Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong Việt Bắc Tố Hữu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chang Đàm, 3 Tháng mười 2022.

  1. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Đề bài: Anh/chị hãy phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong đoạn thơ sau:

    "Những đường Việt Bắc của ta

    Đêm đêm rầm rập như là đất rung

    Quân đi điệp điệp trùng trùng

    Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan

    Dân công đỏ đuốc từng đoan

    Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay

    Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

    Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

    Tin vui chiến thắng trăm miền

    Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

    Vui từ Đồng Tháp, An Khê

    Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng"​

    Bài làm​

    Nhà thơ chế lan viên từng viết trong bài "Tiếng hát con tàu" :

    "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

    Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn"​

    Mỗi một nhà thơ trong sự nghiệp sáng tác đều có một mảnh đất tâm hồn để khi hướng niềm thương nỗi nhớ về đó đã khơi nguồn thành những lời hay ý đẹp. Tố Hữu cũng vậy, tác giả luôn nhớ về Việt Bắc với mối ân tình gắn bó 15 năm mặn nồng thiết tha. Việt Bắc là một trong những đỉnh cao thơ Tố Hữu. Bài thơ là một khúc hát tâm tình, gợi lại những kỉ niệm gắn bó thủy chung giữa chiến khu Việt Bắc và cán bộ cách mạng. Bài thơ là sự hòa quyện nhịp nhàng, phối hợp đan xen của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, tiêu biểu của đoạn thơ:

    "Những đường Việt Bắc của ta

    Đêm đêm rầm rập như là đất rung

    Quân đi điệp điệp trùng trùng

    Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan

    Dân công đỏ đuốc từng đoan

    Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay

    Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

    Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

    Tin vui chiến thắng trăm miền

    Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

    Vui từ Đồng Tháp, An Khê

    Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng"​

    Tác giả Tố Hữu được xem là một trong những lá cờ đầu của nền thơ cách mạng Việt Nam. Tố Hữu sinh ra năm 1920 và mất năm 2002, quê ở Quảng Điền-Thừa Thiên Huế. Ông tên khai sinh vốn là Nguyễn Kim Thành. Tố Hữu vốn sinh ra trong một nhà nho nghèo ở Huế và sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng. Ông hăng say hoạt động cách mạng, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trên mặt trận văn hóa nghệ thuật, trong bộ máy Đảng và Nhà nước. Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó, song hành với những chặng đường cách mạng gian nan, hy sinh nhưng cũng đầy chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Bài thơ "Việt Bắc" được xem là linh hồn của tập thơ Việt Bắc. Tác phẩm là bản tổng kết về cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì kéo dài 9 năm ròng rã của nhân dân ta cũng là tập thơ đạt đến độ chín về nghệ thuật trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Tố Hữu. Việt Bắc là căn cứ địa của ta trong những năm kháng chiến chống Pháp. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi hòa bình được lập lại ở miền bắc. Tháng mười năm 1954 trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về tiếp quản thủ đô.

    Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc. Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung, với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. Niềm vui trong thơ Tố Hữu là niềm vui lớn, rực rỡ, hân hoan với chiến thắng của cả dân tộc mang đậm tính sử thi, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa và có tính chất toàn dân. Khuynh hướng sử thi được thể hiện trước hết ở sự khẳng định cái ta chung của các cổ ở dân tộc:

    "Những đường Việt Bắc của ta"​

    Đại từ sở hữu "ta" được vang lên dõng dạc khẳng định niềm tự hào của những con người ở vị thế làm chủ đất nước. Đồng thời, đại từ sở hữu "ta" cũng khẳng định sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp, khẳng định chiến khu Việt Bắc là chiến khu tự do.

    Tiếp theo, khuynh hướng sử thi còn thể hiện ở hình ảnh hào hùng của quân và dân ta trong kháng chiến:

    "Đêm đêm rầm rập như là đất rung

    Quân đi điệp điệp trùng trùng"​

    Cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta là cuộc kháng chiến toàn dân. Các tầng lớp nhân dân bất phân già, trẻ, gái, trai đều tham gia kháng chiến. Trong đó nổi bật hình tượng anh bộ đội cụ Hồ. Hai chữ "rầm rập" vừa gợi âm thanh vừa tạo hình ảnh gợi sức mạnh của đoàn quân trong kháng chiến. Các từ láy "rầm rập", "điệp điệp", "trùng trùng" và hình ảnh so sánh "như là đất rung" vừa tái hiện không khí sôi nổi trong những ngày chiến dịch của cuộc kháng chiến, vừa gợi lên sự đông đảo, sức mạnh khí thế hào hùng của đoàn quân ra trận. Con đường ra trận với khí thế đông vui, tấp lập nhộn nhịp, mạnh mẽ khiến đất trời rung động. Đoàn quân ra trận hùng tráng, mang cả sức mạnh của lòng yêu nước, lí tưởng cách mạng, khát khao chiến đấu và chiến thắng quân thù. Qua câu thơ, ta cảm nhận được hình ảnh những đàn quân khí thế đang tiến về mặt trận. Câu thơ giúp ta liên tưởng đến hào khí Đông A "Tam quân tì hổ khí thôn ngưu"... "

    Ba quân sức mạnh nuốt trôi trâu" trong "Tỏ lòng" -Phạm Ngũ Lão. Tác giả tự hào, ca ngợi sức mạnh, khí thế của quân đội quyết đập tan quân xâm lược góp phần vào sự hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp có cả một tập thể quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến. Họ là những quân tải lương thực, súng đạn để phục vụ cho chiến trường. Hình ảnh họ cũng thật đẹp, lạc quan, hào hùng không kém những người linh:

    "Dân công đỏ đuốc từng đoan

    Dấu chân nát đá, muốn tản ở bay"​

    Những từ chỉ số nhiều như "từng đoan", "muôn tàn lửa bay" cùng với các động từ đỏ đuốc, bước chân nát đá, lửa bay cho thấy sức mạnh, nhiệt huyết của những người dân quân phục vụ kháng chiến. Bằng một cách nói cường điệu "dấu chân nát đá" cho thấy họ là những người khổng lồ san bằng mọi gian nguy, bạt núi san rừng, thiên nhiên phải cúi bỏ cúi đầu khuất phục. Nhà thơ đã làm nổi bật lên tinh thần yêu nước, quyết tâm tin vào lí tưởng cách mạng của người dân lao động. Người nông dân lao động (lực lượng lòng cốt của cách mạng) là lực lượng góp phần to lớn để đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn sau này. Họ là những người nông dân hồn hậu, chất phác, lớn lên từ bờ tre gốc lúa nhưng họ vào cuộc kháng chiến với tất cả những tình cảm và hành động cao đệp, họ bất chấp mọi nguy hiểm, hi sinh gian khổ, mưa bom bão đạn của quân thủ, đạp bằng mọi trở lực để đi theo tiếng gọi của lòng yêu nước và lí tưởng cách mạng như nhà thơ Nguyễn Đình thi đã nói trong bài thơ "Đất nước" :

    "Ôm đất nước những người áo vải

    Đã đứng lên thành những anh hùng"

    Hình ảnh đoàn xe vận tải đã khiến con đường ra trận thêm hào hứng, phấn chấn:

    "Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

    Đèn pha bật sáng như ngày mai lên"​

    Dù có trải qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ có nghìn đêm đi trong "thăm thẳm sương dày" nhưng niềm lạc quan tin tưởng vào ngày mai thắng lợi sáng ngời. Như ngọn "đèn pha bật sang" giữa cái "nghìn đêm thăm thẳm sương dày" ấy, mang một ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, đó chính là ánh sáng của lí tưởng cách mạng đã soi sáng cho dân tộc ta bước qua trường nô lệ đến ngày mai tươi sáng, thời kì huy hoàng của cách mạng-một thời đại độc lập, tự do. Chính những sức mạnh, niềm tin ấy đã đem lại niềm vui chiến thắng:

    "Tin vui chiến thắng trăm miền

    Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

    Vui từ Đồng Tháp, An Khê

    Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng"​

    Tốc độ thật kì của chiến thắng được lan tỏa khắp bản đồ vui. Điệp từ "vui" cùng với các động từ có phương hướng "vui về", "vui từ", "vui lên" đặt Việt Bắc ở vị trí trung tâm gợi lên những đợt sóng tình cảm ồ ạt trào dâng, đợt sóng này tiếp đợt sóng kia, cứ thế dâng lên trào ngập tâm hồn nhà thơ trong lòng nhân dân cả nước. Đó chính là niềm vui chung của dân tộc của đất nước.

    Cùng với khuynh hướng sử thi đoạn thơ có mang cảm hứng lãng mạn. Người lính trong bài thơ đã trải qua biết bao nhiêu hi sinh, gian khổ nhưng vẫn rất hào hùng và lạc quan

    "Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan"​

    Cách nói hoán dụ "ánh sao đầu súng" chỉ bộ đội chính quy và mũ nan chỉ quân dân cho thấy sự hợp sức đồng lòng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Hình ảnh thơ mộng ánh sao trên đầu mũ súng làm bạn với cán bộ cách mạng đồng hành trong suốt quá trình hành quân. Đó cũng có thể là ánh sao trên đầu súng của những người lính trong mỗi đêm hành quân như "đầu súng trăng treo" trong bài thơ "Đồng Chí" của Chính Hữu. Ánh sao đầu súng ấy cũng có thể là ánh sao gắn trên mũ nan của người lính ánh sao của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước lên như nhà thơ Vũ Văn Cao trong "Núi" đã viết:

    "Anh đi bộ đội sao trên mũ

    Mãi mãi là sao sáng dẫn đường"​

    Ánh sao cũng chính là biểu tượng của hòa bình tương lai tươi sáng đang vẫy gọi. Câu thơ thể hiện niềm vui, sự lạc quan, tin tưởng, hân hoan hướng về chiến thắng trăm miền. Những tin vui chiến thắng dồn dập liên tục được gửi về làm nức lòng quân và dân ta.

    Niềm vui chiến thắng của dân tộc mang đậm cảm hứng lãng mạn. Đoạn thơ là sự hòa quyện giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ nawm1954, miền bắc hoàn toàn giải phóng đất nước hân hoan niềm vui chiến thắng. Tố Hữu ca ngợi vẻ đẹp lãng mạn cách mạng trong niềm vui chung của đất nước.

    Đoạn thơ và cả bài thơ dùng thể thơ lục bát đậm đà tính dân tộc. Bài thơ với kết cấu "ta-mình" như những khúc giao duyên trong ca dao dân ca. Ngôn ngữ mang đậm màu sắc dân gian. Nhịp thơ, giọng điệu trong đoạn trên cũng hết sức nhịp nhang, linh hoạt. Khi dồn dập, náo nức cho thấy sự hào hùng của nghĩa quân lúc ra trận. Khi nhẹ nhàng thui vầy báo tin chiến thắng trăm miền. Lúc mộng tưởng, lãng mạn lạc quan, yêu đời. Tác giả cũng phối hợp hài hòa các biện pháp cường điệu như so sanh, hoán dụ, phóng đại, liệt kê kết hợp với hình ảnh đối lập giữa hoàn cảnh khó khăn và ý chí con người. Đặc biệt Tố Hữu sáng tạo trong việc tách tử "điệp trùng" thành "điệp điệp trùng trùng" nhấn mạnh khí thế sôi sục quyết liệt của đoàn quân ra trận.

    Cuộc kháng chiến chống Pháp đi qua dân ta tiếp tục phải đối mặt với cuộc kháng chiến chống Mỹ. Và một lần nữa, trong thơ Phạm Tiến Duật ta thấy hình ảnh người thanh niên xung phong với chiếc xe không kinh, không đèn trong thời tiết và địa hình hiểm trở. Nhưng đối lập với hoàn cảnh đó chiếc xe vẫn chạy băng băng với tinh thần lạc quan, yêu đời của người lái xe vận chuyển vũ khí, lương thực phục vụ cách mạng. Đó cũng chính là hình ảnh hào hùng của quân và dân ta mang đậm khuynh hướng sử thi. Những người thanh niên xung phong ngồi trên chiếc xe thiếu đủ thứ vượt qua mưa bom bão đạn nhưng lại chỉ xem đó là những ngôi sao trời đang chiếu sáng trên con đường vận chuyển. Chính cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ ý thơ giúp người lính thêm lạc quan, phấn chấn vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hợp thành tiểu đội. Với tinh thần yêu nước, niềm tin mạnh mẽ vào lí tưởng cách mạng nhân dân ta đã đồng lòng đấu tranh trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì để có độc lập như ngày hôm nay. Mỗi người dân Việt Nam cần khắc ghi, trân trọng chiến công của những người anh hùng đã ngã xuống; tích cực học tập, làm việc xây dựng đất nước.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Last edited by a moderator: 1 Tháng mười một 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...