[Lyrics] Quan niệm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Chikasa, 15 Tháng ba 2022.

  1. Chikasa

    Bài viết:
    5
    Là người viết không chỉ dựa vào bản năng thiên bẩm mà còn luôn quan sát và suy nghĩ vềchính công việc của mình và đồng nghiệp, ở Nguyễn Minh Châu đã hình thành ý thức nghệ thuậtkhá nhất quán và ngày càng toàn diện, sâu sắc trong hành trình sáng tạo của nhà văn. Như mọi nhà văn chân chính, mối quan tâm trước hết ở Nguyễn Minh Châu là mối quanhệ giữa văn học với cuộc sống, với thời đại. Ngay từ thời kì đầu cầm bút, nhà văn đã quan niệm: "Văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đối mặtvới những người đương thời về những câu hỏi cấp bách của đời sống" (Nhà văn, đất nước và dân tộc mình). Ngay từ năm 1971, trong bài Trang sổ tay viết văn, khi nhìn lại các sáng tác vănhọc trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Minh Châu đã nhận ra một hạn chếcủa nhiều tác phẩm "Hình như cuộc chiến đấu anh hùng sôi nổi hiện nay đang được văn xuôi vàthơ ca tráng lên một lớp" men "trữ tình hơi dày, cho nên ngắm nó thấy mỏng mảnh, bé bỏng vàóng chuốt quá khiến người ta phải ngờ vực". Sau 1975, nhận thức của nhà văn về hiện thực càngđược rộng mở và đạt tới những chiều sâu mới. Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu không còn bịkhuôn vào trong những đường hướng, những khuôn khổ có sẵn mà mở ra để khám phá toàn bộđời sống xã hội và con người trong tính "Đa sự, đa đoan" của nó. Đồng thời, quan niệm về hiệnthực ở Nguyễn Minh Châu cũng luôn gắn liền với nền tảng tinh thần nhân bản: "Văn học và đờisống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người" (Trả lời phỏng vấn báo Văn nghệđầu xuân 1987). Nhìn lại văn học viết về chiến tranh trước 1975, nhà văn nhận ra rằng các sự kiện thườnglấn át con người, nhân vật nhiều khi chỉ là phương tiện để nhà văn tái hiện, xâu chuỗi các biến cốlịch sử. Từ đó, ông nghiệm ra rằng "Phải viết về con người. Tất nhiên là con người không táchrời sự kiện chiến tranh", "Rồi trước sau con người cũng đã leo lên trên các sự kiện để đòi" quyềnsống ". Với Nguyễn Minh Châu, cái hiện thực phong phú, nhiều vẻ đẹp nhất và cũng bí ẩn nhấtđó là thế giới bên trong con người. Nếu như trong thời kì chiến tranh, khát vọng của nhà văn là" gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người ", mà mỗi con người trongchiến tranh là cả một kho báu, người cầm bút suốt đời cũng không khám phá hết được. Còn sauchiến tranh, khi đã có điều kiện để tiếp cận con người trong tính hiện thực toàn vẹn của nó, nhàvăn lại thấy bên trong mỗi con người" đang sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắnrết, thiên thần và ác quỷ "(Bức tranh). Như mọi nhà văn chân chính, khi lựa chọn việc cầm bút loàm sự nghiệp của đời mình, Nguyễn Minh Châu đã ý thức sâu sắc về trách nhiệm, về sứ mệnh của nhà văn trước cuộc đời, trước đất nước, trước con người. Trong những năm kháng chiến, khi cùng với đông đảo nhữngngười cầm bút đứng vào hàng ngũ của nhân dân để đánh giặc, nhà văn thấu hiểu trách nhiệm thiêng liêng của người cầm bút là trách nhiệm công dân:" Khi chúng ta ngồi viết những câu vănthì bố mẹ và anh chị em ta đang đổ mồ hôi và vắt óc nghĩ cách đánh giặc, mọi người chung quanh ta đang đứng trên từng vị trí kháng chiến cứu nước của họ. Chúng ta ngồi viết giữa khi kẻthù đang châm lửa đốt nhà và kề miệng súng vào ngực đứa con ta. Lẽ nào có thể làm ngơ được? Lẽ nào chúng ta có thể viết được những câu văn trái với điều nhiều người xung quanh hiện đang phải lo nghĩ để chiến thắng giặc ". Nhưng khi công cuộc chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộcđã được hoàn thành thì cuộc đấu tranh cho tự do và sự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân cònphải tiếp tục lâu dài và khó khăn, nhà văn cần phải dùng" ngòi bút của mình "trợ lực cho conngười trong cuộc đấu tranh giữa thiện và ác". Càng ngày, Nguyễn Minh Châu càng tha thiết với sứ mệnh của văn chương và nhà văn trong mục tiêu cao cả vì con người. Ông viết: "Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: Để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đầy đọa đến ê chề, hoàn toàn mất hết niềm tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tạitrên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực" (Ngồi buồn viết mà chơi). Để làm được như thế, phẩm chất đầu tiên cần có của một người viết văn phải là tình yêu thươngcon người: "Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩvừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoàithường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình. Cầm giữ cái tình yêu ấytrong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh củangười đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống" (Trả llời phỏng vấn báo Văn nghệ đầu xuân 1986). Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đặc biệt là những sáng tác từ sau 1975 đã thể hiện "mối quan hoài sâu sắc" và thường trực của nhà văn với số phận và nỗi khổ đau của con người. Điều đáng chú ý là ở Nguyễn Minh Châu giữa những quan niệm, nhận thức được phátbiểu trực tiếp với tác phẩm luôn có sự thống nhất, quá trình sáng tác cũng là quá trình nhà văn tựtìm kiếm và xác định ngày càng toàn diện và sâu sắc quan niệm nghệ thuật của mình
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...