TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA TIẾNG HÀN QUỐC * * * BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC PHẦN MÔN: GIỚI THIỆU VÀ TRẢI NGHIỆM NGHỀ ĐỀ BÀI: Dự án lập nghiệp / Định hướng nghề nghiệp cho bản thân Sinh viên: Nguyễn Minh Anh Lớp: K17 – Ngôn ngữ Hàn Quốc 5 Mã sinh viên: HÀ NỘI, THÁNG 12/2023 MỤC LỤC 1. LỜI MỞ ĐẦU 1 2. GIỚI THIỆU CHUNG 2 2.1. Tổng quan về học phần 2 2.2. Giới thiệu chung về bản thân 2 3. NỘI DUNG 4 3.1. Nội dung, hoạt động đã được giới thiệu và trải nghiệm 4 3.1. 1. Nội dung đã được giới thiệu và trải nghiệm 4 3.1. 2. Hoạt động đã được giới thiệu và trải nghiệm 4 3.2. Nội dung và hoạt động yêu thích 4 3.3. Định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai 5 3.3. 1. Phân tích vị trí nghề nghiệp 5 3.3. 2. Kế hoạch của bản thân để đạt được mục tiêu trong 4 năm đại học: 9 3.4. Đề xuất, kiến nghị cho nghề nghiệp tương lai của bản thân 11 3.4. 1. Đối với nhà trường 11 3.4. 2. Đối với khoa 11 3.4. 3. Đối với gia đình 12 3.4. 4. Đối bản thân 12 4. KẾT LUẬN 13 5. LỜI CẢM ƠN 13 6. CÁC NGUỒN THAM KHẢO 14 1. LỜI MỞ ĐẦU Đất nước Việt Nam ta đang trong thời kỳ phát triển về nhiều mặt, hội nhập sâu rộng với thế giới mỗi ngày. Trong đó, quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng được mở rộng, có nhiều bước tiến triển vượt bậc. Hai nước không chỉ có rất nhiều điểm chung trong văn hóa, lịch sử, sự gần gũi về địa lý mà mối quan hệ cũng có nhiều bước tiến triển vượt bậc. Đặc biệt, năm 2022, hai nước nâng cấp quan hệ lên "Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện", đánh dấu tầm cao mới trong sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc. Hàn Quốc luôn chiếm vị trí đối tác lớn nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Năm 2021, Việt Nam có khoảng 9.100 dự án do Hàn Quốc đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 72, 3 tỷ USD; tính lũy kế đến năm 2021, tổng số vốn đăng ký đã đạt 74, 7 tỷ USD, tăng 3, 7 lần so với năm 2009 (đạt 20 tỷ USD). Đồng thời, hai nước cũng hợp tác ở nhiều mặt khác nhau như: Trong quan hệ chính trị, hợp tác về quốc phòng an ninh, quan hệ hợp tác về các vấn đề quốc tế và khu vực.. Các doanh nghiệp của Hàn Quốc đầu tư rất nhiều vào các tỉnh thành của nước ta cũng như ký các thỏa thuận kinh tế, hiệp định thương mại. Do đó, nhu cầu tuyển dụng nhân lực tiếng Hàn của các doanh nghiệp, cơ quan lớn của Hàn Quốc cũng như các doanh nghiệp, cơ quan của Việt Nam có liên quan đến Hàn Quốc cũng tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt là ngành biên phiên dịch tiếng Hàn đang rất "nóng" trên các thị trường tuyển dụng. Do đó, em làm đề tài này để định hướng cho mình kế hoạch trong vòng 4 năm học đại học sắp tới để có thể đáp ứng được nhu cầu cao về việc tuyển dụng nhân lực tiếng Hàn hiện nay. 2. GIỚI THIỆU CHUNG 2.1. Tổng quan về học phần - Tên học phần: Giới thiệu và trải nghiệm nghề nghiệp. - Mã học phần: FKL702014 - Tổng số tín chỉ: 2 - Tổng số buổi học: 10 buổi học (gồm 8 buổi học lý thuyết và 2 buổi gặp gỡ, trao đổi với chuyên gia ngành biên phiên dịch: TS. Nghiêm Thị Thu Hương – giảng viên khoa Tiếng Hàn Quốc trường đại học Hà Nội; chuyên gia ngành du lịch: Ths. Trần Thị Mỹ Linh – giảng viên khoa du lịch trường đại học Phenikaa). - Khoa: Khoa Tiếng Hàn Quốc - Ngành: Ngôn ngữ Hàn Quốc - Hệ đào tạo: Đại học chính quy - Giảng viên giảng dạy: Ths. Vũ Thanh Hải và TS. Nguyễn Lệ Thu – phó trưởng khoa Tiếng Hàn Quốc trường Đại học Phenikaa. 2.2. Giới thiệu chung về bản thân Em là Nguyễn Minh Anh, hiện đang là sinh viên năm nhất ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại trường Đại học Phenikaa. Em sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội – Thủ đô ngàn năm văn hiến với bề dày lịch sử lâu dài và nền văn hóa phong phú. Thành phố Hà Nội và Hàn Quốc có sự liên kết chặt chẽ với nhau qua quan hệ lịch sử, hợp tác về kinh tế, hợp tác về giáo dục, du lịch và giao lưu văn hóa. Tóm lại, mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Hà Nội là một phần đóng góp quan trọng trong hệ thống quan hệ đối ngoại của Việt Nam và đóng góp vào sự phát triển chung của cả hai quốc gia. Nên em rất vui và tự hào khi mình được sinh ra và lớn lên trong thủ đô của đất nước có mảnh đất hình chữ S này. Em chọn ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc bởi những lí do sau: - Hàn Quốc hiện tại là một đất nước đang có nền kinh tế phát triển vượt bậc. Đồng thời, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Hiện có gần 10.000 doanh nghiệp đã và đang đầu tư tạo Việt Nam nên việc tuyển dụng nhân lực biết và hiểu rõ tiếng Hàn rất là cao. Đây là 1 cơ hội việc làm lớn và có thể kiếm được thu nhập cao trong tương lai. - Bản thân đất nước Hàn Quốc có phong cảnh rất đẹp trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông giống trong phim nên em rất muốn đến đó ngắm cảnh đẹp. - Hàn Quốc là một đất nước có đậm đà bản sắc dân tộc như: Hanbok (한복) – trang phục truyền thống của người Hàn, các phong tục tập quán và lễ hội (Tết Nguyên Đán, lễ Chuseok) khiến em có sự hứng thú và tò mò, muốn tìm hiểu nhiều hơn về đất nước này. - Dành sự yêu thích lớn tới âm nhạc, phim ảnh và bộ môn thể thao điện tử ở đất nước Hàn Quốc. Em là một người tự tin, nhiệt huyết và có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, có các kỹ năng cơ bản như: Tin học văn phòng, lập kế hoạch, quản lý thời gian.. nhưng em nhìn lại rằng bản thân vẫn còn lười biếng và chưa tập trung. Nhận thấy rõ ràng số lượng công ty Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam đang ngày càng tăng cao. Ngoài ra, với sự lan tỏa mạnh mẽ của làn sóng văn hóa Hàn Quốc, sự giao lưu giữa nhân dân 2 nước cũng đang được đẩy mạnh. Chính vì vậy mà nhu cầu tuyển dụng biên phiên dịch viên tiếng Hàn Quốc cũng nhiều hơn so với bất kỳ công việc tiếng Hàn nào và trải dài đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, đối với nghề biên phiên dịch tiếng Hàn, nhu cầu nhân lực để đáp ứng còn thiếu rất nhiều nên em quyết định theo học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc chuyên ngành biên-phiên dịch tại trường Đại học Phenikaa với hy vọng sẽ có được công việc ổn định, lâu dài và thu nhập cao và được đặt chân đến đất nước Hàn Quốc xinh đẹp. 3. NỘI DUNG 3.1. Nội dung, hoạt động đã được giới thiệu và trải nghiệm 3.1. 1. Nội dung đã được giới thiệu và trải nghiệm Mục tiêu: Hướng tới mục tiêu định hướng nghề nghiệp tương lai cho sinh viên dựa trên năng lực, sở trường của bản thân. Từ đó đặt ra được mục tiêu làm cơ sở để chọn cho mình công việc phù hợp, rèn luyện phẩm chất và năng lực tốt. Có 3 định hướng của chuyên ngành ngôn ngữ Hàn Quốc, bao gồm: Ngành biên phiên dịch, ngành du lịch và ngành kinh doanh kinh tế. Đồng thời, sinh viên được giới thiệu chương trình học, những vấn đề chung, các kỹ năng cần thiết, đạo đức nghề nghiệp, định hướng chuyên ngành mà mình theo học. 3.1. 2. Hoạt động đã được giới thiệu và trải nghiệm Tìm hiểu về những công việc có trong ba ngành kể trên sau đó hoạt động theo nhóm và thuyết trình trước lớp về công việc đó. Nhờ đó mà sinh viên có cơ hội được tìm hiểu và khám phá về ngành học mà sinh viên định theo học. Sinh viên cũng được giao lưu, gặp gỡ, trao đổi với chuyên gia ngành biên phiên dịch tiếng Hàn Quốc và chuyên gia ngành du lịch. 3.2. Nội dung và hoạt động yêu thích Đối với em, nội dung yêu thích nhất chính là buổi thuyết trình về ngành Biên phiên dịch. Nhờ buổi thuyết trình ấy mà em đã có nhiều cái nhìn khác hơn về ngành, hiểu kĩ về ngành học tương lai mà mình chọn cũng như tìm hiểu được về nhiều công việc khác nhau trong ngành. Còn hoạt động em yêu thích nhất là được gặp chuyên gia trong ngành biên phiên dịch. Khi em được lắng nghe những chia sẻ của một người đã có nhiều tuổi đời trong ngành nghề này, em đã hiểu rõ hơn về đặc điểm, cơ hội, khó khăn thách thức, lợi ích, những tố chất cần có trong ngành biên phiên dịch nói chung và biên dịch nói riêng. Đồng thời, em cũng nhận thức được rằng bản thân mình sẽ phải làm và cần làm những gì để có nền tảng kiến thức cũng như phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp tốt. Từ đó tìm được một công việc làm theo ngành mình thích, một mức lương ổn định cũng như được ngắm nhìn xứ sở kim chi bằng chính đôi mắt của mình. 3.3. Định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai 3.3. 1. Phân tích vị trí nghề nghiệp 3.3. 1.1. Khái niệm về ngành biên dịch Biên dịch là công việc dịch thuật tài liệu, văn bản từ ngôn ngữ A sang ngôn ngữ B (có thể từ ngôn ngữ Hàn Quốc sang ngôn ngữ Việt Nam hoặc từ ngôn ngữ Việt Nam sang ngôn ngữ Hàn Quốc). Biên dịch thường sẽ dịch một chiều. Các biên dịch viên phải làm thông tin từ dạng văn bản, bao gồm các website, bản in, phụ đề video, phụ đề phim, file word, PDF, các hồ sơ công chứng, các file đa phương tiện khác.. Biên dịch tuy thời gian yêu cầu lâu hơn so với phiên dịch, nhưng về độ chính xác và sự trau chuốt cho từng bản dịch thì yêu cầu cao hơn khá nhiều bởi lẽ từng bản dịch ấy phải truyền tải chính xác và đầy đủ ý nghĩa mà tác giả muốn mang đến để người đọc, người nghe có thể hiểu rõ và nắm bắt được thông tin. Đại đa số các biên phiên dịch đều sử dụng những công cụ để hỗ trợ cho công việc cả mình, như chuyển nguồn thành những định dạng file dễ thao tác dịch, áp dụng bộ nhớ dịch để lưu lại các bản dịch trước đây, từ đó có thể áp dụng được cho những dự án quan trọng sau này nếu cần thiết. Nếu theo đuổi các ngành dịch thuật như biên dịch, ta có thể làm ở các công ty dịch thuật hay những công ty đa quốc gia ở nhiều mảng khác nhau. 3.3. 1.2. Những yếu tố cần có để trở thành một biên dịch viên Để trở thành một biên dịch viên chuyên nghiệp, cần có một sự kết hợp hoàn hảo giữa sự vững chắc kiến thức về ngôn ngữ, có kỹ năng diễn đạt và hiểu biết sâu rộng về một lĩnh vực cụ thể. Dưới đây là những yếu tố quan trọng để trở thành một biên dịch viên chuyên nghiệp: - Sự hiểu biết về ngôn ngữ: Phải có sự thành thạo và chắc chắn tuyệt đối trong ít nhất hai ngôn ngữ (ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích). Đây là một điều kiện tiên quyết trong ngành mà ta buộc phải có; hiểu biết sâu rộng và biết cách sử dụng các từ vựng, ngữ pháp và văn hóa của cả hai ngôn ngữ. - Có kiến thức chuyên sâu: Hiểu sâu về một lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành cụ thể mà chúng ta có thể gặp trong quá trình biên dịch (ví dụ: Kinh tế, y học, tài chính, các vấn đề pháp lý, kỹ thuật). - Kỹ năng nghiên cứu: Có khả năng nắm bắt xu hướng, tin tức mới kịp thời và thực hiện các nghiên cứu hiệu quả để hiểu rõ về lĩnh vực mà ta đang làm việc. - Kỹ năng diễn đạt: Có khả năng diễn đạt tốt, chính xác, rõ ràng bằng văn bản trong cả hai ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Đồng thời phải có kỹ năng viết tốt để xử lý được các văn bản và tài liệu khác nhau. - Sự kiên nhẫn và tập trung: Kiên nhẫn là một yếu tố quan trong giúp ta xử lý được các vấn đề khó khăn khi biên dịch và sự tập trung giúp ta đảm bảo độ chính xác cao trong công việc. - Đạo đức nghề nghiệp: Tuân thủ nghiêm các chuẩn mực đạo đức và bảo mật thông tin, đặc biệt là khi làm việc trong trường hợp có các thông tin nhạy cảm và các tài liệu quan trọng của công ty, tổ chức.. - Sử dụng công nghệ hỗ trợ: Hiểu biết và sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ dịch thuật và các phần mềm hỗ trợ cho công việc biên dịch. - Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp tốt, đặc biệt là trong các tình huống cần thiết phải trao đổi, tương tác với khách hàng, đối tác để hiểu rõ yêu cầu của họ. Từ đó gậy dựng nên được sự uy tín cho bản thân, công ty.. - Chủ động tiếp thu thêm kiến thức: Sẵn lòng và có khả năng trau dồi kiến thức mới liên tục để cập nhật thêm vốn từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ đó cũng như hiểu biết hơn trong lĩnh vực chuyên môn mà ta biên dịch. Những yếu tố trên đều rất quan trong để đảm bảo rằng một biên dịch viên chuyên nghiệp có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng và đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng, đối tác trong một môi trường ngôn ngữ đa dạng. Từ đó có thể tạo dựng được nên uy tín của bản thân và được mọi người tin tưởng, lựa chọn. 3.3. 1.3. Ưu điểm và nhược điểm khi trở thành một biên dịch viên - Làm công việc biên dịch có khá nhiều ưu điểm, đặc biệt là đối với những người có trình độ ngôn ngữ cao và có sự hiểu vững về các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số ưu điểm của công việc biên dịch: • Giao tiếp đa ngôn ngữ: Có cơ hội được giao tiếp và làm việc với nhiều ngôn ngữ làm tăng khả năng tương tác và hiểu biết giữa các nền văn hóa khác nhau. • Cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Có thể làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y học, kỹ thuật, tài chính kinh doanh, vấn đề pháp lý, marketing.. tùy vào chuyên môn và sự hiểu biết, sự yêu thích của ta về lĩnh vực đó. • Linh hoạt về nơi làm việc: Có thể làm việc tự do và từ xa nhờ các nhờ sử dụng các công nghệ hiện đại, hoặc làm việc cho các công ty dịch vụ biên dịch, công ty đa quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc các doanh nghiệp riêng có nhu cầu biên dịch tài liệu. Từ đó có thể quyết định thời gian làm việc và kiểm soát được công việc của mình. • Cơ hội học hỏi liên tục: Liên tục trau dồi và nắm bắt các kiến thức mới từ nhiều lĩnh vực khác nhau giúp ta duy trì được sự mới mẻ và đa dạng trong công việc. • Cơ hội gặp gỡ, kết nối và hợp tác quốc tế: Biên dịch là một bộ phận quan trọng trong của giao tiếp quốc tế và đóng góp sự hiểu biết của mình và hòa nhập với các quốc gia nên thường xuyên có cơ hội được gặp gỡ, kết bạn, làm việc với nhiều khách hàng, công ty từ nhiều quốc gia và văn hóa khác nhau. Đồng thời, ta được tham gia vào các dự án quốc tế, có cơ hội hợp tác với các chuyên gia, đồng nghiệp đến từ nước ngoài. • Nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và sự sáng tạo: Có cơ hội liên tục nâng cao và hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ của bản thân, làm giàu vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp trong cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Không chỉ đòi hỏi cao về kiến thức, biên dịch còn yêu cầu khả năng tư duy sáng tạo để bảo toàn ý nghĩa và sự tương đương ngữ cảnh trong ngôn ngữ đích. • Có tính chất thách thức, thúc đẩy đa nhiệm và có tư duy logic: Có cơ hội đối mặt với những thách thức mới khó khăn nhưng thú vị trong việc diễn đạt ý nghĩa chính xác qua nhiều ngôn ngữ khác nhau. Từ đó phát triển được khả năng đa nhiệm, có tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề thông qua việc xử lý nhiều ngôn ngữ để đảm bảo sự chính xác tuyệt đối trong từng bản dịch. - Bên cạnh những ưu điểm và lợi ích được kể trên thì biên dịch vẫn tồn tại một số nhược điểm và thách thức. Dưới đây là một số nhược điểm của công việc biên dịch: • Áp lực về thời gian: Trong một số trường hợp, biên dịch viên phải làm việc với áp lực thời gian cực kì cao, đặc biệt là biên dịch về các thông trong các sự kiện trực tiếp như cuộc họp quan trọng hay các hội thảo. • Sự đè nén tâm lý: Công việc biên dịch đòi hòi sự tập trung cao độ và liên tục. Nếu không thể duy trì sự tập trung thì sẽ dẫn đến sự sai sót trong bản dịch và chất lượng bản dịch không tốt, gây ảnh hưởng, thiệt hại đến nhiều khách hàng, công ty, tổ chức.. • Cần kiến thức sâu rộng về các ngành đặc thù: Đối với các lĩnh vực chuyên môn như kỹ thuật, y học hay các văn bản liên quan đến pháp lý, biên dịch viên phải có nền tảng kiến thức sâu rộng để hiểu rõ và dịch chính xác các thuật ngữ chuyên ngành. • Sự nhầm lẫn về ngôn ngữ: Dịch giữa các ngôn ngữ có thể phức tạp do sự khác biệt về từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc câu, cách diễn đạt ý, cũng như sự khác nhau về văn hóa. Nếu không cẩn thận hay không có đầy đủ sự hiểu biết về văn hóa và ngữ cảnh, người biên dịch có thể dịch sai hoặc hiểu sai ý của tác giả, dẫn đến một vài sai lầm không nên có. • Không ổn định về thu nhập: Với những người làm biên dịch tự do hay làm công việc biên dịch freelance, thu nhập có thể không ổn định, hay bấp bênh và phải phụ thuộc vào dự án cụ thể. • Sự cạnh tranh từ công nghệ: Các công nghệ dịch máy ngày càng phát triển và hiện đại hơn, gây ra áp lực cạnh tranh vô hình cho biên dịch viên. Tuy nhiên, dịch máy vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn bởi nó chưa có được khả năng hiểu sát nghĩa và xác định được ngữ cảnh giống như con người. • Vấn đề bảo mật thông tin: Trong một số trường hợp, biên dịch viên có thể phải xử lý những thông tin nhạy cảm của công ty, tổ chức.. và phải đối mặt rủi ro về việc bảo mật các thông tin ấy. Mặc dù có nhiều nhược điểm nhưng những biên phiên dịch chuyên nghiệp vẫn giữ được ngọn lửa đam mê với nghề và đạt được nhiều thành tựu, các giải thưởng to lớn trong lĩnh vực này, đặc biệt là với những người có sự nhiệt huyết, kỹ năng tốt và luôn trau dồi bản thân. 3.3. 2. Kế hoạch của bản thân để đạt được mục tiêu trong 4 năm đại học: Khi bước vào cánh cổng trường đại học, ta đã có nhiều ước mơ, hoài bão lớn lao, mong muốn rằng bản thân mình là một người có ích, đóng góp nhiều công lao, thành tích cho xã hội, đất nước. Đồng thời có một cuộc sống hạnh phúc, có nguồn tài chính ổn định. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu to lớn ấy, ta sẽ phải trải qua nhiều khó khăn thử thách, có một cuộc sống tự lập, tự chủ với chính bản thân cũng như kìm chế trước những cám dỗ, các tệ nạn xã hội. Để thời gian ở ngôi trường đại học trở nên ý nghĩa, không lãng phí một giây phút nào, em đã đặt ra kế hoạch của bản thân trong 4 năm ở đại học để nhắc nhở mình phải luôn nỗ lực hướng tới mục tiêu lớn ấy: - Năm thứ nhất, vì kiến thức chuyên ngành chưa có nhiều, nên em: • Cố gắng học chăm chỉ các môn đại cương đạt loại khá trở lên. • Học chăm chỉ Tiếng Hàn, học thêm các kỹ năng về tin học máy tính. • Tham gia một câu lạc bộ để mở rộng thêm các mối quan hệ xã hội. Học tập và tiếp thu được những kinh nghiệm từ các anh chị tiền bối. - Năm thứ hai, nắm chắc, nâng cao kiến thức tiếng Hàn và trau dồi thêm một ngoại ngữ mới: • Ôn luyện và nâng cao khả năng ngoại ngữ tương đương với TOPIK 3. • Lựa chọn Tiếng Anh làm môn ngoại ngữ thứ hai. • Tìm kiếm một công việc làm thêm để có thêm thu nhập. • Nếu có cơ hội tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, các tọa đàm, buổi trò chuyện với chuyên gia, workshop do nhà trường hay khoa tổ chức để có kinh nghiệm tích lũy cho công việc sau này. • Trau dồi thêm các kĩ năng mềm cần có: Thuyết trình, tư duy phản biện, giải quyết tình huống, kỹ năng giao tiếp.. - Năm thứ ba, đây là thời điểm học chuyên sâu về các môn chuyên ngành: • Tập trung cao độ để học những môn chuyên ngành để hiểu rõ và đạt được điểm số cao. • Cố gắng cân bằng giữa môn chuyên ngành và ngoại ngữ thứ hai • Tiếp tục ôn luyện để có chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK 4 và chứng chỉ Tiếng Anh (IELTS 6.5+ hoặc TOEIC 600+). • Tìm các chứng chỉ miễn phí hoặc có phí trên Google, Coursera để làm đẹp CV. • Tìm được một công việc thực tập tốt để phát huy và củng cố thêm khả năng ngoại ngữ. - Năm thứ tư, là năm đứng trước những quyết định to lớn, bước ngoặt của cuộc đời cùng với nhiều thách thức mới: • Chuẩn bị khóa luận tốt nghiệp và hoàn thành bản CV. • Thi được chứng chỉ TOPIK 5 hoặc TOPIK 6. • Thi chứng chỉ Tiếng Anh đạt trình độ C1. • Tốt nghiệp với GPA 3.5 trở lên. • Tìm kiếm suất học bổng du học Hàn Quốc (dự định xa chưa chắc chắn). • Tìm kiếm một công việc ổn định, chuẩn bị tinh thần và một hồ sơ đẹp để phỏng vấn. 3.4. Đề xuất, kiến nghị cho nghề nghiệp tương lai của bản thân 3.4. 1. Đối với nhà trường - Nhà trường nên tạo điều kiện cho sinh viên được cọ sát, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế thông qua những buổi trải nghiệm, đi tham quan. - Trường nên chú trọng đến việc liên hệ tới các cơ quan, công ty, doanh nghiệp của Hàn Quốc tại Việt Nam để duy trì hoạt động thực tập cho sinh viên. - Nhà trường nên liên kết với khoa tiếng Hàn Quốc của các trường đại học khác nhau nhằm mục đích để các sinh viên tiếng Hàn có thể giao lưu, trao đổi, học hỏi với nhau đồng thời sinh viên cũng mở rộng thêm những mối quan hệ mới ngoài trường đại học. - Nên có những buổi tọa đàm, workshop, gặp gỡ với các chuyên gia trong ngành để sinh viên có thể hiểu hơn về chuyên ngành mà mình yêu thích và lựa chọn trong tương lai gần. 3.4. 2. Đối với khoa - Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, các buổi tọa đàm để sinh viên có thể gắn kết hơn. - Tổ chức các cuộc thi liên quan đến tiếng Hàn: Hát, nhảy, hùng biện, thi nói tiếng Hàn.. hay tổ chức các lễ hội theo văn hóa Hàn Quốc để học sinh có thể trải nghiệm và hiểu rõ hơn về văn hóa của thiên đường hoa lệ này. - Khảo sát tâm lý của các bạn sinh viên đang trong quá trình học tập (chương trình học có bị nhanh quá không, thầy cô giảng dễ hiểu không, có ý kiến gì về cách giảng dạy của thầy cô không). Từ đó cần kịp thời tiếp nhận những ý kiến của sinh viên để điều chỉnh bài giảng, cách giảng phù hợp với sinh viên. - Dành sự quan tâm nhiều hơn tới câu lạc bộ Tiếng Hàn Quốc, để sau những giờ học, các bạn sinh viên có thể giao lưu tiếng Hàn, có cơ hội được thực hành những kiến thức, lý thuyết mà mình đã được học ở trên lớp. - Em mong muốn nhà trường có thể nâng cao và hoàn thiện hơn trang thiết bị cơ sở vật chất để không chỉ nâng cao chất lượng của ngành Tiếng Hàn Quốc mà còn các ngành khác nữa. 3.4. 3. Đối với gia đình Em rất may mắn khi được bố mẹ luôn ủng hộ nhiệt tình và giúp đỡ em rất nhiều trên con đường theo đuổi ngành nghề này. Bố mẹ đã tự hào vì em bởi em là một đứa con đã lớn khôn và độc lập chọn lựa chuyên ngành tương lai mà mình yêu thích. Vậy nên, em mong muốn rằng dù tương lai có như thế nào thì bố mẹ em vẫn luôn dõi theo sự trưởng thành của em, luôn động viên và trao cho em động lực để em có thể vững vàng tiến về phía trước, vượt qua mọi rào cản định kiến, bước tiếp trên hành trình theo đuổi ước mơ của bản thân, có sự nỗ lực để chạm tới mục tiêu mình đã đặt ra. 3.4. 4. Đối bản thân Em phải điều chỉnh lại thân bản thân để không trì trệ, lười biếng hay sa đọa vào thú vui, tệ nạn xã hội nào mà quên mất rằng mục tiêu mình đã đặt ra khi bước chân vào cánh cổng trường đại học. Em mong muốn rằng bản thân sẽ hoàn thiện hơn, có nhiều kỹ năng và kiến thức để giải quyết những khó khăn mà cuộc đời mang đến cũng như chạm đến đỉnh cao của sự nghiệp, báo hiếu cho cha mẹ - những người đã sinh ra, nuôi nấng và giúp đỡ em rất nhiều trên con đường đời đầy gian truân này. Trong 4 năm đại học, em muốn bản thân phải tiếp thu, học tập, tích lũy được những kiến thức quan trọng cho công việc của em sau này. Trong tương lai gần, em sẽ cố gắng hết sức mình để học tập cũng như làm nhiều hoạt động tình nguyện, có ý nghĩa với cộng đồng và xã hội để có thể trở thành công dân tốt đóng góp nhiều cho đất nước. Đồng thời cũng đạt được mục tiêu mà mình đã đặt ra từ đầu. 4. KẾT LUẬN Học phần Giới thiệu và trải nghiệm nghề nghiệp là học phần giúp sinh viên có cái nhìn thực tế và bao quát hơn thông qua những bài giảng của thầy cô cùng với những lời chia sẻ về kinh nghiệm quý báu của các chuyên gia làm việc nhiều năm trong ngành. Học phần đã phân tích và chỉ rõ những đặc điểm riêng, yếu tố, yêu cầu, kỹ năng, phẩm chất của những người làm trong ngành biên phiên dịch, du lịch và kinh doanh kinh tế. Đồng thời sinh viên có thể làm quen, hiểu được công việc, trách nhiệm của bản thân cũng như môi trường làm việc trong một công ty chuyên nghiệp. Từ đó, sinh viên có thể định hướng cho bản thân công việc sau khi ra trường dựa vào sở thích cá nhân, năng lực, thế mạnh của mình trong một lĩnh vực cụ thể. 5. LỜI CẢM ƠN Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không có sự hỗ trợ ở bên cạnh. Từ khi em bắt đầu học tập tại trường đại học – một môi trường mới với bao điều bỡ ngỡ, em đã được bố mẹ, thầy cô và bạn bè xung quanh quan tâm, giúp đỡ rất nhiều. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa ngôn ngữ Hàn Quốc. Trong quá trình tìm hiểu và tiếp thu kiến thức của bộ môn học tập và trải nghiệm nghề này, em đã nhận được sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình, tâm huyết của các thầy cô. Thầy cô đã mang đến cho em một tinh thần học tập hiệu quả thông qua các bài giảng, giúp em tìm hiểu và học thêm được nhiều kiến thức mới. Bên cạnh đó, em cũng hiểu và nhận ra bản thân mình đang thiếu xót những gì, cần cải thiện những gì, có cái nhìn rõ ràng hơn về việc xác định định hướng nghề nghiệp, cùng với những hiểu biết sâu rộng về ngành ngôn ngữ Hàn và những công việc liên quan đến nó. Em mong thầy cô sẽ có thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc, và đạt được nhiều thành công để đưa được nhiều thế hệ sinh viên đến bến bờ tri thức của nhân loại trong tương lai. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô. 6. CÁC NGUỒN THAM KHẢO Top công việc tiếng Hàn lương cao hot nhất hiện nay. (2023). Truy cập vào 5/12/2023, từ blog. Masterkorean.vn Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam. (2023). Truy cập vào 5/12/2023, từ www. Tapchicongsan.org.vn Biên Dịch Là Gì? Phân Biệt Biên Dịch và Phiên Dịch 2023. (2023). Truy cập 6/12/2023, từ maythongdich.com/tin-tuc/bien-dich-la-gi/ Top 7 năng lực cốt lõi của một biên dịch viên. (2023). Truy cập 6/12/2023, từ saokhue. Edu.vn Những điều cần biết về nghề biên - phiên dịch. (2023). Truy cập 7/12/2023, từ dichthuathaco.com.vn