Triết học: Phân tích nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù cái chung và cái riêng

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Anhqtl, 2 Tháng mười hai 2021.

  1. Anhqtl

    Bài viết:
    15
    Phân tích nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù cái chung và cái riêng? Nêu một ví dụ cụ thể trong tự nhiên hoặc xã hội về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng?

    *Các khái niệm:

    - Cái chung là một phạm trù triết học, dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng riêng lẻ khác. VD

    - Cái riêng là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự vật, hiện tượng hay một quá trình riêng lẻ nhất định. VD

    - Cái đơn nhất là một phạm trù dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính.. chỉ tồn tại ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác. VD

    *Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng: Cái chung, cái riêng và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan và có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Mối quan hệ đó thể hiện qua các điểm sau:

    - Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua các cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng.

    - Thứ 2, cái riêng chỉ tồn tại trong quan hệ với cái chung, không có cái riêng nào tồn tại độc lập, tách rời tuyệt đối cái chung.

    - Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, vì ngoài những điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất.

    - Thứ tư, cái chung sâu sắc hơn cái riêng, vì cái chung phản ánh thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy, cái chung là cái gắn liền với bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng.

    - Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật:

    + Sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ.

    + Sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định.

    *Ý nghĩa của phương pháp luận:

    - Muốn biết được cái chung, cái bản chất thì phải xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ.

    - Nhiệm vụ của nhận thức là phải tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Mặt khác phải cụ thể hóa cái chung trong mỗi hoàn cảnh cụ thể.

    - Trong hoạt động thực tiễn, nếu thấy sự chuyển hóa nào có lợi thì ta cần chủ động tác động vào để nó nhanh chóng trở thành hiện thực.
     
    Phượng Chiếu Ngọcmhai123 thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...