Không biết từ lúc nào kể từ khi có khái niệm chữa lành thì có luôn khái niệm tỉnh thức, người tỉnh thức.. cho mình hỏi khái niệm tỉnh thức này là gì? Có ai biết thì chỉ giáo giúp mình nhé.
Hi bạn Mình nghĩ bạn google chắc cũng ra nhiều khái niệm rõ ràng để bạn hiểu nên mình xin chia sẻ Link thông tin mà mình đã xem, trải nghiệm và thật sự thấy tâm đắc nhé. Khái niệm "Tỉnh thức, chữa lành" được người trẻ chúng ta vận dụng siêu linh hoạt và chế vui đủ thứ nhưng nghiêm túc nhìn nhận thì khái niệm ấy đã được áp dụng vào nhiều công việc lẫn cuộc sống, chỉ là bản thân mỗi người không nhận ra. Mình đã đọc cuốn sách Lãnh đạo tỉnh thức rồi tò mò tìm hiểu qua video thầy Minh niệm để hiểu rõ hơn, sau áp dụng vào công việc ở công ty thấy hiệu quả. (Mình không phải là fan của thầy Minh niệm và cũng không biết thiền nha)
Với câu trả lời này, mình sẽ không nói đến 1 khái niệm chính xác của "Sự tỉnh thức" và "Chữa lành". Mình sẽ nói theo góc nhìn ếch ngồi đáy giếng của mình thôi nhé. Vậy thì bắt đầu đầu phân tích trước, tại sao chữa lành lại gắn với sự tỉnh thức? Đa phần theo số đông, thường chúng ta gặp quá nhiều khó khăn, áp bức của cuộc sống, chúng ta sẽ có xu hướng nhạy cảm trong từng vấn đề, tinh thần mệt mỏi và có thể không quá sáng suốt trong từng lựa chọn. Đó là lý do xuất hiện 2 khái niệm "Chữa lành" và "Tỉnh thức" Chữa lành là cách băng bó vết thương lòng. Cũng giống như trong những lúc bất lực, ta thường có xu hướng tìm 1 nơi nào đó yên tĩnh, để xoa dịu tinh thần cho dễ thở hơn 1 chút. Sau đó suy nghĩ về những chuyện đã xảy ra bằng lý trí, để ra quyết định bảo vệ bản thân 1 cách tốt nhất có thể. Tuy nhiên, khái niệm của sự tỉnh thức là 1 tiềm thức cao hơn. Ngoài việc suy tính và nhìn nhận một cách chủ quan, coi vết sẹo của bản thân là hàng đầu; thì sự tỉnh thức là 1 loại giác ngộ về thực tế và chấp nhận những sự thật gây bất lợi cho mình. Nó đổi mới cách sống của 1 con người chứ không dừng lại ở mức thay đổi cách đối đãi với người khác ở bên ngoài. Hmmm... Mình sẽ minh họa 1 cách dễ hiểu hơn. Hãy xem những áp lực trong đời sống là một vết thương. Ta sẽ trải qua những giai đoạn của những vết thương đó: Giai đoạn 1: Tạm thời gác lại mọi việc và coi lại vết thương của mình (Ẩn dụ mức độ nhìn nhận lại vấn đề một cách chủ quan) Giai đoạn 2: Cố gắng sửa chữa vết thương tạm thời bằng thuốc giảm đau, thuốc sát trùng (Ẩn dụ cho việc tìm giải pháp bảo vệ bản thân) Giai đoạn 3: Băng bó và lên kế hoạch nghỉ dưỡng vết thương dài hạn (Băng bó ẩn dụ cho "Sự thức tỉnh" - Mức thời gian bạn suy nghĩ sâu xa hơn về mọi vấn đề, mặt tốt cũng như là xấu, những thiếu sót của bản thân và đồng cảm cho hành động mảy may của người khác. Lên kế hoạch nghỉ dưỡng vết thương dài hạn ẩn dụ cho việc bạn "Chữa lành" vết thương tâm lý của chính mình) Giai đoạn 4: Khi nhìn lại vết sẹo, bạn dần không có cảm xúc tiêu cực về nó như lúc đầu. Mà tự mình đút kết ra 1 bài học quý giá về nó (Đạt được mức thức tỉnh cao độ, và thành công về việc chữa lành) Nhưng thường con người ta chỉ kết thúc ở giai đoạn 2. Và rồi cố hết sức tìm giải pháp để bản thân lảng tránh vết thương xấu xí của chính mình hoặc tiếp tục đâm đầu vào trận chiến làm tổn hại đến vết thương chưa lành. Vì thế "Thức tỉnh" và "Chữa lành" trở thành một khái niệm cần được học hỏi, tu luyện mới đạt được. Nó cần rất nhiều thời gian để chúng ta phải lắng nghe bản thân cũng như có được sự đồng cảm tuyệt đối với những biến cố. Tóm gọn là thế. Chúc bạn có 1 ngày tốt lành nhé.