễ hội tưởng nhớ người có công mở mang bờ cõi, các ông tổ các ngành nghề.. của người Việt. Bên cạnh các lễ hội lớn của người Việt, các dân tộc khác cũng có những lễ hội lớn như lễ hội Katê của người Chăm, lễ cúng Trăng của người Khmer, lễ hội xuống Đồng của người Tày, người Nùng, Lễ hội hoa ban của người Thái, Hội đua voi của người M'nông..

    Ngoài các lễ hội lớn và long trọng tại Việt Nam từ bắc đến nam còn có hàng nghìn lễ hội lớn nhỏ khác nhau của các dân tộc Việt Nam. Các lễ hội ở Việt Nam rất đa dạng, những lễ hội về nông nghiệp, hội văn nghệ vui chơi, thi tài, hội giao duyên, hội lịch sử.. Đặc biệt là hội mừng năm mới (Tết Nguyên Đán ) của người Việt và một số dân tộc khác

    Cùng với các lễ hội dân gian, các lễ hội của các tôn giáo ban đầu chỉ mang ý nghĩa nội bộ nhưng theo thời gian các lễ hội đó lan sang các tầng lớp xã hội khác và thành những lễ hội mang tính cộng đồng như lễ Phật đản của Phật giáo và lễ Noel của Công giáo.

    Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88, 36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4, 16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6, 28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0, 12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0, 5%). Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải DươngPhú Thọ .

    Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam.

    Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng văn hóa rất đặc trưng. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước . Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui.

    Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa Xuân và số ít vào mùa Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông có thời gian nhàn rỗi. Trong số các lễ hội Việt Nam thì phải kể đến những lễ hội chi phối hầu hết các gia đình trên mọi miền tổ quốc, đó là Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan và tết Trung Thu . Gần đây một số lễ hội được nhà nước và nhân dân quan tâm như: Lễ hội đền Hùng, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Giáng Sinh, Hội Phật Tích.

    Một số lễ hội lớn ảnh hưởng cả một vùng rộng lớn, tiêu biểu như: hội Gióng (xứ Kinh Bắc ), lễ hội đền Hùng (Xứ Đoài ), lễ hội chùa Bái Đính, Hội Lim (Kinh Bắc ) phủ Dày, (xứ Sơn Nam ), lễ hội Yên Tử, lễ hội bà chúa Xứ (An Giang ), Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng)..

    Ø Âm nhạc

    Âm nhạc cổ truyền Việt Nam cũng có truyền thống lâu đời, bắt đầu với chầu văn, quan họ, ca trù, hát ví, dân ca, vọng cổ, nhạc cung đình.. của người Việt và bên cạnh đó là âm nhạc dân gian của các dân tộc khác như hát lượn của người Tày, hát Sli của người Nùng, hát Khan của người Ê Đê, hát dù kê của người Khmer.. Cùng với các môn nghệ thuật hiện đại khác, nền âm nhạc hiện đại Việt Nam từ những năm 1930 được hình thành và phát triển đến ngày nay được gọi là tân nhạc Việt Nam với các dòng nhạc tiền chiến, nhạc đỏ, tình khúc 1954-1975, nhạc vàng, nhạc hải ngoạinhạc trẻ . Tính đến tháng 12 năm 2013, 6 trong số các hình thức âm nhạc cổ truyền Việt Nam là dân ca quan họ, ca trù, nhã nhạc cung đình Huế, hát xoan, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên (bao gồm cả âm nhạc Cồng Chiêng) và đờn ca tài tử được UNESCO vinh danh là kiệt tác di sản truyền khẩu văn hóa phi vật thể của nhân loại (ở Việt Nam cũng thường gọi là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới ).

    Văn hóa Việt Nam trải qua quá trình lịch sử đã xóa bỏ những mặt còn hạn chế, chưa đúng đắn, đồng thời kế thừa và phát huy những cái tốt đẹp của nền văn hóa thời kì lịch sử trước từ đó tạo nên một nền văn hóa đa dạng, phong phú, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

    B>Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

    - Làm cho chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.

    - Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc. Đồng thời với việc kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mĩ, văn hóa, nghệ thuật, thuần phong mĩ tục của dân tộc, Đảng, Nhà nước ta coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước.

    - Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, nhân đạo, những thành tự trên các lĩnh vực của nhân loại để làm giàu cho trí tuệ, tâm hồn người Việt Nam. Trong điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế, chúng ta phải ngăn chặn sự xâm nhập của các văn hóa phẩm độc hại, tệ sùng bái đồng tiền, coi thường đạo lí, các giá trị nhân văn và kiên quyết chống các hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan.

    - Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân, bảo đảm dân chủ, tự do cho mọi sáng tạo văn hóa, văn học nghệ thuật, cổ vũ cái đúng, cái đẹp, phê phán cái ác, cái thấp hèn; nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng lối sống mới.

    * Ví dụ:

    - Vào những ngày lễ hội, địa phương em vẫn giữ gìn các truyền thống như rước lễ, hát quan họ giao duyên..

    - 10/3 âm lịch là ngày cả nước giỗ tổ Hùng Vương

    - Trùng tu, tái tạo các di tích lịch sử, di tích văn hóa của dân tộc

    3> Ý nghĩa của phủ định biện chứng

    - Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật, quá trình phát triển của bất kì sự vật nào cũng không bao giờ đi theo đường thẳng mà diễn ra quanh co, phức tạp trong đó bao gồm nhiều chu kì khác nhau, chu kì sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kì trước. Vì vậy quá trình đổi mới của nước ta cũng đều diễn ra theo chiều hướng đó nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự quản lí điều tiết của nhà nước tạo tiền đề phủ định nền kinh tế tập trung bao cấp đặt nền móng cho xã hội chủ nghĩa.

    - Như vậy, trong thời đại ngày nay, hội nhập đang trở thành một xu thế khách quan. Dân tộc Việt Nam hay bất cứ một dân tộc nào khác không thể nằm ngoài quỹ đạo đó. Hội nhập là con đường tất yếu, là lẽ sống còn của cả dân tộc. Vấn đề đặt ra là chúng ta hội nhập như thế nào, rõ ràng chúng ta với tư thế chủ động, hội nhập trên cơ sở khẳng định mình, nỗ lực để vượt lên chính mình, thong qua quá trình hội nhập chúng ta ý thức rõ hơn về việc bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc.

    - Hiện nay, vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc và những biến thể của nó đang là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm ở Việt Nam. Nỗi ám ảnh về bản sắc ở khắp nơi, từ những diễn ngôn chính trị cho đến các hoạt động kinh tế văn hóa xã hội. Không thể phủ định đây là những định hướng đúng đắn, một mối quan tâm lành mạnh của toàn xã hội khi Việt Nam ngày càng tham gia một cách toàn diện hơn vào quá trình toàn cầu hóa nhưng tự bản thân những khát vọng bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc cũng đặt ra những câu hỏi học búa với toàn xã hội, trước hết là xác định bản sắc văn hóa dân tộc và sau đó là việc ứng xử với bản sắc văn hóa ấy.

    - Những giá trị văn hóa không phải tự nhiên mà có, nó được hình thành dần dần và được khẳng định trong quá trình lịch sử xây dựng, củng cố và phát triển của nhà nước Việt Nam. Những giá trị đó có thể thay đổi trong quá trình lịch sử. Có những giá trị cũ lỗi thời bị xóa bỏ và có những giá trị mới tiến bộ được bổ sung vào. Có những giá trị tiếp tục phát hay tác dụng dưới những hình thức mới dân tộc việt nam lấy tư cách là chủ thể sáng tạo, thường xuyên kiểm nghiệm những giá trị đó, quyết định thay đổi và bổ sung cần thiết, tái tạo những giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác.

    - Có người hỏi những bản sắc dân tộc có thể là tiêu cực. Chúng ta không nên có cái nhìn tĩnh tại và siêu hình đối với bản sắc dân tộc. Cái gì tồn tại đều thay đổi và phải thay đổi, bản sắc dân tộc cũng vậy. Giai cấp lãnh đạo phải sáng suốt và chủ động với quá trình diễn biến của bản sắc dân tộc, những giá trị nào lỗi thời cần xóa bỏ, những giá trị mới cần bổ sung thêm vào, những giá trị nào cần kế thừa, nhưng dưới hình thức mới thì hình thức đó phải thêm ra sao? Không phải vô cớ mà sau 10 thế kỷ bắc thuộc bộ phận lãnh đạo bấy giờ gạt bỏ nho giáo và chấp nhận phật giáo. Cũng với những lý do chính đáng mà dân tộc kinh qua cách mạng tháng tám đã chấp nhận tư tưởng mác-lênin như dòng tư tưởng chủ lưu hiện nay của mình

    - Những yếu tố tiến bộ của nước ngoài, một khi được dân tộc việt nam chấp nhận và biến thành sở hữu của mình thì chúng có thể trở thành bộ phận có giá trị bản sắc văn hóa việt nam, của dân tộc việt nam. Không ai có thể phủ nhận rằng nhiều yếu tố phật giáo và nho giáo tuy có nguồn gốc từ nước ngoài nhưng đã trở thành bộ phận khăng khít của bản sắc văn hóa dân tộc việt nam. Đã được dân tộc việt nam biến thành sở hưu của riêng mình

    - Tóm lại, cái lỗi thời nhưng không được cải tiến, cái tốt nhưng không được cường điệu, cái tốt ngoại lai nhưng không được bản địa nhuần nhuyễn điều có thể biến thành cái tiêu cực và tạo trở ngại cho sự phát triển bình thường của nền văn hóa việt nam. Vì vậy ta cần có chọn lọc để chọn ra được những gì phù hợp với sự phát triển của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và tiếp tục phát huy những quy luật phù hợp với con đường phát triển đó.
     
    Mèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...