Trắc nghiệm lịch sử lớp 12 – chương i, ii, iii

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi daisy1206, 21 Tháng ba 2022.

  1. daisy1206

    Bài viết:
    52
    TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 12 – CHƯƠNG I, II, III

    Câu 1: Nước nào sau đây không có mặt ở Hội nghị cấp cao ở Ianta?

    A. Anh

    B. Mĩ

    C. Pháp

    D. Liên Xô

    Đáp án đúng: C

    Câu 2: Hội nghị Pốtxđam diễn ra vào

    A. 17/7/1945

    B. 18/7/1945

    C. 19/7/1945

    D. 21/7/1945

    Đáp án đúng: A

    Câu 3: Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại

    A. Pari

    B. London

    C. New York

    D. Đức

    Đáp án đúng: C

    Câu 4: Việt Nam là ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc vào năm

    A. 2006

    B. 2007

    C. 2008

    D. 2009

    Đáp án đúng: C

    Câu 5: Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một trật tự thế giới mới đã được hình thành với đặc trưng lớn là:

    A. Thế giới chia làm 2 phe XHCN và TBCN do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe

    B. Mĩ và Liên Xô ra sức chạy đua vũ trang

    C. Thế giới chìm trong "Chiến tranh lạnh" do Mĩ phát động

    D. Loài người đứng trước thảm họa "đung đưa trên miệng hố chiến tranh"

    Đáp án đúng: A

    Câu 6: Để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc, Hội nghị tại San Francisco đã diễn ra với sự tham gia của

    A. 45 nước

    B. 50 nước

    C. 55 nước

    D. 60 nước

    Đáp án đúng: B

    Câu 7: Bản Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực từ ngày

    A. 24/10/1945

    B. 25/10/1945

    C. 26/10/1945

    D. 27/10/1945

    Đáp án đúng: A

    Câu 8: Ban thư kí Liên hợp có nhiệm kì

    A. 3 năm

    B. 2 năm

    C. 1 năm

    D. 5 năm

    Đáp án đúng :D

    Câu 9: Việt Nam là thành viên thứ mấy của Liên hợp quốc?

    A. 149

    B. 150

    C. 151

    D. 152

    Đáp án đúng: A

    Câu 10: Nước Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập vào thời gian nào?

    A. Tháng 9/1949

    B. Tháng 9/1948

    C. Tháng 8/1948

    D. Tháng 10/1949

    Đáp án đúng: A

    Câu 11: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thuận lợi chủ yếu để Liên Xô xây dựng lại đất nước là:

    A. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh

    B. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới

    C. Tính ưu việt của xã hội chủ nghĩa và tinh thần vượt khó của nhân dân sau ngày chiến thắng

    D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú

    Đáp án đúng: C

    Câu 12: Từ năm 1951 đến năm 1975, Liên Xô đi đầu thế giới trong các ngành công nghiệp:

    A. Hóa chất và dầu mỏ

    B. Vũ trụ và điện nguyên tử

    C. Cơ khí và gang thép

    D. Luyện kim và cơ khí

    Đáp án đúng: B

    Câu 13: Mục đích chính của sự ra đời tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va (14/5/1955) là:

    A. Để tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu

    B. Để tăng cường sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa

    C. Để đối phó với việc thành lập khối quân sự NATO của Mĩ

    D. Để duy trì hòa bình và an ninh ở châu Âu, củng cố sức mạnh của các nước XHCN

    Đáp án đúng :D

    Câu 14: Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu là:

    A. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa

    B. Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, khoa học

    C. Sự sụp đổ của một đường lối sai lầm

    D. Sự sụp đổ của tư tưởng chủ quan, nóng vội

    Đáp án đúng: B

    Câu 15: Hậu quả nghiêm trọng nhất mà công cuộc cải cách ở Liên Xô đã mang lại là:

    A. Nhiều cuộc bãi công bùng nổ khắp ở đất nước

    B. Mâu thuẫn sắc tộc gay gắt, nhiều nước cộng hòa đòi p khai

    C. Kinh tế tiếp tục trượt dài trong khủng hoảng

    D. Đất nước ngày càng lún sâu vào khủng hoảng, rối loạn và sụp đổ

    Đáp án đúng :D

    Câu 16: Nền kinh tế Liên Xô dần dần bộc lộ những dấu hiệu suy thoái từ thời gian nào?

    A. Cuối những năm 70 - đầu những năm 80

    B. Cuối những năm 60 - đầu những năm 70

    C. Cuối những năm 80

    D. Giữa những năm 70

    Đáp án đúng: A

    Câu 17: Ý nghĩa của những thành tựu trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1945 - 1975) là gì? Chọn đáp án đúng nhất.

    A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ. Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng

    B. Xây dựng, phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân

    C. Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội

    D. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ

    Đáp án đúng: A

    Câu 18: Nội dung chính của công cuộc 'cải tổ' của Liên Xô do Gooc - ba - chốp tiến hành là gì?

    A. Cải tổ xã hội

    B. Cải tổ hệ thống chính trị

    C. Cải tổ kinh tế và xã hội

    D. Cải tổ kinh tế triệt để, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế

    Đáp án đúng: C

    Câu 19: Điểm khác nhau giữa Liên Xô với các nước đế quốc, trong thời kì từ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là:

    A. Nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

    B. Đẩy mạnh cải cách dân chủ sau chiến tranh

    C. Chế tạo nhiều loại vũ khí và trang bị kĩ thuật quân sự hiện đại

    D. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

    Đáp án đúng :D

    Câu 20: Tổ chức hiệp ước phòng thủ chung Vacsava của Liên Xô và các nước Đông Âu ra đời và đối trọng sâu sắc với

    A. SENTO

    B. ZENTO

    C. NATO

    D. SEV

    Đáp án đúng: C

    Câu 21: Sau khi hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, nhiệm vụ trọng tâm của nhân dân Trung Quốc là:

    A. Khôi phục lại nền kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

    B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó chú trọng ngành công nghiệp nặng

    C. Xây dựng nền công nghiệp hiện đại, áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật tiên tiến

    D. Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và giáo dục

    Đáp án đúng :D

    Câu 22: Trọng tâm của đường lối đổi mới ở Trung Quốc (1978-2000) là:

    A. Phát triển kinh tế

    B. Phát triển kinh tế, chính trị

    C. Cải tổ chính trị

    D. Phát triển văn hóa, giáo dục

    Đáp án đúng: A

    Câu 23: Sự kiện đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ là:

    A. Từ 11/1999 đến 3/2003, Trung Quốc đã phóng 4 con tàu "Thần Châu" bay vào vũ trụ

    B. Tháng 10/2003, Trung Quốc phóng tàu "Thần Châu 5" đưa Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ

    C. Tháng 3/2003, Trung Quốc phóng tàu "Thần Châu 4" đưa Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ

    D. Tháng 11/1999, Trung Quốc phóng tàu "Thần Châu 1" bay vào không gian vũ trụ

    Đáp án đúng: B

    Câu 24: Các nước Đông Bắc Á gồm

    A. Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc

    B. Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Nga

    C. Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Hàn Quốc

    D. Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên

    Đáp án đúng: A

    Câu 25: Đường lối đổi mới của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được nâng lên thành đường lối chung qua các đại hội

    A. X và XI

    B. XI và XII

    C. XII và XIII

    D. XIII và XIV

    Đáp án đúng: C

    Câu 26: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949 do ai đứng đầu?

    A. Chu Ân Lai

    B. Lưu Thiếu Kỳ

    C. Lâm Bưu

    D. Mao Trạch Đông

    Đáp án đúng :D

    Câu 27: Quân đội Tưởng Giới Thạch tiến công vào vùng giải phóng Trung Quốc vào ngày nào?

    A. 20/07/1945

    B. 20/07/1946

    C. 20/08/1946

    D. 19/12/1946

    Đáp án đúng: B

    Câu 28: Số pệu nào sau đây thể hiện thành tựu của Trung Quốc sau 10 năm đổi mới?

    A. Tốc độ tăng trưởng bình quân của sản phẩm quốc dân là 9, 6%

    B. Xuất nhập khẩu tăng gấp 7 lần

    C. Thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn tăng 20, 8%, thành thị tăng 6, 5%

    D. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hằng năm trên 8%

    Đáp án đúng: A

    Câu 29: Hồng Kông thuộc về chủ quyền của Trung Quốc vào năm

    A. 1997

    B. 1998

    C. 1999

    D. 2000

    Đáp án đúng: A

    Câu 30: Hai nhà nước trên bán đảo Triều tiên ra đời là hệ quả của

    A. Cuộc đối đầu Đông tây

    B. Trật tự hai cực Ianta

    C. Chiến tranh lạnh

    D. Xu thế toàn cầu hóa

    Đáp án đúng: C

    Câu 31: Ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, những quốc gia ở Đông Nam Á đứng lên tuyên bố độc lập là:

    A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào

    B. Việt Nam, Phipppin, Lào

    C. Inđônêxia, Lào, Phipppin

    D. Việt Nam, Malaixia, Lào

    Đáp án đúng: A

    Câu 32: Biến đổi quan trọng nhất của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

    A. Các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập

    B. Các nước đã trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới

    C. Đến năm 1999, các nước Đông Nam Á đều gia nhập tổ chức ASEAN

    D. Các nước Đông Nam Á đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế to lớn

    Đáp án đúng: A

    Câu 33: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Inđônêxia tiến hành kháng chiến chống:

    A. Thực dân Anh

    B. Thực dân Pháp

    C. Thực dân Hà Lan

    D. Thực dân Tây Ban Nha

    Đáp án đúng: C

    Câu 34: Trong những năm 1953- 1954, tình đoàn kết chiến đấu chống Pháp của quân dân hai nước Lào - Việt Nam được thể hiện qua hành động

    A. Quân dân hai nước phối hợp mở nhiều chiến dịch, giành được thắng lợi to lớn

    B. Việt Nam là hậu phương, đóng vai trò cung cấp nhân, vật, lực cho Lào

    C. Lào là hậu phương, đóng vai trò cung cấp, nhân, vật, lực cho Việt Nam

    D. Việt Nam đưa quân tình nguyện sang giúp nhân Lào kháng chiến chống Pháp

    Đáp án đúng :D

    Câu 35: Nhóm các nước Đông Dương đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường vào

    A. Những năm 60 - 70 của thế kỉ XX

    B. Những năm 70 - 80 của thế kỉ XX

    C. Những năm 80 - 90 của thế kỉ XX

    D. Những năm đầu thế kỉ XXI

    Đáp án đúng: C

    Câu 36: Lễ chính thức kết nạp Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN diễn ra vào:

    A. Ngày 22/7/1992

    B. Ngày 28/7/1995

    C. Ngày 11/7/1995

    D. Ngày 25/7/1997

    Đáp án đúng: C

    Câu 37: ASEAN là một tổ chức khu vực Đông Nam Á, có nét khác cơ bản với EU ở chỗ

    A. Xem mục tiêu chính trị là hoạt động chủ yếu

    B. Mang tính toàn cầu hóa

    C. Hội nhập tất cả các nước có chế độ chính trị khác nhau

    D. Kết nạp rộng rãi các nước thành viên ngoài khu vực

    Đáp án đúng :D

    Câu 38: Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào:

    A. Ngày 15/8/1947

    B. Ngày 26/1/1950

    C. Ngày 26/3/1971

    D. Ngày 7/1/1972

    Đáp án đúng :D

    Câu 39: Cuộc cách mạng đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới là:

    A. "Cách mạng xanh"

    B. "Cách mạng trắng"

    C. "Cách mạng chất xám"

    D. "Cách mạng khoa học - kĩ thuật"

    Đáp án đúng: C

    Câu 40: Sau khi giành được độc lập Ấn Độ đã đạt được thành tựu nhảy vọt trên lĩnh vực nào?

    A. Cách mạng xanh trong nông nghiệp

    B. Công nghiệp

    C. Vũ trụ

    D. Thông tin liên lạc

    Đáp án đúng: A

    Câu 41: Mốc đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi về căn bản đã chấm dứt là:

    A. Năm 1952 nhân dân Ai Cập lật đổ vương triều Pha-rúc

    B. Năm 1960 có 17 nước được trao trả độc lập (Năm châu Phi)

    C. Năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la

    D. Năm 1990 Cộng hòa Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập

    Đáp án đúng: B

    Câu 42: Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi", vì:

    A. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy"

    B. Tất cả các nước ở Châu Phi được trao trả độc lập

    C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất

    D. Có 17 nước ở Châu Phi được trao trả độc lập

    Đáp án đúng: A

    Câu 43: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân Nam Phi là:

    A. Chủ nghĩa thực dân cũ

    B. Chủ nghĩa thực dân mới

    C. Chủ nghĩa Apacthai

    D. Chủ nghĩa đế quốc

    Đáp án đúng: B

    Câu 44: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh đều là:

    A. Thuộc địa của Anh, Pháp

    B. Thuộc địa kiểu mới của Mĩ

    C. Những nước hoàn toàn độc lập

    D. Những nước thực dân kiểu mới

    Đáp án đúng: B

    Câu 45: Nước Cộng hòa Cu Ba ra đời vào

    A. Ngày 26/7/1953

    B. Ngày 1/1/1959

    C. Ngày 23/8/1961

    D. Ngày 13/10/1965

    Đáp án đúng: B
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...