Thuyết Minh Về Cây Tre

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Lê Kiều Mi, 12 Tháng hai 2022.

  1. Lê Kiều Mi

    Bài viết:
    85
    THUYẾT MINH VỀ CÂY TRE

    Nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay hình ảnh cây tre đã gắn bó sâu sắc với mỗi con người.

    Tre xanh, xanh tự bao giờ

    Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

    Thân gầy guộc, lá mong manh

    Mà sao nên lũy nên thành tre ơi!

    Những câu thơ trong bài thơ Cây tre Việt Nam vốn đã quen thuộc với nhiều người. Cây tre được phân bố khắp nơi từ miền Bắc vào miền Nam, từ miền xuôi lên miền ngược, đâu đâu ta cũng thấy những lũy tre xanh rờn, rì rào trong gió ngàn, tỏa bóng râm mát ôm trùm đường làng ngõ xóm thân quen. Dưới bóng mát của tre còn là nơi vui chơi lí tưởng của bọn trẻ con. Chúng nô đùa, kể chuyện với những tiếng cười giòn tan, trong sáng và ngây thơ. Tre không chỉ là một hình ảnh đẹp mà còn có những công dụng hữu ích như dùng để làm đũa tre, thang tre, bàn tre, ghế tre, nôi tre, giỏ tre, chiếu tre, đồ chơi làm từ tre.. Cũng vì vậy mà có những người đã gắn bó, thân thuộc với tre từ khi mới sinh ra đời. Thân tre còn có thể làm ra giấy, có những nhà máy hằng năm tiêu thụ tận 5, 7 vạn tấn bột tre dùng để sản xuất giấy. Lá tre cũng được dùng làm nguyên liệu cho ngành thủ công mĩ nghệ. Còn có những nghệ nhân đã dành sự công phu, tỉ mỉ để điêu khắc những đường nét sắc sảo, tinh tế, vô cùng kỳ công lên thân tre. Tre còn là một nguồn cảm hứng vô tận cho kho tàng nghệ thuật Việt Nam. Những câu thơ, câu văn, bài hát ca ngợi, tôn vinh tre tuy không phải là mới nhưng cũng không bao giờ là cũ và những tác phẩm đó đã đi sâu vào tâm hồn mỗi con người Việt Nam.

    Trong bài văn Cây tre Việt Nam của tác giả Thép Mới có câu "Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín". Quả thật, trong lịch sử kháng chiến hào hùng, anh dũng chống quân xâm lược của nhân dân Việt Nam, ông cha ta đã từng dùng tre làm vũ khí để đánh đuổi bọn giặc, bảo vệ xóm làng, quê hương Tổ quốc. Chúng ta cũng không còn xa lạ với câu chuyện về Thánh Gióng, khi gậy sắt gãy, Thánh Gióng đã nhổ tre ở ven đường để đánh đuổi giặc Ân hay câu chuyện Ngô Quyền đóng cọc tre phá tan thủy quân Nam Hán.

    Quan sát một cây tre ta thấy gồm: Gốc rễ, thân ngầm, thân chính, cành, lá, hoa, quả.

    Dưới gốc cây là thân ngầm. Thân ngầm đặc, thường nằm trong đất, là cơ quan phát rễ, có chức năng giữ cho cây đứng vững và cũng là cơ quan sinh sản của cây. Trên thân ngầm thường mọc lên các chồi măng. Măng tre là cây con phát triển, bên trong mềm, bên ngoài được bọc một lớp áo vỏ cứng. Lá cẩm lớp vỏ ấy khi bóc ra được gọi là mo. Măng tre có hình nhọn, thường phát triển rất nhanh.

    Thân ngầm của cây tre thường nằm trong đất, đôi khi cũng trồi lên. Thân ngầm là nơi phát triển của bộ rễ và những mầm măng. Thân ngầm đặc, rất cứng, giúp cây đứng vững. Trên thân ngầm là thân chính. Thân chính của cây tre có nhiều lóng rỗng và đốt đặc. Thân tre to ở gốc và nhỏ dần ở ngọn. Mỗi lóng tre dài khoảng 40 đến 60cm. Một số loài có đốt ngắn hơn như le, tre gai.. Tuy nhiên có loài có lóng dài đến 120cm như trúc xanh, giang, nứa, lồ ô.. Tại các lóng tre có rễ giả. Bộ rễ giả này nếu gặp điều kiện ẩm ướt sẽ phát triển thành rễ tre. Một cây tre trưởng thành có thể cao từ 10 đến 20 mét.

    Tre cũng là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Thường thì tre có chu kỳ ra hoa khoảng 30-50 năm hay dài hơn nữa. Hoa tre dạng bông, màu vàng nhạt, nhị hoa mang bao phấn màu vàng tươi. Quả dạng quả dĩnh, nhỏ. Khi quả rụng xuống phát triển thành cây con.

    Muốn trồng tre trước hết phải chọn giống tre phù hợp với nhu cầu sử dụng. Cây con để trồng là cành chiết hoặc giâm hom. Có thể trồng cây tre quanh năm, tốt nhất là vào đầu mùa mưa để cây mới trồng sinh trưởng thuận lợi.

    Trồng cây tre gần như không cần đầu tư nhiều. Cây tre thích hợp với nhiều điều kiện khí hậu, bộ rễ phát triển và ăn sâu, thích hợp với các loại đất, có khả năng chịu hạn và úng, trồng được ở nhiều nơi từ miền núi cao đến vùng đồng bằng.

    Khi cây tre đã bén rễ ta cần tưới nước vào mùa khô để cây phát triển tốt. Khi cây lớn phải thường xuyên dọn cành để bụi tre thông thoáng, tránh sâu bọ giúp cây phát triển tốt.

    Trồng tre trước hết là thu hoạch măng tre và cây tre. Một búi tre trồng sau khoảng ba năm là cho thu hoạch măng. Một năm tre ra măng hai đợt. Một đợt một vào đầu tháng ba, đợt hai vào cuối tháng tám. Có một vài loài tre ra măng quanh năm. Khi cắt măng cần che vết cắt lại để tránh gốc tre bị úng thối hoặc các loài gặm nhấm phá hoại. Cây tre từ khi lên măng đến khi sử dụng được mất khoảng hơn một năm. Không nên đốn cây khi tre còn non hoặc khai thác măng tre quá mức duy trì sức sinh sản và tiếp tục phát triển.

    Tre còn được coi là biểu tượng cho những phẩm chất, cốt cách tốt đẹp và quý giá của con người. Tre tuy giản dị, mộc mạc mà thanh cao, tao nhã, tre luôn đoàn kết, bao dung, đùm bọc, tre can trường, dũng cảm, sẵn sàng xông vào xe tăng, đạn lửa để bảo vệ hòa bình của non sông, tre khiêm tốn, nhũn nhặn, tre cần cù, chịu khó, luôn xanh tốt, bền bỉ, dẻo dai.

    Măng tre là một loại thực phẩm ưa thích của nhiều người Việt Nam. Món ăn từ măng tre đơn giản, dễ chế biến. Tuy không mang lại nhiều dinh dưỡng cho người dùng như nó làm cho bữa ăn thêm đậm đà, ý vị.

    Ngày nay khi xã hội phát triển, đất nước hòa bình, tre không còn là vũ khí để chống giặc, nhiều vật dụng làm từ tre cũng được thay thế bằng nhiều vật liệu khác, nhưng tre vẫn luôn là hình ảnh gắn bó thân thiết với con người, tượng trưng cho những điều cao quý và cống hiến, hy sinh hết mình cho con người.
     
    Ngọc Thiền SầuVô Ky Cơ Tiện thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng hai 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...