Tại sao gọi là dép lào?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Ngáy zzz, 29 Tháng ba 2023.

  1. Ngáy zzz Trời đẹp, thích hợp để đi ngủ!

    Bài viết:
    149
    Tại sao gọi là dép lào?

    [​IMG]

    Chắc hẳn nghe đến cái tên tông Lào là nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nó được sản xuất ở Lào nhưng sự thật không phải vậy. Cái tên và nơi sản xuất ra nó chẳng hề liên quan đến nhau chút nào.

    Nhắc đến đôi dép tông Lào lại có cảm giác như cả bầu trời tuổi thơ ùa về. Ở đó, hình ảnh ông mình, bố mình rồi cả các chú, các bác đều đi "đôi tông thần thánh" ấy. Nói về độ bền của nó thì quả thực khó có loại giày dép nào sánh bằng.

    Bạn có đi mòn cả đế cũng chưa thấy đứt quai vì được làm từ cao su đặc đúc 100%. Bật mí là cái này đã được chính thế hệ cha chú chúng ta kiểm chứng rồi nhé! Vậy nên, đôi dép này thường được gọi bằng cái tên "tông Lào huyền thoại".


    Xuất xứ bất ngờ của tông Lào

    [​IMG]

    Dép lào (hay tông lào) là một loại dép xỏ ngón khá thoáng mát gồm đế bằng xốp hoặc cao su và quai xỏ ngón hình chữ Y. Nếu nhìn bằng mắt thường, chúng ta có thể thấy cấu trúc của chiếc dép khá lỏng lẻo, dễ tuột khỏi chân nhưng ngược lại, hầu hết những người từng sử dụng đôi dép này đều cho biết đôi dép khá ôm chân và thoải mái. Vì những lí do trên cộng thêm mức giá khá "mềm" nên dòng dép này được nhiều người ưa thích và tin dùng.

    Ngày nay, tông Lào vẫn được bày bán ở chợ hay trên trang thương mại điện tử với giá khá cao, có khi gần 200.000 đồng/đôi. Giờ đây, chúng còn có nhiều màu sắc bắt mắt, tươi trẻ, hợp thời trang lại thẩm mỹ cho mọi người lựa chọn. Cả nam cả nữ, ai ai cũng mua một đôi để đi. Thân thuộc là vậy nhưng bạn biết nó bắt nguồn từ đâu không? Bạn sẽ phải ngỡ ngàng về nhiều thứ đấy!

    Tên gọi là tông Lào nhưng không được sản xuất ở Lào vào có xuất xứ từ Lào mà thực chất "cha đẻ" của nó ở Thái Lan. Khoảng sau năm 1975, nhiều người Lào sang Việt Nam thường đi loại dép xỏ ngón này. Thậm chí, có những người mang tông sang bán và người Việt cũng sang lấy về bán nên từ đó người ta quen gọi là dép Lào.


    Tên gọi đa dạng

    Người Việt gọi loại dép này là "tông" theo cách gọi của người Pháp (tong). Trên thực tế, đây là loại dép cực kỳ phổ biến trên thế giới và ở mỗi nơi lại có tên gọi khác nhau. Trước năm 1975, người miền Nam còn gọi dép này là dép Nhật vì được nhập khẩu từ Nhật.

    [​IMG]

    Tương tự như người Ba Lan, người dân Croatia cũng sử dụng nơi xuất xứ để gọi tên loại dép này là Japanke. Người Bulgaria gọi là Djapanki. Người New Zealand thì gọi là Jandals.

    [​IMG]

    Đến mỗi một quốc gia, loại dép này lại được đặt cho một cái tên khác. Chẳng hạn như người Italy gọi là Infradito, người Thổ Nhĩ Kỳ gọi là parmak arası terlik. Người Hy Lạp gọi là sayonares (σαγιονάρες), ở Tây Ban Nha người dân gọi là chancleta, người Bồ Đào Nha gọi là chinelo và một số quốc gia phương Tây gọi chung là flip-flops.

    Dép tông có từ thời Ai Cập cổ đại?

    [​IMG]

    Với thiết kế bao gồm một cái đế bằng và một cái quai hình chữ Y để người đi dép xỏ kẽ chân giữa ngón chân cái và ngón chân bên cạnh vào. Vì sự tiện lợi nên "tông Lào" được nhiều người trên thế giới ưa chuộng. Đến nỗi mà người ta còn có "Ngày quốc tế dép tông" (National FlipFlop Day) tính vào ngày thứ Sáu thứ 3 của tháng 6.

    Trong cuốn sách "Văn hóa ứng xử và phong tục của người Ai Cập cổ đại", tác giả là nhà Ai Cập học John Gardner Wilkinson đã giới thiệu hình ảnh được gọi là "chữ tượng hình" cho thấy hình dáng những người thợ làm dép. Các đôi sandal của người Ai Cập được tìm thấy có niên đại khoảng 4.000 năm, tức khoảng năm 2050 đến năm 1800 (trước Công nguyên). Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận định, có thể dép tông đã xuất hiện sớm hơn trong Thời kỳ Thống nhất (tức là Thời kỳ Sơ kỳ Công nguyên khoảng 3.100 TCN) khi Thượng và Hạ Ai Cập hợp nhất.

    Thời đó, dép tông thường đơn giản và không dùng để đi trong nhà. Ở Ai Cập cổ đại thường sử dụng lá cọ và giấy cói, Trung Quốc và Nhật Bản thường làm bằng rơm, Ấn Độ dùng gỗ, ở Nam Mỹ người ta dùng lá cây thùa sợi (Agave sisalana), còn những thổ dân ở Mexico sử dụng cây Yucca, tộc người Maasai ở châu Phi lại làm bằng da sống..


    Đôi dép huyền thoại đầy "quyền lực"

    [​IMG]

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Bài viết tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tại sao kẹo cu đơ Hà Tĩnh lại có cái tên cu đơ, không biết ăn vào có đơ thật không ta?

    1000 câu hỏi khác: [Thảo Luận - Góp Ý] 1000 Câu Hỏi Của Ngáy
     
    LieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng ba 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...