Phân tích khổ thơ 2 của bài: Nói với con

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Happy Butter, 15 Tháng bảy 2022.

  1. Happy Butter

    Bài viết:
    4
    Nếu ai yêu thơ của Y Phương thì hẳn sẽ không thể nào không biết đến bài thơ Nói với con . Bài thơ là những vần thơ chan chứa tình cảm, nhẹ nhàng và chân thành của chính người cha với đứa con. Nhan đề bài thơ chỉ trọn vẹn 3 chữ: Nói với con nhưng chứa đầy ý nghĩa và thông điệp vô cùng sâu sắc đáng suy ngẫm người cha như nhắn nhủ và hi vọng con có thể tiếp tục phát huy và giữ vững truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước. Và dạy người con sống sao cho xứng đáng, cho phù hợp với truyền thống vẻ vang ấy.

    Nếu khổ thơ một người cha nói về tình yêu và hạnh phúc của cha mẹ khi thấy con mình tập đi, tập nói, tập cười, dạy cho con luôn ghi nhớ về quê hương đề cao sức sống của người miền núi thì khổ 2 tác giả nói con phải tự hào về quê hương, không chùn bước trước khó khăn

    "Người đồng mình thương lắm con ơi

    Xa đo nỗi buồn

    Xa nuôi chí lớn"

    Người cha khẳng định với con về vẻ đẹp tâm hồn, quê hương truyền thống bản làng. Đó là sức mạnh truyền thống dân tộc, lòng chung thuỷ với quê hương. Hai câu thơ bốn chữ được xếp gần nhau như tục ngữ, đúc kết thái độ một phương châm ứng xử cao quý. Lấy chiều cao của đất trời dể đo nỗi buồn, để nuôi chí lớn. Một bản lĩnh sống cao đệp của người miền núi. Họ sống vất vả cực nhọc, gắn bó với núi rừng nhưng sức sống của họ bền bỉ gắn với quê hương. Mặc dù nghèo đói, lạc hậu vẫn không chối bỏ quê hương của mình. Đó chính là những gì người cha mong muốn ở đứa con mình nhất. Mong muốn của người cha cũng thể hiện rõ qua câu

    "Dẫu làm sao thì cao vẫn muốn

    Sống trên đá không chê đá ngập ghènh

    Sống trong thung không chê thung nghèo đói"

    Lời tâm tình của người cha cũng là lời khuyên răn đứa con phải biết trân tọng quê hương của mình. Vì quê hương là nơi nuôi dưỡng con khôn lớn, quê hương là vùng đất con bước đi khi còn chập chững. Quê hương như người mẹ nuôi ta khôn lớn vậy nên người cha hi vọng đứa con phải luôn luôn tự hào, không bao giờ chối bỏ quê hương. Y Phương điệp cả cấu trúc câu'sống.. không chê' để nhấn mạnh nỗi niềm, lời tâm tình của người cha nói với con. Dù sống nơi nghèo nàn, lạc hậu nhưng vẫn có truyền thống vẻ vang đáng tự hào. Ngoài ra người cha hi vọng con mình có thể chấp nhận với khó khăn, để tìm niềm tin, ý chí của mình

    "Sống như sống như suối

    Lên thác xuống ghềnh

    Không lo cực nhọc"

    Họ là người đồng bào dân tộc, quanh năm số với sống với suối lặn lội với thác với ghềnh. Một khung cảnh thô sơ, bình dị, gần với thiên nhiên, đất trời thật đẹp biết bao. Sống như dòng sông vượt qua những hòn đá chắn đường để tạo thành làn sóng tuyệt đẹp. Hành động 'lên thác xuống ghềnh' thể hiện sự gian truân cực khổ mà nguy hiểm. Câu thành ngữ nhằm nói đến người người lao động chân tay và người dân tộc Tày là con người cụ thể mà câu thành ngữ nói đến. Họ đối mặt với khó khăn nhưng vẫn cố gắng thực hiện và hoành thành công việc. Những câu thơ tiếp theo tác giả khẳng định với con'người đồng mình tuy thô sơ' nhưng không nhỏ bé

    "Người đồng mình tuy thô sơ da thịt

    Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

    Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

    Còn quê hương thì làm phong tục

    Con ơi tuy thô sơ da thịt

    Lên đường

    Không bao giờ nhỏ bé được

    Nghen con"

    Người cha truyền thêm sức mạnh vào đứa con của mình, truyền cả niềm tin hi vọng con mình luôn giữ thái độ nhiệt huyết, hướng đến phía trước. Trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc Pháp và Mỹ người đồng bào luôn anh dũng chiến đấu. Đó là truyền thống đáng tự hào, đáng tiếp nối. Người cha muốn con phải bước qua những khó khăn, những chông gai cuộc đời, không được tự hạ thấp mình vì xuất thân thấp kém. Quê hương sẽ là điểm tựa tinh thần vững chắc để đứa con vươn lên và tình yêu cha mẹ sẽ vung đắp tâm hồn đứa con. Mong người con có thể vươn xa, bay cao ước mơ của mình nhưng không được quên đi cội nguồn của mình. Như Chế Lan Viên đã nói:

    "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

    Khi ta đi đất hóa tâm hồn"

    Khi ra sống trong quê hương, trong nhà của mình ta sẽ không nhận ra giá trị của nó. Đến khi đi xa ròi lại ôm nỗi nhớ về quê hương và vùng đất vô trị, vô giác bỗng xuất hiện nơi tâm hồn. Còn người cha không muốn con mình rời quê hương rồi mới ra điều đó. Người cha muốn con ngay từ khi sinh ra phải yêu lấy quê hương, đề cao quê hương. Tuy người dân tộc da thịt thô sơ nhưng lòng tự trọng và miềm tự hào của họ về dân tộc, cội nguồn của mình rất lớn. Người cha âm thầm dặn con rằng:

    "Con ơi tuy thô sơ da thịt

    Lên đường

    Không bao giờ nhỏ bé

    Nghen con"

    Mai sau 'lên đường' bay rộng ra phương trời, sẽ nhìn thấy nhiều thứ tốt đẹp hơn nhưng không vì vậy mà hạ lòng tự trọng xuống. Người cha ân cân căn đặn dứa con không bao giờ tầm thường, nhỏ bé, phải giữ lấy cốt cách giản dị, mọc mạc ban đầu của người miền núi. Cái người cha muốn truyền cho con là niềm tin là lòng tự hào khi bước ra đời. Cha vung đắp con những tình cảm tốt đẹp, một hành trang quý và sẵn sàng tung cách con những ước mơ của con. Hai từ 'nghen con' cất lên thật giản dị, thâm tình và tha thiết làm sao.

    Những vần thơ, từ ngữ thoát ra một cách tự nhiên mà dào dạt ý thơ. Giọng thơ tha thiết, trìu mến, hình ảnh gần gũi mà phong phú sinh động. Chất thơ bay bổng, mộc mạc mà nhỏ nhẹ, ý nghĩa. Tất cả, đã đưa người đọc đến gần hơn với thông điệp mình cần truyền đến. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về vẻ đẹp thanh cao của người đồng bào miền núi
     
    Aquafina thích bài này.
    Last edited by a moderator: 26 Tháng mười 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...