Tạm Biệt Em Ổn - Tờ Pi

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Mỹ Nhân, 2 Tháng mười một 2018.

  1. Alissa Trên đời này không có Nếu Như vì thế đừng Hối Hận.

    Bài viết:
    1,858
    Mẫu truyện 32, 33

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Gia đình là tất cả

    Xa bu, bu cũng bận công tác trong ngành, luôn túi bụi hồ sơ, vụ việc.

    Vườn nhà bà lên mẻ dưa leo mới, bu và mấy dì gỡ "xí" ngay phần cho mình. Dưa leo không phun thuốc sâu hay hóa chất hóa chủng gì cả. Bu bảo dì gỡ riêng chi mình một đám vì "cái Pi nó hay đắp mặt, sợ dưa leo ngoài chợ có thuốc".

    Hôm nay bận quá, không biết trên mạng xôn xao vụ một nữ y tá trẻ ôm con tự vẫn vì bị mẹ chồng và gia đình chồng thù ghét hành hạ. Có bạn công an quen trên đó kể: Gia đình cô ấy ngất lên ngất xuống, lịm đi trong đám tang.

    Lại nhớ vụ tử tù Nguyễn Đức Nghĩa chặt đầu cô bé Linh năm nào. Gặp bố mẹ em Linh bây giờ chỉ thấy một nỗi u uất trên gương mặt: Sống không ra sống, chết không ra chết.

    Con gái sinh ra, lớn lê, đi học, đi lấy chồng, ai cũng mong muốn con được tử tế, có ai muốn con cái bỏ chồng, bỏ vợ hay bị hại, bị đối xử không ra gì. Chẳng may gặp phải nhà khốn nạn, bố mẹ luôn là người giang tay.

    Người chết bao giờ cũng thiệt, người sống thì đau đớn.

    Chồng với chéo! Cuối cùng cũng chỉ là người ngoài.

    Cô Năm giúp việc nhà mình là lẻ một ông chồng. Ông ấy vợ chưa chết được trăm ngày đã cưới cô (một phụ nữ quá lứa lỡ thì) năm cô 43 tuổi. Hơn một năm không thấy cô có tin gì bầu bí, lão chồng đuổi thẳng cổ cô ra ngoài lấy vợ khác. Nhiều khi cô chua chát:

    - Thôi thì.. Bà cả chưa tròn trăm ngày cô ấy còn lấy cô nữa là bà ba. Chắc bà ba cũng chung số phận thế thôi.

    Đấy là một ông nông dân quèn, không có nổi một xu còn ba vợ nữa là các anh em tiền tiêu rủng rỉnh, lên xuống xe hơi.

    Nhiều người nói Pi hiện đại, đi Tây đi Tàu về sao nhìn đời bi quan? Nhưng sự thật cuộc sống là thế! Thân đàn bà như hạt mưa sa, lấy chồng như ra casio kéo máy, đen nhát là trắng tay, đỏ thì đổi đời. Chả cứ con nhà giàu hay nghèo, tiểu thư hay nông dân, cave hay trí thức.. Nhiều em cave lấy chồng ngon nghẻ từ "con" thành "bà" là bình thươn. Ăn nhau ở cái giờ sinh tháng đẻ. Đỏ thôi!

    Ai bảo cô gái ôm con nhảy sông Lô kia là không hiện đại, không được học hành? Một nữ y tá của bệnh viện sản tiếp xúc với nền y khoa tiên tiến, biết tự tiêm cho mình mà vẫn phẫn uất phải uyên sinh?

    Nhưng mình giận cô ấy nhiều hơn, người đau nhất bây giờ là bố mẹ, anh chị em máu mủ nhà cô ấy. Chứ chồng - chắc vài hôm nó cũng lấy con khác thôi. Cái nhà chồng khốn nạn kia có khi còn ngoạc mồm ra cay nghiệt: "Ngu thì chết!"

    Án tại hồ sơ - Ở đời tự tử là việc ngu xuẩn nhất. Chả kết tội được ai, không ai phải ra trước vành móng ngựa. Những kẻ biết nghĩ một tí cũng chỉ gợn lên vài cơn sóng lăn tăn, rồi bọn nó cũng quên béng đi. Một cái sang cát, hai, ba cái giỗ là thành quá khứ. Với những kẻ không ra gì, mình có chết trăm lần nó cũng chả quan tâm.

    Chỉ bố mẹ đẻ là đau lòng.

    Gọi điện cho đồng chí thượng tá bu:

    - Mẹ ơi! Con nhận được dưa leo rồi. Hai lần máy bay con nhận được rồi.

    Bu bảo:

    - Ừ! Chịu khó giữ cái mặt cho trẻ, mày hay phơi ra nắng lắm. Da mày trắng nám là không ai chữa được đâu.

    Mình trêu bu:

    - Con khổ quá là con tự tử đấy!

    Bu quát:

    - Mặt cứ chết để xã hội ị vào mặt nhé, còn hai thằng già tao thì hết đời rồi. Kệ mày!

    Bu nói thế nhưng thương mình lắm

    Cuộc đời.. Có ai bằng "hai cái thân già ở nhà vẫn phải lo cho mày" đâu.

    Con gái à. Trên đời này - tất cả mọi thứ - ngoại trừ gia đình, cha mẹ đẻ thì tất cả đều là phép thử.

    Những ngày tháng cũ

    Đôi khi, mình cảm thấy mình suy nghĩ thật tiêu cực. Và thực sự có những chuyện mình gần như không còn tin nữa.

    Từng có lúc mình hằn học với đời, sống khép mình trong thế giới của bản thân: Đi làm, về nhà, lang thang nghe những bản nhạc cũ trước 75. Nhớ về khu tập thể cũ năm 93, xác pháo năm mới đỏ rực ngõ, bọn trẻ con áo xanh, áo đỏ chơi quay ngày đầu năm.

    Mình cũng nhớ cả những ngày giáp Tết như này, khi chúng mình còn bé, ba mẹ đi làm án, mấy anh chị em chạy quanh quanh nồi bánh chưng, rồi đáp củi dầu vào cười khúc khích.

    Mình nhớ nhiều kí ức đẹp, nhớ có người vì mình đi qua hai sân bay để gặp mình rồi 4 giờ sáng bay đi. Mình cũng nhớ cả những cuộc vui anh em bạn bè say túy lúy, cưới nói. Mình cảm giác đó sẽ là những ngày vui bất tận. Nhưng không, khi mình tỉnh lại, những thứ tốt đẹp mà mình nghĩ nó là THẬT thì hóa ra lại là GIẢ.

    Người ta nói mình quá "trơ" với cảm xúc và đề phòng mọi thứ. Nhưng có lẽ lòng tin của mình đủ để trả giá rồi.

    Và giờ mình tin mình.

    Mình tin mình vẫn yêu bản thân khi vừa tăng 3Kg và béo bụng. Mình cũng tin mình chẳng bao giờ phản bội bản thân vì lý do trời ơi đất hỡi. Mình cũng tin chính mình rằng nếu mình không cố gắng sẽ bị đào thải.

    Mình phát ngạt thở với mớ giả dối xung quanh từ những người làm việc cạnh mình, bạn bè, những người hàng ngày tiếp xúc. Ngộp thở luôn cả những gương mặt khéo léo "chị yêu quý em", "chị coi em như em". Mình cũng ngộp thở với những khói bụi cuộc sống, những gương mặt thấy mình là cưới nói nhưng có thể hại mình bất cứ lúc nào. Đời mà. Đưn bắt mình phải ngây thơ, phải yêu đời khi "ăn" quá nhiều sạn. Hôm nay nhà ngâm đỗ, nấu chè. Cô Năm nói bằng giờ này tháng sau là tối mùng Một Tết. Nhanh thật. Thực sự cũng chả trẻ nữa rồi!

    Mấy hôm nay dài quá! Cũng nhiều áp lực từ công việc. Tất nhiên như mọi khi nó sẽ đi qua thôi - khoảng thời gian này - nhưng mình biết, những giấc mơ của mình cũng cùi dần và bị đời làm nhoè nhoẹt. Kiểu như giấc mơ về quán cafe vintage có giàn hoa hàng ngày nghe R&B và có mùi bánh ngọt thơm phức nhừng chỗ cho những tập hồ sơ bìa xi măng bất tận.

    Mình cũng khác nhiều..

    Nhà hàng xóm ai bật người đi ngoài phố - Bản nhạc vàng "bất hủ" mà hay chị em hay nghe bố mở hồi lớp 2 bằng radio cũ xen lẫn tiếng kinh phật phát ra từ đài catsette nhà nào não nề phết! Ừ! Thôi kệ đi.

    Muốn đến đâu thì đến. Nhiệm vụ của mình là sống và sống tốt. Sống cho người ta thấy mình thật sung sướng là thành công rồi.

    Nói chung là đang ức chế thần kinh nên hoài cổ.

    Không trình bày nữa! Trình bày ra phường! Chả giải quyết được vấn đề gì.

    Số khổ! Lại phải làm hót gơn. Lại phải nổi.
     
    Last edited by a moderator: 14 Tháng mười hai 2019
  2. Alissa Trên đời này không có Nếu Như vì thế đừng Hối Hận.

    Bài viết:
    1,858
    Mẫu truyện 34

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Anh Mạnh "đền"

    Câu chuyện của ngày nóng..

    - Trong tù có quạt không hả chị ơi?

    - Mày nghĩ ra à? Hộ cái!

    - Ơ! Em tưởng người nhà phạm nhân họ cung tiền vào thì văn minh mắc cái quạt treo tường nó mất gì?

    - Thế giờ. Chúng nó lấy dây quạt treo cổ, lấy cánh cứa tay cứa họng ai chịu trách nhiệm đây?

    * * *

    Nặng nề nhất là việc phạm nhân tự tử. Nên việc đầu tiên của một cán bộ điều tra hay hỏi cung là.. Khám người họ để xem họ có giấu cái gì để "tự chết" không? Ngại nhất việc khám phụ khoa cho phạm nhân nữ. Dạng như xem họ có giấu dao lam hay vật gì sắt nhọn tương tự không để rạch cổ, rạch tay. Sinh con đẻ cái ra ở trên đời, chẳng cha mẹ nào muốn con ra tù vào tội nhưng làm sai thì bao giờ cũng phải trả giá. Ở đời mọi thứ đều có nhãn mác, cái chính là anh trả cho nó cái mức đắt hay rẻ.

    Mình có quen một anh gấu. Dùng từ chính xác là biết anh gấu khét tiếng đến mức nhắc đến anh, ai yếu bóng vía là "đái ra máu" luôn. Những năm 90 gấu đeo xích chó bằng vàng ta ở cổ, mặc áo bó đen đầu lâu xương chéo. Mặt thẹo chằng chịt, nhìn ngứa mắt là rút lên ra xiên. Gấu của những năm hai nghìn mười mấy là đi ô tô đẹp, người toàn mác sắt Docle to như cái iphone đính ở ngực, trên mũ lưỡi trai, dưới giày mọi. Tay dùng vertu và toàn nhóm việc nhớn.

    Anh gấu mình biết là anh Mạnh "đền". Anh Mạnh "đền" vẫn giữ nguyên được "bản sắc dân tộc" của gấu 90 tức là: Mặt mũi lúc nào cũng hầm hè, anh luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu kiểu: "Bố xiên chết chúng mày bây giờ. Thích nhìn không?" hay "Mẹ mày! Bố chỉ di một phát là chết cả họ nhà mày"

    Tất nhiên. Anh nói là anh làm thật, chứ anh không chém! Cách đây một tuần nghe đâu ở Đống Đa, có thằng đỗ xe trước cửa nhà bạn anh (nhà bạn anh chứ không phải nhà anh), bạn anh bảo: "Đỗ chổ khác đê, vướng lối". Bốn, năm thằng trên xe ngông ngênh: "Ơ! Thích đỗ ở đây đấy!". Bạn anh gọi luôn anh Mạnh "đền". Anh Mạnh phi ki forte đến, lật cốp rút luôn cái búa phang vỡ đèn xe mấy quả kia. Mấy thằng cháu nghe tiếng động xôn xao chạy ra. Hỗn loạn nổi lên, anh Mạnh "đền" với kinh nghiệm mười mấy năm lê la chinh chiến, rút luôn cái choc tiết. Như người ta ra chơi loại bình thường hay dùng xiên lợn còn đỡ, anh chơi loại có răng cưa, xiên luôn vào mông một thằng trong nhóm. Thằng trong nhóm ngã xuống. May không chết nhưng không cầm máu được, phải nằm treo người trên Bạch Mai. Anh Mạnh "đền" và bạn anh đang vác một đống tiền để đập vào mồm nhà thằng kia không lại ăn đủ. Hôm qua hôm kia, anh Mạnh "đền" gọi điên cho em:

    - Cô à! Mấy hôm nay anh toàn trên Bạch Mai. Hôm nào anh về nói khó với cô tí việc!

    * * *

    Thi thoảng, em ngồi cốc cà phê, cốc trà với anh Mạnh và mấy đứa em của anh í. Câu chuyện tầm phào, tào lao. Anh sinh năm 70, cũng ngoài bốn xọi rồi chứ ít gì. Nhưng lúc nào anh cũng như trẻ trâu mới lớn. Điện thoại anh mà có gọi đến, anh khong bao giờ nói a lô anh nói như này này:

    - Thằng đấy muốn chết à?

    Hay:

    - Tao sút vào mõm mày bây giờ.

    Hoặc

    - Mày có muốn không còn cái răng nhai cơm không?

    Cả quán cứ dạt xa ra khỏi bàn anh. Đôi khi em ngứa tai bảo:

    - Ông Mạnh ơi! Ông nói bé thôi. Về nhà mà chém giết!

    Anh Mạnh lại cười cười bảo: "Mấy thằng em láo quá cô ạ!".

    Anh Mạnh có người yêu sinh năm 91. Con bé người yêu anh thì thôi rồi. Thấy bảo làm PR rượu trong club. Mặt mũi cũng xinh xắn, nhưng nó tưởng anh Mạnh là bố thiên hạ. Đi đâu cũng ngông nghênh, riêng tố PR rượu của nó chả ai muốn dây vào nó cả.

    Sinh năm 91 là bao nhiêu tuổi nhỉ? Hăm hai hăm ba gì đấy mà cũng dám đập chai rạch mặt "đồng nghiệp" rồi. Nói chung ngưu tâm ngưu, mã tầm mã cả trách được.

    Hôm anh Mạnh ngồi với em, anh bảo:

    - Nói thật với cô! Đời anh cũng bôn ba đủ. Năm 93 tranh nhau kho bãi, anh giấu khẩu côn trong túi áo phao. Mùa đông rét thế nào giàn trận. Anh bảo hôm nay xác định là đổ máu, thế là anh bắn xuyên qua túi áo phao, hạ hai thằng liệt cả đời. Cái áo phao ấy anh mua hết hai vé. Hi sinh cái áo hai vé cổ ạ!

    Xong anh cười phá lên. Giọng cười nghe chua chát lắm.

    Em bảo:

    - Sau vụ ấy anh chơi mười mấy quyển còn gì?

    Anh lại cười nhạt:

    - Ừ! Hết mười mấy quyển xong ra đời thấy giờ mọi thứ thay đổi quá!

    Anh trầm ngâm một lúc lại cười phá lên:

    - Nhưng trẻ con giờ lớn nhanh thật! Lại ngon nữa. Mông vú đầy đủ. Dễ ăn! Hé hé hé. Cho cái quần cái áo rủ đi khách sạn được rồi.

    Em Pi nhếch mép:

    - Xem chứng minh thư các cháu ấy đi không lại chơi thêm mười mấy quyển nữa ra đóng ván là vừa. Khỏi thấy xã hội thay đổi đâu.

    Cứ như thế anh Mạnh "đền" khùng khục cười cả buổi. Có lúc anh quay ra bảo con bồ 91 rằng:

    - Nga ngoan anh mở cho cái shop quần áo. Chụp ảnh mạng nổi tiếng như hot gơn!

    Con nhỏ Nga ngồi cười toe toét. Nó ngồi mà có mặt em, im như thóc. Thi thoảng, em có cảm giác nó như gái nhà lành. Khá xinh, mặt lại nai nai. Nhiều khi đi chợ gặp nó. Nó cứ toe toét chào. Nó bảo:

    - Chị Pi khó đoán tuổi thật ấy! Em chả biết chị bao tuổi cả nhưng thấy chị hay hay. Anh Mạnh dặn em không được hỗn với chị.

    Lắm lúc có dịp đứng buôn lâu lâu. Em với nó cũng đủ để nói vài câu chuyện trên trời dưới biển. Chuyện thằng tổ trưởng sờ mông nó bị anh Mạnh "đền" đến dằn mặt hay chuyện nó đinh thi hoa hậu ảnh hoặc chuyện nó tham gia vào câu lạc bộn người mẫu bị anh Mạnh đánh gẫy cả chân..

    Đôi khi mình thấy anh Mạnh giống bố nó hơn là người yêu. Nghe đâu bố mẹ nó bỏ đi Trung Quốc gì đấy. Nó cơ tí nhan sắc cứ bấu vào hết anh gấu nọ đến anh gấu kia..

    Cũng cám cảnh!

    Câu chuyện về anh Mạnh "đền" hay con bé Nga thấy bảo diệt danh Nga "tây" thì dài lắm..

    Cứ mỗi lần nghe xong hay gặp đội hình đó về la em miên man suy nghĩ, cứ buồn mang mác. Anh Mạnh "đền" hay nói với em:

    - Anh nể cô, tuổi trẻ mà bản lĩnh. Chứ ở đời anh đéo sợ bố con thằng nào.

    Em lại cười:

    - Đàng hoàng thì chả sợ ai cả!

    * * *

    Trưa nắng gay gắt điều hòa xe cũng chả ăn thua. Điện thoại kêu, số lạ:

    - Cô Trang à! Anh Mạnh đây!

    - Ờ! Gì đấy! Số lạ thế?

    - Anh nhờ cô cái này. Chuyện dài lắm. Thằng anh đâm vào mông ở Đống Đa ấy. Anh sợ nó không qua được. Nó mà chết là anh xác định là thêm mười mấy quyển nữa rồi. Cô để yên anh nói.. Cô đừng ngắt lời anh. Anh không dám nhờ cô cái gì cả.. Anh chỉ xin cô mấy việc nhỏ. Nếu thằng anh xiên nó qua được thì may. Mất bao nhiêu tiền cũng chơi. Nhưng nếu anh phải đi thêm mười mấy quyển cô giúp anh gọi cho cha mẹ thằng cu Chũn. Năm nay cháu nó vào lớp một. Cô giúp anh xin cho cháu vào trường lớp ngon lành học hành hộ anh, không đời nó lại mờ như đời anh thì chết. Mai ngày kia anh gửi cô ít tiền cô lo hộ anh. Còn con Nga, cô bảo nó chịu khó làm ăn rồi lấy chồng đi. Đừng sống thế này! Đời ngán lắm.. Anh sẽ cho nó hơn hai trăm triệu mở cửa hàng. Đời anh coi như vứt đi rồi. Chưa làm gì được..

    Em Pi thở dài:

    - Nó đã chết đâu mà ông dặn như ngày mai đi Văn Điển thế! Để xem tình hình như nào đã.

    * * *

    Nắng mênh mang là buồn.. Nhớ bài học chả biết thứ bao nhiêu trong ngành "lưu manh cũng là con người". Ai cũng có một góc "rất người" trong cái cơ thể tưởng chỉ có "con" đó và nhiệm vụ của chúng ta là đưa họ về phần người chứ không phải cách li hay kì thị họ.

    Toàn khoảng lặng.

    Đỗ xe, ăn trưa..

    Nhạc từ nhà bên đường "người đi đi ngoài phố.. chững bỡ ngỡ bơ vơ.. người đi đi ngoài phố.. mấy dấu chân lạc loài.. thành phố cũ.. người xa xưa.. còn đâu.. Còn đâu"

    Ôi! Ông gấu của những năm 90..

    * * *

    "Đức hơn tài là người quân tử, tài hơn đức dễ hóa tiểu nhân".

    Khổng Tử (551 - 479 TCN)
     
    Last edited by a moderator: 14 Tháng mười hai 2019
  3. Alissa Trên đời này không có Nếu Như vì thế đừng Hối Hận.

    Bài viết:
    1,858
    Mẫu truyện 35, 36:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Những chuyến đi

    Mình nhớ hồi còn bé, người lớn hay hỏi mình:

    - Lợn đất sau này lớn lên thích làm gì?

    Và câu trả lời mọi người luôn nhận được là:

    - Cháu thích đi khắp nơi ạ.

    Thằng anh giai mình lúc đó nó đá đểu:

    - Thích đi khắp nơi thì lái taxi hoặc xe bus.

    * * *

    Mình lớn lên chút, mưới sáu, mười bảy tuổi vác cái ba lô to hơn người đi học. Trong túi có đúng 300$. Đó cũng là lần đầu tiên mình nhìn thấy xe bus hai tầng. Sân bay rực rỡ ánh sáng của đèn led biển quảng cáo. Các cô gái đẹp như trong tạp chí. Mình rú lên mọi thứ sao đẹp thế hả giời? Lại thơm nữa. Nhà vệ sinh công cộng ở đây sạch thế? Sao lại uống được nước ở vòi mà không phải đun sôi để nguội à? Đấy là chuyến đi xa đầu tiên trong đời mình. Và cũng là những câu chuyện mình kể nhiều nhất qua điện thoại. Khi mình bước chân vào trường tụi bản xứ nhìn cái kiểu thời trang không giống ai của mình và đôi giày thể thao to uỵch vì rộng do mua sale hất size (mà mình đã nhét một đống giấy) không liên quan đến cái váy đã rấm rích cười và từ hôm đó, mình biết thế nào là bị "kì thị"

    Chuyến đi thứ hai của mình là đến Bắc Kinh theo một đoàn nghệ thuật lúc mình làm báo chí truyền hình. Khi ấy mình mặc chiếc váy cavalli, giầy cao gót Docle và xách túi YSL, mình được các bạn săn đón. Vài bạn model tíu tít vây quanh mình khi biết mình bên chuyên làm các bài PR và có tí quan hệ. Cái bạn í nói xấu con nọ, con kia.. Chuyện đi xa thứ hai dạy mình thế nào là đi "kì thị" người khác.

    Chuyến đi thứ ba của mình là Bangkok. Bangkok về sau là nơi mình đến mỗi khi buồn. Bangkok chỉ cho mình nhìn vào những gương mặt bợt bạt vì son phấn, thân thể mệt mỏi không mảnh vải, đôi mắt đỏ ngầu vì thiếu ngủ. Ở đây dù nam hay nữ nude đều làm mình cảm thấy lợm giọng. Bangkok dậy cho mình rất nhiều thứ. Cái quan trọng nhất của thành phố này cái gì cũng có thể biến thành "nghề" và được cấp giấy chứng nhận thậm chí bằng đàng hoàng.

    * * *

    Có rất nhiều chuyến đi nữa mà mình may mắn được trải nghiệm. Những chuyến đi đến làng ung thư, xã đi ô xin, các trại trẻ.. Những vùng biển trải dài của tổ quốc dậy cho mình biết nhiều cụ già hàng ngày đi mót hầu chỉ để kiếm 2 nghìn đồng bên cạnh những bữa ăn cua ghẹ thừa thãi vứt la liệt ngoài bãi cát. Có chuyến đi đầy nụ cười, có chuyến đi nhiều nước mắt, như chuyến đi tri ân các anh hùng liệt sĩ hay lúc mình lặng người ở tấm biển đề "Đảo Song Tử Tây". Có những chuyến đi đầy rẫy tiệc tùng, mình make up đẹp, son đỏ và guốc cao chỉ có nhạc với rượu và các nam thanh nữ tú đẳng cấp. Có những chuyến đi mình không ngủ quá bốn tiếng một ngày. Mặt sạm nắng, người hôi mùi ôm cái ba lô máy ảnh lắc lư trên cái xe khách hàng chợ.

    * * *

    Đôi khi mình thầm cảm ơn số phận. Dù số phận đôi khi cũng "ngứa mắt" với mình lắm nên có vài thứ trắc trở nhưng số phận cho mình nhiều sự trair nghiệm khác nhau từ lúc còn theo nghiệp báo chí cho đến lúc chuyển ngành.

    * * *

    Khi mình vào ngành, "chuyến đi" đầu tiên của mình là.. Đi học võ thuật và bắn súng. Khóa học vừa kết thúc buổi sáng, trưa bọn mình đi ăn liên hoan tíu tít thì hai tiếng sau mình nghe tin đồng đội hi sinh. Cậu ấy bằng tuổi mình, vừa ăn trưa xong với mình.

    Chuyến đi đó dậy mình biết rằng: Cuộc sống mong manh lắm. Nên hãy sống sao cho không phí kiếp người này..

    * * *

    Còn rất nhiều sự trải nghiệm và còn rất nhiều chuyến đi nữa đợi mình, bao nhiêu người mình đã tiếp xúc và còn gì hạnh phúc hơn khi một ngày dài căng thẳng có người đồng hành với mình. Nghe mình kể chuyện luyên thuyên và cùng nhau nghe một bản nhạc, uống một ly capuchino đá.

    Phải chăng trở thành đích đến của ai đó mới là chuyến đi lớn nhất trong đời?

    * * *

    Vẫn sợ cành cong lắm.

    Thôi.. Mình lại ngồi chéo cánh với số phận. Đặt cược cho nó và giao ván này cho nó.

    Đặt cửa cho chuyến đi để trở thành đích đến trong đời mình

    Cách tiêu tiền

    Mình quen một người. Anh ta không bao giờ mua sắm gì, thậm chí đến.. ăn cũng tiết kiệm. Đi ô tô thì cũng nhẩm tính lít xăng, mát trời thì mở kính không bật điều hòa. Không bao giờ dám mua một món quần áo mới cho bản thân, tiền có cứ tích gửi ngân hàng, tháng lĩnh tiền lãi. Lễ Tết ở nhà xem tivi chứ không ra ngoài vì.. tốn. Yêu em nào cũng sợ bị đào mỏ nên bây giờ vẫn độc thân.

    Vừa rồi anh ta hỏi mình:

    - Sao cô có thể bỏ ra ngần này tiền, ngần kia tiền mua sắm cho bản thân vào những thứ rất.. Vớ vẩn như quần áo, giày dép?

    Mình nhớ đến một câu chuyện của một người chị kể cho mình:

    Có hai anh chàng bước vào một trung tâm thương mại lớn, một anh rất sành điệu, comple đẹp, hút xì gà xịn, trong tác phong rất phóng khoáng, một anh nhìn bình thường và luôn xem giá những món đồ. Anh ta hỏi anh chàng trong bộ suit kia:

    - Sao anh có thể hút loại xì gà này? Anh có biết nếu không dùng tiền vào những món đồ xa xỉ như vậy trong xyz năm anh sẽ riết kiệm được từng đấy, từng kia và xây được nhà, mua được xe hay không? Như tôi, thẻ tín dụng của tôi mua được mọi thứ ở đây nhưng tôi không mua.

    Anh chàng mặc comple mỉm cười:

    - Vậy anh biết cái trung tâm thương mại này của ai không?

    Anh kia lắc đầu ngơ ngác, anh này tiếp lời:

    - Của tôi đấy.

    Bình tĩnh đê.

    Đồng tiền kiếm ra ngoài mục đích tích lũy thì phải hưởng thụ. Cả ngày cứ bo bo kiếm tiền xèng xong gửi ngân hàng, quay đi quay lại hết bố nó tuổi trẻ, đến lúc già, có muốn mặc cái váy nàym đội cái nơ kia người ta lại chửi cho chơi trống bỏi.

    * * *

    Không hoang phí nhưng cũng không nên ki bo keo kiệt quá.

    Sống thoáng ra giời mới cho các tềnh êu ạ!

    Người Trung Quốc có câu: "Biết ăn ngon là biết làm ra tiền".

    Phải tiêu thì mới có động lực để.. Kiếm!

    Còn sợ tốn với tiếc tiền xiền thì cứ đóng cửa ăn mắm mút dòi đếm.. Vàng thôi!
     
    Last edited by a moderator: 14 Tháng mười hai 2019
  4. Alissa Trên đời này không có Nếu Như vì thế đừng Hối Hận.

    Bài viết:
    1,858
    Mẫu truyện 37

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hạo

    Vừa rồi tôi gặp lại anh.

    Anh là quản lý mới của nơi này. Và tôi thấy may mắn cho ai tìm thấy anh trong biển người đầy lá mặt lá trái ngoài xã hội.

    Anh là Hạo.

    Lần đầu tiên tôi gặp anh là tại club - Nơi anh làm "tổng quản" - Tụi dancer và DJ ở đó sợ anh một phép.

    Ấn tượng của tôi về Hạo là một người khó gần, mặt mũi lạnh tanh, nham nhở sẹo, mắt trắng dã, môi thâm sì. Sau này quen nhau thân thân tôi hay trêu anh:

    - Ông về phần hình thì hỏng rồi. Thở ra tiếng nhát người lành nhìn chạy luôn.

    Khi tôi còn trẻ trâu, club là nơi tôi thích đến vào cuối ngày để xả stress, nghe nhạc và nhìn "Dân chúng" quay cuồng trong khói, trong nhạc. Cái club anh Hạo quản lý là địa chỉ quen thuộc của tôi. Nó cũng nhộm nhoạm như bao club khác trong thành phố: Tức là có gái, có hơi thuốc, hơi cần, mùi nước hoa, mùi người, thân thể dancer uốn éo, và công suất lo đập uỳnh uỳnh như muốn thủng màng nhĩ. Nhưng điều làm tôi đặc biệt thích là club này có view, chỗ tôi hay đứng ngăn cách bởi tầng 9 tòa nhà bởi cái cửa kính cường lực. Tôi thích nhìn thành phố mình lung linh trong ánh điện thế này. Những thứ ánh sáng rực rỡ luôn cuốn hút tôi một cách kì lạ.

    Tôi nhớ nhất đêm giáng sinh năm 2007 hay 2006 gì đó, lâu lâu cũng quên rồi. Tôi - một kẻ cô đơn - sau chuyến đi công tác dài ngày rủ một cô gái thân lên club đó. Vốn khách quen nên bàn đó tôi luôn được Hạo giữ trước. Anh Hạo có nguyên tắc khi đã hứa bàn cho ai thì không bao giờ đánh tháo dù ai có cho thêm bao nhiêu tiền.

    Tối đó bar sàn nhộm nhoạm, nồng nặc mùi khói thuốc lá, cỏ giả, tài mà, mùi nước hoa của trai xinh, gái đẹp. Dancer trong bộ bikini óng ánh uốn éo trên nền nhạc Walking In The Sun bản mix cực mốt một thời.

    Tôi - vốn là một kẻ lập dị - luôn gọi rượu mà không uống, chí đứng quan sát thi thoảng gật đầu theo nền nhạc cổ vũ cho vui.

    Lúc ấy là một giờ sáng theo nguyên tắc chung dành cho các vũ trường của thành phố những năm ấy: Đó là giờ xuống nhạc.

    Khi bài biết làm gì hơn của Gia Huy vừa được DJ chuyển để chào tạm biệt khách thì tiếng súng nổ vang lên.

    Một đám người cổ đeo dây xích vàng, mặt phật, quần áo hiệu Ed Hardy (một thương hiệu đặc trưng dễ nhận của dân Kiều Canada - phần lớn các bác trồng cỏ) cả nam lẫn nữ hỗn loạn cả vũ trường. Sau đó một kẻ nhảy lên bục DJ dí súng vài đầu cậu chỉnh nhạc quát lớn:

    - Bọn tao đang lên. Mày mà xuống nhạc tao bắn vỡ sọ. Chơi tiếp!

    Lúc ấy tôi đứng ở chỗ đủ để nhìn thấy kẻ đang lăm lăm tay súng kia. Tôi đoán anh ta đang phê thuốc. Khi nhạc xuống chắc "Gẫy" nên manh động.

    Không ai dám nói gì, cho đến khi anh Hạo nhảy lên bục đó. Nhẹ nhàng và điềm tĩnh nói:

    - Anh thông cảm. Quy định của club là một giờ xuống nhạc. Anh có thể quay lại ngày mai để ủng hộ.

    Thằng gấu kia quắc mắc, quay súng về phía anh - chĩa thẳng:

    - Tao bắn mày.

    Anh Hạo mặt không xuống sắc và nói:

    - Anh bắn thì bắn thẳng vào đầu tôi đây mới chết. Còn bắn trượt mà để tôi sống thì anh hỏng đấy.

    Không khí nặng nề trôi qua. Bốn mắt nhìn nhau trừng trừng cho đến khi thằng ngáo chùn hẳn. Và năm hay mười phút sau thì cảnh sát 113 đến.

    Tôi lại nhớ có lần bố nói với tôi:

    - Con ạ. Đời này chĩa súng vào người khác thì nhiều kẻ làm được. Nhưng để đủ can đảm bắn thì ít thằng có gan lắm. Có người bị chĩa súng mà vẫn điềm tĩnh thì hiếm gió bão nào quật được họ.

    Sau chuyện đêm noel đó, tôi và Hạo thân nhau hơn. Hai anh em hay tâm sự chuyện đời, chuyện người.

    Anh Hạo hơn tôi một con giáp. Anh bảo tuổi anh em mình lắm tài cũng nhiều tật nhưng bản lĩnh thì giai gái đều có thừa.

    Tôi hỏi anh sao không ra ngoài làm gì đó mà cứ đi làm quản lý thuê bao nhiêu năm? Anh bảo anh nợ chủ club này ơn, người ta cứu mạng anh khi vượt biên lúc nhỏ, rồi khi anh tị nạn bên Hong Kong cũng được giúp đỡ. Nó liên quan đến lời hứa trung thành nên anh không bỏ được.

    Tôi nhìn anh - mỉm cười không nói. Thầm nghĩ: Ít ra mình gặp người chí khí là đây.

    Rồi năm 2009, 2010, khi kinh tế bắt đầu rơi vào khủng hoảng, chuyện làm ăn của club anh quản lý cũng không được tốt như trước nữa. Tôi đi xa, về cuộc tuần lên đó. Cả club vắng tanh. Không có nổi một bàn. Bãi đỗ xe đìu hiu. Người ta đồn ông chủ của anh đập cái gì đó để xây lại, liên quan đến phong thủy và giờ quán không còn thời hoàng kim như trước.

    Tôi lên đó gặp Hạo - anh ta vẫn chỉn chu như mọi khi tôi gặp: Áo sơ mi trắng cài kín cổ, quần đen thắt lưng cẩn thận. Mặt vẫn lạnh lùng như thế. Quán tuy chỉ có một, hai bàn nhưng cũng vẫn chơi nhạc đến một giờ sáng mới nghỉ. Dancer vẫn thấy rất nhiệt tình. Hạo luôn nghiêm túc và nhiệt huyết với tất cả đàn em.

    Tôi hỏi anh ta:

    - Quán xá như này sao trụ nổi? Mà nhìn bác vẫn phong độ nhể?

    Hạo cười, những vết sẹo cũng nhăn nheo:

    - Cô nghĩ đi. Tôi là quản lý, bây giờ tinh thân tôi sụp, đám này (chỉ vào mấy cô dancer, cậu DJ) sẽ sập ngay. Bọn nó cũng khổ, ở trọ biết trông và nguồn thu nào. Vài con có nhan sắc đi cặp đại gia hết rồi. Bây giờ trụ lại là mấy đứa chuyển giới. Tụi nó tội lắm. Ông chủ lo nghĩ nợ nần quá nên đổ bệnh. Tôi mà bỏ đi như một thằng vô trách nhiệm thì còn mặt mũi nào nhìn ai?

    Vậy mới biết, thế nào là dùng người. Ông chủ anh thật may mắn.

    Bẵng đi lâu lâu, đùng nhát một hôm tôi nghe người ta kể ông chủ của anh thắt cổ vì nợ quá nhiều, đầu gấu đến ăn, ngủ, ỉa, đái tại bar để đòi nợ. Quá áp lực cả gia đình ông chủ trốn sang Mĩ, còn ông ta ở lại tự chịu trách nhiệm và tìm đến cái chết.

    Người ta kể lại anh Hạo những ngày tháng đó, một giờ không bỏ chỗ làm. Lưng đứng thẳng hai tay chấp sau mông, không cho một thằng gấu nào vào bên trong nhà.

    Hôm cao trào trong lúc hỗn đoạn, Hạo bị đâm một nhát vào bụng. Người thì nói với mình anh chết, người thì nói anh bỏ đi đâu không biết. Mình thương lắm, vứ gợn gợn trong lòng, nghẹn nghẹn ở cổ về một người trung nghĩa.

    Mọi thứ cũng lắng lâu rồi cho đến một hôm, mình lại gặp anh. Mừng tủi xen lẫn. Ít ra mình biết một người bạn mình yêu quý, một người bạn cũ lâu năm vẫn mạnh khoẻ (Hạo nói đấy cũng chỉ thêm một vết sẹo dài ở bụng trong mớ sẹo trên người anh ta thôi)

    Mình vốn không tin vào chữ tình người khi ta sống trong cả một xã hội phù thịnh chứ không phù say.

    Trong khi mình có một đám bạn tưởng cực thân mà chỉ tìm đến mình khi họ gặp khó khăn, mà lâu lắm rồi họ quên mất mình tồn tại từ cái hỏi thăm tối thiểu.

    Cuộc đời dạy ta nhiều điều và cũng chứng minh cho ta nhiều luận điểm. Như việc của Hạo - cái sự nghĩa hiệp trong anh ta khiến mình vẫn tin vào cái gọi là lòng trung thành với chủ, trách nhiệm với công việc, tận tụy với những gì anh ta được lựa chọn và không mong nhận gì về mình.

    Anh kể với mình, Hạo coi chủ của mình bây giờ như bạn, người bạn thân.

    Mình mừng cho người đó.

    Vạn người quen có mấy ai là bạn

    Trăm loại bạn có mấy loại là thân

    Chục người thân có mấy người là tốt

    Một, hai người tốt liệu có được bền lâu..

    Mình chỉ gọi Hạo bằng hai từ: Bạn Tốt
     
  5. Alissa Trên đời này không có Nếu Như vì thế đừng Hối Hận.

    Bài viết:
    1,858
    Mẫu truyện 38:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Những người bạn cũ

    Trong các chuyến đi công tác của mình, mình đặc biệt nhớ tất cả những người đã gặp. Mình thích ngồi một mình lặng lẽ và quan sát cuộc sống, ghi chép và viết lách như một thói quen, một thú xả stress của mình.

    Mình nhớ những lần lái xe một mình trên Lạng Sơn trong cái giá lạnh ngoài Bắc. Khu cửa khẩu giáp biên giới Lạng Sơn - Bằng Tường nhiệt độ luôn ở mức dưới 7 độ C vào những ngày đại hàn. Mình run rẩy, co ro, lập cập trong cái áo Phao mà bên trong độn đến, mấy lần ái len. Đi bộ đến cước chân để làm phóng sự điều tra về một loại thuốc kích dục chỉ cần xoa xoa qua đường.. Xúc giác (bắt tay, chạm vào da thịt)

    Ở cái nơi biên giới này, thượng vàng hạ cám gì kiếm ra tiền thì từ trẻ, già, lớn, bé gái trai đều tham gia.. Kinh doanh. Ít tiền thì làm bốc vác, cửu vạn, nhiều tiền thì buôn đồn phong thủy, đồ điên tử, điện lạnh. Nhàng nhàng thì cứ quần áo Trung Quốc mà chiến. Một ăn năm, ăn mười là chuyện ngon ơ. Không biết bao nhiêu đại gia que mình giàu lên từ việc buôn quần áo Tung Quốc, sản phẩm tiêu dùng Trung Quốc.

    Mình hay lang thàng chỗ hẻm núi nơi đường tiểu ngạch để quan sát. Thi thoảng vài ba thằng bặm trợn như thảo khấu được miêu tả trong Lương Sơn Bạc áp sát mình thì thầm: "Chị ơi! Mua hiếm không?", "Em ơi! Mua súng lậu không?", có kẻ bỗ bã hơn: "Mua đồ chơi không?"

    Mình rèn cho mình sự can đảm đặc biệt đến mức chả biết sợ gì (gấu không sợ, hổ báo không sợ. Chỉ sợ lừa dối).

    Mình vẫn nhớ vào một đêm mưa gió, kiểu mưa phùn gió bấc rét cắt da cắt thịt. Mình đi lối Kép (qua Bắc Giang) lên Lạng Sơn và bị xịp lốp xe. Đen là giữa đêm, lại con đường tắt dành cho cánh buôn lâu. Mình không biết cầu cứu ai. Cứu hộ thì phải đợi quá lâu, cũng chỉ khi đến gần sáng. Lúc ấy cũng phải hai, ba giờ đêm rồi. Mình tuyệt vọng ra đường đứng vẫy những xe đi qua mong được sự giúp đỡ.

    Có lẽ ở cái xã hội này, việc dừng lại giữa đêm để giúp một ai đó cũng khá xa xỉ và mạo hiểm. Họ sợ bị lừa, bị giết, bị trấn ở nơi khỉ ho cò gáy này là việc hiển nhiên.

    Mình cứ chui vào xe lại ra đường thiếu não nhìn cái lốp xịt dí ngán ngẩm. Hai bên đường một bên là núi. Một bên lác đác vài quán mát xa đèn mờ dành cho cánh lái xe tải đêm "tàu nhanh", ngả lưng hoặc trả tiền chút hơi ấm cho các thể loại vợ tạm.

    Vừa đói, vừa rét, vừa khát vì cả ngày chưa ăn gì. Mệt lả, di động cũng không còn vạch pin nào. Nhục không đâu hết nhục. Nghĩ số chó. Đang tuyệt vọng thì có tiếng vang lên sau lưng:

    - Ê. Xe sao thế?

    Mình quay lại đầy dò xét. Một thằng đàn ông bặm trợn. Cỡ tuổi mình, mặt sẹo, đen đúa, ăn mặc kiểu áo bó đen, dây chuyền bạc quần jeans rách. Nó nhìn mình dò xét. Mình dù hơi nhột nhưng vẫn cứng:

    - Vừa đi vào ray đường tàu, vướng đi hay gì đó. Xịt lốp. Đang đợi cứu hộ.

    - Để mình ủn xe vào bên này đường. Đứng bên ấy xe tải nó chạy nghiến cả người lẫn xe.

    Mình - vốn được đào tạo bài bản và kĩ lưỡng trong những trường hợp này nên vẫn rất.. cứng:

    - Không cần, cảm ơn. Cứu hộ sắp đến rồi.

    Nó nhếch mép:

    - Mình ở đây 19 năm rồi. Cứu hộ thời tiết mưa gió như này phải sáng mai.

    Nghĩ cũng không còn đường nào, chả còn cách nào. Mình đành bắt buộc nhận sự giúp đỡ của nó.

    Nó gào ới sang bên đường:

    - Lú, Mủ sang đây tao bảo.

    Hai thằng oắt con tầm mười bảy mười tám chạy từ bên dãy đèn mờ sang. Nhìn chúng nó chẳng khác đại ca của chúng nó là bao. Quần áo rẻ tiền bóng bẩy, móng tay dài, quần jeans rách. Gầy như nghiện (mà chắc là nghiện). Chúng nó hỗn hễn chạy sang. Thế là ba thằng ủn xe mình cỡ 200 mét về "quán".

    Mình ngồi lọt thỏm trong cái ghế mây cũ. Vẫn rét run lên thế. Căn nhà cấp 4, trong ánh đèn lờ mờ màu đỏ, cái rèm nhựa in hình chim cò, cây dừa dây dủng mà hổi mình còn bé thấy nhà nào cũng có (giờ thì không thấy nữa rồi). Mùi ẩm mốc, tanh tanh, cái tivi panasonic 14 inch đít lồi thời ô kìa đặt trên nóc cái tủ lạnh dán đề can chữ Ca Fe cáu bẩn. Một lúc sau, trong "nhà" có bốn đứa con gái. Nhìn đứa nào cũng trẻ, chỉ tầm trên dưới 20, nhìn mình dò xét. Một con ngán ngẩm:

    - Của nợ nào thế?

    Thằng lúc nảy giúp mình quát:

    - Lấy cho tao cái bơm lớp xe trong nhà ra đây.

    Mình thấy nó dùng kích, tìm vết đinh và bơm tạm cho mình (loại máy bơm xách tay cơ động Trung Quốc bán nhan nhản). Nó hất hàm bảo mình giộng trống không:

    - Xong rồi đấy. Giờ đi tạm lên thành phố sáng mau sửa sau.

    Mình rụt rè:

    - Cảm ơn cậu. Nhà có gì ăn không bán cho mình.

    Nó sai mấy đứa con gái úp hộ cho mình tô mì gói. Không quá khó để mình nhận ra nó là thằng bảo kê cho mấy đứa con gái mại dâm ở đây. Còn mấy đứa ong ve kia chắc để sai vặt. Mình lân la hỏi chuyện mấy đứa con gái. Bọn nó bảo khách mấy ngày rét mướt này ế lắm. Chỉ một hai trăm nghìn một slot là căng không thì dăm bảy chục. Phục vụ gần chết. Mình nhìn những gương mặt nhợt nhạt son phấn. Chúng nó khoác hờ hững cái áo lông bám đầy chợ Lạng Sơn. Trong là cái áo hai dây màu đỏ cố để lộ ra cánh ngực thật sâu khoa hàng. Ánh mắt buồn bã. Mình hỏi một con:

    - Các cậu giúp chị kia tên là gì?

    - À! Anh cả Sộ. Anh Sộ là quản lý ở đây. Chủ thì ở tít trong thành phố cơ. Thi thoảng có khách xịt lốp anh ấy vẫn giúp.

    - Bảo kê à? (mình hỏi)

    - Không. Anh ấy bảo kê nhưng không đánh đập tụi em bao giờ. Chỉ đánh mất thằng mất dạy quyt tiền chơi thôi.

    Mình nhìn những con người ngồi đây thấy chua xót, như những mảnh đời bé nhỏ. Gắn vào nhau. Bấu víu vào nhau kiếm miếng ăn.

    Con bé tiếp chuyện mình từ nảy đến giờ là Nguyệt. Nó bảo tên nó trăng. Mẹ nó muốn nó sáng như thế.

    Câu chuyện chưa hết lời thì thằng Sộ quát đuổi bọn nó vào nhà. Nó hất hàm nhìn mình:

    - Xe cô xong rồi. Cô đi đi.

    Mình rụt rè cảm ơn. Đưa cho nó 500 nghìn nó không nhận. Mình ngại quá nên lén đưa cho hai thằng trẻ con Lú, Mủ lúc nãy nó gọi, rồi lên xe đi về thành phố.

    Bốn hôm sau mình quay lại quán cà phê đó. Hình như tên là Mây Tím thì phải. Lúc ấy là 8 giờ tối. Mình mua ít quà (bánh kẹo hoa quả lặt vặt) coi như cảm ơn tụi nó giúp đỡ mình hôm trời rét mà không một người tử tế nào nỡ dừng xe. Thằng Lú nhìn mình ngờ ngợ:

    - Chị hỏi ai?

    Mình nhắc lại chuyện hôm trước. Nó cười xuề xòa:

    - Chị tìm anh Sộ à? Mà chị đi đường mày phải cẩn thận bọn lưu manh đấy!

    (Mình nhủ thầm: "Chúng mày tao còn không sợ nữa là ai" và tự phì cười)

    Thằng Sộ vẫn dáng vẻ hằm hằm đen đúa. Cái dây bạc cũ đeo lâu như xích trên cố ra quát bọn trẻ con:

    - Cút! Còn cô. Cô đến đây làm gì?

    Mình cười giả lả.

    - À! Mình có chút tấm lòng coi như lời cảm ơn.

    Nó bảo để đấy rồi đi đi

    Tất nhiên mình lì lơm hơn nó nghĩ. Mình có nán lại. Con Nguyệt từ đâu chạy lên chào. Nó hôm nay son phấn kĩ lắm, áo óng ánh. Nó bảo hôm nay trời ấm lên bắt đầu có khách.

    Mình nghe tiếng rên rỉ của cuộc hành lạc phát ra từ trong căn buồng cũ, tấm rèm nhựa chim cò. Những chiếc xe VAN chất đầy hàng hóa đỗ ngoài cửa của những kẻ đến mua tình. Những vị khách nhìn cũng chắp vá, khốn nạn như những mảnh đời nơi đây.

    Mình hụt hẫng.

    Buồn.

    Những đứa con gái dãy tường này như những bông hoa dại. Không bố, không mẹ. Sống vật vờ lay lắt, dúm dó nơi giáp ranh vùng biên. Tử tế thì được bảo kê biết điều như thằng Sộ. Không thì vớ phải loại chó nó đánh cho suốt ngày. Đông khách còn đỡ, vắng khách thì bị tẩn thường xuyên.

    Rồi thì hôm đó thi thoảng đi công tác mình vẫn đi con đường tắt. Ghé qua quán Mây Tím. Quà của mình khi thì lọ mắm tép chưng thị ở chợ Hàng Bè cho tụi nó ăn với cơm nóng, lúc thì mấy gói kẹo, đôi khi thì là bó hoa ở làng Ngọc Hà..

    Rồi mình cũng vội vàng cút xéo như đám khách đến chơi gái nơi đây.

    Và lần nào cút xéo cũng ngổn ngang tâm trạng.

    Rồi lâu lâu, mình chuyển công việc mới. Mình không đi qua đường tắt ấy nữa. Mình nghe thấy bảo công an ở Lạng Sơn đập tan dãy đường đầy ổ nhền nhện đó trong một đợt quét. Những con người ấy mình cũng không biết ở đâu giờ này.

    Một hôm vô tình mình lại gặp lại Nguyệt. Nó giờ đi làm dancer ở một vũ trường Hà Nội. Mình há hốc mồm ngạc nhiên khi đang dặt dẹo vào toa lét móc họng của một buổi đi quẩy.

    Mình nhìn nó, ngờ ngợ. Nó nhìn mình, cũng ngờ ngợ. Rồi ơ, a ầm ĩ bắt tay bắt chân, nắn vai nhau. Nó cười như gặp lại bạn cũ:

    - Chị đi đâu đây?

    - Đi quẩy? Mày nhảy ở sàn này à?

    - Vâng! Em xin mãi mới được.

    - Trong dạo này ngon thế?

    Nó cười phớ lớ:

    - Đi khách ít giữ được hody chị ạ.

    - Hẳn là bo đì. Giờ còn cả tiếng anh.

    Nó cười khì khì:

    - Thi thoảng vợt được vài thằng Tây mà.

    Nó kể đợt công an Lạng Sơn quét xong, bọn nó tang đàn xẻ nghé. Nó đi phục hồi nhân phẩm chín tháng rồi dạt về Hà Nội. Hội thằng Lú, Mũ giờ dạt ra Móng Cái buôn "ai phôn Tàu". Thằng Sộ giờ đi lằm Se-cu-ri-ti cho Mê trô nào đó.

    Mấy đứa con gái trong quán giờ cũng dạt đi đâu không biết. Trong đó có mấy đứa lấy chồng, có con rồi.

    Mình nghe đắng ngắt nơi cổ họng.

    Mừng mừng tủi tủi như đọc được cái kết có hậu cho những người bạn cũ.

    Rồi chúng mình chào nhau. Trong tiếng nhạc phát chát chúa nơi sàn bar. Những cơ thể theo điệu nhạc. Thấy bóng con Nguyệt đu lên cái cột inox sáng loáng, trườn điệu nghệ mời gọi theo điệu mix của bài "set Me Free".

    Từ hôm ấy mình không gặp lại nó.

    Vài lần mình cố tình tìm kiếm thằng Sộ ở một vài Mê trô nhưng không thấy. Mình cứ bị đau đáu bởi những mảnh đời từng qua đời mình. Gọi họ là gì cũng được, là bạn, là người qua đường, là một phần trong bức tranh đầy màu sắc của mình từng gặp gỡ cũng đúng.

    Hôm nay mình lại đi qua con đường cũ. Xe không xịt lốp nữa. Những quán như Mây Tím, mây chiều đã được quy hoạch lại nhường chỗ cho một vài cơ quan đăng kiểm, kiểm lâm, quân đội, công an.

    Đúng là một sự cần thiết cho những đoạn đường vắng như này.

    Mình vẫn nhớ về những kẻ mạt hạng nhất, số rệp nhất của xã hội đã đưa tay ra giúp đỡ mình trong đêm giá rét mưa phùn gió bấc của vùng biên giới đó.

    Nhiều người hỏi mình: "Tạo sao hay dùng ánh mắt cực thiện cảm cho dân xã hội? Những kẻ bỏ đi?"

    Mình chỉ mỉm cười:

    - Bạn chỉ cần thử một lần nhìn họ không bẩn, không bựa thì chắc chắn họ còn tử tế hơn vạn lần những kẻ có học đạo mạo bạn gặp ngoài kia.

    Đôi khi (chỉ là đôi khi) khi đi qua những con đường đèn đỏ buồn bã của thành phố.. nhìn những cơ thể con gái bã ra vì phục vụ xiêu vẹo đi trên đường, mình vẫn nhớ về quán Mây Tím vùng biên giới năm nào. Cái rèm nhựa in hình chim cò, cây dừa. Mùi tanh tanh, cái ti vi 14 inch trên nóc tủ lanh, chạy cái đầu video hiệu Quisheng Trung Quốc rè rè bài hát Đừng xa em đêm nay hay cơ thể con Nguyệt đu trên cái cột Inox sáng loáng trên nền nhạc remix của bài set Me Free trong ánh đèn loang loáng màu xanh, đỏ, tím, vàng đầy tiếng hey của đám thanh niên bậu xậu.

    Mình nhớ thẳng Sộm thằng Lú và thằng Mủ đã ủn xe mình trong bóng đêm khi không một xe nào dừng lại như thế nào.

    Mình chỉ mong những mảnh đời đó mình an.

    Ít ra là bình an trong cuộc sống và khái niệm họ - những người "bạn" cũ.

    "Ta tiếc cho em trong cuộc đời làm người

    Ta xót xa thay.. em là một cánh hoa rơi".

    (Trịnh Lâm Ngân)
     
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng một 2019
  6. Alissa Trên đời này không có Nếu Như vì thế đừng Hối Hận.

    Bài viết:
    1,858
    Mẫu truyện 39

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bài học từ cuộc sống

    Tự nhiên nhớ lại vụ án năm ngoái ở một vùng quê: Có một bọn gấu (đầu gấu) bẩn từ đâu dạt về đó. Chúng chiếm địa bàn, làm luật. Cứ người nông thôn nào ra vớt rươi để bán là phải đóng tiền cho chúng nó. Ai đóng tiền kênh (kiểu chênh lệch % so với giá người dân bán được) là bị chúng nó đến tận nhà gây sự. Một hôm có bác đứng ra quyết không tiếp tay cho gấu (dù bác đã có tuổi). Đám thanh niên trai tráng sợ xanh mắt không dám dây vào. Một thằng gấu bẩn chém bác, thương tật 90%. Vụ đó đã bị khởi tố và xử chung thân. Việc đáng nói ở đây là cả một vùng quê toàn thanh niên trai tráng, không ai dám lên tiếng bảo vệ lẽ phải. Không ai dám tố cáo, tất cả đều lẳng lặng phục tùng cho cái sai vì sợ bị trả thù, bị động đến mình. Người ta bàng quan với những thứ xảy ra xung quanh họ.

    Mình lại cũng nhớ một ngày mưa phùng giáp Tết miền bắc. Người ta vội vã chở đào, chở quất, hối hả mua sắm đồ mới cho kịp cúng bái, lễ lạt. Ngã tư đông người, chen lấn, tắc nghẽn. Một thằng nhóc túi ngang nhiên đi rạch ba lô, túi của những người đi xe máy không để ý khi dừng đèn đỏ. Ai cũng chứng kiến nhưng không ai dám lên tiếng. Rồi họ thấy một bác hưu trí, đạp xe, giỏ chở một đống sách báo cũ, vẻ mặt quắc thước, quát:

    - Này!

    Lập tức gây chú ý cho đám đông trên phố, thằng móc túi né né, linh linh chạy mất. Mười phút sau nó chặn đường bác ở trên, lấy lưỡi lam rạch mặt bác rồi vứt lại một câu:

    - Việc của mày à? Lão già?

    Tất nhiên thằng mất dạy đó về sau cũng bị bắt, cái giá phải trả không quá đắt nhưng ta lại lần nữa xót xa nhìn thấy sự bàng quan xung quanh mình.

    Mình vừa chứng kiến hai cô gái rất xinh, rất trẻ đẹp, rất hot, ăn mặc rất gợi cảm ngã xe máy. Chiếc SH đổ kềnh ở đường. Thanh niên hai bên đường khoái chí cười ồ. Không thấy ai ra đỡ. Chỉ có mấy chú xe ôm chạy ra đỡ hai em dậy, dắt hộ xe vào vỉa hè.

    Mình cũng nhớ mình: Năm ngoái đi công tác, cái lối leo lên phà quá trơn. Mình phải xuống xe (những người trên xe xuống hết, chỉ lái xe đánh xe lên trên). Khi đi bộ qua đoạn đường trơn do nước phù sa bám, mình ngã oạch một cái, đau điếng, ướt nhẹp. Cũng bị các thanh niên trai tráng trên phà cười khúc khích khi vô tình họ nhìn thấy mình - một cô gái trẻ - ngã - và chả phải cố ý cố tình gì nhưng lộ ta chút ngực. Họ khoái chí, có kẻ hả hê. Mình tự đứng dậy không ai đỡ. Lấm lem, gãy hai bên guốc, nhưng không hề xấu hổ. Có hai cô bán bánh giò trên phà chạy ra đỡ mình lên cho đỡ trơn và sau đó có một, hai bạn người nước ngoài cùng chuyến phà đó đưa mình chiếc khăn giấy để lau vết bẩn.

    * * *

    Mình học được nhiều bài học từ cuộc sống:

    1. Khi bạn ngã - đừng mong sự giúp đỡ của người khác. Nếu không đủ bản lĩnh đứng dậy thì hãy nằm yên ở chỗ ngã đó. Mặc cho họ dè bỉu, vỗ tay cười chê. Đừng trong mong vào sự giúp đỡ vì với một số bộ phận, thì nhìn bạn ngã lại là niềm vui, sự sung sướng của họ.

    2. Bạn muốn đấu tranh chống lại cái xấu: Trước tiên bạn phải là người can đảm. Dám nhận mọi hậu quả về mình (kể cả việc bị trả thù như bác nông dân bị chém, hay ông lão hưu trí bị rạch mặt). Nếu bạn đủ dũng cảm, đủ bản lĩnh, bạn chỉ cần quan tâm đến mục đích cuối cùng là vạch mặt được cái xấu. Không mong nhận về gì, chỉ cần không hổ thẹn với lương tâm hãy làm.

    3. Đừng bao giờ nghĩ đến chuyện cho đi gì - nhận về nấy. Một ngày nào đó những người được bạn giúp đỡ ngày hôm nay sẽ giúp đỡ lại con bạn, cháu bạn, những người thân của bạn. Theo luật nhân - quả diệu kì của số phận, mình vẫn tin vào câu: "Tà không thắng chánh".

    Mình mong chờ nhìn thấy những điều tốt đẹp nhiều hơn nữa. Thay vì cảm giác thất vọng về những gì bản thân chứng kiến, ngay từ bây giờ học cách làm những việc tốt (dù nhỏ) để đấu tranh với những cái xấu xa.

    Mình biết - khi mình ngã - chỉ có một mình mình phải tự đứng dậy.
     
  7. Alissa Trên đời này không có Nếu Như vì thế đừng Hối Hận.

    Bài viết:
    1,858
    Mẫu truyện 40

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Văn hóa nịnh bợ.

    Cái bụng tao lại không ưng cái bụng chúng mày.

    Cái mắt tao lại thấy những thứ xấu xa nơi chúng mày.

    Giàng bảo tao nói!

    * * *

    Người ta vẫn nói:

    "Vì cây dây quấn."

    Hay "Muốn sang thì bắc cầu kiều".

    Từ cái thời ăn lông ở lỗ đến ngày hôm nay, thời nào cũng có một bọn nịnh bợ.

    Bọn nịnh bợ là đối tượng ta có thể nhận biết rằng mắt thường, dễ nhận thấy nhất ở các cơ quan, tổ chức dù bé hay lớn, dù vi mô hay vĩ mô. Chúng hoạt động tinh vi và khó đoán. Ta có thể ví chúng như một loài tiến hóa cấp số nhân ở bên cạnh các bác lãnh đạo từ phường lên đến quận, từ thành phố đến trung ương.. Nịnh bợ có rất nhiều loại nhưng điển hình là ba chủng tộc sau:

    Loại 1. Nịnh bợ khéo.. Ngu.

    Trong một cuộc họp cam go khốc liệt, lãnh đạo hỏi:

    - Các chú có ý kiến gì không?

    Cả hội trường im phăng phắc, nhìn đồng hồ, đếm ngược đến giờ về. Một gã nịnh bợ giơ tay đứng dậy. Mặt phừng phừng tức giận:

    - Em có ý kiến!

    - Chú ý kiến gì?

    - Em cảm thấy rất buồn khi bọn em là cán bộ trẻ, năng lực yếu kém khiến lãnh đạo đơn vị phải vất vả. Các đồng chí có thấy những vết chân chim trên mắt lãnh đạo vì thức khuya làm việc không? Em phản đối lãnh đạo vì.. Lãnh đạo quá chăm lo cho đời sống anh em mà quên đi bản thân mình.

    Oẹ!

    Cho xin cái xô.

    Nịnh bợ kiểu ngu si thể hiện ở những kẻ não ngắn. Kiểu:

    "Anh ơi! Em thấy anh đẹp trai thật!"

    (Anh khoảng 54 tuổi) hay "Bác còn khoẻ hơn thanh niên chúng em. Bác mặc phong phanh thế mà không sao cả!" (ý là bác mặc thế sao không ốm và chết quách đi ấy).

    Nói chung thành phần này không đáng đề phòng lắm.

    Loại 2. Nịnh bợ khúm núm.

    Loại này cơ quan nào cũng có. Sếp hắt hơi một cái cũng phải lên xem sếp làm sao. Đánh xe đi rửa cho sếp, mua cao cho sếp, mua đồ ăn sáng cho sếp, bóp vai cho sếp. Nói chung của sếp tất.

    Ví dụ:

    Sếp đang huýt sáo bước vào phòng làm việc. Bẹp một phát, sếp dẫm phải bã kẹo cao su. Sếp gào lên:

    - Ai? Ai ăn kẹo cao su nhả ra đây đây? Cô Pi phải không? Chỉ có cô Pi.

    - Đâu? Cháu ghét ăn kẹo cao su lắm chú ơi. Ăn nhiều ung thư hay sao í ạ.

    - Không cô thì ai?

    Đang đôi co thì lập tức có một tên nịnh bợ bên đội phản ứng nhanh bật chìa khóa ki a mo ninh ra cúi gập người xuống cạy.. Kẹo cao su ở giày hộ sếp với câu nói rất nhẹ:

    - Chú để con hộ.

    Dạng nịnh bờ này chờ cơ hội muôn đời để lên. Gió chiều nào che chiều ấy. Sếp mà thăng thì cháu nó lâph tức tầm gửi sang sếp khác hùng mạnh hơn. Loại này các sếp dùng như.. Chó trông nhà. Khi hết hạn các sếp đá không thương tiếc. Đứa nào may thì lên trước khi sếp về hưu, còn đen thì muôn đời làm.. Chó.

    Loại 3. Nịnh bợ người nhà sếp.

    Loại này nguy hiểm nhất, khó đoán nhất và điều kiện bắt buộc phải có trình độ nhất định.

    Loại 3 là loại có kinh tế, có tiền và có tương lại trong diện nguồn để phát triển. Nịnh bợ loại 3 nhận tất tần tật các bác to.. Bố nuôi, mẹ nuôi, anh nuôi, chú nuôi. Nếu nịnh bợ này gặp người lạ hay ai có việc nhờ, sẽ lập tức rút điện thoại ra để gọi linh tinh xi ty và cười bí hiểm người nhà ấy mà dù chả biết giúp người khác được tới đâu. Nịnh bợ loại 3 ngoài một số yếu tố năng khiếu trình độ còn phải.. Nổ giỏi. Tung hỏa mù tốt.

    Ví dụ:

    Pi:

    "Ngày 15 tháng 15 năm 2015 thông báo cho toàn thể anh em cơ quan là mẹ sếp chết nhá!"

    Cơ quan:

    "Ôi thế à! Đi viếng thế nào? Đội nào? Đoàn nào?"

    Pi:

    "Già viếng đồng hạng.. 400 nghìn. Anh hoành đi một củ hai củ. Tùy tâm."

    Cả cơ quan kéo nhau đến thì đã thấy.. Nịnh bợ phục ở đấy từ hôm qua, mắt mũi tiều tụy. Nịnh bợ kéo cả vợ con anh em đến, người thì rót nước. Người thì phục quan tài. Riêng nịnh bợ.. Đeo tang. Suy sụp. Nấc lên nghẹn ngào, khóc khản cả tiếng.. Mẹ sếp. Nịnh bợ thều thào:

    - Bà đi sớm quá.. Bỏ lại con cháu không biết trông cậy vào ai.

    Tất nhiên con Pi đọc cáo phó. Mẹ sếp mất sớm thật. Thọ có.. 95 tuổi.

    Con cháu bà còn không khóc được như nịnh bợ loại 3 chứ đừng nói anh em cơ quan.

    Nịnh bợ loại 3 là thành phần dễ lên nhất. Nhưng nịnh bợ loại 3 hay theo hầu một cụ. Nịnh bợ loại 3 cũng xác định nháo bài chia ván mới là đi. Nhưng loại 3 luôn nhận diện được cụ nào trong cán bộ nguồn, cụ nào về vườn chăm cây nên thành phần này luôn khó đoán, biến đổi chống mặt. Và khi nịnh bợ loại 3 lên lãnh đạo thì có đứa chết.

    Nịnh bợ loại 3 luôn được các cụ tin tưởng giao chìa khóa két và sai vặt. Ma chay hiếu hỉ hội họp có đủ. Như trong gia đình các cụ vậy.

    Nhưng đời cái gì cũng có giá của nó. Nếu dây nịnh bợ loại 3 đang theo không lên nổi, chúa chết trạng cũng băng hà. Nếu dây cụ yếu, cụ đi, dây mới lên thì nịnh bợ loại 3 cũng toi đời. Những lãnh đạo mới luôn tia những thằng nịnh bợ loại 3 để nhổ cỏ tận gốc. Suốt đời không bao giờ ngóc đầu lên được.

    Vì sống trong môi trường quá nhiều nịnh bợ nên óc quan sát của Pi em khá tốt. Tất nhiên P em luôn là thành phần nịnh bợ ghét và muốn dìm chết. Pi em sống chủ yếu và cơm Đảng, áo dân kèm bán.. set Whoo (một nhãn hiện mỹ phẩm cao cấp Hàn Quốc) nên may mắn chưa phải lết dập bã chè khóc đám ma thanh niên 95 tuổi nào cả.

    * * *

    Ấy dà..

    Xung quanh chúng ta luôn có nhiều dạng người, loại người và thành phần. Nếu ta không thích nghi được thì ta nên mặc áo giáp khi sống chung.

    Tổ sư bọn nịnh bợ!
     
  8. Alissa Trên đời này không có Nếu Như vì thế đừng Hối Hận.

    Bài viết:
    1,858
    Mẫu truyện 41

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cuộc đời không ai nắm tay đến tối.

    Đúng là:

    "Cuộc đời không ai nắm tay đến tối."

    * * *

    Biết anh cũng lâu lâu. Biết thôi - không chơi, tại anh cũng nổi tiếng - con quan. Hơn mình mười tuổi mà đã được đề bạt chức nọ, chức kia trong một cơ quan nhà nước!

    Anh nổi tiếng chịu chơi, lại hình thức được nên dù có vợ rồi vẫn bao nhiêu em lao vào. Bố lại đang đương chức, đương quyền. Đời không ai hoành tráng bằng anh.

    Anh đi bar chơi: Gặp em nào vào mắt, thích thích thôi, mua cho luôn cái iphone 4 (thời chưa có iphone 5, iphone 6). Đi chơi một, hai tháng là bạn gái anh, anh cho một em Liberty hoặc SH (tùy mức độ tình cảm).

    Các mĩ nhân đã đi chơi với anh không ai phải lo thiệt.

    Anh lên xe, xuống ngựa, chưa bao giờ phải nhìn bố con thằng nào!

    Hôm nay nghe tin từ một bác cùng cơ quan anh là anh vừa bị đuổi: Chả hiểu lý do gì mà anh nợ nhiều thế. Nợ từ 3 triệu đến một tỷ, cứ vai được ai thì vay. Các con nợ của anh đông quá! Tụ tập ở cửa cơ quan viết đơn khiếu nại, đòi tố cáo. Nhà anh cũng khánh kiệt vì tốc độ chịu chơi của anh. Anh không khắc phụ được hậu quả nên khả năng anh sắp đối mặt với việc khởi tố. Chắc bóng bánh hay làm tý xiên lô đây.

    Những người đẹp của anh cũng không còn ai. Chỉ còn mỗi bà vợ và hai đứa con gái đang về nhà bố mẹ đẻ để "nặn" tiền mang đi "chữa cháy" hộ anh.

    Nhìn anh râu ria lởm chởm, quần áo lếch thếch, mượn con wave của đồng nghiệp đi mà buồn man mác. Chả hiêu hình ảnh lồng lộn, rực rỡ ngày xưa khi bố anh còn đương chức đâu.

    * * *

    Ông già mình rất hay kể cậu chuyện về một người ông ấy quen hồi xưa:

    Những năm cuối 80, đầu 90 cán bộ nhà nước như ông nghèo. Chả có gì, sáng đi làm tối còn về tranh thủ bán tí gạo.

    Hồi ấy có cái lệ: Mùng một đầu tháng ăn tiết canh, cháu lòng cho đỏ. Bố đi trực đêm về, sáng ngồi làm chén rượu nếp chỗ quen thì gặp một bác bạn bố. Bác ấy lúc đó làm giám đốc một công ty xuất nhập khẩu hàng Đông Âu. Giàu có lắm, đi xe Toyata đời 88, club kim vàng giọt lệ.

    Bố mời bác ấy uống chén rượu trắng và ăn cùng bàn. Bác ấy cười và nói:

    - Tôi không uống được rượu này. Các chú cán bộ nhà nước uống được giỏi nhỉ?

    Rồi khinh khỉnh đi ra xe lấy một chai rượu Johny Walker vàng vào ngồi bàn riêng để uống.

    Ông già lúc ấy chỉ cười, ăn xong chào nhau về.

    15 năm sau, trong một vụ án kinh tế, bố lại gặp lại bác ấy. Khác cái hai người ngồi hai vị trí khác nhau.

    Bác ấy bị còng tay, bố bảo mấy cậu lính tháo còng, mời ly rượu nhạt. Ông già hỏi:

    - Bây giờ cậu có uống được rượu này không? Vẫn là nếp cái hoa vàng quê tôi nấu.

    Bác ấy lặng thinh không nói lời nào.

    * * *

    Ông bảo cuộc đời luôn có những kết thúc rất lạ kì. Con đương mới chưa đi được nửa đời người, đừng quá cay nghiệt tại sao những kẻ hay chà đạp con vẫn sống sung sướng. Có những hạt cây họ gieo bây giờ, bốn năm năm chưa thấy quả, về cuối đời mắt nhắm xuôi tay mới biết cả đời này mình đã sống đã "đúng" chưa. Tiền nay có - mai hết. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Đánh giá người khác đừng bao giờ qua cái xe, hay cái nhà hay số tài khoản. Đủ ăn là được và đủ tự tin để không bị khinh.

    Hai, ba năm vừa rồi: Kinh tế khó khăn, một vài gia đình bạn bè bóng sáng cứ thấy vỡ nợ ầm ầm, rồi đi tù đi đày loạn cả.

    Mới thấy:

    Ở trên đời bao giờ tự tin vênh mặt ta đây đứng trên ai. Cũng đừng phán xét ai. Vì biết đâu một ngày, mình còn ngồi thấp hơn vị trí của họ?
     
  9. Alissa Trên đời này không có Nếu Như vì thế đừng Hối Hận.

    Bài viết:
    1,858
    Mẫu truyện 42

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khôn không tới trẻ.

    Ăn cơm tối.

    Thấy nhà hàng xóm cứ ầm ầm. Cô bé con gái hàng xóm năm nay 19 tuổi, vừa vào năm nhất, bố mẹ chiều chuộng, xinh xắn lắm, em lại ngoan, ít va chạm nên ai cũng quý.

    Vừa thấy mẹ em khóc, bố em thì quát, ngó qua tán cây ở sân em đang đùng đùng xách va li bỏ đi. Bên đấy tiếng đổ vỡ quát tháo ầm ĩ đủ để mình hiểu nội dung câu chuyện: Hình như em ấy yêu một chú hay anh nào đó không rõ, bố mẹ em ngăn cấm. Em khóc em nói đấy là tình yêu đích thực của em. Em vẫn nhất quyết bỏ nhà đi. Hình như chú kia cũng bỏ nhà đi rồi. Em bảo cá tính của em là thế! Em trưởng thành rồi và đã đến lúc sống cho bản thân em. Dù mẹ em đang khóc ngoài sân đó là tình yêu sai trái. Em nói tình yêu là không có sai và đúng (chắc em hay nghe Lắng nghe nước mắt của Mr. Siro).

    * * *

    Buồn cười và nhớ lại cách đây nhiều năm: Em gái mình cũng vừa vài Đại học Ngân hàng năm thứ nhất. Hồi ấy, ông bà già mình lạc hậu. Tính nết thì bôn sê vich. Một hôm ông già đabg thấp hương trên tầng thượng (phòng thờ trên ấy) rồi hóa vàng thì thấy con em gái mình đang hôn tạm biệt một bạn nào đó đi xe Dylan ở tít đầu ngõ khuất sau mấy cái cây thiết mộc lan (hồi ấy Dylan là sang chảnh). Ông già phi xuống như tên bắn, vấp cả vào cầu thang. Chạy ra ngõ, ông quát to:

    "Hai đứa đứng yên!"

    - Chắc quen làm hình sự. Ông già tha hai con nhà giời về, nhốt luôn thằng kia trong nhà mình mà quát tháo, dạy dỗ, mắng mỏ. Con em gái mình cứ quỳ xuống xin rồi khóc, nước mắt giàn giụa. Mình đứng trên gác xanh lét cả mặt, im thin thít, tắt điện. Mãi đến hơn 12 giờ đêm mọi chuyện mới im im tí.

    Hôm sau, bạn kia gọi em gái mình ta nói:

    - Anh nghĩ anh không thể chịu đựng được bố em và gia đình em. Giờ em có thể đi với anh không? Em chọn đi: Bố em hay là anh?

    Con em gái mình vốn nhát chết. Giờ rời gia đình ra sống bằng niềm tin à? Thế là cô nàng nghĩ một lúc quệt nước mắt nói:

    "Em xin lỗi!"

    Và đi con Chaly cúc cu về nhà.

    Tình yêu đã thất trận liểng xiểng.

    Lại nhớ chuyện của mình. Cách đây lâu lắm rồi, có anh tán mình, con cháu các cụ hẳn hoi, làm ở một tập đoàn nhà nước. Hôm anh í đưa mình đi ăn về, thả ở đầu ngõ. Đen đuổi là ông già cũng vừa đổ xe xuống. Ông già toe toét:

    - Hôm nay đi taxi về hả Pi?

    Mình sợ quá, run bắn lên giới thiệu:

    - Đây là anh X làm chỗ này chỗ này. Bạn con!

    Mặt ông hằm hằm:

    - Con Pi đi vào nhà tao bảo.

    Anh kia thấy tình hình không êm cũng rút.

    Mình vừa về nhà ông già đã quát tháo, đập hồ sơ xuống bàn.

    - Mày quen cái thằng không có tướng tá gì cả. Mắt trắng, môi thâm, đầu cắt tóc như chim sẻ đi mưa. Mặt mũi thì mắt la mày lém như thằng tiền án tiền sự. Lúc nó mở cửa xe cho mày tao còn tưởng mày đi taxi. Thấy tao thì chui tọt vào xe không dám ho he gì cả. Đàn ông đàng hoàng vào nhà chơi, chào cô chú chết ai. Làm sao mà phải thậm thà thậm thụt ngoài ngõ?

    Kèm một sê ri chê trách rát cả tai làm mình ngán hết cả ngẩm.

    Đấy là chuyện của mình năm trước lúc mới lớn thôi. Chứ giờ con gái ông bà cũng già rồi, đỡ chê hơn rồi. (Một dạng hạ giá chăng) giờ thì các cụ lại:

    "Cứ đứa nào tử tế là được. Xấu đẹp không quan trọng, mà dẹp ngay mấy thằng phi công đi."

    Mình thi thoảng nhăn nhở trêu tức:

    "Ơ! Nhưng con cứ thích trẻ đẹp cơ. Không cần hiền lành tử tế thì nàm thao?"

    * * *

    Nói chuyện lan man vậy nhưng chỉ muốn bày tỏ một điều như này:

    Các bạn ạ! Bất cứ ai cũng trải qua giai đoạn dậy thì, trưởng thành. Lúc ấy chúng ta chỉ muốn làm những thứ chúng ta thấy đúng, khẳng định:

    "Tôi đã lớn."

    :

    "Tôi có thể làm chủ cuộc đời mình."

    Trong 10 năm sau nhìn lại chúng ta, sẽ phải tự nhủ rằng:

    "May ngày đấy nghe lời bố mẹ không giờ chết dẫm ở đâu rồi."

    Như chị - cũng đã chán học. Định bỏ học đại học không biết bao lần, rồi học lên đại học cũng chán mà vẫn ì ạch học tiếp, nếu ngày đấy bỏ học đại học, không nghe ông bà già chắc gì giờ này chị là chị Pi cán bộ như các em biết? Hay chị lại vật cờ lờ xỉnh nào đấy, lẽo đẻo chạy theo thằng nào đó ủy mị khóc than?

    Cố nhân có câu:

    "Không không tới trẻ, khoẻ không tới già."

    Huồng hồ gia đình. Những người luôn mong chúng ta hạnh phúc nhất.

    Cô bé hàng xóm nhỉ?

    * * *

    Già rồi cái tôi bớt đi. Học câu của lão tử:

    "Biết mình là khôn, biết người là sáng."

    Các em có thể bảo vệ chính kiến của mình khi các em đủ trưởng thành, chịu trách nhiệm được với cuộc đời mình và tự nuôi sống được mình. Như thế không ai ngăm cấm vả.

    Không phải lúc nào cũng nên đề cao cái tôi của bản thân. Biết phân biệt đúng - sai mới là quan trọng nhất!
     
  10. Alissa Trên đời này không có Nếu Như vì thế đừng Hối Hận.

    Bài viết:
    1,858
    Mẫu truyện 43

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thời thơ ấu.

    Nhớ..

    Lũ trẻ 8X nhà mình lớn lên chẳng có gì mấy.

    Đất nước lúc đó còn khó khăn, bố mẹ công chức nghèo. Bố vừa đi đánh án vừa tranh thủ buôn gạo, mẹ thì hồi ấy làm cảnh sát khu vực trực đêm trực ngày. Mình lúc ấy bé tí, trông con em gái sàn sàn đầu, lại phải trông thêm hai, ba đứa em họ. Những năm đầu thập niên 90 làm gì có bếp ga bếp gủng hiện đại như bây giờ. Mình nhỏ xíu, châm cái bếp là cai xoè mắt. Lúc ấy nhà ai đun điện thì giàu lắm. Ngài tết có cái băng nhạc hải ngoại, đôi loa thùng dàn âm ly, chứ pháo cối đỏ thì chỉ nhà đại gia mới thấy!

    Mình nhớ hồi ấy nghèo, chơi cả lũ trông khu tập thể dành cho cán bộ (mà bây giờ hơn nửa già tập thể ấy là sếp to), bọn trẻ con nghĩ ra đủ trò chơi ô ăn quan, bịt mắt bắt dê linh tinh cả!

    Lúc ấy cạnh nhà mình là nhà ông Tiến, nhà ông ấy giàu lắm, thấy bảo có kiều ở nước những nước Đông Âu cũ. Nhà có mấy đứa bé bé tầm tuổi mình. Hồi xưa mình nghịch nên lem luốc, bẩn bẩn, nằm ngủ không mắc màn muỗi đốt gãi chảy cả máu, sẹo sủng như hoa gấm. Mọi người hay trêu con Lợn đất là người việt gốc hoa.

    Ông Tiến (mình gọi chú) lúc ấy cũng khoảng 34, 35 tuổi thôi, cấm không cho bọn con cái chơi với mình vì nhà nghèo lại ghẻ! Nhưng mấy đứa trẻ con vẫn trốn chơi với nhau.

    Nhớ mãi Tết năm đó, nhà ông Tiến có kiều về chơi mang bao nhiêu quà, bánh, sữa. Trưa hôm mùng Hai Tết, mình được con ông Tiến cho cái hộp sữa vị dâu ngon kinh khủng nhưng vì sĩ nên mình cũng cầm ra chân cầu thang tu. Đang mút lấy mút để thì ông Tiến ở đâu chạy về giật hộp sữa khỏi tay mình và bảo:

    "Con Lợn đất này bố mẹ mày không dạy mày nên sang nhà tao ăn cắp sữa (hồi ấy ông í ghét công an). "

    Ông bà bu mình ở trong nhà chạy ra đánh mình một trận de kèn rồi quát tháo nhặng xị dù mình đã mếu máo:

    - Cái Bi nhà chú cho cháu!

    Mình vẫn nhớ ông Tiến nói oang oang ở chân cầu thang:

    - Bé đã ăn cắp ăn trộm thì lớn lên thành nữ tướng cướp! Muốn ăn tự làm mà ăn!

    Chuyện trẻ con tưởng như không có gì mà hai nhà vốn ghét nhau sẵn cấm cửa nhau.

    Và cũng từ hôm đó mình đã thề sau này lớn lên sẽ tự làm ra tiền và ăn bất cứ gì mình muốn, mình làm bất cứ gì mình thích, mua bất cứ gì mình thèm.

    (Giờ đã hiểu tại sao nhiều đứa bé lớp bảy lớp tám bây giờ tự tử vì bị hàng xóm, bố mẹ, cô thầy nghi ăn cắp tiền).

    Tuổi thơ cứ thế trôi qua, chuyển nhà qua bao ngõ ngách từ phố cổ đến phố nhớn, từ gác xuống tầm một, từ tầng một ra đường. Ông bà già mình cũng bẵng đi và quên chuyện ông Tiến, chỉ mình - con bé bị ăn đòn hôm đó là nhớ mãi.. Dù mình có đi học ở đâu, lang thang ở ngõ ngách của bất cứ thành phố nào trên thế giới mình vẫn nhớ về cái ông Tiến và hộp sữa vị dâu bị vu là ăn cắp đấy.

    Như mọi khi hôm nay đi làm về, khác là đói và rẽ vào quán Nhật ăn cơm một mình. Đang lò dò đỗ xe thì thấy một ông bác nhìn hom hem chán đời lắm đội mũ cối ra xin nhan cho mình. Xuống xe biếu bác 50 nghìn thì nhận ra ông chú Tiến năm nào!

    Mình cũng hồ hởi:

    - Chú còn nhớ cháu không? Cháu là Lợn đất nhà tầng 5 đây. Hồi bé chơi với cái Bi.

    Ông chú nhớ toét mắt không nhận ra mãi mới ồ à:

    - A! Lớn quá! Khác quá (bla, bla, bla).. Rồi cũng hỏi mày làm gì này kia. Rồi kể cái Bi đi lấy một ông chồng Tây hơn 30 tuổi cũng nghèo, không có tiền mua vé về nước, thằng Sọ thì trồng cỏ bị bắt cũng bên Tây. Nhà giờ khó khăn lắm.. Chú chả có gì ngoài cái xe đạp và làm bảo vệ cho một công ty, mới kí phân về quán Nhật này lương triệu tám một tháng. Chú hỏi ông bà già mình, mình bảo bố mẹ cháu vẫn công tác và khoẻ ạ. Em gái cháu cũng ổn ạ! Nói chung mọi thứ không có gì đặc biệt.

    Mình mời chú vào ăn cùng cho vui chú bảo ông chủ mắng, mình gọi riêng một suất ra ăn, chú khen ngon và bảo:

    "Đồ ở đây đắt nên không dám ăn bao giờ."

    Cuộc đời có những ngã rẽ thật kì lạ và những người vốn có duyên sẽ gặp lại nhau.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...