Trắc nghiệm + Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 1: Trật tự thế giới sau CCTGT2 -1945 - 1949, Có đáp án

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Táo ula, 18 Tháng sáu 2022.

  1. Táo ula Táo có màu cam ?

    Bài viết:
    298
    Bài 1: Trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949)

    TÓM TẮT KIẾN THỨC CẦN NHỚ:

    1. Về hội nghị Ianta:

    • Hoàn cảnh: CTTG thứ 2 bước vào giai đoạn cuối
    • Địa điểm: Liên Xô.
    • Tham dự: Liên Xô, Mĩ, Anh.
    • Nội dung: Đẩy mạnh tiêu diệt phát xít Đức và quân phiệt Nhật. Đồng thời thành lập Liên Hợp Quốc và thỏa thận việc đóng quân tại các nước ở Châu Âu và Châu Á.

    + Ở Châu Âu:

    • Liên Xô chiếm: Đông Đức, Đông Beclin và Đông Âu.
    • Mĩ, Anh, Pháp chiếm: Tây Đức, Tây Beclin và Tây Âu.
    • Áo và Phần Lan trung lập.

    + Ở châu Á:

    • Hội nghị chấp nhận Liên Xô tham chiến chống Nhật với điều kiện: 1- Giữ nguyên hiện trạng Mông Cổ; 2-Trả Liên Xô Nam đảo Xakhalin và 4 đảo thuộc Curin
    • Mĩ chiếm Nhật.
    • Ở bán đảo Triều Tiên: Liên Xô chiếm miền Bắc, Mĩ chiếm Nam ranh giới là vĩ tuyến 38.
    • Trung Quốc cần thống nhất về mặt quốc gia.
    • Đông Á, Nam Á, Tây á chịu ảnh hưởng phương Tây.
    • Theo thỏa thuận Pôtxđam (Đức), việc giải pháp phát xít Nhật giao cho Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và phía Bắc vĩ tuyến 16 giao cho Trung Hoa dân quốc.

    - > Thế giới chia hai phe, làm cho quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng.

    2. Thành lập Liên hợp quốc:

    • Hội nghị Xan Phranxicô với sự góp mặt của 50 nước tại Mĩ thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc (ngày LHQ: 24/10/1945)
    • Mục đích: duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước, không can thiệp vào nội bộ các nước, giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, chung sống hòa bình và nhất trí giữa các nước lớn.
    • Cơ quan: Đại hội đồng, hội đồng bảo an, ban thư kí, hội đồn kinh tế xã hội, hội đồng quản thác, tòa án quốc tế.
    • Vai trò: Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác và đấu tranh nhằm duy trì hòa bình ăn ninh thế giới, ra đời như 1 công cụ duy trì trật tự hai cực Ianta.
    • Tổng thành viên: 193 quốc gia.

    TRẮC NGHIỆM:

    Câu 1. (MH17.1) Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai

    A. Đã hoàn toàn kết thúc. B. Bước vào giai đoạn kết thúc.

    C. Đang diễn ra vô cùng ác liệt. D. Bùng nổ và ngày càng lan rộng.

    Câu 2. Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945 được tổ chức tại

    A. Oa-sinh-tơn (Mĩ). B. Pốtxđam (Đức). C. Ianta (Liên Xô). D. Luân Đôn (Anh).

    Câu 3. (MH21) Thành phần tham dự Ianta gồm những nước nào?

    A. Anh, Mĩ, Liên Xô B. Anh, Pháp, Liên Xô

    C. Mĩ, Pháp, Trung Quốc D. Mĩ, Nga, Anh

    Câu 4: Hội nghị Ianta được chủ trì bởi ba đại biểu ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh là vì

    A. Đây là 3 nước có lãnh thổ rộng lớn, dân số đông.

    B. Đây là 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới.

    C. Đây là 3 nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất.

    D. Đây là 3 nước trụ cột trong chiến tranh chống phát xít.

    5. Nhiệm vụ cấp bách nào đặt ra với các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đầu năm 1945?

    A. Nhanh chóng đánh bại các thế lực phát xít B. Nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh

    C. Thành lập khối Đồng minh chống phát xít D. Đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa các nước

    Câu 6 :(CT17) Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh vào đầu năm 1945?

    A. Nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít. B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

    C. Phân chia thành quả chiến thắng. D. Kí hòa ước với các nước bại trận.

    Câu 7: Hội nghị Ianta (2-1945) nêu quyết định: Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật nhằm

    A. Tránh nguy cơ chiến tranh thế giới. B. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

    C. Để bảo vệ hòa bình thế giới. D. Trả thù bọn phát xít gây chiến tranh.

    Câu 8: Nội dung nào gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta?

    A. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc.

    B. Giải quyết hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.

    C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật.

    D. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.

    Câu 9: Thực chất Ianta là Hội nghị Ianta (2-1945) là hội nghị

    A. Bàn về những vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh thế giới.

    B. Hòa giải mâu thuẫn giữa Mĩ và Liên Xô.

    C. Đàm phán giữa khối Đồng minh và phe phát xít

    D. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận

    Câu 10. (MH17.2) Hội nghị Ianta (2-1945) không đưa ra quyết định nào dưới đây?

    A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc. B. Giải giáp quân Nhật ở Đông Dương.

    C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.

    Câu 11 :(CT18) Hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945) không thông qua quyết định nào?

    A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

    B. Quy định việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít.

    C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

    D. Giao cho quân Pháp việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương.

    Câu 12. (MH18) Hội nghị Ianta (2 - 1945) không quyết định

    A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

    B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

    C. Thỏa thuận việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

    D. Đưa quân Đồng minh vào Đông Duơng giải giáp quân đội Nhật Bản.

    Câu 13. Theo thỏa thuận tại Hội nghị Ianta (2/1945), Liên Xô sẽ chiếm đóng:

    A. Đông Đức, Đông Béclin, Đông Âu, Bắc Triều Tiên B. Tây Đức, Tây Béclin, Tây Âu, Bắc Triều Tiên

    C. Đông Đức, Đông Béclin, Trung Âu, Bắc Triều Tiên D. Tây Đức, Tây Béclin, Đông Âu, Bắc Triều Tiên

    Câu 14 – (CT21) Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945), quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực nào sau đây?

    A. Tây Đức. B. Tây Âu. C. Đông Đức. D. Tây Béclin.

    Câu 15 - (CT21) Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2 -1945), quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực nào sau đây?

    A. Tây Đức. B. Tây Âu. C. Đông Béclin. D. Tây Béclin.

    Câu 16 - (CT21) Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945), quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực nào sau đây?

    A. Tây Đức. B. Tây Âu. C. Bắc Triều Tiên. D. Tây Béclin.

    Câu 17 - (CT21) Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945), quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực nào sau đây?

    A. Tây Đức. B. Tây Âu. C. Đông Âu. D. Tây Béclin.

    Câu 18. (CT19, CT20) Theo quyết định của hội nghị Ianta (2-1945), Liên Xô không đóng quân tại khu vực nào sau đây?

    A. Đông Đức. B. Tây Á. C. Đông Âu. D. Bắc Triều Tiên.

    Câu 19. Theo thỏa thuận tại Hội nghị Ianta (2/1945), Anh, Pháp, Mĩ sẽ chiếm đóng

    A. Tây Đức, Tây Béclin, Tây Âu, Nam Triều Tiên B. Tây Đức, Tây Béclin, Trung Âu, Nam Triều Tiên

    C. Đông Đức, Đông Béclin, Trung Âu, Nam Triều Tiên D. Đông Đức, Đông Béclin, Đông Âu, Nam TTiên

    Câu 20 :(CT21.2) Theo quyết định của Hội nghị lanta (tháng 2-1945), quân đội Mỹ chiếm đóng khu vựu nào?

    A. Đông Âu. B. Đông Đức. C. Tây Đức. D. Đông Beclin.

    21. Theo thỏa thuận tại Hội nghị Ianta (2/1945), quân đội nào sẽ chiếm đóng Nhật Bản

    A. Mỹ B. Anh C. Pháp D. Liên Xô

    Câu 22 :(CT20.2) Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945), Mĩ không được phân chia phạm vi ảnh hưởng ở địa bàn nào sau đây?

    A. Đông Đức. B. Tây Âu. C. Tây Đức. D. Tây Béclin.

    Câu 23. (MH 20.2) Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), những nước nào sau đây trở thành những nước trung lập?

    A. Áo, Phần Lan. B. Đức, Thụy Sĩ. C. Anh, Pháp. D. Ba Lan, Nam Tư.

    Câu 24 :(MH 20.1) Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), nước nào cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ?

    A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Pháp. D. Ẩn Độ.

    Câu 25: Sự chia cắt hai miền trên bán đảo Triều Tiên (từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai) là hệ quả từ những quyết định

    A. Hội nghị Pôxđam (1945) B. Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

    C. Hội nghị Ian ta (1945) D. Hội nghị giơ ne vơ về Triều Tiên (1953).

    Câu 26. Theo quyết định của Hội nghị Ianta, vĩ tuyến 38 sẽ trở thành danh giới chia cắt giữa

    A. Hai miền nước Nhật. B. Trung Quốc lục địa và đại lục.

    C. Hai miền nước Đức. D. Hai miền Triều Tiên.

    Câu 27. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, Hội nghị Ianta (2/1945) thỏa thuận

    A. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở Châu Á.

    B. Mỹ sẽ ném bom nguyên tử Nhật Bản.

    C. Anh sẽ tấn công Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc.

    D. Các nước Đồng minh tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản.

    Câu 28: Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) đã chấp nhận các điều kiện để Liên Xô tham gia chống quân phiệt Nhật ở châu Á, ngoại trừ việc

    A. Giữ nguyên hiện trạng của Mông Cổ. B. Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

    C. Trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin. D. Để Liên Xô chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc.

    Câu 29. Một trong những quyết định của hội nghị Ianta năm 1945 về Nhật Bản vấn đề nào trở nên nổi cộm trong quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Liên Bang Nga hiện nay?

    A. Trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và các đảo xung quanh

    B. Quốc tế hóa thương cảng Đại Liên (Trung Quốc) và khôi phục việc Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận

    C. Liên Xô cùng Trung Quốc khai thác đường sắt Nam Mãn Châu – Đại Liên

    D. Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

    Câu 30. Việc phân chia khu vực chiếm đóng của các nước trong phe Đồng minh tại Hội nghị Ianta năm 1945 đối với các nước Đông Nam Á và Nam Á

    A. Thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Anh.

    B. Do Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát.

    C. Vẫn thuộc phạm vi của các nước phương Tây.

    D. Tạm thời quân đội Liên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát và đóng quân.

    Câu 31 :(MH19) Hội nghị Pốtxđam (1945) thông qua quyết định nào?

    A. Liên Xô có trách nhiệm tham gia chống quân phiệt Nhật ở châu Á.

    B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

    C. Liên quân Mỹ - Anh sẽ mở mặt trận ở Tây Âu để tiêu diệt phát xít Đức.

    D. Phân công quân đội Đồng minh giải giáp quân Nhật ở Đông Dương.

    32. Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Pốtxđam (7- 1945) đã tạo ra những khó khăn mới cho cách mạng Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

    A. Đồng ý cho quân Trung Hoa Dân quốc và quân Anh vào Đông Dương.

    B. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

    C. Liên Xô không được đưa quân đội vào Đông Dương.

    D. Quân Anh sẽ mở đường cho thực dân Pháp chiếm lại Đông Dương.

    Câu 33: Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam, việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương sẽ giao cho quân đội nước nào?

    A. Anh – Mỹ. B. Mĩ - Trung Hoa Dân quốc. C. Anh - Trung Hoa Dân quốc. D. Pháp - Mĩ.

    Câu 34 :(CT18) Theo thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật từ

    A. Vĩ tuyến 17 trở vào Nam. B. Vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.

    C. Vĩ tuyến 16 trở vào Nam. D. Vĩ tuyến 17 trở ra Bắc.

    Câu 35 :(CT18) Theo thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Anh vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật từ

    A. Vĩ tuyến 17 trở vào Nam. B. Vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.

    C. Vĩ tuyến 16 trở vào Nam. D. Vĩ tuyến 17 trở ra Bắc.

    Câu 36. (MH18) Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

    A. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ. B. Trật tự đơn cực được xác lập.

    C. Trật tự đa cực được thiết lập. D. Trật tự nhiều trung tâm ra đòi.

    Câu 37 :(CT17) Trật tự thế giới hai cực Ianta hoàn toàn tan rã khi

    A. Tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động.

    B. Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

    C. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ.

    D. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thể.

    Câu 38 (CT17) Trật tự hai cực Ianta được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thế hàng đầu của hai cường quốc nào?

    A. Liên Xô và Mĩ. B. Mĩ và Anh. C. Liên Xô và Anh. D. Liên Xô và Pháp.

    Câu 39 :(CT17) Nhân tố hàng đầu chi phối quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 90 của thế kỉ XX là gì?

    A. Trật tự thế giới hai cực Ianta. B. Sự ra đời và hoạt động của Liên hợp quốc.

    C. Sự ra đời của hai nhà nước Đức. D. Hệ thống chủ nghĩa xã hội được mở rộng.

    Câu 40. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau CTTG II là

    A. Hình thành một trật tự thế giới, hoàn toàn do phe tư bản thao túng

    B. Được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để lãnh đạo thế giới

    C. Thế giới hình thành "hai cực" : Tư bản chủ nghĩa – xã hội chủ nghĩa do Mĩ, Liên Xô đứng đầu mỗi bên

    D. Được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị với các nước bại trận

    Câu 41. Hội nghị Ianta 1945 có ảnh hưởng như thế nào đối với thế giới sau chiến tranh thế giới thứ II?

    A. Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc

    B. Là mốc đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.

    C. Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập trong những năm 1945-1947.

    D. Là sự kiện đánh dấu sự xác lập vai trò thống trị thế giới của Chủ nghĩa đế quốc Mỹ.

    Câu 42. Từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945, một hội nghị quốc tế lớn đã họp tại Xan Phranxixco (Mĩ) để:

    A. Thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.

    B. Duy tri hòa bình và an ninh thế giới.

    C. Tuyên bố chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai.

    D. Thỏa thuận việc đóng quân ở các nước mà phát xít chiếm đóng.

    Câu 43: Hiến chương Liên Hợp Quốc và quyết định chính thức thành lập Liên Hợp Quốc được thông qua tại Hội nghị?

    A. Hội nghị Potsdam (7/1945, Đức). B. Hội nghị Ianta (2/1945, Liên Xô).

    C. Hội nghị Xan Phranxixcô (4/1945, Mỹ). D. Hội nghị Matxcơva (12/1945, Liên Xô).

    Câu 44. (MH17.2) Ngày 24-10-1945, sau khi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương của Liên hợp quốc

    A. Được bổ sung, hoàn chỉnh. B. Chính thức được công bố.

    C. Chính thức có hiệu lực. D. Được chính thức thông qua.

    Câu 45: Đại hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định lấy ngày 24/10 hàng năm là

    A. "Ngày Liên hợp quốc" B. "Ngày hòa bình thế giới"

    C. "Ngày Quốc tế về hòa bình" D. "Ngày chống phát xít"

    Câu 46: Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24-10 hằng năm làm "Ngày Liên hợp quốc" vì đó là ngày

    A. Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. B. Bế mạc Hội nghị Ianta.

    C. Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực. D. Khai mạc Lễ thành lập Liên hợp quốc.

    Câu 47: Tại sao Hiến chương Liên hợp quốc là văn kiện quan trọng nhất?

    A. Nêu rõ mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.

    B. Là cơ sở để các nước căn cứ tham gia tổ chức Liên hợp quốc.

    C. Nêu rõ mục đích là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các nước.

    D. Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc.

    Câu 48: Cơ quan nào của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới?

    A. Đại hội đồng. B. Hội đồng Bảo an. C. Tòa án Quốc tế. D. Ban Thư kí.

    Câu 49. (MH17.1) Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là

    A. Trừng trị các hoạt động gây chiến tranh. B. Thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.

    C. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. D. Ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.

    Câu 50 :(CT17) Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là

    A. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.

    B. Hợp tác, bình đẳng dựa trên cơ sở các bên cùng có lợi.

    C. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế giữa các nước.

    D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

    Câu 51 :(CT17) Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp quốc là

    A. Hợp tác phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hóa và xã hội.

    B. Chung sống hòa bình, vừa hợp tác vừa đấu tranh.

    C. Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên.

    D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

    Câu 52. Tại sao Liên hợp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là "Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình"?

    A. Nguyện vọng của nhân dân thế giới hiện nay là hòa bình.

    B. Mục tiêu của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

    C. Hòa bình là xu thế chung của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai.

    D. Liên hợp quốc chủ trương không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

    Câu 53: Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Việt Nam cần vận dụng triệt để nguyên tắc nào của Liên Hợp Quốc

    A. Tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế

    B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào

    C. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình

    D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn

    Câu 54. Trong bối cảnh thế giới phân chia hai cực, hai phe, nguyên tắc hoạt động có ý nghĩa thực tế nhất của Liên hợp quốc là

    A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nước nào.

    B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

    C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn.

    D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.

    Câu 55 :(CT17) Một trong những cơ quan chính của Liên Hợp quốc được qui định trong Hiến chương (năm 1945) là

    A. Tổ chức Y tế thế giới. B. Tòa án quốc tế.

    C. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa D. Quỹ tiền tệ quốc tế.

    Câu 56 :(CT17) Một trong những cơ quan chính của Liên Hợp quốc được qui định trong Hiến chương (năm 1945) là

    A. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa. B. Hội đồng quản thác.

    C. Quỹ nhi đồng. D. Tổ chức Y tế thế giới.

    Câu 57. (CT17) Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được qui định trong Hiến chương (năm 1945) là

    A. Ngân hàng thế giới. B. Quĩ nhi đồng. C. Đại hội đồng. D. Tổ chức Y tế Thế giới.

    Câu 58. Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia đầy đủ đại diện các thành viên mỗi năm họp một lần?

    A. Ban thư kí. B. Hội đồng bảo an. C. Hội đồng quản thác. D. Đại hội đồng.

    Câu 59 :(CT17) Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được qui định trong Hiến chương (năm 1945) là

    A. Tổ chức thương mại thế giới. B. Hội đồng kinh tế và xã hội.

    C. Ngân hàng Thế giới. D. Quỹ tiền tệ Quốc tế.

    Câu 60 (MH17.3) Ban Thư ký là một trong sáu cơ quan chính của tổ chức nào dưới đây?

    A. Hội đồng tương trợ kinh tế. B. Tổ chức thống nhất châu Phi.

    C. Liên hợp quốc. D. Liên minh châu Âu.

    Câu 61. Năm nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bản an Liên hợp quốc không bao giờ thay đổi là

    A. Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. B. Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật.

    C. Trung Quốc, Nhật, Ân Độ, Pháp, Hàn Quốc. D. Anh, Pháp, Nhật, Việt Nam, Mỹ.

    Câu 62: Liên Xô là một trong 5 nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có vai trò quốc tế như thế nào?

    A. Đã duy trì được trật tự thế giới "hai cực" sau chiến tranh lạnh.

    B. Góp phần làm hạn chế sự thao túng của Mĩ đối với tổ chức Liên hợp quốc.

    C. Khẳng định vai trò tối cao của 5 nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc.

    D. Xây dựng Liên hợp quốc thành tổ chức chính trị quốc tế năng động.

    Câu 63. Sự kiện nào sau đây mở ra một chương mới cho chính sách "đa phương hóa", "đa dạng hóa" quan hệ đối ngoại của Việt Nam?

    A. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977).

    B. Việt Nam tham gia vào Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

    C. Việt Nam tham gia vào tổ chức WTO (2007).

    D. Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN (1995)

    ĐÁP ÁN:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. A vì hội nghị lúc ngày mới chỉ bước vào giai đoạn kết thúc chứ chưa hoàn toàn kết thúc
    2. C Liên Xô là nơi Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ ha
    3. A vì gồm 3 ông lớn Anh, Mĩ. Liên Xô.
    4. D hội nghị Ianta mwor ra nhằm chống phát xít.
    5. A vì nhiệm vụ đặt ra là "Đẩy mạnh tiêu diệt phát xít Đức và quân phiệt Nhật" đồng thời cũng là nhiệm vụ cấp bách.
    6. D vì vấn đề cấp bách là "Đẩy mạnh tiêu diệt phát xít Đức và quân phiệt Nhật. Đồng thời thành lập Liên Hợp Quốc và thỏa thận việc đóng quân tại các nước ở Châu Âu và Châu Á" chứ không hề nói tới việc ký hòa ước với các nước bại trận.
    7. B nhanh chóng kết thúc chiến tranh, lập Liên Hợp Quốc.
    8. D vì A loại vì vấn đề thành lập Liên Hợp Quốc rất xuôn xẻ, B loại vì câu "giải quyết hậu quả chiến tranh", C loại vì CTTG thứ 2 đã bước vào giai đoạn cuối rồi.
    9. D vì A loại vì vấn để hòa bình an ninh là của Hội nghị Xan Phranxicô, B sai vì Mĩ và Liên Xô trong thế 2 cực đối đầu gay gắt, C sai vì Đồng minh và phe phát xít không đàm phán.
    10. B vì liên quan tới hội nghị Pôtxđam (Đức)
    11. D vì liên quan tới hội nghị Pôtxđam (Đức)
    12. D vì liên quan tới hội nghị Pôtxđam (Đức)
    13. A Liên Xô chiếm 3 Đông 1 Bắc, hãy ghi nhớ điều này.
    14. C Liên Xô chiếm 3 Đông 1 Bắc, hãy ghi nhớ điều này.
    15. C Liên Xô chiếm 3 Đông 1 Bắc, hãy ghi nhớ điều này.
    16. C Liên Xô chiếm 3 Đông 1 Bắc, hãy ghi nhớ điều này.
    17. C Liên Xô chiếm 3 Đông 1 Bắc, hãy ghi nhớ điều này.
    18. B Liên Xô chiếm 3 Đông 1 Bắc, hãy ghi nhớ điều này.
    19. A Anh, Pháp, Mic chiếm 3 Tây 1 Nam, hãy ghi nhớ điều này.
    20. C Anh, Pháp, Mic chiếm 3 Tây 1 Nam, hãy ghi nhớ điều này.
    21. A Anh, Pháp, Mic chiếm 3 Tây 1 Nam, hãy ghi nhớ điều này.
    22. A Anh, Pháp, Mic chiếm 3 Tây 1 Nam, hãy ghi nhớ điều này.
    23. A Anh, Pháp, Mic chiếm 3 Tây 1 Nam, hãy ghi nhớ điều này.
    24. A Anh, Pháp, Mic chiếm 3 Tây 1 Nam, hãy ghi nhớ điều này.
    25. C theo hội nghị Ianta thì Ở bán đảo Triều Tiên: Liên Xô chiếm miền Bắc, Mĩ chiếm Nam ranh giới là vĩ tuyến 38.
    26. D (như trên)
    27. A Hội nghị chấp nhận Liên Xô tham chiến chống Nhật với điều kiện: 1- Giữ nguyên hiện trạng Mông Cổ; 2-Trả Liên Xô Nam đảo Xakhalin và 4 đảo thuộc Curin nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
    28. D vì chỉ cho 3 điều kiện thôi.
    29. D Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin trở nên nổi cộm trong quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Liên Bang Nga hiện nay.
    30. C Đông Á, Nam Á, Tây á chịu ảnh hưởng phương Tây.
    31. D 3 cái còn lại ở hội nghị Ianta
    32. A Đồng ý cho quân Trung Hoa Dân quốc và quân Anh vào Đông Dương tạo ra những khó khăn mới cho cách mạng Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
    33. C Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam, việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương sẽ giao cho quân đội nước Anh - Trung Hoa Dân quốc.
    34. B Theo thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc
    35. C Theo thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Anh vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Nam
    36. A vì B, C, D không có trong giai đoạn này
    37. C vì Liên Xô - một trong phe lớn tạo nên cơn căng thẳng của thế giới thực sự xụp đổ mới dẫn đến trật tự 2 cực tan rã.
    38. A vì LX và Mĩ là hai ông lớn đối đầu nhau, có tầm ảnh hưởng nhất.
    39. A Trật tự thế giới hai cực Ianta chi phối quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
    40. C Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau CTTG II là thế giới hình thành "hai cực" : Tư bản chủ nghĩa – xã hội chủ nghĩa do Mĩ, Liên Xô đứng đầu mỗi bên.
    41. C Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập trong những năm 1945-194
    42. A (43 và 42 hỏi chéo nhau)
    43. C Hiến chương Liên Hợp Quốc và quyết định chính thức thành lập Liên Hợp Quốc được thông qua tại Hội nghị Xan Phranxixcô (4/1945, Mỹ)
    44. C sau khi được phê chuẩn mới chính thức có hiệu lực
    45. A ngày LHQ: Ra đời 24/10/1945
    46. C ngày hiến chương có hiệu lực là ngày 24-10, nhân đó lấy ngày 24-10 là ngày LHQ.
    47. A Nêu rõ mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
    48. B vì Đại hội đồng, Tòa án Quốc tế, Ban Thư kí không có chức năng này.
    49. C mục đính rõ rằng khi LHQ ra đời là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
    50. D Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
    51. D Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
    52. B Mục tiêu và nguyên tắc của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
    53. C tranh thủ sự ủng hộ quốc tế không có trong LHQ, B và D không liên quan tới đấu tranh bảo vệ biển đảo.
    54. C Trong bối cảnh thế giới phân chia hai cực, hai phe, nguyên tắc hoạt động có ý nghĩa thực tế nhất của Liên hợp quốc là chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn.
    55. B Một trong những cơ quan chính của Liên Hợp quốc được qui định trong Hiến chương (năm 1945) là Tòa án quốc tế.
    56. B vì A, C, D không phải cơ quan chính trong LHQ. Cơ quan của LHQ gồm có: Đại hội đồng, hội đồng bảo an, ban thư kí, hội đồn kinh tế xã hội, hội đồng quản thác, tòa án quốc tế.
    57. C Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được qui định trong Hiến chương (năm 1945) là Đại hội đồng.
    58. D Cơ quan Đại hội đồ của Liên hợp quốc có sự tham gia đầy đủ đại diện các thành viên mỗi năm họp một lần
    59. B Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được qui định trong Hiến chương (năm 1945) là Hội đồng kinh tế và xã hội.
    60. C Ban Thư ký là một trong sáu cơ quan chính của tổ chức Liên hợp quốc.
    61. A Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc là năm nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bản an Liên hợp quốc không bao giờ thay đ
    62. B Mĩ và Liên Xô có tầm ảnh hưởng lớn đối với nhau.
    63. A Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977) mở ra một chương mới cho chính sách "đa phương hóa", "đa dạng hóa" quan hệ đối ngoại.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng bảy 2022
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...