Sự trưởng thành của quái vật Tác giả: HealingTran Thể loại: Truyện ngắn, hài hước, tâm lý, khoa học. Link thảo luận, góp ý: [Thảo Luận - Góp Ý] Các Tác Phẩm Sáng Tác Của HealingTran Văn án: Truyện kể về nhóm các bạn trẻ trong một phòng thí nghiệm sinh học phân tử, được ví như một lò đào tạo quái vật. Họ đến từ nhiều nơi khác nhau. Có người đã kết hôn, có người vừa mới tốt nghiệp đại học, có người đang hoàn thành dang dỡ chương trình thạc sĩ, người thì đang sắp sửa báo cáo khóa luận tốt nghiệp tiến sĩ. Quá trình xảy ra ngoài thực tế sẽ rất dài, rất dài, nhưng sẽ được "Sự trưởng thành của quái vật" đúc kết lại trong tám chương ngắn. Truyện không đi sâu vào quá trình họ hoàn thành con đường nghiên cứu của họ như thế nào, mà đi sâu vào lột tả những biến đổi tâm lý, tính cách của từng nhân vật từ trước lúc gia nhập cho đến khi có người hoàn thành chương trình học của họ, thoát khỏi những ngày u ám và rời đi đến chân trời mới, một lò đào tạo quái vật khác. Toàn bộ quá trình có thể hình dung như sự biến đổi hoàn chỉnh từ một đứa trẻ lương thiện thành một con quái vật tàn nhẫn, và được ví von như "Sự trưởng thành của quái vật" trong môi trường đào tạo khắc nghiệt. Lò đào tạo quái vật không chỉ đơn thuần châm biếm xã hội vi mô trong phòng thí nghiệm, môi trường học thuật, mà nó còn diễn ra ở khắp mọi nơi, đặc biệt là trong môi trường công sở. Hãy cùng HealingTran theo dõi diễn biến thay đổi tâm lý của từng nhân vật, để cảm nhận được cuộc sống của các nhà khoa học trên con đường nghiên cứu và trưởng thành tâm lý của họ. Truyện cũng là lời cảnh báo, định hướng cho những ai đang bế tắc trong cuộc sống, tìm được con đường sáng lạng hơn, thoát khỏi bóng ma tâm lý. Truyện sẽ được dẫn dắt theo lối kể chuyện, lồng ghép những yếu tố thật, ảo, hài hước và châm biếm. Truyện gồm tám chương Chương 1. Cuộc gặp gỡ định mệnh Chương 2. Những ngày còn sót lại Chương 3. Bắt đầu rồi! Chương 4. Không thể lường trước được! Chương 5. Quái vật xuất hiện! Chương 6. Sự nổi loạn Chương 7. Im lặng Chương 8. Trưởng thành
Chương 1. Cuộc gặp gỡ định mệnh Bấm để xem Mén, con bạn chí cốt của tôi, đang ngồi nhịp nhịp chân nghe bài hát yêu thích, và hát theo "Tấm thiệp hồng trên bàn, thời gian địa điểm rõ ràng!". "Coi nào, coi nào, mở mail coi có gì nào!" Mén lẩm bẩm. Một đoạn thư thông báo xuất hiện "Chào Phan, chúng tôi trân trọng thông báo là bạn đã lọt vào danh sách phỏng vấn của chương trình học bổng, chương trình đào tạo thạch sĩ. Nhóm chúng tôi sẽ bay đến Việt Nam để phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với bạn. Vài ngày nữa, sẽ có người liên hệ trực tiếp với bạn. Rất mong sớm gặp bạn. Trân trọng!". Mén tên thật Phan Lê Thụy, ở nhà ai cũng gọi mẻ là Mén cho nó thơm hương mạ non. Mà mẻ cũng vừa tốt nghiệp đại học mới đây thôi hà, lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Cũng đang đi làm tại một trung tâm nghiên cứu nhỏ, công việc khá đơn giản, cuộc sống cũng hết sức nhàn hạ. Sau một năm, nghe đâu là Mén có dự định học lên. Mén là kiểu người sống nội tâm mà, nên bạn bè điếm trên dầu ngón tay, chưa tới ngón chân. Còn nữa, mẻ cũng thuộc dạng ế nhờ năng lực, cho nên, dù có đi chân trời góc bể, bay lên tận mây xanh, vượt qua đại dương, đi năm châu bốn bể thì cũng chẳng ai nếu kéo. Đùa thôi, chứ mẻ đam mê khoa học thiệt. Nhưng mà, cho dù bốn bể là nhà, nhưng ngôi nhà thật sự vẫn là nhà cha mẹ mình, đi để trở về mà. Quay lại chủ đề, quay lại cái mail. Sự tình ở đâu ra cái mail này, các bạn có biết không? Để kể sương sương cho mà nghe. Cách đây tầm một tháng, Mén tình cờ đọc được thông tin học bổng của một trường đại học ở nước ngoài. Mén chỉ nộp hồ sơ đại cầu may, không nghĩ ngợi và cũng không mong đợi quá nhiều. Một tuần sau, Mén nhận cuộc gọi đến, thông báo lịch phỏng vấn, địa điểm, thời gian. Lúc đó Mén còn tưởng người đó nói đùa cơ. Bình tâm và suy nghĩ kỹ lại thì mẻ mới bảo "Dạ dạ.. Đúng rồi ạ.. Là em đây.. Dạ dạ.. Em sẽ đến đúng giờ.. Dạ dạ.. Em cảm ơn ạ..". Ố là la, thật tình cờ! Như này thì đúng là "Cuộc gọi đến vội vàng, thời gian địa điểm rõ ràng..". Khả năng nói tiếng Anh của Mén cực kỳ dỡ tệ. Vâng, là tệ trên cả tệ đấy! Cơ mà, chắc do ăn ở chăng? Nên dù với vốn tiếng Anh bập bẹ, Mén đã vượt qua hai vòng sát hạch một cách ngoạn mục. Các bạn nghĩ xem làm thế nào mà Mén có thể vượt qua hay vậy? Dẹp ngay cái ý nghĩ đút lót nha nha nha các bạn ạ. Xuất phát điểm của mén thật sự có thể coi là con đỗ nghèo, tuy chưa ra đường cầm nón lá, bán vé số.. nhưng nói chung là nghèo. Quay lại chủ đề Mén đã vượt qua hai vòng sát hạch một cách ngoạn mục. Đến ngày phỏng vấn, Mén vẫn với bộ đồ nhà quê, quần tây và áo thun cổ tròn màu hường cùng với cái áo khoác tay dài màu trắng, tóc thắt bím rồi cuộn lại một cục sau ót giả bộ chỉnh chu. Đeo khẩu trang vải che bụi, chân mang vớ da chống nắng và xỏ đôi dài sandal và đội cái nón bảo hiểm vào lướt trên con xe wave secondhand đi tới điểm hẹn. Tôi biết mọi người đang gào thét trong lòng "Nghèo mà có xe máy là may lắm rồi. Đừng có than nữa!". Mén chạy bon bon trên con đường đầy nắng nóng, gió, và cả bụi nữa. Theo sau là dàn nô tì khói xả ra từ ống bô xe đã cũ kỹ và đầy mùi hăng hăng. Mẻ chuẩn bị quẹo vào con hẻm nhỏ, chợt lướt mắt nhìn về một góc ngay ngã ba. Ở đó loáng thoáng có bóng dáng của ba người đàn ông quần tây, áo sơ mi, tay cầm vét, một vai mang cặp sách đang đứng đợi taxi. Mén lướt qua một cách ngầu lòi, cặp mắt cười, lướt nhẹ qua từng người, kiểu vừa tò mò, vừa dò xét, tự hỏi "mấy người đàn ông này đang làm gì ở đây?". Lướt vào con hẻm để đến điểm hẹn. Đường có chút lầy lội, vài ổ gà đọng nước mưa từ đêm qua. Loáng thoáng đã thấy công ty ở trước mặt. "Hên quá, lần này không bị lạc đường" Mén thầm nghĩ trong bụng và tự khen mình. Một chiếc taxi cũng vụt qua, đổ ngay trước mặt Mén. Mén chớp chớp mắt nhìn "Ủa, không phải đây là ba người đàn ông mình thấy lúc nảy hay sao? Lẽ nào.. Xong rồi!" Trong lòng Mén đang rối bời, ngỗn ngang với nhiều dấu chấm hỏi và chấm than nữa. Có một đôi mắt đang lặn lẽ dò xét từng hành động của Mén. Nhanh chóng tìm chỗ đỗ chiếc xe cà tàn, mẻ lau nhẹ những giọt mồ hôi đang chảy hay bên tóc mai, bước vào phòng phỏng vấn. "Sao cảm giác như đang đi thi thế này?" Mắt Mén lướt một lượt quanh phòng, và ngước lên bục micro. Ba người đàn ông ấy đang ở đó. Máy chiếu cũng đã bật chiếu rọi ánh sánh xanh trắng sáng lên màn hình. Lần lượt từng người giới thiệu sơ lược về mình và những dự án của từng người. Chăm chú.. chăm chú.. Mọi người ai nấy đều rất hào hứng theo dõi. "Xung quanh chắc cũng lắm nhân tài đây" Mén nhiều chuyện quan sát. Có một ánh mắt vẫn lặng lẽ ngừng lại ở góc ngồi của Mén. Vòng sát hạch bắt đầu. Đó là một bài kiểm tra kiến thức chuyên sâu của ba lĩnh vực, gộp lại trong một bài khảo sát. Vâng, tất nhiên là bằng tiếng Anh nhé các bạn. Với vốn tiếng Anh bập bẹ, đủ để Mén hiểu được đề và không biết bằng một cách thần kỳ nào, Mén đã hoàn thành bài sát hạch một cách trơn tru và hoàn chỉnh, còn có thêm cả thiết kế mô hình để mô tả cho nó sinh động nữa. Thật là vi diệu! "Đã hết giờ! Các bạn nhanh chóng nộp bài hoàn thành sát hạch của mình!" Có một bóng dáng lướt nhẹ về phía Mén. Bàn tay nhẹ nhàng đặt lên tờ sát hạch của Mén. Ánh mắt sắt bén lướt cái rẹt qua gương mặt Mén. Một luồn gió lạnh lướt nhẹ qua sóng lưng, nhưng mẻ vẫn thảo mai mỉm cười thân thiện. "Tạm biệt các bạn! Chúng tôi sẽ liên lạc với các bạn ngay sau khi có kết quả!" Giọng người đại diện chương trình vang lên. Tiếng sắp xếp bút viết, tài liệu, sổ sách bỏ vào cặp, tiếng kéo khóa rẹt.. rẹt.. từng người một rời khỏi căn phòng. Tại bãi đỗ xe nhỏ, Mén đang đứng tám chuyện với các bạn vừa mới gặp. Mọi người hỏi thăm nhau như thể quen nhau từ kiếp nào. Tại đây, Mén có thêm những người bạn em Yến, chị Chang, bé Thảo, bạn Minh, em Hoàng, và anh Mạnh. Cuộc nói chuyện ngắn gọn. Mọi người chào nhau và hẹn gặp lại, như thế mình đã lọt qua vòng khảo sát không bằng. Buổi tối, Mén đang ngồi vừa măm măm và xem phim, hưởng thụ cuộc sống của tuổi trẻ, khóc ròng ròng và cười hí hí rất dỡ hơi theo từng phân cảnh phim. Điện thoại reo lên. Là số lạ gọi đến. "Alo!" "Chào bạn! Tôi gọi đến từ chương trình tuyển chọn. Xin thông báo là bài sát hạch của bạn đã được thông qua. Mời bạn ngày mai đến địa điểm, vào lúc.. để tham gia phỏng vấn vòng hai." "Dạ, em biết rồi ạ. Em xin cảm ơn! Em sẽ đến đúng lịch hẹn ạ!" Một cảm giác "À.. ủa? Vậy mà cũng được hả? Qua vòng rồi hả?" cứ thế xẹt qua trong bộ não chậm một phút của Mén. Lại tiếp tục coi phim, lại cười hí hí và khóc tu tu. "Khúc này đau lòng quá, hu hu.." Tám giờ.. Chín giờ.. Mười giờ.. trôi qua qua từng tập phim. Em mèo kêu meo meo. Đã gần mười giờ rưỡi. Em mèo vừa tròn ba tuổi đang vừa meo meo, vừa tiến về phía Mén. Mén ôm em vào lòng vuốt ve "Bé cưng đi đâu giờ mới về? Cho miếng bánh cá nè". Em mèo khẽ meo meo, duỗi duỗi đầu trong vòng tay Mén. Vuốt thêm vài cái, Mén đứng dậy duỗi người, bước ra sảnh sau rửa mặt đánh răng. Bước chân vào phòng vệ sinh, đặt cái mông lép xẹp yên vị trên bồn cầu, đôi mắt nghĩ mông lung trong lúc xả hết bao uẩn khúc trong lòng. Xong xuôi mọi việc, mẻ vào nhà đứng trước cái tủ quần áo "Mai mặc cái bộ này đi". Nói tủ quần áo chứ có năm bộ đồ thôi. Bộ hôm qua, bộ quần tây áo sơ mi dài tay màu kem, một cái áo sơ mi tay ngắn cổ họa tiết xinh xinh mặc cùng cái quần tây ống suông màu xanh dương đậm, và hai bộ đồ chợ mặc ở nhà. "Thôi giăng mùng đi ngủ!" Tới khúc này chắc mọi người sẽ thắc mắc "Ủa, giăng mùng làm gì?". Thành phố nhưng vẫn có muỗi mọi người ạ, để có giấc ngủ ngon thì giăng mùng thôi ngại chi. Chui tọt vào giường, đắp cái chăn mỏng manh lên và nằm miên man. Có một kiểu người dù trời có nóng đến đâu thì khi ngủ vẫn trùm chăn. Họ cô đơn chăng? Họ có cảm giác bất an và cần được bảo vệ chăng? Đối với kiểu người này, chăn như một chiếc màn bảo vệ che chắn và yêu thương, như vòng tay mẹ vậy. Màn đêm buôn xuống, thành phố vắng dần, tiếng xe cũng đần thưa thớt. Mén duỗi người, rồi co người hình con tôm, ôm cái gối vào lòng và dần chìm vào giấc ngủ, bỏ mặt bé ngoan meo meo đang nằm cuộn tròn cạnh đấy. Mở mắt ra, Mén nằm suy nghĩ. Suy nghĩ về nước Mỹ chăng? Không! Là suy nghĩ về một khoảng không gian trống rỗng, như cái tiền đồ của các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp vậy! Lăn qua lăn lại, Mén cũng bật dậy nấu nước pha mì tôm. Ngắt mấy cọng hành và lá húng quế bỏ vào tô mì tôm cho nó thêm phần hấp dẫn. Phòng có duy một cây lá quế chỉ cần qua vài lần mì tôm thì cây trơ lá. Mấy củ hành cũng được nhét vào bên cạnh, và lá vừa đủ một tô mì tôm. Thật đúng lúc! Nước đã sôi, đổ nước vào tô mì có lác đác mấy lá rau vừa ngắt. "À, hôm qua còn cây xúc xích, phải ăn mới được. Thiệt là sang quá đi!" Mén chợt nhớ ra hôm qua có mua hai cây xúc xích. Húp miếng nước mì, gắp mấy sợi mì bỏ vào miệng, gắp thêm cọng hành và lá rau húng quế bỏ vào miệng, rồi lại húp miếng nước mì, cắn miếng xúc xích.. xì xụp, lập đi lập lại.. cái miệng chép chép.. "Đã 9 giờ rưỡi rồi. Ồ không! Đi pha một ly cà phê Neste' xanh uống cái coi nào!" Mén đổ phần nước sôi còn lại vào ly cà phê và ngồi nhâm nhi. "À! Hết sẩy!" Tính ra, Mén bắt đầu lao vào còn đường "nghiện ngập" lúc học đại học. Vâng, là các đại tỷ xinh đẹp trong phòng ký túc xá dụ dỗ nó. Và thế là nó "nghiện" vị cà phê hòa tan, ít béo, đắng đắng ngọt ngọt, hơi khét khét. Gọi là original đó. Ăn xong tô mì, uống hết ly cà phê, một loại combo có thể đánh gục hết tất cả mọi thể loại, Mén lom khom đi rửa tô và ly, rồi đánh răng rửa mặt, ăn bận quần áo chỉnh tề. Hôm nay là combo giả bộ ngoan hiền, chiếc quần tây xanh đậm và cái áo sơ mi màu kem. Một phong cách rất sinh viên. "Thôi, bỏ áo vào quần cho nó bớt sinh viên vậy!" Mén lẩm bẩm. Các bạn có thấy thấp thoáng bóng hình của mình trong đó không? Sài Gòn mùa này nắng nóng lắm. Vẫn là phong cách lai ninja khi ra đường. Địa điểm đến hôm này khác hôm qua, nó lọt thỏm trong trung tâm quận nhất. Một tòa nhà sang trọng với sảnh tráng lệ. Vâng, là khách sạng năm sao! "Ồ, thì ra các ông ấy ở chỗ này trong mấy ngày qua" Nó nhận ra. Rất nhiều ứng viên đã chờ sẵn trước cửa. Mén nhìn thất mấy bóng dáng quen quen, và nhẹ nhàng đến bắt chuyện. Xa xa, các vị ấy đã xuất hiện. Vẫn là có một ánh mắt đảo quanh một lượt, rồi dừng lại ở một góc nơi mà Mén đang luyên thuyên nhiều chuyện với người quen. Tới đây, có người sẽ liên tưởng đến một cuộc xem mắt! Và tôi cũng tưởng tượng ngoằng nghoèo các kiểu giống các bạn! Sau tiếng chào hỏi và thông báo của người đại diện, vòng phỏng vấn thứ hai bắt đầu. Từng người một bắt đầu nôn nao, xôn xao. Mỗi lần ba người sẽ được trực tiếp trao đổi phỏng vấn với ba vị kia. Hai bên Mén là hai bạn bắn tiếng Anh như gió. Mén đưa mắt long long nhìn các bạn, trong lòng dậy sóng, thầm ngưỡng mộ "Các bạn thật giỏi, thật tài ba!". Bổng vị giáo sư kia cất tiếng hỏi Mén "Chào bạn, viện của tôi đang làm về lĩnh vực này, bạn có biết nó là gì không? Bạn có hứng thú với nó không?", và nói nhiều thứ nữa. Mén cứ thế mà nói, và không biết là nó đã nói cái gì nữa, dù không lập bập, nhưng thiệt tình là Mén đã thần trí mất thần hồn rồi. Vậy đấy, Mén quên luôn chuyện gì đã xảy ra trong cái vòng phỏng vấn thứ hai. Vòng này, phải nói chính xác là màn tự vả vào mặt của Mén. Nhìn mặt sáng láng thế mà nói cái gì vậy? Một sự xỉ nhục cho tiếng Anh! Lòng Mén đang gào thét. Nhắc lại lại thấy xấu hổ cho cái vốn tiếng Anh bập bẹ của thị Mén. Các bạn đừng như Mén lúc đó nhé! Nó mà biết tôi đang nói xấu nó trước bàn dân thiên hạ thế này thì chắc nó tống cổ tôi ra khỏi phòng đấy các bạn. Nó giang hồ lắm! Và tôi là thân ở ké. Vòng phỏng vấn kết thúc. Mén cảm thấy lạnh. Mùa hè Sài Gòn mà sao lạnh quá! Sẽ có rất nhiều các bạn hiểu được cảm giác này nhé! Khác với kiểu phỏng vấn xin việc, đây là một quá trình phỏng vấn mang tính hơi Tây một chút, nên sau cuộc phỏng vấn, các đại boss sẽ mời tất cả mọi người đi ăn giao lưu để hiểu thêm. Mọi người đi bộ dọc theo còn đường quận nhất, đi lên tầng hai của một quán ăn. Thực đơn đủ món. Có cơm sườn, nhưng lại không có hủ tiếu, bún rêu, cháo lòng nha các bạn. À, có phở! Nếu các bạn hỏi người nước ngoài thích món ở Việt Nam, họ sẽ bảo là phở. Tại sao ư? Vì nó dễ đọc, và vì phở rất phổ biến ở nước ngoài. Những món khác thì khó gọi tên, và lại ít quản bá rộng rãi. Đừng cố cãi với tôi là bánh mì. Ít ai lại ăn trưa với bánh mì. Hơn nữa, những nước phương Tây lại đầy rẫy các món hamburger và sandwich các kiểu, những thứ na ná bánh mì. Vậy nên, họ cũng không có thèm thuồng bánh mì cho lắm. Hơn nữa, ngay cả người Việt chúng ta, bánh mì cũng chủ yếu để ăn sáng hoặc ăn khuya sương sương. Bạn hiểu ý tôi chứ? Mọi người ngồi vào bàn. Vị giáo sư ấy kéo ghế ngồi sát bên Mén. Mén ngước lên mỉm cười dù trong lòng đang dậy sóng. Cầm menu lên, ông ấy bảo "Nên chọn món nào?" Mén chỉ đại một món "Món này đi!". Lúc đó nhìn cái menu, nó lạ lắm. Tên món dù có tiếng Việt, nhưng tiếng Anh nó lạ lắm. Quả nhiên, Mén không quen nó "Tôi không biết bạn là ai!" Mén gào thét trong lòng. Tại sao Mén chỉ món đó? Vì là món Mén biết. Chả hiểu sao, sau khi phỏng vấn xong, người Mén cứ lơ lửng trên mây, dù vào quán rồi nhưng vẫn chưa đáp xuống. "Thôi, tôi ăn phở cho chắc" Ông ấy phán. Ồ, thì ra chỉ là hỏi lơi. Bạn biết hỏi lơi là hỏi gì không? Là hỏi cho có thôi, không cần biết câu trả lời, vì trong lòng đã có lựa chọn. Trong khi chờ món, Mén đảo mắt một vòng. Vì là buổi tiệc của nhiều người, nên cả tầng chỉ có mỗi bọn họ. Bàn được xếp thành một dãy dài thật dài. Vẫn là đôi mắt long lanh, thầm ngưỡng mộ các bạn đang bắn tiếng Anh líu lo phía đằng kia. Bên này là một góc với hai người chầm chậm nhìn và lặng lẽ cười bẽn lẽn. Các bạn hãy ngược dòng lên xem lại cái trình độ tiếng Anh của Mén! Món Mén gọi là cơm sườn. Không biết tại sao chẳng có vị gì. Có lẽ là sáng đã no với combo sang chảnh chăng? Hay lò do trong đầu đang loáng thoáng hiện lên hai bốn chữ "Thôi rồi lượm ơi!" mà Mén không buồn ăn. Hoặc do bên cạnh là đại boss đang ngồi, nên Mén hơi bị khớp chăng. Khớp là run, là hồi hợp, một chút hoang mang lo sợ. Cuộc trao đổi giữa cô sinh vừa mới tốt nghiệp không lâu, mang trong người mơ ước nhẹ được thử sức, cùng với vị giáo sư nước bạn diễn ra một cách chóng vánh đến lạ. Trong khi xung quanh vẫn đang cười cười nói nói rất vui vẻ và xôm tụ. Thế giới có hai trường phái: Một là những người sống nội tâm, hướng nội, kém giao tiếp. Hai là những người có rất nhiều chuyện nói hoài không hết, rất lanh lợi hoạt bát, giỏi giao tiếp. Nhìn vào họ, ta có thể nhìn thấy cả một trời động lực và sự sôi sục của tuổi trẻ. Còn Mén, Mén thuộc trường phái nào vậy? Nhóm hướng nội? Một phần thôi! Mén đang bị khớp mà, đừng chọc vào nỗi đau của Mén nữa! "Quyết tâm học tiếng Anh, quyết tâm, quyết tâm!" Đó là những gì diễn ra trong đầu của Mén trong lúc này. "Hãy cho tôi số liên lạc và địa chỉ email của bạn!" Ông ấy nói. Mén nhìn vào ông ấy, dò hỏi. "Tôi sẽ liên lạc với bạn sớm thôi!" Ông ấy nói tiếp. Mắt Mén long lanh.. Mặt trời chiếu ánh sáng chói lọi qua khung cửa kính. Mùa hè Sài Gòn thật ấm, thật sáng chói! Mén cũng cảm thấy ấm hơn..
Chương 2. Những ngày tháng sót lại Bấm để xem Kể từ cái bữa phỏng vấn ấy vài ngày, Mén và tôi, và em mèo cứ chầm chậm trãi qua cuộc sống như thường lệ. Tôi vẫn với những ngày đi làm công việc cà tàn ở trường, đêm về viết viết gõ gõ. Mén thì vẫn ngày ngày xách xe đi làm ở trung tâm nghiên cứu, tối về có hôm đi dạy thêm, vừa kiếm thêm vừa là đam mê của nó từ lúc còn học đại học, hết giờ lại về cày phim, đọc truyện. Đó là cách nó thành fan cứng của tôi. Sau 8 tiếng thì Mén cũng hoàn thành xong mớ công việc ở chỗ làm của mình, một trung tâm lai tạo giống hoa uy tín ở quận 12, chuyên cung cấp cho vài địa điểm ở Sài Gòn. Mén mang ba lô màu đen lên người, ngồi lên con xe chiến mã cà tàn của mình chuẩn bị phi về nhà. Tự nhiên chiều hôm nay tôi thèm bún cá đến lạ. Cầm chiếc điện thoại nokia bảnh toản lên bấm gọi cho nó "Ê mày, lát ăn bún chả cá chiên hông? Tự nhiên thèm ghê.. hê hê.. Nãy tao có ghé chợ mua chả cá với bún, mà quên mua rau với trái khóm (còn gọi là trái thơm) rồi. Lát mày nhớ ghé mua nha, nhớ kêu cô bán rau lấy mỗi thứ một ít nha, ăn vậy mới phê!" "Ừ, tao biết rồi! Gì nữa không? Tao đang chuẩn bị về đây." Mén vừa ngồi lên xe, vừa nghe điện thoại. "Nhiêu đó thôi!" Tôi dứt khoát đáp. Mén đạp máy, vô ga rời khỏi chỗ làm việc. Nó tắp qua một cái chợ nhỏ nằm ở một con hẻm trên đường, gần chỗ làm. Chợ chiều tuy không đông nghẹt, nhưng vẫn có nhiều người đi tới đi lui. Đa số là các cô trong khu vực đến mua. Chợ nhóm hai bên đường của con hẻm nhỏ. Vài chủ sạp bán lâu năm ở đây có hẳn cái giường rồi trãi đệm, bài các măm đồ bán ra. Còn có các cô mở hẳn cái tiệm nhỏ ngay chính căn nhà của mình bày bán các mặt hàng tạp hóa. Mén thích mua hàng ở cuối chợ. Đôi khi là các cụ già với mớ đọt rau lang, rau bí, rau càng cua, hay rau má, rau đắng đồng, mấy trái ổi, hay những rổ cá vừa mới đi xúc được bày bán trên miếng bao bố trãi trên bề mặt đất. Vì cần mua rau đủ loại để ăn bún, nên nó ghé cô chủ rau khúc trên trước, rồi mới đảo một vòng ở cuối chợ. "Cô lấy cho con 5 ngàn rau đủ loại đi cô. Nhớ có rau húng, rau răm, với rau ngò rí nha cô. À, cô lấy cho con 2 ngàn ớt nữa!" Nó nhìn cô chủ rau và nói. Cô chủ rau chìa tay lấy cái bao ni lông nhỏ trong giỏ, tay xới xới mớ rau trong rổ và hốt một nắm bỏ vào túi, bỏ lên cân, rồi với tay lấy thêm cọng hành bỏ vô. Tầm 50 gram ớt chỉ thiên cũng được cân và bỏ vào bịt rau. Mén móc trong túi ra tờ 10 nghìn đưa cô chủ, nhanh chóng nhận lại tiền thối và nói "Cảm ơn cô, chào cô con đi!". "Ừ ừ, hôm khác nhớ ghé ủng hộ cô!" Cô chủ cười bảo. "Thơm đây thơm đây! Mại dô bà con ơi!" Tiếng rau dăng dẳng phía xa. Ông chủ xe thơm là người miền ngoài, nên lia lịa "Thơm đây! Thơm đây!". Mén chợt nhớ "Ái cha, xém tí quên mua khóm!". Mén chầm chậm chạy về phía cuối chợ. Đảo mắt thấy có một chú bán đầy một xe thơm ở gần giữa chợ. Cái bảng giá treo ghi "Thơm 1 quả 2 ngàn, 3 quả 5 ngàn!". "Chú ơi lấy con 3 quả khóm!" Mén ngừng xe trước xe chú bán thơm. "5 ngàn con gái!" Chú bán thơm vui vẻ bỏ bọc 3 quả thơm rồi chìa về phí Mén. Mùa thơm đến rồi, nên giá rẻ lắm. "Đây nè chú ơi!" Nó cầm tiền đưa chú bán thơm. "Cảm ơn con gái nghen! Thơm đây thơm đây! Mại dô bà con ơi!" Chú lại tiếp tục cất tiếng rau. Phía xa xa gần cuối chợ là một cụ già đang ngồi trên cái ghế bằng gỗ nhỏ, tay cụ bận rộn sắp xếp mấy trái dưa leo đèo và một rổ ổi sẻ, chắc tầm 1 kg. Ổi sẻ là loại ổi không được trồng rộng rãi, đa số mọc dại trong các vườn nhà. "Bà ơi, dưa leo bao nhiêu vậy bà? Với mấy trái ổi nữa!" Mén dừng xe trước mớ hàng của bà cụ và nhanh miệng hỏi. "Này hả con, dưa leo, một mớ 5 ngàn. Rổ ổi này bà mới hái trong vườn đó, con lấy hết hôn. Mớ này 7 ngàn!" Bà lão tay vịnh một mép nón lá, ngước đôi mắt nhăn nheo xa xăm nhìn Mén. "Dạ, bà lấy cho con 5 ngàn dưa leo với rổ ổi này đi bà. Nay không có rau đắng đồng hả bà?" Mén chỉ chỉ tay vô mớ ổi, tay móc túi ra, và hỏi bà lão. Lâu lâu nó hay ghé ở đây và thấy bà bán lúc thì đọt khoai, lúc thì ngọn bí, khi thì rau đắng, khi thì đọt nhãn lồng. Vài lần nó bắt chuyện với bà, thì biết được là nhà ở quận 12, có cái vườn nhỏ, với tầm một công ruộng. Ở nhà buồn quá nên bà hay trồng cái này cái kia, rồi mang ra chợ bán. Lâu rồi nó không ăn món canh chua rau đắng đồng nấu với cá ngát. Nó nhớ có lần bà cũng bán rau đắng đồng nên sẵn nó hỏi. "Không con ơi, cái ruộng mới bị xới trồng khổ qua, nên rau chưa mọc. Chắc tầm vài tuần nữa"! Bà vừa cho mớ dưa leo và ổi vô cái túi ni nông màu đen, giọng bà run run đáp. "Dạ dạ! Tổng 12 ngàn, con gởi bà ạ. Để tầm đó, nếu con có đi ngang con lại mua ủng hộ bà. Nhìn ổi ngon ghê bà há. Thôi con đi nha bà!" Mén vừa nói vừa treo cái túi vào móc ngay cổ xe, cầm tiền đưa bà cụ. "Ừ.. ừ.. cảm ơn con nghen!" Bà cụ cười hiền từ. Mén chạy thêm một khúc cuối chợ để dễ quay đầu xe, sau đó nó chạy ra khỏi con hẻm, quẹo phải dọc theo đường lớn đi về nhà. "Tao dìa rồi đây!" Mén dựng xe ở một góc nhà, khóa cẩn thận rồi đi lên tầng trên. Phòng hai đứa tôi thuê ở trần hai, giáp với sân thượng của một nhà hai tầng cũ kỹ. Tính ra ở tầng này cũng có nhiều cái lợi. Ban đêm, mọi người trong nhà hay lên sân thượng để hóng mát, đôi khi là nướng tôm, nướng thịt xiên, nướng khoai lang. Cô chủ nhà cũng trồng mấy chậu bông, rồi có cả mấy chậu cà chua, rau húng lủi, hành lá, với mấy cây sả. Thỉnh thoảng cô trồng cả ớt hiểm và rau răm. Mấy bữa trước tụi tôi có leo lên nhưng mấy cái chậu ớt và rau răm đã trụi lủi. "Có mua khóm hông mày. Đói quá trời quá đất!" Tôi đã hâm nóng lại mấy miếng chả cá mua ngoài chợ gần nhà, cắt khúc, bày ra dĩa và chuẩn bị sẵn tô chén. Chỉ chờ con Mén về để dầm chén nước mắm tỏi ớt thơm là có thể ăn. "Đây đây! Tao mua hẳn 3 trái. Rẻ mày! Có 5 ngàn thôi. Gọt một trái, lát mình chấm muối ớt. Có ổi sẻ nửa!" Mén nói lia lịa cái miệng. "Nhớ chừa cho bé mèo vài miếng chả cá!" Nó lại nói thêm. Tôi nhanh chóng bày mấy trái thơm ra một góc nhà cho thoáng. Lấy một cái gọt gọt cắt cắt. Mén cởi ba lô ra để trên bàn, nhanh chóng rửa mặt, rửa tay, thay bộ đồ chợ màu vàng có hình mèo ra mặc cho mát, rồi lấy cái rổ rau ngồi bẹp xuống nền nhà lặt rau. "Sao mày mua được dưa leo đèo với ổi se này hay vậy? Ít có chỗ nào bán cái này!" Tôi vừa lấy thêm cái rổ, đổ mớ ổi và dưa leo ra để đem đi rửa, vừa quay qua hỏi Mén. "Cái chợ gần chỗ làm tao á, lâu lâu có bà cụ bán." Mén vừa lặt rau vừa đáp. Tôi bỏ trái thơm vừa mới gọt sơ qua vào rổ ổi, rồi bưng ra sàn nước rửa sơ. Mén cũng cầm rổ rau vừa lặt xong ra rửa cùng. Mùi rau thơm càng làm cơn đói bụng tăng lên. Rửa xong, tôi bưng vô ngồi cắt theo rảnh của từng bông của trái thơm, rồi cắt thành 6 miếng, bày 4 miếng ra dĩa. Hai miếng thơm còn lại được cắt lát nhỏ, lấy một mớ bỏ vô tô rau, một mớ bỏ vô chén để làm nước mắm. Bông trái thơm chính là các múi trên trái thơm đấy! Mén một tay gom mớ rau, một tay dùng kéo cắt từng khúc vừa ăn bỏ vào tô. Dưa leo cũng được thái sợi nhỏ cho vào tô. Hai trái ớt, miếng tỏi, và mấy lát thơm được tôi dầm nhuyễn, chế thêm một ít nước nóng trong bình thủy nước vào, rồi hòa với nước mắm, thêm tí đường và vài hạt bột ngọt cho nó vừa miệng. Hai đứa tôi, mỗi đứa một tô, gắp bún, rau và chả cá vào tô, rồi rưới thêm tí nước mắm vừa mới pha lên. Hai đưa vừa ăn, vừa tám chuyện trên trời dưới đất. Hôm nay, Mén không có lớp dạy thêm, nên hai đứa tha hồ thong thả. Ăn xong, tôi đi dầm chén muối ớt để ăn mấy miếng thơm và ỏi. Lấy miếng thơm chấm miếng muối ớt, bỏ vô miệng cắn, tôi quay sang bảo Mén "Ê, mở coi phim Khi hoa trà nở đi mày. Chắc có Vietsub mới rồi đó!". "Ừ hén! Để coi.." Mén ngừng đũa, kéo kéo chuột máy tính. "Có tập mới nè!" Mén reo lên. "Mở liền! Mở liền!" Tôi vừa nhai vừa cười hí hí.. Hai đứa vừa ăn, vừa coi, vừa xúc động, mũi sụt xịt, cũng gần 1 tiếng đồng hồ. "No quá đi!" Tôi bưng mấy cái tô đi rửa, vừa nói. Mén cũng lau dọn bàn, cầm cây chổi quét quét cái phòng. "Để lau nhà xong rồi hai đứa mình lên sân thượng tập thể dục cho xuống bụng đi mày!" Mén đề nghị. "Ừ, ý kiến hay đó!" Tôi đồng tình. Mén cầm cái cây lau nhà, lau đi lau lại hết căn phòng, rồi đem giặt, xả nước, và treo lên phơi. Tôi cũng rửa xong mớ tô chén và sắp xếp lại cái bếp. Hai đứa leo lên cầu thang sau nhà dẫn lên sân thượng. Sau vài động tác vươn vai, ưỡn eo các kiểu, chúng tôi ngồi xuống cái ghế mà cô chủ nhà bày sẵn trên sân thượng. Ngồi im lặng ngắm thành phố dần chìm vào màn đêm. Tiếng còi xe vẫn còn inh ỏi..
Chương 3. Bắt đầu rồi! Bấm để xem Trời cũng khuya dần, hai đứa lại lót cót đi bộ xuống phòng, chuẩn bị vệ sinh cá nhân và đi ngủ. Mén cái khăn tắm lên vai, và cầm bộ đồ ngủ đi vào nhà tắm. Nghe tiếng xả nước bồn cầu ào ào là biết nó đã giải quyết xong. Tiếp sau đó là tiếng dội nước và mùi xà bông tắm lavender lan tỏa.. Đeo cái cài tóc để vén hết tóc mái lên, tôi quệt miếng kem đánh răng lên bàn chải, thấm thêm tí nước cho ướt, vừa đánh răng sột soạt, vừa đi tới đi lui như đang mong đợi chuyện gì, nhưng thật ra chẳng mong đợi chuyện gì cả. Tôi giơ tay lấy cái ca hứng đầy nước rồi ngụm một ngụm, súc súc rồi phun ra. Lại ngụm thêm một ngụm nữa, súc súc rồi phun ra. Cả ngày nay đi làm cũng mệt mỏi quá rồi. Đường Sài Gòn mùa này, dù có che chắn khẩu trang cẩn thận, nhưng mồ hôi và bụi bám nhiều lắm. Nên nhất định trước khi ngủ vài tiếng, chúng tôi phải tắm rửa sạch sẽ. Đặc biệt là rửa mặt thật sạch để không bị mụn. Mụn là nổi ám ảnh của cái đẹp và sự tự tin. Nặn một tí sửa rửa mặt vào tay đã được làm ướt, tôi xoa đều lên tay, rồi xoa xoa và mát xa mặt một lúc mới rửa lại bằng nước. Mén đã tắm xong và đi ra. Tôi cũng nhanh chóng vào lấy bộ đồ ngủ rồi cầm cái khăn nhanh chóng phóng nhanh vào nhà tắm. Tôi giơ tay lên sờ tóc, nó cũng đến lúc để gội. Vừa tắm vừa gội, cảm giác thiệt là sạch sẽ và sảng khoái. Tắm xong, tôi bước ra khỏi nhà tắm và đi vào nhà. Mén đang ngồi trước máy tính, có vẻ ưu tư. Tôi vừa lau khô tóc, vừa hỏi nó "Chuyện gì vậy mày?". "Chào Phan, Bạn khỏe không? Là tôi đây! Chào mừng bạn đến với nhóm nghiên cứu của tôi. Hãy chuẩn bị hồ sơ để sang đây khi học kỳ mùa xuân bắt đầu. J. CH" Nó chỉ vào màn hình máy tính. Đó là thư mà ông giáo sư lần trước gặp trong buổi phóng vấn gởi cho nó. Mén bảo "Lần trước tao có thử tham gia phỏng vấn một chương trình học bổng đào tạo sau đại học tại nước ngoài. Nay có tin rồi nè mày!". "Lần đó, có một ông giáo sư bảo là sẽ liên hệ sớm với tao." Mén nói tiếp. "Ồ! Chúc mừng mày! Vậy còn có mấy tháng nữa thôi! Mày phải tranh thủ chuẩn bị các thứ thôi!" Tôi nói. "Vậy là tao lại cô đơn với em mèo của tao à?" Tôi nói tiếp, đôi mắt ươn ướt. "Ô hay! Mày làm như tao đi luôn vậy! Học mấy năm rồi về mà. Khi tao trở về, chắc sẽ thăng hạng hơn một bậc, sẽ không còn là con đỗ nghèo vừa tốt nghiệp, mà có thể là cô thạch sĩ hay tiến sĩ siêu nghèo với vài món nợ khổng lồ. Haha. Lúc đó nhớ cho tao mượn tiền sống qua ngày nha mậy!" Mén lại tiếp lời. Cho dù lương làm ở trường không được nhiều, nhưng cũng tạm ổn và cuộc sống của tôi vẫn nhẹ nhàng và nhàn rỗi cái đầu hơn so với mấy đứa học ngành khoa học. Khoa học đầy bí ẩn, và cuộc sống của những người làm khoa học cũng lắm phong ba bão táp. Sẽ không quá bất ngờ nếu chúng ta thấy sự khác biệt rõ ràng giữa các cô cậu sinh viên chuyên ngành khoa học tự nhiên với các sinh viên khoa nhân văn, hay kinh tế, hay thương mại. Đối với những sinh viên ngành khoa học, gương mặt có khi phờ phạt và đôi khi phong trần theo kiểu bụi đời. Các bạn ấy yêu nghiên cứu hơn là quan tâm đến thời trang tóc tai. Trái ngược với các bạn khoa nhân văn, kinh tế, hay ngoại giao, các bạn ấy luôn có phong cách chỉnh tề, xinh xắn, lúc nào cũng trông năng động trẻ trung, tràn trề năng lượng, và trông rất yêu đời. Quay lại với chuyện của Mén. Tính ra còn vài tháng nữa là tôi lại phải chia xa nó rồi. Bắt đầu xúc động dần dần. Vừa sấy khô và chải tóc, tôi vừa miên man suy nghĩ. Đêm nay, tôi cũng không buồn xem phim nữa. Trời bắt đầu khuya dần. Cũng gần 11 giờ đêm rồi. Tôi lèo lên giường cuộn chăn suy nghĩ vu vơ. Mai chúng tôi vẫn phải tiếp tục đi làm vì miếng cơm manh áo. Mén cũng tắt máy tính, cũng leo lên giường đã giăng sẵn mùng. Chúng tôi mỗi đứa một giường cạnh nhau, vừa nằm ôm chăn, vừa nói chuyện. Rằng mai mốt dù đứa ở nơi đây, đứa ở nơi kia, nhưng nhớ là giữ liên lạc với nhau. "Mày làm như thời đại đồ đá không bằng! Giờ cái gì cũng có rồi. Muốn nói chuyện thì cứ lên mạng, có thể facetime mà khóc lóc kể lể và làm trò con mèo luôn. Có mạng để làm gì. Yên tâm đi!" Mén cười ha hả. "Ừ nhỉ! Nhớ đó! Thôi ngủ. Còn hẳn mấy tháng!" Tôi giục. Căn phòng từ từ im lặng, chỉ còn tiếng quạt máy rè rè, quay đều, quay đều.. Chúng tôi chìm vào giấc ngủ. Thắm thoát cũng gần đến ngày Mén phải ra nước ngoài học. Trước khi đi, nó về quê chơi vài ngày, cũng để ăn cưới chị nó. Cả nhà vẫn chưa biết nó đi theo tiếng gọi của trai nước ngoài! Rồi ngày ấy cũng tới! Ngày.. tháng.. năm.. thương nhớ.. Nó xách cái vali vỏn vẹn 7 kg chứa vài bộ đồ, vài cuốn sách và cái máy laptop! Nếu ai không biết chắc nghĩ là nó đi du lịch, chứ không phải đi nước ngoài học tận mấy năm! Sân bay thật đông đúc! Người người đi lại, đưa tiễn người đi, đón người về. Hãy gạt bỏ đi cái tưởng tượng chia tay đẫm nước mắt biệt ly nhé! Đây là cuộc chia tay thời buổi công nghệ. Cái thời mà phương tiện đi lại rất phổ biến, phương tiện liên lạc cũng rất phát triển. Nếu bảo không đến được, hay không về được do xa quá thì đó là ngụy biện. Ngoại trừ thời loạn lạc, dịch bệnh nhé! Chia tay, những cái ôm, những lời dặn dò của người thân và của tôi cho nó. Rồi giờ vào đăng ký hồ sơ (Check in) cũng đến, nó tạm biệt mọi người, vểnh vểnh và lắc lắc cái mông xẹp lép đi vào bên trong. Sau một hồi, cho đến khi nghe tiếng loa thông báo "Giờ máy bay số X.. Y.. Z.. đã chuẩn bị cất cánh! Mời hành khách lên máy bay!" thì tôi và gia đình nó biết là nó đã yên vị trên máy bay rồi. Chúng tôi ra về. Một tuần sau, nó liên lạc, kể cho tôi nghe về nơi ở mới, về những cảnh đẹp. Ở đó có rất nhiều hoa vào mùa xuân, những tầng nhà cao to, những loài cây lạ mà nó không biết tên, những người bạn mới từ khắp đất nước. Rằng nhiều hoa lạ lắm, đẹp lắm, nó chưa nhìn thấy bao giờ. Thấy hoa gì nó cũng nhào đến chụp như đứa nhà quê lên tỉnh. Lâu lâu nó lại đăng hình cây này cây kia, nhưng lại không để tên. Khi thì hình những tòa nhà và các khoa trong trường. Có khi là đăng hình chụp chung với các bạn trong lớp trên facebook. "Món ăn nhìn đẹp lắm, nhưng không hợp khẩu vị mày ơi. Mỗi ngày, tao ăn chưa được nửa chén cơm. Tao thành siêu mẫu siêu xương rồi!" Mén kể với tôi. Nhưng chưa một lần nào tôi nghe nó kể lể về chuyện nghiên cứu, chuyện phòng thí nghiệm, chuyện về các cộng sự. Rồi sau một năm, như thường lệ, tối tối tôi lại lên facebook tám chuyện với nó. Hôm đó, nó lạ lắm. Nó bắt đầu kể về chuyện trong phòng thí nghiệm của nó..
Chương 4. Không thể lường trước được! Bấm để xem "Mày à, ở đây con người họ lạ lắm! Thật không thể lường trước được!" Mén chậm rãi kể. Tôi hỏi nó xem chuyện gì đã xảy ra. Vì bình thường, Mén là một đứa rất mạnh mẽ và lạc quan. "Sao nào! Có chuyện gì? Mày nói tao nghe xem nào!" Tôi chăm chú lắng nghe câu chuyện thật dài, thật dài của nó. Một câu chuyện mà trong đó có nhiều diễn biến thiệt không thể chịu nổi, cũng thật khó lường, có thể làm ta uất ức! "Lương tâm ông ấy không xấu! Ông ấy đôi lúc lương thiện, nhưng đôi khi lại rất tàn nhẫn!" Mén chậm rãi nói từng chữ. Tôi có thể nhìn thấy đôi mắt rưng rưng, bờ môi rung rung và mím nhẹ lại của nó qua một lớp màn hình máy tính. Mén ngã người ra sau ghế, mắt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn mông lung, mặt ngửa hơi cao để nén từng dòng nước mắt chực chờ tuông ra. Hít một hơi thật sâu, Mén nói tiếp "Hồi tao mới qua, tao nghĩ đã tôn sùng những người có bề dày học thức. Tao nghĩ rằng các ông bà ấy rất tốt, hiểu biết uyên bác thì nhân cách cũng sẽ thật đáng nể!". Im lặng một hồi lâu, Mén lại kiên định "Nhưng mà, chắc do tao còn non lắm mày ạ. Người ta càng đứng trên vị trí cao, hiểu biết càng nhiều, và sống càng lâu thì họ càng thủ đoạn!". Tôi chợt rùng mình cảm nhận được rằng nó đã trãi qua một khoảng thời gian chắc kinh khủng lắm mới nhắc đến hai chữ thủ đoạn. Chúng ta luôn tôn sùng các giáo sư, tiến sĩ, hay những người có địa vị và học thức cao, và xem họ như những vị thánh. Chúng ta luôn mặc định các ông bà ấy đạt đến vị trí ấy, đạt được những thành công như hiện có thì chắc hẳn hiểu biết rất uyên bác, có thể biết hết mọi thứ trên thế gian này, và nhân cách sẽ rất đáng kính. Và đến giây phút này, nếu chúng ta vẫn kiên định với suy nghĩ như vậy, thì chúng ta quá sai lầm! Để chúng tôi nói cho các bạn biết điều này, đó là hãy thay đổi suy nghĩ của các bạn ngay bây giờ, nếu như bạn đọc được tác phẩm này! Giống như giáo viên dạy văn có thể giỏi các môn khác, nhưng họ chỉ tốt nghiệp chuyên ngành dạy văn thôi. Không thể dạy tốt các môn khác. Và nếu họ có dạy những môn khác, thì chúng ta không thể đặt 100% kỳ vọng. Hoặc giáo viên dạy hóa, hay giáo viên dạy vật lí có thể biết ngoại ngữ, hoặc rất có thể hoàn toàn tệ lịch sử hay địa lí. Và tất nhiên, bây giờ chúng ta đoán ra rồi đấy! Thầy hóa vẫn là nên dạy hóa, cô văn thì nên dạy văn, y tá thì không nên làm việc của bác sĩ chuyên khoa. Tất nhiên y tá có thể trở thành bác sĩ chuyên khoa, với điều kiện anh ấy hay cô ấy học lên nữa nhé. Và điều quan trọng chúng tôi muốn nói ở đây chính là hãy chuyển sang nhìn nhận giáo sư, tiến sĩ, những người thành công, hay những người có địa vị cao trên phương diện con người. Vậy thì đã là con người thì tất nhiên sẽ có người tốt, người xấu, người xuất chúng, người có tầm hiểu biết bình thường, và người không thích tìm hiểu. Tôi không dùng từ kẻ ngu si, bởi vì ai cũng xứng đáng được tôn trọng. Có thể họ không giỏi ở phương diện học vấn, nhưng lại là người có phẩm chất đáng quý! Còn khi nói về người thủ đoạn, lại khiến chúng ta phải dè chừng! Những vị giáo sư tiến sĩ mà Mén đang ngày đêm tiếp xúc, là người dẫn dắt đề tài nghiên cứu, hay đồng đội hợp tác, và cũng là những người như thế. Rất đa dạng và rất khó lường! Mén tiếp tục kể rằng thật ra lúc đầu tao thấy mọi thứ vẫn ổn, mọi người ai cũng hòa hợp, và ông ấy đối xử cũng rất tốt với tất cả mọi người. Tôi thì tiếp tục gặn hỏi coi thế rốt cuộc là có vấn đề gì. "Mày chả biết gì cả! Đó giờ mày không nghe câu ở trong chăn mới biết chăn có rận à?" Mén phản bác. "Lúc mới gặp thì ai chả tử tế! Chứ quen biết lâu ngày, có khi nhìn mặt thôi đã phát ngán. Huống chi đây là công việc, và hơn nữa là công việc giữa lãnh đạo và người làm, hoặc giữa các đồng nghiệp với nhau." Mén lý luận. Lãnh đạo mà nó nói ở đây chính là giáo sư của bọn nó đấy. Người đứng đầu viện nghiên cứu, và lãnh đạo dự án nghiên cứu. Các sinh viên trong phòng thí nghiệm thường gọi các giáo sư ấy là đại boss. Không phải tự dưng mà từ đại boss lại phổ biến như vậy! Boss để ám chỉ ông chủ và bản thân boss đã bao hàm quyền lực. Còn đồng nghiệp mà Mén ám chỉ chính là các cộng sự trong cái phòng thí nghiệm ấy, có thể là sinh viên, nghiên cứu sinh sau đại học như thạc sĩ, tiến sĩ, hoặc các nhân viên đã tốt nghiệp đại học được nhận vào làm công việc nghiên cứu. Khi đã nói là đồng nghiệp, thì luôn tồn tại những mối quan hệ tương tự như mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong một công ty vậy. Sẽ có những mối quan hệ tốt đẹp, xen kẽ với những mối quan hệ đấu đá do ganh ghét hay do lợi ích. Có những đồng nghiệp tốt tính, có những đồng nghiệp xấu tính (bẩn tính), có những đồng nghiệp thân thiện, có những đồng nghiệp mưu toan, có người giỏi người dỡ. Chỉ có vài sự khác biệt nho nhỏ giữa môi trường công sở và môi trường học thuật. Đó là người ta hay dùng hai từ cộng sự để đại diện cho mối quan hệ giữa các thành viên trong phòng nghiên cứu. Mối quan hệ giữa các thành viên trong một nhóm nghiên cứu là những mối quan hệ ngầm! Sẽ có sự ganh ghét nho nhỏ đủ để tích lũy thành quả bom nổ chậm. Tuy nhiên, nó không đủ gay gắt như những mối quan hệ giữa những nhân viên công ty, nên những quả bom như thế này đa số là những quả bom lép! Đơn giản vì sự đấu đá giữa các thành viên trong một nhóm nghiên cứu thật sự chẳng mang lại lợi ích cá nhân gì, nó chỉ phá hỏng những mối quan hệ đáng ra phải trở nên tốt đẹp hơn và đồng cam cộng khổ hơn, vì bọn họ đang đứng chung một con thuyền, mà người hưởng lợi là đại boss của họ - người đứng đầu dự án. Mén tiếp tục nói "Phòng thí nghiệm tao đang làm cũng không to lắm. Cũng chỉ có tầm năm đến sáu người thôi. Vì đa số các trưởng bối trước đó hoàn thành đề tài và khóa luận là họ nhanh chóng rời đi. Lúc đó, tao cũng không hiểu sự đời lắm, cũng không hiểu tại sao mọi người muốn mau mau rời khỏi nơi này. Tao cảm thấy họ xem nơi này như nơi mà không ai muốn nhắc tới khi đã rời đi. Dù thỉnh thoảng vẫn có vài người ghé thăm chốn cũ!". Tôi nhìn thấy sự nghiêm túc trên gương mặt tràn đầy chán chề của Mén. "Thế rốt cuộc mày có biết tại sao họ lại như vậy không?" tôi hỏi Mén trong khi nó đang thở dài. "Lúc đầu nghe nói mấy anh chị ấy cũng vui vẻ, cởi mở yêu đời như tao lúc xưa vậy đó. Vậy mà bây giờ thì.. Ai mà có dè!" Mén tặc lưỡi, lắc đầu. "Mà ô hay! Thì phải có lý do mới ra cái nông nổi như thế! Mày nhìn vào tao này! Thấy thế nào? Thấy dạo này tao có xinh hơn không? Hí hí!" Mén chuyển chủ đề. "Ừ thì.." Tôi nhếch mép, nháy nháy mắt, đá đá lông mày lên. "Thôi thôi, quẩy lên nào! Tối nay không nhắc chuyện ở phòng thí nghiệm nữa! Thật phí phạm thời gian quý báo! Để hôm nào tao buồn buồn, tao lại kể tiếp! Chúng ta hãy nồng cháy đêm nay nào!" Mén đứng dậy, vươn vai, lắc lắc cái mông. "Được thôi! Để tao cho mày xem cái này! Tèng teng.. Thấy sao.. thấy sao.. Mày thấy bộ đồ tao mới mua có sết si không nào?" Tôi mặc lên cái đầm ngủ, hoa văn là cả một rừng hoa mai vàng khè mới mua 10 nghìn đồng ngoài chợ hồi sáng, lấy tay kéo kéo bung xòe, đứng ẹo qua ẹo lại, lắc qua lắc lại cười khoái chí. "Giống con hâm ngoài chợ quá mày!" Mén ôm bụng cười nghiêng ngã. Và tôi có thể nghe thấy giọng cười ma mị và cũng thật đen tối của nó qua cái màn hình máy tính..
Chương 5. Quái vật xuất hiện! Bấm để xem Thấm thoát cũng một tuần trôi qua. Hôm nay là thứ bảy. Lại đến ngày trò chuyện của tôi và Mén. Bật máy tính lên, tôi vẫn chưa thấy Mén xuất hiện. Thế là tôi lượn lờ xem tin tức, rồi mò vào tường nhà nó xem coi nó có đăng gì mới không. Tôi thấy nó đăng bức ảnh, có vẻ như vừa mới đi du lịch hay sự kiện ở đâu đó về. Kéo xuống đọc tiếp, lại thấy dòng trạng thái "lòng người khó lường!". Coi tiếp thì thấy "Cái gì cũng có giới hạn của nó!". Tôi bắt đầu dự cảm có điều gì đó không lành. Nhớ lại chuyện nó kể còn dang dỡ hôm trước. Hôm nay tôi nhất định phải hỏi rõ mới được. Đợi mãi, cuối cùng Mén đã xuất hiện. "Alo.. alo.. Có đó không mày?" Mén gọi tôi. "Tao đây! Tao đây!" Tôi bấm vào cuộc gọi. "Đợi tao có lâu không? Hôm nay tao có chút chuyện nên mò lên hơi trễ!" Mén cầm ly cà phê lên uống một ngụm rồi bảo. "Dạo này bận quá trời quá đất. Thí nghiệm nhiều, rồi còn phải làm báo cáo dữ liệu, rồi còn phải đi hội nghị, rồi đủ thứ chuyện!" Mén thở dài. Tôi lại suy nghĩ đến những dòng trạng thái ngắn ngủn, không đầu không đuôi của nó đăng trên tường. "Này! Tao bảo. Khi nãy trong lúc chờ mày lên tao có leo vào tường nhà mày. Nhưng mà có vài điều tao cứ thắc mắc mãi. Bộ dạo này mày có chuyện gì à?" Tôi bắt đầu gặn hỏi nó. Nó cười nhạt và bảo "Chuyện bình thường ở huyện ấy mà. Nó xảy ra mỗi ngày, xảy ra với tất cả mọi người trong cái phòng thí nghiệm bé tí này!". Nghe giọng điệu của nó, tôi có thể cảm nhận được đời sống bên đó cũng không tươi đẹp như chúng ta từng tưởng tượng. Tôi có thể hình dung được cảnh "Thâm cung nội chiến" hoặc là cảnh "Con dân bị chèn ép". Nó diễn ra như một bộ phim dài tập không hồi kết, chỉ có chịu đựng, chịu đựng, và chịu đựng. Và một khi sự chịu đựng vượt quá giới hạn, nó sẽ bùng nổ như quả bom đã vượt quá áp suất vậy. "Không phải chỉ riêng mình tao đâu, sinh viên ở đây ai cũng thế. Trừ những đứa có khiếu nịnh hót thì đời sống cũng dễ thở hơn một chút. Nhưng âu thì cuối cùng vẫn chẳng khá khẩm hơn là mấy!" Nó triết lý. "Tâm sự từ từ cho tao nghe nào, còn đỡ hơn là giữ trong lòng." Tôi tiếp tục hóng chuyện. "Ờ thì mày nhớ hôm bữa tao có nói là mấy tiền bối trước đó không? Rằng cứ hễ ai tốt nghiệp xong là chỉ muốn nhanh chóng rời đi. Và đa số mỗi người ấy tính cách lúc nào cũng phiền muộn, chẳng bao giờ thấy họ cười trong một thời gian dài. Thế mà, sau khi rời khỏi cái viện nghiên cứu này, các anh chị ấy như tóm được mùa xuân ấy!" Mén chậm rãi bộc bạch. Nghĩ đi nghĩ lại, khi con người ta làm việc trong thời gian dài ở một nơi mà điều kiện đời sống tin thần thật phũ phàng, quan hệ chủ và nhân viên không mấy hòa hợp, lại thêm những mối quan hệ không tốt phát sinh, con người ta chỉ nhanh chóng muốn rời đi thật xa, thật nhanh. Khi lòng đã không muốn ở lại, cho dù điều kiện đưa ra nghe có vẻ khá khẳm hơn, nhưng tuyệt đối không nên tiếp tục ở lại, nó sẽ bào mòn thân xác và tinh thần bạn. Nó làm cho bạn không còn thiết tha gì với công việc. Bạn trở nên chán nản, đôi khi là tuyệt vọng dù bạn vẫn đầy năng lực và tài năng hơn hẳn bao người. Khi đó, xin chúc mừng bạn! Bạn đã bị trầm cảm! Cho nên, hãy giải phóng bản thân trước khi cơn trầm cảm khốn kiếp ập đến! Chỉ mấy lời mô tả vắn tắt của Mén về các vị tiền bối trước đó, tôi cảm thấy thật thương cảm cho họ. Họ hy sinh cả thanh xuân tươi đẹp, cắm đầu miệt mài vào các công trình nghiên cứu. Để rồi cuối cùng họ được gì? Được cái bằng cấp, đôi khi là được vinh tên trong các tờ báo khoa học quốc tế. Đổi lại là mặt mũi bơ phờ, tóc lấm chấm bạc, và đặc biệt là những cơn trầm cảm. Trầm cảm do vùi đầu vắt óc tìm ra đáp án cho nghiên cứu. Trầm cảm vì những lời xỉa xói không mấy tốt đẹp của người hướng dẫn, đơn giản vì bạn chưa tìm ra kết quả để viết ra những tờ báo khoa học - sản phẩm cuối cùng, mà người hưởng được lợi ích khổng lồ chính là người đứng đầu dự án và người đầu tư dự án. Chúng ta tưởng rằng những điều này chỉ có trong thương trường. Nhưng mà, trong nghiên cứu khoa học, những người đứng đầu dự án có thể là những nhà khoa học thành đạt, những giáo sư tiến sĩ, hoặc cũng có thể là các thương nhân, họ kinh doanh một hình thức sản phẩm đặc biệt: Chất xám. Và nguồn cung cấp chất xám tuyệt vời nhất là các sinh viên sau đại học. Họ phải cống hiến chất xám và sức lực để đem lại lợi nhuận cho các vị lãnh đạo. Nhắc mới nhớ ra vụ hôm bữa đi ăn, và ngồi cạnh bên hóng hớt cuộc trò chuyện của một nhóm những người cũng có tí liên quan đến học hành nghiên cứu. Người đứng đầu đang ra sức "dụ dỗ" các các sinh viên đầu óc còn non nớt, chưa trãi sự đời. Khi các em sinh viên ngây thơ kể về dự định sau tốt nghiệp, rằng "Tốt nghiệp xong, hoặc là kiếm việc, hoặc là chỉ học lên thạc sĩ rồi kiếm việc thôi.". Thế là người đứng đầu tỏ thái độ không hài lòng, vì nếu học chỉ đến thạc sĩ thì không thể vắt kiệt sức chúng nó được. Thế là vị ấy bảo rằng "Phải có đam mê, hứng thú mới làm nghiên cứu được!". Tôi ngồi bên này bĩu môi kiểu "Mấy đứa này ngây thơ thế lị. Muốn thì cứ giữ trong lòng đi, đi nói với mấy lão cáo già làm gì. Các lão ấy lúc nào chả muốn các em gắn bó trọn kiếp nghèo với mấy lão!". Trọn kiếp nghèo là chỉ có sinh viên nghèo thôi. Chứ mấy vị lãnh đạo ấy vẫn cứ giào xụ ra. Khi tôi nghe vị lãnh đạo ấy nhắc đến hai chữ đam mê. Lòng tôi bắt đầu mỉa mai "Đam mê có sinh ra tiền không? Hay nghèo kiết xác ra!". Tôi chỉ thầm mong những người có chức vụ và địa vị cao ấy, có bề dài học thức ấy bớt làm màu, bớt dụ dỗ lại để tích đức cho con cháu họ một chút. Đành rằng hồi sinh thời, các ông bà ấy cũng trãi qua những vất vả. Vậy mà bây giờ, khi trở thành người đứng đầu, các ông bà ấy chả thèm thấu hiểu đến các sinh viên nghiên cứu. Chỉ mong chờ kết quả, đôi lúc thốt lên những lời lẽ rất thúi. Mén ở đầu dây bên kia lại tiếp tục kể "Chỗ tao có một lão làm tiến sĩ, hồi năm ngoái còn thấy lão vui vẻ, mà dạo này lão ấy như quái vật ấy!" Tôi hỏi nó "Ủa sao vậy mày, không lẽ lịch sử nơi đó là vậy hả?". Nó bảo "Thì bởi mới nói! Tao đang lo sợ tao cũng không thoát khỏi cái kiếp nạn đó đây!". Nó nói tiếp "Ngoài lão ấy ra, còn có một đứa nữ cũng vừa mới qua sau tao một kỳ. Con đó có vẻ thảo mai phết. Nhưng để tao chống mắt chờ xem nó trụ được bao lâu! Ở đây, muốn thành công thì chỉ có năng lực quyết định. Ba cái thảo mai, xạo xạo, nịnh hót không có đất hoạt động đâu!" Tôi gật gật đầu suy tư "Cũng ly kỳ phết!" "Còn có một bé nam cũng vừa mới vào. Có vẻ vẫn còn yêu đời lắm. Rồi từ từ, em sẽ về đội của chị!" Mén lại đắc ý cười khì. "Vào đội của chị là thế nào? Đừng nói với tao là mày cũng sắp giống cái lão đang theo học tiến sĩ kia chứ!" Tôi bắt đầu thấy lo lắng cho nó. Lẽ nào.. "Ừ thì kỳ tới là tao phải chuẩn bị luận văn rồi còn gì. Mà dạo này lão giáo cứ mặt dầm mài dề như tao ăn hết của ông ấy ấy. Cứ suốt ngày thúc giục dữ liệu, kết quả. Đã thế mỗi lần thảo luận lão ấy chả tử tế gì. Lâu lâu lại buông ra những từ thô tục, mắng người! Không chỉ riêng đối với tao đâu. Hết thảy mọi người từ cũ đến mới. Thiệt là kim ở trong bọc có ngày lòi ra mà!" Mén vừa nói, vừa cảm thán, vẻ bực bội, nhưng bất lực. Tôi có thể cảm nhận loáng thoáng một con quái vật nhỏ đang được nó nuôi nấng! "Bây giờ tao cũng chả thiết tha gì nơi này mày ạ! Phải nhanh chóng hoàn thành luận văn và chuồn lẹ lẹ thôi, trước khi quá muộn. Tao không muốn làm quái vật. Tao muốn lương thiện!" Mén than thở. Im lặng một hồi lâu, tôi bảo nó thôi thì cố gắng, chứ cũng không còn cách nào. Chẳng lẽ bảo nó quay về đây? "Mày còn nhớ con Hoa không? Nó chuẩn bị cưới rồi đấy. Dạo này nó xinh phết! Mày cũng mau mau về đây với tao để mà chống lầy nào!" Tôi bắt đầu bẻ lái. "Còn lâu chị đây mới rời hội ế chảnh ế sang ế vinh quang nhé! Đời đã chán mà mày còn bàn ba cái chuyện chống lầy, mất cả hứng! Hãy quẩy lên khi ta còn cô đơn!" Mén cười ha hả.
Chương 6. Sự nổi loạn Bấm để xem Và lại hơn một tuần trôi qua, nhưng tôi không thấy Mén online. Tôi nghi ngờ có gì đó xảy ra. Tôi lại mon men vào facebook của nó xem có gì. Cũng không một dấu vết. Chỉ duy nhất một biểu tượng kiệt sức và gương mặt bốc hỏa. Nó nổi giận rồi? Chuyện gì đã xảy ra? Tôi với nó liên lạc nhau chủ yếu qua facebook thôi. Nó là đứa không dùng mạng xã hội nào khác ngoài facebook. Mail ư? Con người mê công việc như nó thì mail là thánh địa mà bạn bè không được đụng vào. Mail với nó là nơi chỉ cho công việc! Nhớ tuần trước nó bảo là kỳ tới nó phải chuẩn bị luận văn, rồi làm dữ liệu, và kết quả. Rồi bảo là chả thiết tha chỗ đấy, muốn nhanh chóng hoàn thành luận văn và chuồn lẹ lẹ. Nó bảo là nó không muốn làm quái vật, muốn lương thiện. Chắc là lo chuẩn bị tốt nghiệp nên nó bận rộn đây mà. Đành chờ vậy! Tôi chuyển sang làm vài việc riêng của tôi trên máy tính. Xong lại lôi hình thời cấp hai, cấp ba, rồi thời sinh viên ra ngắm. Công nhận, hồi đó tôi với nó ngáo tàu thật sự. Cơ mà nhìn cưng ra phết! Không ngờ cấp hai cấp ba, nhìn Mén bụi bụi, nhà quê gớm, nhưng được cái mẻ cũng cá tính. Nó là con nhỏ chuyên đoạt hết các giải thưởng của làng đấy. Tôi chả thấy nó đi học thêm gì, vậy mà cứ cuối năm lại thấy nó nằm trong đội ngũ nào là học sinh giỏi cấp huyện, nào là đứng nhất hoặc nhì. Có lần đứng ba, mặt nó xị hẳn ra, nhưng được một lúc nó lại trở lại bản chất lưu manh, không màng danh vọng, cười nói đùa giỡn với bạn bè. Phải chăng, điều tốt đẹp chỉ đến với người không có mưu toang? "Tính ra Mén đáng được vinh danh thiên thần ấy chứ!" Tôi thầm nghĩ trong lòng rồi bật cười. Nhà nó thì cũng làm nông bình thường, nhưng hễ nhận được thưởng là nó lại đem chia cho mấy đứa nhỏ trong xóm mỗi người một tí. Phần thưởng đa số là sách vở, bút viết phục vụ học tập. Mỗi lần thưởng cũng tầm 20 cuốn. Thế là nó đem cho mấy đứa lớp 1 lớp 2 trong xóm, mỗi đứa 1 cuốn. Nó bảo "Bọn cưng lấy đi, lấy hên của chị nào!". Bọn con trai trong lớp thích nó lắm, không phải vì nó đẹp, mà vì nó hâm! Vâng, là hâm đấy! Đáng lẽ nó phải là trai mới đúng! Bọn con trai trong lớp cứ thích chọc ghẹo nó thôi. Và đáp lại sự chọc ghẹo đó thì nó dùng những cú phang dép bay chéo chéo. Đúng là con hâm mà! Trong khi các bạn nữ thì có đứa dù chơi chung nhóm với nó, nhưng lúc nào cũng cạnh tranh học lực với nó. Một số bạn nữ thì dù ghét nó ra mặt, có lúc còn thốt lên những câu như bà đồng, rằng sau này có ma mà lấy nó! Âu cũng là sự phân bì ngây ngô của mấy đứa con nít thôi mà. Thế mà, lớn lên lời dự đoán quả không sai chút nào! Lên cấp ba, nó dậy thì hơi chậm so với bạn bè. Tận cuối năm lớp mười tôi mới thấy nó ra dáng con gái một chút. Thế nhưng, vẫn là một con Mén mảnh khảnh cao chỉ mét năm mấy thôi. Nó không lùn vì nó hơi bị tăng động đấy. Đã cấp ba mà nó vẫn đam mê với chiêu dép lào phi đao! Các bạn có tưởng tượng được cảnh một đứa con gái mặc áo dài thước tha, cúi xuống lột dép, cầm trên tay, đi chân không, rượt đuổi mấy đứa dám trêu chọc nó không? Thùy mị lắm cơ! Cơ mà, bạn có công nhận với tôi rằng Mén là đứa con gái mạnh mẽ không nào? Mặc dù nhìn cái dáng người nhỏ bé óm yếu của nó, thì ai cũng muốn đưa tay ra che chở. Ai mà biết được nội tâm có nó là một tiểu yêu tinh! Tính ra, nhờ vậy mà nó có thể trôi dạt qua tận một đất nước xa xăm để theo đuổi cái ngành đam mê sầu khổ ấy. Tôi tin là nó có thể quản cuộc đời đó nhờ cái tính mạnh mẽ ấy. Tôi quay qua mở facebook lên, định tìm vài cái ảnh mới đây của nó. Nick facebook màu xanh hiện lên rồi! Hình đại diện là cái hoạt hình cũng khá là hâm. Tôi bấm nút nhận cuộc gọi facetime. "Alo.. có đó không con kia?" Lời Mén dỏng dạc gọi tôi. "Helo, tao đứng đây từ chiều!" Tôi đùa phớ lớ. "Ê.. Ê.. Cái con thì kia! Mày đi đâu mất dạng mấy bữa nay thế hả? Sao tuần rồi không online thế hả?" Tôi bắt đầu dò xét nó. "Có biến mày ạ!" Mén mặt biểu cảm rất ư là mờ ám! "Biến gì, còn không mau nói nhanh nào. Trẫm đang đợi!" Tôi nhanh miệng thúc giục. Mén đứng dậy đi lây cốc nước. Có lẽ câu chuyện dài lắm đây, nên nó chuẩn bị dụng cụ hành nghề. Cầm cốc nước húp một ngụm, rồi đặt lên bàn, nó nhìn thẳng vào mắt tôi kể "Mày còn nhớ lần trước tao kể vụ thằng cha học chương trình tiến sĩ đang chuẩn bị báo cáo đề tài không?". "Ừ nhớ chứ! Tiếp đi!" Tôi kiệm lời, mặt chăm chú. "Tuần rồi lão ấy in luận văn ra đủ 5 cuốn dày cộm mày ạ. Đùng một phát, giáo sư hướng dẫn đề tài yêu cầu làm lại trong vòng một tuần. Nghe bảo có nguy cơ ngoẽo trong lần báo cáo này mày ạ!" Mén mặt biểu cảm ngao ngán. Nó kể là có lần nó tình cờ nghe cuộc thảo luận của lão ấy với ông giáo trong văn phòng. Bảo nghe có vẻ căng lắm. Nguy cơ hoặc là lão ấy phải lùi lại cả một năm, hoặc là lão ấy phải cày ngày cày đêm để có đủ dữ liệu tốt nghiệp trong kỳ tới. Nó còn bảo là lão ấy mặt rất chi là sát khí. Cả mấy năm nay đã ít cười, vậy mà cả tháng nay chẳng thấy lão ấy giao tiếp với ai. Nghe phông phanh là định bỏ về nước hay sao á. Tôi rùng mình nghĩ về nỗi uất ức của một con người. Liên tưởng đến cảnh nô lệ thời phong kiến, ngậm đắng nuốt cay. Thật kỳ lạ là ở một thế giới hiện đại, con người ta có khi cũng gặp phải những tình cảnh chèn ép đến trầm cảm như vậy luôn. Và tôi nhận ra một sự bóc lột vô hình ở xứ sở tư bản. Đó là sự bóc lột cao cấp! Vâng, là sự bóc lột cao cấp! Bóc lột chất xám! Sự im lặng của lão nghiên cứu sinh đó nói riêng, và của tất cả sinh viên nói chung, hay sự im lặng của những người làm công ăn lương trong thời đại tiên tiến là phát súng đầu tiên báo hiệu một căn bệnh thế kỷ: Trầm cảm! Khi bị trầm cảm, người ta có thể không tha thiết với cuộc sống nữa, đam mê cũng tuột dốc và có khi vụt, người ta sẽ im lặng. Có thể là vì họ cảm thấy thật phí phạm cho những cố gắng và sự nỗ lực của họ. Rồi đến một đỉnh điểm nào đó, họ sẽ bùng nổ, phản kháng và đấu tranh cho quyền lợi của họ. "Thôi, thấy tình thế căng quá, nên tao biết thân biết phận, phải nên lo chuẩn bị từ giờ thôi!" Mén vừa suy nghĩ, vừa gật gật đầu, vừa nói giọng như tự an ủi chính mình. "À, mà mày còn nhớ bữa tao kể mày nghe là chỗ tao còn có con sinh viên nữ thảo mai không? Nó bỏ về nước rồi mày ạ! Tao nói đố có sai vào đâu được. Tao chưa kịp chống mắt lên chờ xem mà chưa gì quả táo đến nhanh quá. Sốc nhẹ mày ạ!" Nó mỉa mai. "Đúng là miệng mày xứng danh bà đồng lang băm rồi đó! Nào bói tao một quẻ xem khi nào tao giàu để còn rước mày về với tao nào!" Tôi bắt đầu cà khịa. "Nô tì kia, dám láo với trẫm à! Trãm!" Mặt nó nghểnh lên trời, khinh miệt. Tiếng cười giòn của hai đứa phá tan bầu không khí ảm đạm từ những câu chuyện của bầu trời phương ấy..
Chương 7. Im lặng Bấm để xem Thắm thoát mà đã hơn năm rưỡi, gần hai năm, kể từ khi Mén sang đấy theo đuổi con đường nghiên cứu của mình. Tính ra cuộc sống ở nước ngoài cũng không phải như ta nghĩ, nó không phải màu hồng. Nghĩ về những chuyện mà Mén kể chỉ vỏn vẹn trong một cái viện nghiên cứu không quá lớn, mà tôi cảm thấy cuộc sống thật sự không dễ dàng gì. Không những thế, tôi cứ tưởng chỉ ở môi trường làm việc tư bản thì con người ta mới cảm thấy ức chế, bị chèn ép. Còn nếu là môi trường học thuật, những người có học thức cao, am hiểu nhiều thì cũng sẽ hiểu và cảm thông cho những nỗi vất vả trong con đường học tập và nghiên cứu của sinh viên. Nhưng không hoàn toàn như vậy! Nhớ chuyện Mén kể tuần rồi, thấy cuộc đời những người đi theo con đường nghiên cứu hẩm hiu quá. Nó không giống như trong những bộ phim khoa học viễn tưởng. Trong các bộ phim khoa học, cũng có thể là những bộ phim liên quan đến điều tra tội phạm, chúng ta hay bắt gặp các nhà khoa học với thần thái đỉnh đạt, rất là quách. Chúng ta thấy cảnh họ tự do nghiên cứu, phát huy sáng tạo, làm việc một cách vui vẻ, không bị gò bó, cảm giác rất ư là tự do, dù là không phải muốn làm gì làm, nhưng trong phim, họ luôn toát ra ánh hào quang của một nhà khoa học, tư duy và sáng tạo. Và thực tế thì, nếu bạn là người trong cuộc, bạn sẽ cảm nhận được cái gọi là bị cuộc sống vả vào mặt! Trên con đường nghiên cứu, có người sẽ bỏ cuộc giữa chừng, có người sẽ chuyển hướng ở thời điểm sớm. Và đó có thể là lựa chọn đúng đắn. Tại sao ư? Thử nghĩ mà xem, một chương trình đào tạo nghiên cứu sinh ở trình độ thạc sĩ có thể mất khoảng 2 đến 3 năm. Nếu như trong quá trình học tập nghiên cứu mà họ cảm thấy không phù hợp, hướng nghiên cứu sai, hoặc bị áp lực đến mức tuột mất đam mê. Vây thì bỏ đi trước khi chưa quá muộn quả là quyết định tốt cho cả đôi bên – cho chính họ và cả những người thuộc đội nghiên cứu trong dự án của họ, kể cả người hướng dẫn. Có người lại hơi sai lầm, đi quá xa, đi gần tới đích thì lại bỏ cuộc vì chiu đựng quá nhiều áp lực, trầm uất dồn nén đến nỗi tuột hết đam mê, mất hết mong đợi. Và khi họ dừng lại, họ phải đánh đổi bằng sự đổ sông đổ biển công sức từng ấy năm, cùng với những nỗi đau sâu thẳm trong tâm hồn họ. Mặc dù họ không điên dại, cũng không đánh mất tự tin. Thứ họ đánh mất là ngọn lửa đam mê, và đổi lại một cuộc sống trầm lặng, như những bóng ma đến từ phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, dù sớm hay muộn, dừng lại trên con đường không phù hợp, chọn cho mình hướng đi mới thì không bao giờ là quá muộn cho một cuộc đời. Như trường hợp của bạn nữ sinh viên cao học, hệ đào tạo thạch sĩ mà Mén kể hôm trước. Nghe đâu bạn nữ đó cũng học gần hết chương trình, cũng chuẩn bị báo cáo đề tài tốt nghiệp giống như Mén. Thế mà đâu có ngờ, bạn đó quyết định bỏ ngang và quay về nước. Mấy tuần nay, tôi cũng bận, mà Mén cũng bận, và đủ thứ chuyện xảy ra, nên chúng tôi không có gọi nói chuyện nhiều. Nhưng cũng nghe được đôi chút chuyện của nó và những người trong phòng thí nghiệm ấy. Nghe Mén kể là giờ thấy cuộc sống của cô bạn nữ đó tươi hơn nhiều, bớt thảo mai hơn xưa. Tôi chợt ngẫm nghĩ. Ừ thì ra hoàn cảnh sống có thể thay đổi tâm tính con người! Ví như lúc còn trong chương trình đào tạo nghiên cứu đó, còn ở phòng thí nghiệm đó, với bao nhiêu chèn ép, áp lực, tâm tính nó cũng trở nên xấu đi, theo hướng nịnh hót, chơi xấu đồng nghiệp. Thế mà đến khi rời khỏi môi trường đầy áp lực, họ nhận ra một điều, đó là sao phải đấu đá với người cùng xuồng, cùng bị bóc lột vô hình bởi thế lực gọi là tư bản, có thể là cấp trên, là người hướng dẫn, đôi khi đơn giản là người đàn anh đàn chị khóa trên, hoặc người có thâm niên trong phòng thí nghiệm chèn ép. Mặc dù khuynh hướng đấu tranh sinh tồn của cô bạn ấy có phần lệch hướng, sai trái một chút. Nhưng tôi cũng mừng rằng bạn ấy dừng lại đúng lúc, đã lấy lại tinh thần sau ngã rẻ, và trở lại con người tràn đầy sự sống. Dù rằng vẫn chưa nghe Mén nhắc đến là cô bạn đó có ý định chuyển hướng nghiên cứu khác hay đi làm, nhưng đó vẫn là một thay đổi theo chiều hướng tích cực. Nếu thảo luận về sự uổng phí cho cả một quá trình học tập và nghiên cứu ròng rã mấy năm trời, thì tôi lại nhớ đến chuyện của anh chàng nghiên cứu sinh, hệ đào tạo tiến sĩ, chung nơi làm việc với Mén. Vâng, là chương trình đào tạo tiến sĩ! Tùy quốc gia, cũng như tùy vào mỗi trường đại học, quan trọng hơn là tùy vào "văn hóa" từng phòng thí nghiệm - nó giống như văn hóa công ty vậy- và đặc điểm của mỗi người hướng dẫn – được biết với tên gọi giáo sư – mà thời gian đào tạo sẽ ngắn hay dài. Thời gian đào tạo ở đây nói nôm na dễ hiểu là bao lâu thì được tốt nghiệp! Có chỗ thì trong vòng bốn năm. Nếu gặp phải các vị "giáo sư xộp" thì có khi còn sớm hơn, khoảng ba năm rưỡi! Nhưng cả hai trường hợp trên là cực hiếm, có chăng nếu như bạn đã từng tốt nghiệp bằng thạch sĩ chỗ đó, và tiếp tục học lên bằng cấp cao hơn. Chúng ta gọi đó là sự ưu ái – ưu ái cho sự gắn bó – cũng giống như ở công ty, nó gọi là ưu đãi thâm niêm, hay đối với khách hàng thì đó là ưu đãi cho thành viên V. I. P. Đa số sẽ là năm năm cho trường hợp cực siêng năng, giỏi giang, nghiên cứu có chút thành tượu thì cơ hội báo cáo khóa luận sẽ được thông qua. Nhưng mà, Mén bảo toàn thấy các anh chị đàn trên theo học chương trình tiến sĩ – nghĩa là đã có bằng thạc sĩ rồi - phải mất trên năm năm thôi! Ôi, nghĩ đến học hành nghiên cứu, thời gian dài đằng đẳng, cũng như số phận may rủi để được tốt nghiệp, tôi thấy thật mông lung quá! Tôi thấy mệt quá! Tôi muốn được nghỉ ngơi quá! Để đạt được những thành tựu - có khi thành tựu chỉ là những bài báo khoa học không to lắm - nhưng lại đổ rất nhiều mồ hôi công sức, và sự suy tư trăn trở. Có người sẽ thấy thỏa mãn dù là thành tựu nhỏ, nhưng cũng có người sẽ thấy hụt hẫng vì không như họ mong đợi, hoặc không xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra. Còn với tôi, tự nhiên bản thân mình thấy mệt ngang xương hà! Mà thôi, mấy tuần nay Mén bận rộn với cuộc chiến phòng thí nghiệm và sự kiện trọng đại cho cuộc đời nghiên cứu của nó, nên nó không có thời gian tám chuyện với tôi. Tôi tổn thương quá! Thôi đi ăn cái gì ngon ngon lấy lại tinh thần để chờ đến cuộc gọi tuần sau vậy!
Chương 8. Trưởng thành Bấm để xem Lại quay lại suy nghĩ vẩn vơ về những số phận của các bóng ma thầm lặng và vật vờ phòng thí nghiệm. Nghe Mén bảo ở viện của nó, xung quanh còn có mấy phòng thí nghiệm khác, đi đâu cũng thấy lão làng, hỏi ra mới biết vẫn trong "giai đoạn tìm hiểu"! "Giai đoạn tìm hiểu" tôi nhắc đến ở đây chính là đang theo học chương trình tiến sĩ, nhưng mà ròng rã mấy năm trời, đến nỗi già chát khú đế, nhìn mà cứ tưởng giáo sư, thế mà vẫn chưa được báo cáo khóa luận. Mén kể là có chị hơn năm năm rồi, có ông tầm sáu năm, còn có một anh khác học theo kiểu liên kết - chương trình kết hợp cả thạch sĩ và tiến sĩ, khi tốt nghiệp thì chỉ có bằng cấp cao nhất là tiến sĩ, nếu bỏ dỡ nữa chừng thì không được gì cả - đã tầm bảy năm rồi. Thấy mọi người chẳng còn hào hứng hay sôi sục tuổi trẻ gì. Đam mê hoàn toàn vụt tắt, ngày ngày dập dờn như những bóng ma phòng thí nghiệm! Quay lại tình trạng của anh chàng nghiên cứu sinh chương trình tiến sĩ, mấy tuần hay tầm một tháng trước thì tình hình cũng thật căng thẳng về vấn đề báo cáo khóa luật tốt nghiệp. Lúc đó, Mén còn tưởng cậu ấy cũng bỏ ngang công trình học tập nghiên cứu cũng cả sáu năm trời vì xung đột với người hướng dẫn. Hai tuần trước thì Mén có kể sau vụ đó, cậu ấy im lặng hẳn, cứ cắm đầu làm từ sáng sớm đến tận khuya, có lúc 2 đến 3 giờ khuya, có lúc đến phòng thí nghiệm từ hừng đông. Khác với những thành viên khác, có người chọn cách dừng lại thật sớm, chuyển hướng nghiên cứu, đi nơi khác, có người bỏ cuộc, rời khỏi, nghỉ ngơi. Nhưng nếu trong lòng có một sự kiên cường, quyết không lùi bước, vượt lên mọi rào cản khó khăn để đạt đến khát vọng tương lai tươi sáng hơn, thì những con người đó có đam mê thật sự cháy bỏng, khát vọng vươn lên, vượt qua giông bão cuộc đời. Dù rằng lựa chọn này sẽ gian nan lắm, chông gai lắm, với vô vàng khó khăn trầm uất, nhưng đổi lại họ sẽ đạt được khát vọng, không uổng phí những tháng năm dài lăn xả cống hiến, hao mòn thể chất lẫn tinh thần. Quan trọng hơn là, một khi họ đã vùng lên chiến đấu, vượt qua sóng gió, nghịch cảnh, đạt được thành tựu, thì những khó khăn hay rào cản sau này cũng sẽ không là gì cả, vì họ cũng sẽ vẫn với tinh thần đó xông lên và vượt qua. Tối nay, đến hẹn lại lên, tôi và Mén lại sẽ trò chuyện với nhau. "A lô! Mày đâu rồi? Có đó không đấy?" Nút xanh facebook sáng đèn và cuộc gọi đến từ Mén. Hôm nay chắc nó đã giải quyết xong vấn đề ở chỗ nghiên cứu, nên mới gọi trực tiếp cho tôi đây mà. "Tao đây! Bao nhiêu lâu ta không gặp nhau.. Bao nhiêu lâu ta không thấy nhau.." Tôi nghêu ngao câu hát bông đùa. "Ừ nhỉ, cũng mấy tuần chúng ta không tâm sự. Có chút nhớ nhung bản mặt xấu xí của mày đấy, con hâm ạ!" Mén đá điểu tôi. Nếu như nó có tâm trạng đá điểu bạn như vậy, thì quân tử tôi đây, với tấm lòng bao dung bao la bát ngát, ta sẽ không chấp! Ta tha cho nó phen này, và cũng như nên mừng vì có vẻ tình hình chính sự của nó đã bớt căng thẳng! "Ta đẹp lồng lộn thế này mà dám bảo xấu xí! Thật là không biết thưởng thức cái đẹp mà! Thế nhớ bạn thì mặt ta đây, ngắm cho đã gương mặt u mê này đi nào!" Tôi lý luận cho sự thiếu sót trong quan điểm về cái đẹp của nó, và cũng không quên hóng chuyện. Để không bỏ lỡ những câu chuyện xảy ra xung quanh cuộc đời của nó, tôi giục nó kể cho tôi nghe chuyện của nó mấy ngày nay "Thế mọi thứ đã êm xuôi hết chưa hả mày?". "Ừ thì tạm ổn hết rồi! Tuần rồi trẫm vừa nộp bản thảo với báo cáo vòng một xong! Tuần sau báo cáo mở, sau đó báo cáo thêm một vòng kín nữa là coi như êm đẹp!" Mén chậm rãi thông báo tin tốt. "Mày biết hông, miễn là báo cáo vòng một mà trót lọt, thì vòng hai coi như cưỡi ngựa xem hoa thôi! Vòng ba thì chỉ là bản chỉnh sửa hoàn tất và những kết hoạch dự định sắp tới!" Mén vểnh mặt lên trời, vẻ rất vui sướng! Xong nó nói thêm "Đó là do chương trình thạch sĩ nó nhẹ. Chứ nếu chương trình tiến sĩ như lão nam kia, có mà cưỡi ngựa chầu diêm vương ấy mày ạ!". Nhắc tới anh chàng ấy, tôi lại thấy nó mệt mỏi ghê! "Chương trình tiến sĩ, một mình phải lo một mớ đề tài, nếu chỉ làm một đề tài thì tốt nghiệp bằng mắt! Lại thêm báo cáo vòng một phải vượt qua câu hỏi vặn vẹo của tận năm giáo sư ngồi hội đồng, người nào người nấy đều có máu mặt! Nghe ghê hông!" Mén ra vẻ thần bí! Máu mặt ở đây không phải ông này ông nọ. Nhưng mà nghĩ đi nghĩ lại, biết đâu trong số các ông ấy là ông này ông nọ thật! Ít nhất thì các ông ấy đã đạt đến chức vụ học thuật cao nhất rồi! Chỉ cần thêm năng nổ hoạt động chính trị này kia, lại thêm hậu thuẫn của những người có đô la, thì đường đến máu mặt không xa! Tôi thầm nghĩ về thời đại ngày nay, học sinh thi đậu cấp 1, cấp 2, hay cấp 3 đã thấy gian nan. Thi đậu đại học càng gian nan hơn. Rồi học xong hết để ra trường có khi còn hên xui lắm, nợ môn các kiểu, tốn tiền thi lại, rồi thời gian học tập kéo dài hơn dự kiến. Tốt nghiệp đã là một quá trình! Còn người học theo kiểu báo cáo khóa luận cũng thấy siêu sao rồi. Cho nên, Mén bây giờ là thần tượng của tôi đấy! "Tự hào ghê! Ta sắp có chỗ dựa vững chắc là cô bạn thạch sĩ rồi! Sắp có chỗ chống lưng rồi! Ha ha.. Sau này trẫm trông cậy vào nàng hết đấy!" Tôi trêu Mén! "Chuyện!" Mén vểnh mặt cười tít mắt! "Để tao kể tiếp cho nghe tin vui số hai nè! Này là tao vui ké dùm thằng cha học chương trình tiến sĩ ấy mà! Dù gì cũng là đồng môn, là tiền bối vào trước tao. Nên dù đôi lúc, cho dù tao hông có ưa ông ấy cho lắm, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì vẫn là tao nể sự chăm chỉ, vượt lên chính mình của lão ấy!" Mén lý lẽ lý sự cho cái sự mê trái của nó! Thì như nó kể lần trước lão phải cày ngày cày đêm để hoàn thành, chỉnh sửa khóa luận trong vòng một tuần, bổ sung kết quả các thứ cho báo cáo tốt nghiệp. Nên nghe nó nói tin vui ké, thì chắc là anh chàng đã thành công vượt qua thử thách rồi. "Chuyện là tuần rồi tao và lão ấy báo cáo cách nhau mấy ngày. Nếu như báo cáo của tao diễn ra một cách êm thắm – có lẽ do chương trình của tao nhẹ tựa lông hồng đi – thì lão ấy phải chật vật với dàn hội đồng khủng!" Mén tía lia cái miệng! Chắc do nó hoàn thành nhiệm vụ trót lọt, nên trong lòng đang nhảy sáo đây mà! Mén đã chuẩn bị sẵn một dĩa trái cây, vừa tám chuyện, vừa nhai nhóp nhép "Hội đồng đưa ra toàn những câu hỏi hốc búa, rồi còn bắt làm thêm thí nghiệm bổ sung nữa mày! Không như của tao, chỉ cần chỉnh sửa lại trình bày, với thêm hai cái thí nghiệm nho nhỏ. Cái đó thì trẫm có thể làm được trong vòng một đến hai tuần, nên ta thấy thỏa đáng!". "Ô, thế thằng kia một mớ thí nghiệm bổ sung thì đến bao giờ mới xong?" Tôi nhanh chóng thắc mắc. "Ừ thì dù là yêu cầu bổ sung thí nghiệm, nhưng tùy thí nghiệm khả thi hay không khả thi chứ mậy! Chứ hông lẽ người ta bắt mày tử tự thì mày đi tự tử à! Động não lên nào!" Mén láo cá nói! "Ô hay! Hôm nay láo nhỉ! Thế nói thử nghe xem nào, động não là động não làm sao! Người ta đang hóng hớt mà lị!" Tôi giục nó nói nhanh, đừng ở đó mà láo cá! "Ừ thì nghe lão ấy bảo trong một mớ các câu hỏi, nghe đâu cả chục câu ấy, trung bình mỗi giáo sư ngồi hội đồng cho ra 2 câu hỏi yêu cầu cuối cùng. Thật ra, nói câu hỏi, chứ nó là thảo luận góp ý ấy. Mà đã là thảo luận thì có thể đúng, có thể sai, có thể chỉ là chỉnh sửa thêm, có thể làm làm thêm, làm lại. Nên lão ấy bảo năm trong số mười câu thì chỉ cần thảo luận, thêm dẫn chứng vào là được. Hai câu thì lão ấy sẽ thảo luận và đưa ra kế hoạch tương lại. Còn ba câu thì lão đang làm mấy bữa nay. Nghe đâu tuần tới là đúng lúc! Thế thì quá ổn áp rồi còn gì!" Mén lý luận nghe đâu vào đấy. Đúng là học cao hiểu rộng, đi xa học hỏi nhiều điều hay mà! "Ô, vậy là hết kỳ này, hai tụi bây song hỉ nha!" Tôi với ánh mắt rất chi là mờ ám châm chọc nó. "Thôi đi mày! Tao nghe lão ấy kể là Mẹ bắt về cưới ấy!" Mén phủi tay trước những lời châm chọc của tôi. Nó nói thêm là ở đất nước lão ấy, đến cái tuổi cỡ lão thì thuộc hàng ế rồi ấy. Mà học nhiều thì tốt nghiệp xong phải lấy vợ ngay, để làm nhiệm vụ nối dõi tông đường! "Ủa, thì nói dõi với ai chả được nhỉ?" Tôi thắc mắc. "Gia đình nó đã chấm điểm sẵn cô gái hiền diệu nết na, nấu ăn ngon, xinh xắn, lễ phép các kiểu con đà điểu rồi! Ai như tao với mày! Tao nói có đúng không?" Mén lý do lý trấu, châm chọc vào nỗi sầu ngàn thu của hai đứa. "Ừ thì.. cũng có lý. Lầy lội hâm hâm như tao với mày có cờ.. hó nó lấy! Mà thôi, tự tin lên nào! Đời còn dài, sao phải vội vàng về sống chung với một ai đó sớm làm gì! Hãy quẩy khi còn có thể chứ nhỉ!" Tôi giả vờ giả vịt u sầu với cái sự châm chọc xát muối vào nỗi đau ba xạo của hai đứa. Ba xạo vì chúng tôi hâm, ế và vui vẻ với cái cái sự ế đó! Mỗi người có một lựa chọn. Có người chọn có đôi có cặp, để có người chăm sóc. Có người lại cảm thấy thoải mái khi được ở một mình. Và hai tụi tôi thuộc thể loại này! "Ủa mà như vậy tính ra cuối cùng ai cũng hạnh phúc! Vui quá xá rồi! Vui nhất là vài tháng nữa chắc ai đó sẽ về nhỉ!" Tôi nói vòng nói vo. "Ừ thì học xong thì về, chứ ở lại đây làm gì. Thoát được mừng gần chết!" Mén kiên định, lời nói rất dứt khoát! "Thế còn lão học tiến sĩ đó thì sao? Lão ấy về luôn hay ở lại làm tiếp?" Tôi tò mò hỏi. "Lão bảo tốt nghiệp xong là về cưới vợ đó. Xong nghe đâu đang nhắm một khoa ở trường bên nước lão. Thế cũng hay mậy. Tính ra cố gắng không có gì là quá muộn. Cố gắng còn được thu quả ngọt nữa chứ!" Mén vừa nói, vừa trầm tư. Nó nói tiếp "Mấy bữa trước tao cũng phân vân không biết nên ở lại học tiếp, hay là đi về, hay là tìm nước khác. Những mà hiện tại tao hơi mệt mỏi. Nên dự là về mình ở một thời gian rồi tính tiếp. Thanh xuân không được lãng phí, cũng không được gây áp lực cho mình!". "Thế thì cũng không tệ! Về đây với ta, ta sẽ yêu thương chiều chuộng nàng!" Tôi cười ha ha. "Ối giời ơi, mắc ói quá! Cũng may là đang ăn trái cây, nếu không thì.." Mén đùa với cái sự lầy lội của tôi, rồi nó nói thêm "Mà chuẩn bị đi, nếu không có gì thay đổi, thì tầm hai tháng nữa là mọi thứ xong xuôi, và ta cũng bay về đấy! Đến lúc đấy lên lịch đi ăn với đi chơi bù đắp cho kẻ cơ cực này!" Nó bắt đầu ba xạo tào lao bí đao. "Thôi, tóm lại đâu đã vào đấy rồi. Kết thúc êm đẹp là mừng rồi. Lo chuẩn bị tin thần hạ cánh bên anh nào!" Tôi lại nổi máu dê xòm. Tính ra người ngoài nếu ai mà hông biết hai đứa tôi thân nhau, hay đùa với nhau ba cái câu xàm xí, thì họ cũng quánh giá dữ lắm á. Nhưng mà, đôi lúc chúng ta cũng nên thoải mái một chút. Làm việc thì nghiêm túc là đúng! Còn cuộc sống thì cứ vui lên nào, cứ thoải mái, cứ mở lòng, hài hước để cuộc sống thêm phần thú vị. "À, chỗ mày học còn có thằng nhỏ vừa mới vào đúng không? Em ấy sao rồi? Vẫn ổn chứ nhỉ, sóng gió ùa đến chưa?" Tôi vớt vác thêm tí nhiều chuyện đêm nay. "Ừ thì em ấy vẫn ổn. Người mới mà, còn lâu bể dâu mới tới!" Mén nửa đùa, nửa thật. "Rồi thì đâu sẽ vào đấy thôi. Truyền thống rồi mày ạ. Ngỡ vui - bắt đầu khổ - nổi loạn - bất lực - im lặng - trưởng thành! Thế thôi!" Mén lý lẻ lý sự. "Cũng trễ rồi! Chúng ta chuẩn bị chia tay nhau từ đây!" Mén nhìn đồng hồ và bảo là mai còn phải dậy sớm. Tôi cũng tạm biệt nó "Ừ, vậy nghỉ ngơi thôi. Ít bữa lại nói tiếp. Lại chuẩn bị bao bị, giỏ xách để đựng quà của người đẹp thôi!". "Con hâm! Thôi bai nha!" Mén cười phớ lớ và chào tạm biệt. Và rồi.. Đến hẹn lại lên, tôi mon men theo gia đình Mén ra sân bay rước nàng về dinh! Đứng nơi khu vực đón khách, tôi nghe tiếng thông báo "Chuyến bay số XYZ.. vừa hạ cánh an toàn! Quý khách vui lòng chuẩn bị ra cửa!". Đó là chuyến Mén bảo nó sẽ về trên chuyến bay số hiệu này hôm nay. Thắp thoáng từ xa, đã thấy cái bóng gầy gò của Mén kéo va ly bước ra. Ngày đi, cũng là Mén với chiếc va ly đó. Ngày về cũng vậy, vẹn nguyên. Vẫn gầy gò, với cặp giò cà kheo. Được cái nó trắng hơn tí. Mén vừa bước ra, cả gia đình xôm tụ, tay bắt mặt mừng. Đôi mắt mẹ nó rưng rưng với nỗi vui mừng nhung nhớ trào dâng. Cha nó trầm tư, với đôi mắt sáng dâng trào niềm hạnh phúc, vỗ vỗ đầu chào đón con gái rượu vượt khổ, vinh quang quay về. Tôi khoác vai nó "Mừng nàng về với trẫm!". Nó cười khanh khách "Quỷ à! Về thôi!" - HẾT-