Quan niệm nghệ thuật qua từng chặng đường sáng tác văn chương của Nguyễn Tuân?

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Tiểu thư độc thân, 17 Tháng mười hai 2022.

  1. Tiểu thư độc thân Viết vì đam mê

    Bài viết:
    69
    - Trước cách mạng tháng Tám: Theo đuổi cái đẹp nghệ thuật duy mĩ, cái tôi cá nhân khép kín, bế tắc, đối lập với xã hội

    Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân khá phức tạp, đặc biệt trước cách mạng tháng Tám năm 1945, bởi sự không nhất quán. Có những mâu thuẫn của chính ông trong các hình tượng nghệ thuật được thể hiện trong sáng tác. Nguyễn Tuân luôn theo đuổi quan điểm duy mĩ trong sáng tạo nghệ thuật, ông rất trọng hình thức mà không cần đến nội dung, làm nghệ thuật để "vị nghệ thuật", không cần theo khuynh hướng. Điều đó đã chi phối đến hệ thống nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân. Họ đều là những người tài hoa, tài tử, sinh ra là để ngắm đời, ngắm cảnh không gánh chịu trách nhiệm xã hội.

    Quan điểm đó còn thể hiện ở những khái niệm mang tính lí thuyết "Mĩ thuật vốn không là bà con với luân lý của thời đại.". Một người luôn đề cao chủ nghĩa hình thức nhưng cũng chính ở đây lại nảy sinh sự mâu thuẫn phức tạp, khi ý thức về hình thức không phải bao giờ cũng độc quyền chi phối ngòi bút, đọc tác phẩm của Nguyễn Tuân ta thấy nhiều tác phẩm đã bộc lộ thái độ yêu, ghét, khinh, trọng rõ nét.

    Ví dụ, trong Chữ người tử tù những trang viết về ông Huấn Cao không chỉ là những trang văn viết hay về vẻ đẹp của thú chơi chữ tao nhã mà còn là sự kính trọng của nhà văn trước "thiên lương", nhân cách của một người tử tù hiên ngang bất khuất tỏa sáng nơi ngục tù tăm tối.

    Sự phức tạp ở quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân còn thể hiện ở "cái tôi" nghệ sĩ của ông. Nguyễn Tuân đề cao "cái tôi" cá nhân "Lòng kiêu căng của ta đã xui ta chỉ chơi có một khúc độc tấu.". Ông quanh quẩn với "cái tôi" khép kín, bế tắc, đối lập với xã hội lúc đó. Một "cái tôi" kiêu ngạo "vênh váo đi giữa cuộc đời như một viễn khách không có quê hương nhất định.". "Cái tôi" bế tắc lao vào cuộc sống ăn chơi trụy lạc, hoặc "xê dịch" đó đây trốn chạy khỏi cuộc đời, hoặc tìm về với vẻ đẹp của quá khứ trong sự ngậm ngùi tiếc nuối.. Bên cạnh "cái tôi" kín mít, tách rời cuộc sống, qua các trang văn của ông người đọc còn nhận thấy một "cái tôi" khác nữa của tâm hồn luôn mong ước được gắn bó với cuộc sống, với ngoại cảnh. Trên con đường "xê dịch" nhà văn miêu tả về một dòng sông, một bến phà, một thị trấn, một nhà ga.. Hay cảnh sinh hoạt buôn bán của những người dân nghèo trên bến Hội An, hay cuộc sống lam lũ của người công nhân ở vùng mỏ Vàng Danh.. Điều đó đã nói lên nhà văn không hoàn toàn thơ ơ với "ngoại cảnh". Đó chính là sự phức tạp trong "cái tôi" tiểu tư sản của Nguyễn Tuân trong sáng tác.

    Có thể nói, trước cách mạng tháng Tám, sự phức tạp trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân giúp người đọc hiểu rõ hơn về một con người bất hợp tác với xã hội đương thời, đề cao "cái tôi", trốn chạy cuộc đời, nhưng vẫn còn quá yếu ớt, không đủ sức để đi theo xu hướng văn học tiến bộ. Lòng yêu nước của ông thể hiện ở những trang viết về vẻ đẹp của đất nước trên đường "xê dịch". "Cái tôi" của nhà văn vừa ngông nghênh kêu bạc lại vừa tha thiết nặng lòng với vẻ đẹp văn hóa truyền thống, vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên đất nước. Chính điều đó đã làm nên sự tài hoa trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.


    - Sau cách mạng tháng Tám: Cái tôi cộng đồng

    Cách mạng tháng Tám thật sự là một cuộc đổi đời đối với Nguyễn Tuân khi ông đang chán nản đến cực độ. Ngày cách mạng thành công, ông thấy mình như uống liều thuốc "cải lão hoàn đồng". Trái tim ông dường như đang hồi sinh lại cùng đất nước, gọi dậy tình yêu quê hương sâu thẳm nơi tâm hồn ông. Cùng với sự đổi thay trong tình cảm, một quan niệm nghệ thuật cũng được đổi thay. Nguyễn Tuân say sưa với niềm vui ánh sáng của cách mạng => hòa nhập với đời sống kháng chiến "không mỏi, quên ngủ, của một đêm phong hội mới".

    Nếu trước đây, Nguyễn Tuân bất hòa với xã hội, trốn vào "cái tôi" thì giờ đây, trước cuộc sống mới ông nhận ra "cái có thật bây giờ đẹp, và cái đẹp bây giờ có thật trong cuộc đời." => ông tìm thấy cái đẹp trong cuộc sống thực tại . Ông đến với cuộc sống bằng thái độ "phục thiện" và từ bỏ sở thích chơi ngông cố hữu của mình.

    Nhà văn không chú trọng đến cái nội tâm riêng tư như trước đây mà hướng sự chú ý ra "ngoại cảnh" . Có lẽ độc giả khó có thể tưởng tượng một người sống phóng túng, chơi bời, trụy lạc xưa giờ lại thay đổi đến mức biết lo lắng cho mùa màng, biết giá lên xuống của hạt gạo, biết mức nước sông.. Giờ đây tâm hồn ông còn rung động trước những âm thanh bình dị của cuộc đời như tiếng xe ngựa coong coong, tiếng chó sủa khách, một câu ru con của láng giềng.. Cuộc đấu tranh với chính mình để đoạn tuyệt với con người nghệ sĩ cũ mà Nguyễn Tuân gọi đó là sự "lột xác", có đau đớn nhưng thoát ra khỏi cái vỏ cũ, để đến với cuộc sống của nhân dân đất nước. Điều đó đã thể hiện lòng nhiệt thành tin yêu của ông vào cuộc đời mới. Nguyễn Tuân tích cực tham gia vào cuộc sống xây dựng và hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Ông đi và viết nhiều với những trang văn trẻ trung, hóm hỉnh, trí tuệ, mang lại niềm vui, tiếng cười cho cuộc sống của nhân dân. Điều đó làm nên sự đổi thay trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...