Hỏi đáp Hãy phân tích điều kiện tiền đề của sự phát triển và hình thành triết học Mác Lênin

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi ngô thị thu hằng, 26 Tháng mười 2021.

  1. ngô thị thu hằng

    Bài viết:
    12
    ? Hãy phân tích những điều kiện tiền đề của sự hình thành và phát triển của triết học Mac Lênin.

    Triết học Mác Lênin là kết quả của sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học và sự phát triển của khoa học nói chung. Được hình thành chủ yếu Triết học Mac Lênin ra đời giữa thế kỉ XIX, là kết quả của sự phát triển lịch sử tư dựa trên 3 tiền đề chính:

    · Tiền đề kinh tế xã hội

    · Tiền đề lý luận

    · Tiền đề khoa học tự nhiên

    1. Tiền đề kinh tế xã hội ào những năm 40 của thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản phát triển mãnh mẽ tạo ra những điều kiện tiên đề cho sự ra đời của triết học Mác:

    - Tạo ra cơ sở vật chất-kĩ thuật cho việc thực hiện những nguyên lí của chủ nghĩa cộng sản.

    - Đặt ra nhiều vấn đề thực tiễn, lí luận, chính trị, xã hội.. đòi hỏi các nhà lí luận phải trả lời điều này nhằm kích thích các trào lưu tư tưởng triết học ra đời trong đó có triết học Mác.

    - Giai cấp công nhân phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, từ đó các cuộc đầu tranh công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác, từ đầu tranh kinh tế sang đấu tranh chính trị điển hình như: Khởi nghĩa của công nhân dệt ở Liông (Pháp – 1831), khởi nghĩa của thợ dệt ở Xilêdi (Đức – 1844), Phong trào Hiến chương ở Anh (Từ năm 1836 đến năm 1847). Các cuộc đấu tranh đấu tranh của công nhân đòi hỏi phải có một lí luận khoa học, cách mạng dẫn đường trong khi đó có rất nhiều trào lưu tư tưởng phản khoa học len lỏi vào phong trào công nhân điều này làm tác động mạnh mẽ đến sự ra đời của triết học Mác. Có thể nói sự xuất hiện của giai cấp công nhân trên vũ đài lịch sự là bước thúc đẩy có sức ảnh lớn và quan trọng nhất.

    2. Tiền đề lí luận:

    - Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh: Với sự đóng góp của A. X-mít (1723-1790) và Đ. Ri-các-đô (1772 – 1823) đã có đóng góp quan trọng cho lí luận về kinh tế, chỉ ra được nguồn gốc của giá trị. Nhưng chưa chỉ ra được nguồn gốc của giá trị thặng dư. Mác – Ănghen dựa trên lí luận có sẵn chỉ ra được nguồn gốc của giá trị thặng dư -một cơ sở khoa học để phân tích, giải thích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng như xã hội tư bản chủ nghĩa, làm cơ sở khoa học cho quan niệm duy vật về lịch sử của Mác.

    - Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với các đại biểu nổi tiếng Xanh Ximông (1760 - 1825) và Sáclơ Phuriê (1772 –1837),

    Đóng góp cho lí luận về chủ nghĩa xã hội và chứng minh được hai điểm quan trọng:

    - Một là, cần phải đập tan nhà nước tư sản;

    - Hai là, có thể đập tan được nhà nước tư sản.

    Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế nhưng hạn chế cơ bản nhất là tính không tưởng trong lý luận.

    Tiếp thu tính tích cực, Mác – Ănghen khắc phục tính không tưởng, tổng kết phong trào công nhân, tổng kết thực tiễn lịch sử, đã chỉ ra rằng muốn xóa bỏ nhà nước tư sản phải bằng con đường cách mạng vô sản và thay thế nó bằng nhà nước vô sản kiểu mới.

    - Triết học cổ điển Đức đặc biệt với Hê-ghen (1770-1831) và Phoiơbắc (1804-1872)

    +Hêghen: Mang đến giá trị cốt lõi là phép biện chứng tuy nhiên lại gặp phải hạn chế bởi thê giới quan duy tâm khách quan. Với phép biện chứng của Hêghen, Mác – Ănghen cải tạo nó, khắc phục tính chất duy tâm, thần bí và đặt nó trên nền tảng thế giới quan duy vật.

    - Phoiơbắc: Đặt nền tảng cho thế giới quan duy vật nhân bản và cũng không thể tránh khỏi mặt hạn chế chính là tính chưa triệt để, máy móc, siêu hình. Hai ông cũng tiếp tục khắc phục tính chất siêu hình, máy móc, tính không triệt để của nó và làm giàu chủ nghĩa duy vật này bằng phép biện chứng.

    =>Trên cơ sở đó, Mác – Ănghen sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng.

    3. Tiền đề khoa học tự nhiên: Bước sang đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên có bước phát triển vượt bậc, đã chuyển từ trình độ thực nghiệm lên trình độ lý luận, đặc biệt xuất hiện nhiều phát minh khoa học vạch thời đại, có ảnh hưởng to lớn đến sự ra đời của triết học Mác:

    - Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Lomonosov và Lavoisier.

    - Thuyết tế bào của Theodor Schwann và Matthias Schleiden. Chứng minh sự thống nhất về mặt kết cấu sinh học của thế giới hữu sinh.

    - Học thuyết tiến hóa của Charles Darwin là học thuyết cho rằng sự sống của sinh vật chịu tác động dưới một áp lực gay gắt gọi là chọn lọc tự nhiên. Bác bỏ quan điểm tôn giáo, thần học về loài người, nguồn gốc loài người.

    Ý nghĩa của các định luật và học thuyết đối với sự hình thành và phát triển triết học Mác: Khoa học đã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những dạng tồn tại khác nhau, các hình thức vận động khác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát triển của nó.

    4. Nhân tố chủ quan

    - Ngoài các tiền đề như đã đề cập ở trên thì triết học Mác sẽ không thể thiếu nhân tố chủ quan của bản thân Mác và Ăngghen, đó chính là sự thông minh hơn người cần cù chịu khó nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học chính vì nhưng bản chất cao quý đó 2 ông đã có thể kế thừa được toàn bộ tinh hoa trong lịch sử tư tưởng nhân loại, tổng kết được những thành tựu của khoa học đương đại, tổng kết phong trào công nhân để cho ra đời một chủ nghĩa Mác – ngọn cờ lý luận của giai cấp công nhân - hoàn bị trong cả lĩnh vực tự nhiên và lĩnh vực xã hội.

    - Cùng với sự thông minh, tinh thần làm việc không mệt mỏi là tình yêu thương con người hết mình của hai ông và quyết tâm hy sinh vì con người, là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng.

    Tóm lại: Triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác ra đời như một tất yếu lịch sử không những vì đời sống và thực tiễn, nhất là thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân đòi hỏi phải có lý luận mới soi đường mà còn vì những tiền đề cho sự ra đời lý luận mới đã được nhân loại tạo ra.
     
    Dương2301 thích bài này.
    Last edited by a moderator: 27 Tháng mười 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...