[Tiểu luận] Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 18 Tháng sáu 2023.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Tiểu luận môn học

    Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin

    Đề tài

    QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ TÔN GIÁO

    MỤC LỤC

    Nếu các bạn có đóng góp hoặc bình luận về bài tiểu luận, hãy vào link này để thảo luận nhé [Thảo Luận - Góp Ý] Các Tác Phẩm Của Mạnh Thăng

    P. S: Vui lòng không reup bài tiểu luận dưới mọi hình thức
     
  2. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    PHẦN MỞ ĐẦU

    Nếu chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là một trong ba phát minh quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác, thì những quan điểm về tôn giáo là một trong những biểu hiện rõ nét nhất lập trường duy vật về lịch sử của học thuyết này. Nó thể hiện thông qua các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về cả bản chất, nguồn gốc lẫn chức năng của tôn giáo. Loài người đã có những bước tiến vô cùng to lớn trong tất cả mọi mặt: Kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật và nghệ thuật. Trong một xã hội như vậy có một bộ phận không thể thiếu được, bởi nó chính là một bộ phận cấu thành nên thượng kiến trúc và hạ tầng cơ sở của một xã hội, đó chính là tôn giáo. Tôn giáo là một vấn đề tưởng chừng như vô cùng cũ kỹ, nhưng thực chất luôn mới mẻ. Cũng bởi vì tôn giáo nằm trong một bộ phận cấu thành nên xã hội này nên cùng với sự thay đổi của loài người mà tôn giáo cũng có những biến đổi về nội dung và hình thức. Trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, vấn đề tôn giáo hiện nay đã được Đảng và Nhà nước ta xem xét, đánh giá lại trên quan điểm khách quan hơn.


    Bấm để xem
    Đóng lại
    ⦁ Lý do chọn đề tài

    Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhất là sự phát triển của xã hội con người ngày càng có nhiều nhu cầu cần được đáp ứng trong đó thì nhu cầu về tín ngưỡng tôn giáo vẫn là một nhu cầu tinh thần của bộ phận lớn các tầng lớp nhân dân. Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay. Quá trình tồn tại và phát triển của tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, đến tâm lý đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia. Việt Nam với đặc điểm là một nước có nhiều dân tộc sinh sống, chính vì vậy mà vấn đề tôn giáo trở nên phức tạp và nhạy cảm hơn. Mặt khác, trong lịch sử nước ta, tôn giáo đã bị lợi dụng để phục vụ cho mục đích chính trị, và ngày nay vẫn còn tồn tại những kẻ lợi dụng tôn giáo chống phá Nhà nước Xã hội chủ nghĩa của ta. Chính vì vậy mà mỗi người dân cần xác định rõ cách nhìn nhận, lựa chọn tín ngưỡng để góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Đó là lý do mà nhóm chúng em chọn đề tài "Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo, vai trò của tôn giáo đối với xã hội Việt Nam".

    ⦁ Mục tiêu nghiên cứu đề tài

    Dưới góc độ triết học, nhìn nhận vấn đề tôn giáo trên quan điểm duy vật biện chứng của Mác – Lênin.

    Làm rõ vai trò của tôn giáo đối với xã hội Việt Nam.

    Chỉ ra các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò tôn giáo và tự do tôn giáo.

    Các thành tựu nổi bật trong việc thực hiện tự do tôn giáo ở Việt Nam.
     
  3. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    PHẦN NỘI DUNG

    CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ TÔN GIÁO


    Bấm để xem
    Đóng lại
    ⦁ Khái niệm tôn giáo

    Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: "Tôn giáo là kết quả một sự phản ánh của thế giới tự nhiên vào bộ não con người một cách sai lầm hoặc là một sự phản ánh không toàn diện về thế giới khách quan, khiến con người hiểu sai hoặc không hiểu hết các hiện tượng trong tự nhiên. Cùng với những hạn chế mang tính chất thời đại bắt nguồn từ một nền khoa học còn rất thô sơ, mang nặng tính cảm tính, những phản ánh không đúng này của nhận thức đã tạo nên những rào cản giữa con người và sự thật khách quan của thế giới tự nhiên, dẫn đến việc con người không thể trả lời được các câu hỏi về tự nhiên bí ẩn, và kết quả cuối cùng là khiến con người phải tìm đến tôn giáo."

    Bên cạnh đó, trong tác phẩm "Góp phần phê phán triết học pháp quyền" của Heeghen, C. Mác viết: "Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa. Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, tức thế giới quan lộn ngược, và bản thân chúng là thế giới lộn ngược. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân."

    Ngoài ra, khái niệm tôn giáo là vấn đề được nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiều. Trong lịch sử đã từng tổn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo:

    ⦁ Các nhà thần học cho rằng: "Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người".

    ⦁ Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: "Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên".

    ⦁ Một số nhà tâm lý học lại cho rằng: "Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nội cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo".
     
  4. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ TÔN GIÁO (tiếp)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    ⦁ Nguồn gốc, bản chất

    Nguồn gốc:

    Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng tôn giáo đã ra đời có 3 nguồn gốc cơ bản:

    Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo: Tôn giáo đã nảy sinh trong xã hội mà trình độ sản xuất hết sức thấp kém, con người hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, bất lực trước những hiện tượng tự nhiên không thể giải thích được, cho đó là một lực lượng siêu nhiên có sức mạnh ghê gớm ở bên ngoài con người, đang chi phối con người. Vì vậy, tôn giáo lúc đầu đa thần, gắn liền với đặc điểm nhận thức, ánh sáng khoa học đi đến đâu thì tôn giáo lùi đến đó. Khi mà biết và chưa biết còn khoảng cách thì còn tôn giáo và tôn giáo sẽ tồn tại lâu dài.

    Nguồn gốc kinh tế - xã hội: Khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp và có đối kháng giai cấp, con người phải chịu sự bóc lột của giai cấp thống trị, xã hội bất bình đẳng, con người không giải thích được, nên tìm đến tôn giáo. Con người tìm đến tôn giáo để được che chở bởi đức chúa trời, đức phật, thượng đế.. Giai cấp thống trị luôn luôn sử dụng tôn giáo, lợi dụng triệt để tôn giáo để thống trị nhân dân, khống chế nhân dân.

    Nguồn gốc tâm lý tình cảm: Con người tìm đến tôn giáo như tìm đến niềm an ủi, chỗ dựa tinh thần, tôn giáo đã có tác dụng giữ trạng thái thăng bằng, tâm tư, tình cảm của con người. Nó là quan niệm, lòng tin, tình cảm của con người trước những sức mạnh của tự nhiên, những biến cố của xã hội.

    Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo có nguồn gốc từ trong hiện thực và phản ánh chính hiện thực đó - một hiện thực cần có tôn giáo và có điều kiện để tôn giáo xuất hiện và tồn tại.

    ⦁ Bản chất của tôn giáo:

    Sự sáng tạo ra tôn giáo của con người được thực hiện thông qua con đường nhận thức chủ thể tạo ra tôn giáo là con người đối tượng của sự phản ánh là sức mạnh ở bên ngoài thông trị cuộc sống hằng ngày của con người, còn phương thức nhận thức để tạo ra tôn giáo là phương thức hư ảo. Sự ra đời của hiện tượng tôn giáo với bản chất như trên là tất yếu khách quan, vì khi con người bị bất lực trước sức mạnh của yếu tố bên ngoài thì con người cần đến tôn giáo nhằm bù đắp sự bất lực ấy.

    Tóm lại, tôn giáo vừa là một hình thái ý thức xã hội vừa là một thực thế xã hội. Song xét về bản chất, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, nó phản ánh một cách hoang đường, hư ảo, hiện thực khách quan vào đầu thế giới hư ảo ấy không ai nhìn thấy được và chưa ai chứng minh được bằng cơ sở khoa học. Sự hoang đường của tôn giáo do chính con người sáng tạo ra; cái thế giới hoang đường và hư ảo chính là bản chất của tôn giáo.

    ⦁ Vị trí của tôn giáo trong lịch sử:

    Trong từng giai đoạn lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó. Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo.

    ⦁Tôn giáo trong xã hội chưa có giai cấp

    Ăng-ghen cho rằng tôn giáo xuất hiện từ ngay trong thời kỳ nguyên thủy, từ những quan niệm hết sức tối tăm, nguyên thủy của con người về bản thân mình và thiên nhiên bao quanh họ.

    Các tôn giáo nguyên thủy, sơ khai thể hiện niềm tin bản năng của con người và lúc ấy chưa gắn với các lợi ích kinh tế - xã hội.

    ⦁ Tôn giáo trong xã hội có giai cấp

    Khi xã hội phân chia giai cấp, xuất hiện các nhà nước, quốc gia với các vùng lãnh thổ riêng biệt, tôn giáo lúc này không chỉ còn là một nhu cầu tinh thần của quần chúng mà còn là một phương tiện để giai cấp thống trị duy trì sự thống trị áp bức giai cấp và bóc lột của mình và thực hiện bành trướng, xâm lược.
     
    Last edited by a moderator: 29 Tháng sáu 2023
  5. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

    Những tôn giáo lớn ở Việt Nam

    Nước ta hiện có 6 tôn giáo được nhà nước công nhận về mặt tổ chức: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao đài và Hòa hảo, với hơn 20 hệ phái khác nhau cùng với các tôn giáo khác đã tạo nên hệ tôn giáo phong phú đa dạng ở nước ta. Cụ thể:

    ⦁ Phật giáo

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trong số các tôn giáo ở Việt Nam, Phật giáo có số tín đồ đông đảo nhất. Theo thống kê dân số năm 2009 thì số tín đồ Phật giáo là 6.802.318 người trong đó 2.98.666 tín đồ ở thành thị và 3.813.652 tín đồ ở nông thôn, địa phương tập trung đông đảo tín đồ Phật giáo nhất là thành phố Hồ Chí Minh với 1.164.930 tín đồ. Còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ đã quy y Tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường trong cả nước. Ngoài ra từ 80% đến 90% dân số Việt Nam mang thiên hướng Phật giáo.

    Có hai nhánh Phật giáo ở Việt Nam là Đại thừa và Tiểu thừa. Phật giáo Đại thừa lần đầu tiên từ Trung Quốc vào tới vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam từ khoảng năm 200 và trở thành tôn giáo phổ biến nhất trên toàn đất nước, trong khi Phật giáo Tiểu thừa từ Ấn Độ du nhập vào phía nam đồng bằng sông Cửu Long từ khoảng năm 300-600 và trở thành tôn giáo chính ở vùng đồng bằng phía nam Việt Nam.

    Có thuyết khác lại cho rằng Phật giáo bắt đầu truyền vào Việt Nam trong khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước công nguyên từ Ấn Độ theo đường biên chứ không phải từ Trung Hoa. Lúc đầu Phật giáo tại Việt Nam (đồng bằng châu thổ sông Hồng) mang màu sắc của Phật giáo Tiểu thừa nhưng về sau do ảnh hưởng của Trung Hoa mới chuyển dần thành Đại thừa. Phật giáo Đại thừa được nhiều người thừa nhận là tôn giáo chính của người Việt, người Hoa và một số dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi phía Bắc như Mường, Thái, Tày.. Phật giáo Đại thừa tại Việt Nam có ba tông phái chính là Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông. Trong thực tế Phật giáo Đại thừa ở Việt Nam tồn tại hòa hợp với Đạo giáo, Khổng giáo và các đức tin bản địa như tục thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu. Phật giáo Tiểu thừa thì lại được coi là tôn giáo chính của người Khmer tại Việt Nam.
     
    Last edited by a moderator: 27 Tháng sáu 2023
  6. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    CHƯƠNG 2 (Tiếp)

    ⦁ Thiên chúa giáo

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Công giáo Rôma (hay Giáo hội Công giáo Rôma), lần đầu tiên tới Việt Nam vào đầu thế kỉ XVI tại Nam Định (thời Nhà Lê) bởi những nhà truyền giáo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, sau đó là người Pháp, trước cả khi Việt Nam là một thuộc địa của Pháp. Về sau, chính quyền Pháp không khuyến khích người dân theo tôn giáo nào, nhưng họ bảo đảm quyền tự do tôn giáo lần đầu tiên trên đất nước Việt Nam, nhất là Bắc Kỳ và Nam Kỳ - nơi dưới sự bảo hộ của Pháp. Nhờ vậy mà Công giáo cũng như những tôn giáo khác đã thoát khỏi thời kỳ bách hại lớn nhất dưới các Triều đại phong kiến kể từ thế kỷ thứ XVI. Đầu tiên, tôn giáo này được lan truyền trong dân cư các tỉnh ven biển Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, sau đó lan tới vùng châu thổ sông Hồng và các vùng đô thị trên cả nước.

    Theo thống kê năm 2009 ở Việt Nam có khoảng 5.677.086 tín hữu Công giáo. Trong đó có 1.776.694 tín hữu ở khu vực thành thị và 3.900.392 ở các khu vực nông thôn, địa phương có đông đảo tín đồ Công giáo nhất là tỉnh Đồng Nai với 797.702 tín hữu, và khoảng 6000 nhà thờ tại nhiều nơi trên đất nước.

    Số giám mục người Việt được Tòa Thánh tấn phong trong 30 năm thời Pháp thuộc là 4 người, trong 30 năm chiến tranh (1945 - 1975) là 33 người ở cả hai miền, từ năm 1976 đến 2004 là 42 người. Vatican đã có thỏa thuận với chính phủ Việt Nam về việc không chỉ trích hay nói xấu lẫn nhau, không hỗ trợ bên thứ ba để chống lại nhau; khi tấn phong giám mục hoặc các chức phẩm cao hơn, Vatican sẽ tham khảo ý kiến của chính phủ Việt Nam.

    ⦁ Cao đài

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cao Đài, hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, là một tôn giáo bản địa Việt Nam do Ngô Văn Chiêu, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc thành lập năm 1926, với trung tâm là Tòa Thánh Tây Ninh. Tôn giáo này thờ Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng đế. Các tín đồ Cao Đài thi hành những giáo điều như không sát sanh, sống lương thiện, hòa đồng, làm lành, lánh dữ, giúp đỡ xung quanh, cầu nguyện, thờ cúng tổ tiên và thực hành tình yêu thương vạn loại qua việc ăn chay với mục tiêu tối thiểu là đem sự hạnh phúc đến cho mọi người, đưa mọi người về với Thượng đế nơi Thiên Giới và mục tiêu tối thượng là đưa vạn loại thoát khỏi vòng luân hồi.

    Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2011 thì có 2, 4 triệu tín đồ Cao Đài phân bố tại 39 tinh thảnh cả nước đông nhất là tại Tây Ninh và khoảng 30.000 tín đồ nữa sống ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Úc. Đạo Cao Đài đã trở thành tôn giáo lớn thứ ba tại Việt Nam.

    ⦁ Tin lành

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tin Lành được truyền vào Việt Nam năm 1911. Đầu tiên, tôn giáo này chỉ được cho phép tại các vùng do Pháp quản lý và bị cấm tại các vùng khác. Đến năm 1920, Tin Lành mới được phép hoạt động trên khắp Việt Nam. Năm 2009, số tín đồ Tin Lành ở Việt Nam là 734.168 chủ yếu tập trung ở khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc và là tôn giáo chính của nhiều dân tộc thiểu số. Tỉnh có đông đảo tín đồ Tin Lành nhất là Đăk Lak với 149.526 tín đồ.
     
  7. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 2 (tiếp)

    ⦁ Hồi giáo

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hầu hết tín đồ Hồi giáo và Hindu giáo tại Việt Nam là người Chăm. Người ta cho rằng Hồi giáo đã được truyền vào Việt Nam đầu tiên là khoảng thế kỉ X, XI, ở cộng đồng người Chăm. Năm 2009, tại Việt Nam có khoảng 75.268 tín đồ Hồi giáo, chủ yếu ở Bình Thuận, Ninh Thuận, An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó đồng nhất là tại Ninh Thuận với 25.513 tín đồ. Có hai giáo phái Hồi giáo của người Chăm: Người Chăm ở Châu Đốc, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Đồng Nai.

    ⦁ Hòa Hảo

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hòa Hảo, hay Phật giáo Hòa Hảo, là một tôn giáo Việt Nam gắn chặt với truyền thông Phật giáo, do Huỳnh Phú Sổ thành lập năm 1939 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu (nay Thị Trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang).

    Đạo Hòa Hảo phát triển ở miền Tây Nam Bộ, kêu gọi mọi người sống hòa hợp. Tôn giáo này đánh giá cao triết lý "Phật tại tâm", khuyến khích nghi lễ thờ cúng đơn giản (chỉ có hoa và nước sạch) và loại bỏ mê tín dị đoan. Những buổi lễ được tổ chức rất đơn giản và khiêm tốn, không có ăn uống, hội hè. Lễ lộc, cưới hỏi hay ma chay không cầu kỳ như thường thấy ở những tôn giáo khác. Đạo không có tu sĩ, không có tổ chức giáo hội mà chỉ có một số chức sắc lo việc đạo và cả việc đời.

    Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ (Đặc biệt là An Giang với 936.974 tín đồ Phật giáo Hòa Hỏa là tỉnh có số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đông nhất cả nước).

    Đối với đạo Do Thái, hiện tại theo số liệu thống kế về dân số Việt Nam, nước ta hiện chưa có người theo đạo Do Thái, và phần lớn ở đây nằm ở việc đạo Do Thái không được người dân Việt Nam biết đến.
     
    Last edited by a moderator: 28 Tháng sáu 2023
  8. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 2 (Tiếp)

    2.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Viêt Nam về tôn giáo

    2.2. 1. Vai trò của tôn giáo


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngay sau khi được thành lập (1930), Đảng ta đã thấy được Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo Đến nay Nhà nước ta công nhận tư cách pháp nhân cho 12 tôn giáo và cấp đăng ký hoạt động cho 32 tổ chức tôn giáo (tôn giáo gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Birtu Sơn Kỳ Hương. Tí ẩn Hiểu nghĩa, Giáo hội Phật đường Nani lông Minh str đạo, Minh lý đạo – tam tông miếu và đạo Bat hải. Chiếc sắc các tôn giáo: Phật giáo 48.498, Công giáo 3.394, Tin lành 132, Cao Đài 14.261, Hòa Hảo 1.956, Hội giáo 699. Cơ sở thờ tự: Phật giáo 16.984, Công giáo 5.546, Tin lành 320, Cao Đài 1.290, Hòa Hào 39, Hồi giáo 79. Cơ sở đào tạo: Phật giáo Học viện Phật giáo 4; Công giáo Đại chủng viện 6) ; khoảng 25 % dân số là tín đồ theo các tôn giáo. Số lượng tín đồ 6 tôn giáo lớn: Phật giáo 10 triệu; Công giáo 5, 9 triệu ; Cao Đài 2, 4 triệu; Phật giáo Hòa Hảo 1, 3 triệu, Tin lành gần 1 triệu; Hồi giáo trên 7 vạn. Tuy mỗi tôn giáo có những đặc điểm riêng nhưng đều giống nhau ở chỗ cùng tồn tại trong lòng dân tộc. Ngay cả trong thời điểm khó khăn nhất, đại đa số đồng bào các tôn giáo đều đứng về phía cách mạng, cùng toàn dân đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tích cực tham gia xây dựng, phát triển đất nước.

    Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đất nước, đa số chức sắc và tín đồ các tôn giáo tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thành đạo trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Phát huy tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhận rõ điều đó, Đảng ta đã kịp thời tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác tôn giáo; trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện chủ trương, chính sách đối với tôn giáo, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế.

    Đại hội XII của Đảng khẳng định: Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật.
     
    Last edited by a moderator: 29 Tháng sáu 2023
  9. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 2 (Tiếp)

    2.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Viêt Nam về tôn giáo

    2.2. 2. Tự do tôn giáo


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tự do tôn giáo thường được coi là một nguyên tắc vàng hộ quyền tự do của cá nhân hay cộng đồng trong việc công khai hoặc bí mật thực hành, thờ phụng, rao giảng, tụ tập một tôn giáo hay tín ngưỡng. Khái niệm này thường được thừa nhận là có cả bao gồm việc tự do thay đổi tôn giáo hoặc tự do không theo một tôn giáo nào. Tại nhiều quốc gia, tự do tín ngưỡng được nhiều người coi là một quyền lợi cơ bản của con người đối với tôn giáo, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế Đại hội XII của Đảng khẳng định: Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật.

    Điều 10, Hiến pháp 1946 có viết: Đảng và Nhà nước cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kiên quyết bài trừ mê tín dị đoan, bài trừ những hủ tục làm cản trở vận động và phát triển của xã hội Việt Nam. Đồng thời luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân. Trong những năm gần đây, Đảng ta đã có những thay đổi quan trọng trong nhận thức về tôn giáo và giải quyết vấn đề về tôn giáo, đưa ra những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp. Về tôn giáo và công tác tôn giáo, các văn kiện Đại hội XI đã nêu lên một số quan điểm cơ bản sau:

    ⦁ Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật.

    ⦁ Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc.

    ⦁ Tôn trọng và phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo.

    ⦁ Động viên chức sắc, tín đồ, các tổ chức tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    ⦁ Quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật.

    ⦁ Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng trong giai đoạn mới của đất nước.
     
  10. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 2 (Tiếp)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác tôn giáo trong tình hình mới:

    ⦁ Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

    ⦁ Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất quán chỉnh sách đại đoàn kết toàn dân tộc không phản biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đoàn kết đồng bào không theo tôn giáo và đồng bào theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo, động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    ⦁ Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Động viên đồng bào nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc thông qua thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tôn giáo.

    ⦁ Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; trong đó, các tổ chức quân chúng có vai trò quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước đối với các tôn giáo.

    Công tác tôn giáo, chính sách tôn giáo:

    ⦁ Thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo.

    ⦁ Tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

    ⦁ Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo tong quân Chứng, tín đồ, chức sắc, nhà tu hành. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    ⦁ Tăng cường thông tin tuyên truyền về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo; tự giác và phối hợp đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống đối chế độ.

    ⦁ Hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Như vậy, quan điểm của Đảng ta về tôn giáo là rõ ràng, nhất quán, đảm bảo quyền tự do, dân chủ của các tín đồ tôn giáo khác nhau.

    Từ đó, chúng ta cần thực hiện tốt chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo, nhằm góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp đổi mới đất nước, phấn đấu vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
     
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...