I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Lí Bạch (701-762) - Quê: Lũng Tây (nay thuộc Cam Túc). - Là nhà thơ có sức sáng tạo bậc nhất thời Thịnh Đường (TQ). - Được mệnh danh là "Thi tiên" - Là người thông minh, tài ba. - Số lượng tác phẩm còn trên khoảng 1000 bài - Phong cách thơ: Hào phóng, bay bổng, tự nhiên, tinh tế, giản dị; Có sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp. 2. Thơ đường (thơ đời Đường, Đường luật, từ năm 618 đến năm 907) A, Có 4 thời kỳ: Sơ Đường (618 -713) ; Thịnh Đường (713- 766) ; Trung Đường (766- 835) ; Vãn Đường (835- 907). B, Đặc điểm: Hàm súc, có ý nghĩa rộng lớn, sâu xa ->ý tại ngôn ngoại C, Nội dung: + Tình yêu thiên nhiên, đất nước; ca ngợi tình người, đặc biệt là tình bằng hữu. + Phản ánh hiện thực, nói lên nỗi bất bình, phẫn uất trước những bất công xã hội và bày tỏ niềm cảm thông với những khổ đau của con người, nhất là nhân dân lao động. D, Sắc thái: Trang trọng, cổ kính, buồn. E, Bút pháp: Chấm phá gợi tả, ước lệ tượng trưng; tả cảnh ngụ tình; có sự thống nhất giữa những yếu tố đối lập: Không gian- thời gian; động- tĩnh; khả biến- bất biến; thực- ảo; hữu hạn- vô hạn; Luật thơ đường (lớp 8) 3. Tác Phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 728 khi Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - Đề tài: Tình bạn, Tống biệt - Bố Cục: +2 câu đầu: Khung cảnh chia tay +2 câu sau: Nỗi niềm trong lòng nhà thơ II. Đọc hiểu văn bản 1. Hai câu thơ đầu: Bối cảnh đưa tiễn "Bạn từ lầu Hạc lên đường, Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng." (Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu, Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu). - Đối tượng đưa tiễn: "Cố nhân" – bạn thân - Không gian đưa tiễn: + Phía tây lầu Hoàng Hạc • Phía tây: Nơi có cõi Phật, cõi tiên -> nơi thoát tục. → Không gian đưa tiễn huyền ảo và lãng mạn. - Vị trí địa điểm: Từ lầu Hoàng Hạc, nơi tiên cảnh đến: Dương Châu, nơi phồn hoa đô hội. → Không gian trần tục, nhộn nhịp. - Thời gian đưa tiễn: Giữa tháng Ba, mùa hoa khói + Hình ảnh "yên hoa tam nguyệt" : Tháng ba, mùa hoa khói, ẩn dụ cho vẻ đẹp của mùa xuân, tượng trưng cho cảnh phồn hoa đô hội. ⇒ Hai câu thơ diễn tả khung cảnh Lí Bạch tiễn bạn thân giữa mùa xuân, cảnh nên thơ nhưng gợi buồn. Là tình cảm sâu nặng, lưu luyến của tác giả trong buổi chia tay. 2. Hai câu thơ cuối: Nỗi niềm trong lòng nhà thơ Bóng buồm đã khuất bầu không, Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời. (Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu) - Hình ảnh "cô phàm" : Cánh buồm cô đơn- hình ảnh mang nhiều ý nghĩa: → Mạnh Hạo Nhiên ra đi một mình trong cô đơn, lẻ loi → Diễn tả nỗi lòng cô đơn của nhà thơ. - "Bích không tận" : Khoảng không xanh biếc, mênh mông → Nghệ thuật đối lập giữa hình ảnh "cô phàm" và "bích không tận" : Diễn tả sự nhỏ bé, cô đơn, lẻ loi của con người trước không gian bao la rộng lớn, mênh mông. - Trông theo chỉ thấy khoảng không bao la vô tận, trời nước (Hình ảnh "Trường Giang" chảy vào cõi trời: Hình ảnh vũ trụ kì vĩ, rộng lớn) - >Tấm lòng định hướng cho điểm nhìn: Nhà thơ dõi theo bóng buồm bạn thân khuất dần đến khi chỉ còn là cái chấm nhỏ mất hút trong khoảng không bao la (tả cảnh ngụ tình) => Tâm trạng lưu luyến, bịn rịn không muốn rời xa; tình bạn cao đẹp hòa vào vũ trụ vĩnh hằng, bất tử với trời nước bao la. - Bài thơ tiễn bạn nhưng không có một từ nào chỉ tâm trạng mà vẫn đầy ắp nỗi niềm bịn rịn, lưu luyến trogn cảnh tiễn biệt. (tả cảnh ngụ tình) - Tiễn bạn từ nơi lánh đời về cuộc đời trần thế ->Quan niệm nhân sinh: Can đảm, cứng cỏi đối diện với những thử thách, gian truân của cuộc đời. III. Tổng kết 1. Nội dung - Bài thơ cho ta thấy một tình bạn đẹp, chân thành, tha thiết. Một Lí Bạch đằm thắm ân tình. 2. Nghệ thuật - Hình ảnh thơ chọn lọc, ngôn ngữ thơ gợi cảm, giọng điệu trầm lắng. - Tả cảnh ngụ tình độc đáo, sâu sắc. - Tình hòa trong cảnh, kết hợp yếu tố trữ tình, tự sự, miêu tả.