SOẠN BÀI ÔNG ĐỒ - VŨ ĐÌNH LIÊN I. Tìm hiểu chung A) Tác giả 1913 - 1996 Yêu, cảm thương cho những nỗi lòng nhân thế Là nhà thơ thuộc lớp thế hệ đầu tiên của phong trào Thơ mới. Sự nghiệp sáng tác không nhiều, ông còn làm dịch thuật, giáo viên dạy tiếng Pháp Phong cách hoài cổ, trắc ẩn B) Tác phẩm Giọng thơ trầm buồn, man mác Hoàn cảnh ra đời: Khổ 1 viết năm 1935, mùa xuân năm 1936 mới hoàn thiện nốt 4 khổ tiếp theo Nội dung: Hoàn cảnh đáng thương của ông đồ và niềm xót xa, tiếc nuối, cảm thương sâu sắc, chân thành của tác giả đối với những giá trị tinh thần đang bị lãng quên. Vị trí: Là bài thơ tiêu biểu nhất của Vũ Đình Liên Thể thơ: 5 chữ tự do Bố cục :3 phần + 2 khổ đầu: Ông đồ thời vàng son + 2 khổ sau: Ông đồ thời tàn + Khổ cuối: Nỗi lòng của tác giả II. Đọc hiểu văn bản Ông đồ thời vàng son A) Bối cảnh xuất hiện: Thời gian: Hoa đào nở -> báo hiệu tết đến xuân về Không gian: Bên hè phố, đông người qua lại, tấp nập náo nức - > ông đồ có mặt vào giữa mùa đẹp nhất, vui nhất, hạnh phúc nhất của con người Cặp từ "mỗi.. lại" và hình ảnh sóng đôi "hoa đào - ông đồ" - > nhấn mạnh hoa đào nở là quy luật tất yếu của đất trời, ông đồ là quy luật bất biến của thời gian và lòng người B) Hình ảnh ông đồ Bày mực tàu, giấy đỏ -> viết câu đối, lời chúc -> phong tục ngày Tết ở nước ta ngày xưa -> nét đẹp trong tâm hồn con người C) Tài năng của ông đồ "Bao nhiêu" : Gợi hình ảnh người đến thuê viết rất đông -> sản phẩm của ông có giá trị, đắt khách Từ láy "tấm tắc" : Biểu đạt sự thán phục, trân trọng, ngưỡng mộ tài nghệ của ông Nghệ thuật: Phép hoán dụ (hoa tay) -> làm nổi bật vẻ đẹp trong nét chữ của ông -> kết tinh tài hoa, khéo léo của ông đồ "thảo những nét" : Ông đồ đưa bút nhanh, tháu, kỹ thuật viết uyển chuyển, phóng khoáng, mềm mại -> điêu luyện Phép so sánh + thành ngữ "phượng múa rồng bay" : Bức tranh sống động, những ký tự biến thành họa -> có giá trị thẩm mỹ, như 1 tác phẩm nghệ thuật -> ông đồ từ nho sĩ từ người gõ đầu trẻ và viết chữ kiếm ăn nay trở thành nghệ sĩ đích thực 2. Ông đồ thời tàn QHT: "Nhưng", điệp từ "mỗi" -> vắng dần, thưa thớt dần - > sự thay đổi chua chát của thời thế và lòng người Câu hỏi tu từ: "Người thuê viết nay đâu?" -> tủi cực, buồn bã, khắc khoải Nhân hóa "Giấy đỏ buồn.. nghiên sầu" -> nỗi u buồn, lạnh lẽo, cô đơn cũng thấm vào cảnh vật Đối lập tương phản "vẫn ngồi đấy" (khát khao được sáng tác nghệ thuật) >< "không ai hay" (vô cảm, lãnh đạm với thư pháp) -> bạc bẽo, phũ phàng Ẩn dụ "lá vàng" -> báo hiệu sự tàn lụi của nền Nho học, của lớp người thuộc nền văn hóa cũ - > quy luật khắc nghiệt: Những con người không kịp thay đổi, thích nghi sẽ bị thất thế, lạc hậu, thụt lùi. - > Nuối tiếc, buồn tủi cho những kiếp người tài hoa bị khô héo, lãng quên 3. Nỗi lòng tác giả Kết cấu đầu cuối tương ứng Đối lập tương phản: "Đào lại nở" >< "không thấy ông đồ xưa" Gọi tên "Những người muôn năm cũ" Câu hỏi tu từ "Hồn ở đâu bây giờ?" - > băn khoăn, lo lắng, níu giữ, suy tư, tự vấn, da diết - > gieo vào lòng bạn đọc nỗi ngậm ngùi, tiếc nuối khôn nguôi - > chạm vào mọi góc cạnh của cảm xúc để nâng cao nhận thức con người. Bấm để xem Tham khảo đoạn văn nêu cảm nhận về tình cảm của tác giả trước cảnh ngộ của ông đồ: Tình Cảm Của Tác Giả Trước Cảnh Ngộ Của Ông Đồ (Tp Ông Đồ - Vũ Đình Liên)