TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ LỚP 12 – PHẦN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN Câu 1: Công cuộc Đổi mới ở nước ta được thực hiện đầu tiên trong lĩnh vực: A. Chính trị B. Công nghiệp C. Nông nghiệp D. Dịch vụ Đáp án đúng: C Câu 2: Biểu hiện rõ nhất của tình trạng khủng hoảng kinh tế của nước ta sau năm 1975 là: A. Nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP B. Tỉ lệ tăng trưởng GDP rất thấp, chỉ đạt 0, 2%/năm C. Lạm phát kéo dài, có thời kì lên đến 3 chữ số D. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế âm, cung nhỏ hơn cầu Đáp án đúng: C Câu 3: Đây là thời kì nước ta có tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong giai đoạn 1975 - 2005. A. 1975 - 1980 B. 1988 - 1989 C. 1999 - 2000 D. 2003 - 2005 Đáp án đúng: B Câu 4: Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt diễn ra vào giữa thập niên 90 đánh dấu xu thế hội nhập của nước ta: A. Gia nhập WTO và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì B. Gia nhập ASEAN và kí thương ước với Hoa Kì C. Gia nhập ASEAN và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì D. Gia nhập APEC và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì Đáp án đúng: C Câu 5: Để thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nước ta cần dựa trên cơ sở: A. Phát triển khoa học - kĩ thuật - công nghệ ; giáo dục và đào tạo B. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nặng, coi đó là khâu then chốt C. Phát triển công nghiệp nhẹ, nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến D. Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng để ổn định đời sống của nhân dân Đáp án đúng: A Câu 6: Lãnh thổ nước ta trải dài: A. Trên 12º vĩ B. Gần 15º vĩ C. Gần 17º vĩ D. Gần 18º vĩ Đáp án đúng: C Câu 7: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ: A. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34'B đến 23º23'B nên thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng. B. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa. C. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới. D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật. Đáp án đúng :D Câu 8: Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta A. Thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới B. Thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài C. Thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan D. Thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương Đáp án đúng: B Câu 9: Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam cho phép các nước: A. Được thiết lập các công trình và các đảo nhân tạo B. Được tổ chức khảo sát, thăm dò các nguồn tài nguyên C. Được tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu và cáp quang biển D. Tất cả các ý trên Đáp án đúng: C Câu 10: Nội thuỷ là: A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí Đáp án đúng: B Câu 11: Đây là chứng cứ cho thấy lãnh thổ nước ta được hình thành trong giai đoạn tiền Cambri: A. Sự có mặt của các hóa thạch san hô ở nhiều nơi B. Sự có mặt của các hóa thạch than ở nhiều nơi C. Đá biến chất có tuổi 2, 3 tỉ năm được tìm thấy ở Kon Tum D. Các đá trầm tích biển phân bố rộng khắp trên cả nước Đáp án đúng: C Câu 12: "Địa hình được nâng cao, sông ngòi trẻ lại", đó là đặc điểm của: A. Giai đoạn tiền Cambri B. Thời kì đầu của giai đoạn Cổ kiến tạo C. Thời kì sau của giai đoạn Cổ kiến tạo D. Giai đoạn Tân kiến tạo Đáp án đúng :D Câu 13: Đây là các kì tạo núi thuộc đại Cổ sinh: A. Calêđôni và Kimêri B. Inđôxini và Kimêri C. Inđôxini và Calêđôni D. Calêđôni và Hecxini Đáp án đúng :D Câu 14: Các thềm biển, cồn cát, ngấn nước trên vách đá ven biển là dấu vết của: A. Các lần biển tiến và biển lùi diễn ra trong kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo B. Hoạt động uốn nếp, đứt gãy, phun tào macma diễn ra trong kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo C. Hoạt động nâng cao và hạ thấp địa hình diễn ra trong kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo D. Các hoạt động bồi lấp các bồn trũng lục địa diễn ra trong kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo Đáp án đúng: A Câu 15: Được hình thành từ các hoạt động uốn nếp và nâng lên trong đại Trung sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo là: A. Khối thượng nguồn sông Chảy B. Khối nâng Việt Bắc C. Khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ D. Tất cả các khối núi trên Đáp án đúng: C Câu 16: Đây là điểm giống nhau về lịch sử hình thành của khối thượng nguồn sông Chảy và khối núi cao Nam Trung Bộ A. Cùng được hình thành trong đại Cổ sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo B. Cùng được hình thành trong đại Trung sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo C. Cùng được hình thành trong giai đoạn Cổ kiến tạo D. Cùng được hình thành trong giai đoạn Tân kiến tạo Đáp án đúng: C Câu 17: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành trong giai đoạn: A. Kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo B. Kỉ Nêôgen của giai đoạn Tân kiến tạo C. Đại Trung sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo D. Đại Cổ sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo Đáp án đúng: A Câu 18: Đây là các khối núi được hình thành trong đại Cổ sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo A. Các dãy núi ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ B. Các khối núi cao ở Cao Bằng, Lạng Sơn C. Các khối núi cao ở Nam Trung Bộ D. Khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum Đáp án đúng :D Câu 19: Phần lớn lãnh thổ nước ta được hình thành trong: A. Giai đoạn tiền Cambri B. Giai đoạn Cổ kiến tạo C. Giai đoạn Tân kiến tạo D. Đại Nguyên sinh và Cổ sinh Đáp án đúng: B Câu 20: Đá vôi tuổi Đêvon và Cacbon - Pecmi có nhiều ở miền Bắc nước ta là loại đá: A. Trầm tích biển B. Trầm tích lục địa C. Macma D. Biến chất Đáp án đúng: A Câu 21: Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng Đáp án đúng: B Câu 22: Địa hình đồi núi đã làm cho A. Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch B. Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ C. Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW D. Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn Đáp án đúng: C Câu 23: Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì: A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến B. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông C. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa D. Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ Đáp án đúng :D Câu 24: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho: A. Địa hình nước ta ít hiểm trở B. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng C. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn D. Thiên nhiên có sự phân hóa sâu sắc Đáp án đúng: C Câu 25: Đồi núi nước ta có sự phân bậc vì: A. Phần lớn là núi có độ cao dưới 2 000 m B. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpi trong giai đoạn Tân kiến tạo C. Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh D. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực Đáp án đúng: B Câu 26: Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở đồng bằng này có: A. Diện tích rộng hơn Đồng bằng sông Cửu Long B. Hệ thống đê điều chia đồng bằng thành nhiều ô C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt D. Thủy triều xâm nhập gần như sâu toàn bộ đồng bằng về mùa cạn Đáp án đúng: B Câu 27: Đồng bằng sông Hồng giống Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm: A. Do phù sa sông ngòi bồi tụ tạo nên B. Có nhiều sông ngòi, kênh rạch C. Diện tích 40 000 km² D. Có hệ thống đê sông và đê biển Đáp án đúng: A Câu 28: Đặc điểm nào sau đây không phải của dải đồng bằng ven biển miền Trung? A. Hẹp ngang B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ C. Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn D. Được hình thành do các sông bồi đắp Đáp án đúng :D Câu 29: Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm: A. Rộng 15 000 km² B. Bị chia cắt nhiều bởi các đê ven sông C. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt D. Có các bậc ruộng cao bạc màu Đáp án đúng: C Câu 30: Ở đồng bằng ven biển miền Trung, từ phía biển vào, lần lượt có các dạng địa hình: A. Cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng B. Vùng thấp trũng; cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng C. Vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng D. Cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; vùng thấp trũng. Đáp án đúng: A Câu 31: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông được thể hiện rõ ở: A. Nhiệt độ nước biển B. Dòng hải lưu C. Thành phần loài sinh vật biển D. Cả ba ý trên. Đáp án đúng :D Câu 32: Độ mặn trung bình của nước biển Đông là: A. 33 – 35‰ B. 31 – 33‰ C. 34 – 35‰ D. 35 – 37‰ Đáp án đúng: B Câu 33: Trung bình mỗi năm có bao nhiêu cơn bão đổ bộ trực tiếp vào nước ta? A. 3 - 4 cơn B. 8 cơn C. 6 – 7 cơn D. 9 – 10 cơn Đáp án đúng: A Câu 34: Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là: A. Dầu khí B. Muối biển C. Cát trắng D. Titan Đáp án đúng: B Câu 35: Biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông là: A. Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế B. Nhiệt độ nước biển khá cao và thay đổi theo mùa C. Có các dòng hải lưu nóng hoạt động suốt năm D. Có các luồng gió theo hướng đông nam thổi vào nước ta gây mưa Đáp án đúng: A Câu 36: Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp xuân thu là: A. Khu vực phía nam vĩ tuyến 16ºB B. Khu vực phía đông dãy Trường Sơn C. Khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB D. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ Đáp án đúng: C Câu 37: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm: A. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô B. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm C. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm. D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC Đáp án đúng: C Câu 38: Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi: A. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc B. Áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam C. Khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới D. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta Đáp án đúng: B Câu 39: Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng: A. Nam Bộ. B. Tây Nguyên và Nam Bộ C. Phía Nam đèo Hải Vân D. Trên cả nước Đáp án đúng: B Câu 40: Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta gây mưa cho vùng: A. Tây Nguyên B. Nam Bộ C. Bắc Bộ D. Cả nước Đáp án đúng :D Câu 41: Đất phe-ra-lit ở nước ta thường bị chua vì: A. Có sự tích tụ nhiều Fe2O3 B. Có sự tích tụ nhiều Al2O3 C. Mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan D. Quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh Đáp án đúng: C Câu 42: Trong 4 địa điểm sau, nơi có mưa nhiều nhất là: A. Hà Nội B. Huế C. Nha Trang D. Phan Thiết Đáp án đúng: B Câu 43: So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất. Nguyên nhân chính là: A. Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta B. Huế có lượng mưa lớn nhưng bốc hơi ít do mưa nhiều vào mùa thu đông C. Huế có lượng mưa không lớn nhưng mưa thu đông nên ít bốc hơi D. Huế có lượng mưa khá lớn nhưng mùa mưa trùng với mùa lạnh nên ít bốc hơi Đáp án đúng :D Câu 44: Đây là nhiệt độ trung bình năm của lần lượt các địa điểm: Lũng Cú, Bỉm Sơn, Hà Tiên, Vạn Ninh, Nghi Xuân. A. 21, 3ºC ; 23, 5ºC ; 24ºC ; 25, 9ºC ; 26, 9ºC B. 21, 3ºC ; 26, 9ºC ; 25, 9ºC ; 23, 5ºC ; 24ºC C. 26, 9ºC ; 25, 9ºC ; 24ºC ; 23, 5ºC ; 21, 3ºC D. 21, 3ºC ; 23, 5ºC ; 26, 9ºC ; 25, 9ºC ; 24ºC Đáp án đúng :D Câu 45: Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta hiện nay là: A. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh B. Rừng gió mùa thường xanh C. Rừng gió mùa nửa rụng lá D. Rừng ngập mặn thường xanh ven biển Đáp án đúng: A Câu 46: Đặc trưng khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc: A. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh B. Cận xích đạo gió mùa C. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh D. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Đáp án đúng :D Câu 47: Nhiệt độ trung bình năm phần lãnh thổ phía Bắc là (°C) A. 18 – 20 B. 20 – 22 C. 22 – 24 D. 24 – 26 Đáp án đúng: C Câu 48: Động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần phía Nam lãnh thổ? A. Thú lớn (Voi, hổ, báo.) B. Thú có móng vuốt C. Thú có lông dày (gấu, chồn.) D. Trăn, rắn, cá sấu Đáp án đúng: B Câu 49: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là: A. Đới rừng gió mùa cận xích đạo B. Đới rừng xích đạo C. Đới rừng gió mùa nhiệt đới D. Đới rừng nhiệt đới Đáp án đúng: C Câu 50: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm: A. Mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn B. Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm C. Mùa đông lạnh đến sớm hơn các vùng núi thấp D. Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình Đáp án đúng: C Câu 51: Sự phân chia các đới cảnh quan địa lí của nước ta tương ứng với sự phân chia: A. Các miền khí hậu B. Các vùng địa hình C. Các miền thuỷ văn D. Các miền địa lí tự nhiên Đáp án đúng: A Câu 52: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ là: A. Bão lụt với tần suất lớn, trượt lở đất, khô hạn B. Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi C. Thời tiết rất bất ổn định, dòng chảy sông ngòi thất thường D. Xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt trên diện rộng, thiếu nước vào mùa khô Đáp án đúng :D Câu 53: "Miền có cấu trúc địa chất địa hình phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên và cao nguyên ba dan, đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển". Đó là đặc điểm của vùng: A. Bắc và Đông Bắc B. Tây Bắc C. Bắc Trung Bộ D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ Đáp án đúng :D Câu 54: Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết là những trở ngại lớn trong việc sử dụng thiên nhiên của vùng: A. Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ B. Tây Bắc C. Bắc Trung Bộ D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ Đáp án đúng: A Câu 55: Cảnh quan rừng gió mùa nhiệt đới: A. Không chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc B. Trong năm có 2 - 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20ºC C. Khí hậu thuận lợi cho sự phát triển các cây ưa nóng D. Khí hậu có tính chất cận Xích đạo với tổng nhiệt trên 9000ºC Đáp án đúng: B Câu 56: Đây là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng A. Gây trồng rừng trên đất trống đồi trọc. B. Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia C. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng D. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có Đáp án đúng: B Câu 57: Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là: A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng B. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm C. Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng. D. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh Đáp án đúng: B Câu 58: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách: A. Đẩy mạnh thâm canh, bảo vệ vốn rừng B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm Đáp án đúng :D Câu 59: Đất chưa sử dụng ở nước ta còn nhiều, khoảng (triệu ha) A. 5 B. 5, 35 C. 9, 3 D. 4, 53 Đáp án đúng: B Câu 60: Những vùng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô là: A. Vùng núi đá vôi và vùng đất đỏ ba dan B. Vùng đất bạc màu ở trung du Bắc Bộ C. Vùng đất xám phù sa cổ ở Đông Nam Bộ D. Vùng khuất gió ở tỉnh Sơn La và Mường Xén (Nghệ An) Đáp án đúng: A Câu 61: Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long vì: A. Lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn B. Lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng nên mưa nhỏ hơn C. Do địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước D. Mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn Đáp án đúng: C Câu 62: Đây là đặc điểm của bão ở nước ta: A. Diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước B. Tất cả đều xuất phát từ Biển Đông C. Chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB D. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam Đáp án đúng :D Câu 63: Ở nước ta bão tập trung nhiều nhất vào: A. Tháng 7 B. Tháng 8 C. Tháng 9 D. Tháng 10 Đáp án đúng: C Câu 64: Vùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây Nam khô nóng là: A. Duyên hải Nam Trung Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Tây Nguyên D. Tây Bắc Đáp án đúng: B Câu 65: Để hạn chế thiệt hại do bão gây ra đối với các vùng đồng bằng ven biển, thì biện pháp phòng chống tốt nhất là: A. Sơ tán dân đến nơi an toàn. B. Củng cố công trình đê biển, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển C. Thông báo cho các tàu thuyền trên biển phải tránh xa vùng tâm bão D. Có biện pháp phòng chống lũ ở đầu nguồn các con sông lớn Đáp án đúng: B