Chứng minh rằng: Nhân vật mị là một thành công của tô hoài trong việc xây dựng con người thức tỉnh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi toicuatuoitre, 30 Tháng tám 2021.

  1. toicuatuoitre

    Bài viết:
    63
    ĐỀ: Nhân vật Mị trong truyện "Vợ chồng A Phủ" là một thành công của Tô Hoài trong việc xây dựng con người thức tỉnh. Hãy chứng minh nhận định trên.

    Bài làm:​

    "Tô Hoài" là một cây bút trưởng thành của văn đàn Việt Nam trong thời kì kháng chiến lẫn thời bình, nắm giữ kỉ lục về số lượng tác phẩm đã đóng góp cho nền văn học nươc nhà. Trong đó, ta không thể bỏ qua đoạn trích "Vợ chồng A Phủ" - là một thành công của Tô Hoài trong việc xây dựng hình tượng "con người thức tỉnh" qua nhân vật "Mị", thuộc tập "Truyện Tây Bắc".

    Thành công đầu tiên phải kể đến là việc xây dựng hình tượng nhân vật Mị trong tập truyện ngắn này. Khi sinh ra Mị đã bị mặc định là một món nợ, một cái giá phải trả cho hạnh phúc gia đình thiêng liêng mà cha mẹ Mị đã mượn của nhà Thống lí Pá Tra ngày trước. Quãng đời của người con gái ấy ở Hồng Ngài quả thật là một chuỗi ngày đen tối ở chốn địa ngục trần gian khi bị bắt làm "con dâu gạt nợ" cho nhà Thống lí.

    Tưởng đâu đấy sẽ là dấu chấm hết cho cuộc đời của người dand bà Mèo ấy, nhưng đằng sau đống tro tàn của lòng Mị, vẫn còn thấp thoáng đâu đó những tia lửa nhỏ của khát vọng sống, nói đúng hơn là sự bừng tỉnh sau bao đêm ngủ mê của số phận oái ăm. Nhất quyết không chấp nhận thân kiếp tôi đòi, nô lệ.

    Nhà văn đã rất tài tình khi cho người đọc thấy rõ cái đầy ải cả về thể xác lẫn tinh thần của Mị, để thấy Mị đã vùi mình trong giấc ngủ miên man của thân kiếp nô lệ ấy. Mị làm việc quần quật như "con trâu, con ngựa" không kể thời gian, năm tháng: "Tết đến thì giặt đay, se đay", "Tết xong lại lên núi hái thuốc phiện.. suốt năm suốt đời như thế". Mị trở thành công cụ lao động, bị Thống lí bóc lột, xếp Mị ngang hàng với những vật vô tri, thân phận trâu ngựa, thậm chí còn như gắn liền với chúng. Mọi ý thức về bản thân, về sự sống dường như mất lặng, say trong giấc ngủ mà vốn dĩ cần được đánh thức. "Mị lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa", "Mị tưởng mình là con trâu, con ngựa", thật xót xa khi tác giả thốt lên câu ai oán: "Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi". Quả thật không gì là đầy ải hơn khi ngay cả mình cũng không nhận thức được cái khổ, bởi cái khổ đã quá quen thuộc với mình. Mị mất hết ý niệm về thời gian và không gian khi đặt mình gắn liền với căn buồng tối om của cái địa ngục chốn trần gian đã giam hãm Mị, đã không cho Mị một ngày được sống phận làm người.

    Lúc này đây, sự phản kháng trỗi dậy trong lòng Mị, Mị bắt đầu thức tỉnh nhưng cách tỉnh dậy này của Mị phải chăng là quá nghiệt ngã khi chọn cái quyền cuối cùng của con người là "được chết". Cái quyền ấy là quyền lợi cuối cùng của mỗi con người khi họ không còn bất kì quyền lợi gì khác thì họ vẫn có quyền chết như một sự giải thoát cho bản thân. Ý muốn "ăn lá ngón" để tự tử cũng chính là sự thức tỉnh của Mị, nàng muốn thoát khỏi cái thân phận nộ lệ ấy, nhưng nào được, Mị không có cái quyền ấy vì chữ hiếu của một người con gái thương cha.

    Sau những biểu tượng nhân văn đầy ám ảnh của nhân vật Mị, Tô Hoài một lần nữa đem lại sức sống trở lại với Mị trong đêm tình mùa xuân đáng nhớ, như một cái lay mạnh vào người Mị, gọi Mị thức dậy để hòa nhịp vào mùa xuân đất trời. Nét đặc sắc trong cách xây dựng hình tượng nhân vật Mị chính là quá trình diễn biến nội tâm của Mị. Sự khao khát sống của Mị trong đêm xuân ấy đã thật sự tô đậm lên cái thức tỉnh trong lòng của bản thân Mị.

    Tiếng sao quyện chặt với quá trình hồi sinh của Mị, nâng đỡ tâm hồn Mị, đánh thức Mị rằng mùa xuân đã đến rồi. Nếu như men rượu khiến con người ta say, thì chính thứ men ấy lại là chất xúc tác trực tiếp làm cho Mị thức tỉnh, để tâm hồn thêm yêu đời, làm trỗi dậy chất sống trong con người ấy. "Mị đã lấy hũ rượu, uống ừng ực từng bát một", Mị uống cho hả giận, vừa như uống hận, nuốt hận. Hơi men dìu tâm hồn Mị theo tiếng sao. Trong đoạn diễn tả tâm trạng hồi sinh của Mị, tiếng sáo có vai trò vô cùng quan trọng, Tô Hoài đã nhắc đến tiếng sáo như một dụng ý nghệ thuật để lay tỉnh tâm hồn Mị, Tiếng sáo là biểu tượng của khát vọng tình yêu, tự do, đã theo sát diễn biến tâm trạng Mị, là ngọn gió thổi bùng lên đống tàn tro tưởng đã nguội tắt tựa bao giờ. Tiếng sáo không chỉ là âm thanh hiện hữu mà đã thâm nhập vào nội tâm của Mị, mời gọi Mị đi chơi.

    Mị bắt đầu biết xót thương cho tình cảnh của mình khi nhớ về quá khứ đầy đau đớn ấy: "Nếu có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nghĩ lại nữa..". Ý thức trở về khi Mị nhớ về quá khứ ngắn ngủi của cuộc đời và niềm ham sống trở lại: "Mị thấy phơi phới.. đêm Tết ngày trước". Lần đầu tiên kể từ ngày vào nhà Thống lí, Mị cảm thấy: "Mị còn trẻ lắm. Mị muốn đi chơi".

    Ý thức thôi thúc hành động khiến Mị "sửa soạn đi chơi", quên hẳn sự có mặt của A Sử. Mọi sự bừng tỉnh của Mị vẫn không dừng lại đó, ngay cả khi bị chặn đứng bởi A Sử lúc nàng bị trói. Tô Hoài đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch: Khát vọng mãnh liệt, hiện thực phũ phàng, khiến cho sức sống của Mị càng thêm dữ dội. Chỉ bằng cách khai thác tinh tế sự thay đổi cảnh sắc mùa xuân đất trời, mùa xuân bản làng, mùa xuân của tình yêu đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nguội lạnh của người đàn bà Mèo ấy.

    Có lẽ lần thức tỉnh cuối cùng của Mị chính là yếu tố quyết định của tác phẩm. Khi một người đàn bà vô cảm, chai sạn cảm xúc như Mị lại cảm thấy xót thương vô cùng cho A Phủ lúc nhìn thấy "dòng nước mắt bò xuống hai hõm má đã đen xám lại của A Phủ". Sự sâu xé của lương tâm và lí trí mỗi lúc một mãnh liệt hơn, rồi Mị chợt thấy được bóng dáng của chính mình trong A Phủ để dẫn tới hành động "cắt dây trói cho A Phủ". Cắt được cái dây trói ấy, cũng như cắt được sợi dây vô hình trói buộc Mị với nhà Thống lí, cũng như xóa bỏ được áp lực thần quyền đè nén bấy lâu nay lên người Mị về con ma nhà Thống lí, sự bừng tỉnh vỡ òa trong niềm hạnh phúc giải thoát bản thân. Chạy theo A Phủ là bước chõm dậy đầu tiên sau khi thức giấc đến tìm đến với cách mạng, đến với ánh sáng tự do, không còn kiếp nô lệ đọa đày.

    Tô Hoài đã thật sự thành cong trong việc xây dựng con người thức tỉnh qua nhân vật Mị khi đưa ra được lối thoát cho cuộc đời Mị, tô đậm khát vọng sống mãnh liệt của người đàn bà vỗn dĩ đã "chết" đi trong giâc ngủ của số phận cay đắng.

    Qua nhân vật Mị, ta thấy Tô Hoài là một nhà văn tài năng khi đưa cuộc đời Mị sang trang mới, bắt đầu một ngày mới tươi đẹp sau "giấc ngủ mê" dài tưởng chừng không bao giờ thức giấc, bằng những tình huống truyện đặc sắc cũng như cách dàn dựng những chuyển biến tinh tế trong tâm hồn Mị. Tạo ra một áng văn mang đẫm chất tố cáo, lên án giai cấp tàn bạo thống trị miền núi và cũng xót thương cho hàng trăm con người nô lệ, bị trị như Mị
     
    Chỉnh sửa cuối: 1 Tháng chín 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...