Phân tích khổ 6, 7 bài thơ Bếp lửa

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi magic.vacation, 29 Tháng bảy 2023.

  1. magic.vacation

    Bài viết:
    12
    Phân tích khổ 6, 7 bài thơ Bếp lửa Bằng Việt (Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả đối với bà)

    Bài làm


    Bài thơ "Bếp lửa" được sáng tác năm 1963 khi tác giả còn là sinh viên đang du học tại Liên Xô. Bài thơ gợi lại những kỷ niệm về người bà và tình bà cháu sâu sắc, thấm thía. Bà đã chịu đựng tất cả nhọc nhăn, khôn khổ, mất mát, hi sinh. Bà đã góp gom, ấp ủ, chắt chiu, nhen nhóm. Chính ngọn lửa của lòng bà đã nhen lên ngọn lửa bền bỉ trong bếp lửa kia! Vừa kể lại, vừa tỏ lòng thương nhớ, biết ơn, vừa suy tư. Khổ thơ 6, 7 là những suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ, của đứa cháu về người bà yêu kính, về bếp lửa trong mỗi gia đình Việt:

    Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa.

    Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ,

    Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm.


    Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.

    Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi.

    Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui,

    Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.

    Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!


    Hồi ức vẫn còn đó, hiện tại trong tâm trí nhà thơ chợt xuất hiện những dòng suy ngẫm với triết lí sâu xa. "Biết mấy nắng mưa" được lặp lại ở khổ một nhấn mạnh những nỗi cơ cực của cuộc đời bà. Từ láy "lận đận" b ao nhiêu khó khăn, vất vả, gian nan bà âm thầm chịu đựng để được lo lắng. Chăm sóc cho con cháu. Đã mấy chục năm rồi bà vẫn "giữ thói quen dậy sớm"; c uộc đời bà cứ gian nan, vất vả như vậy tưởng chừng như không bao giờ dứt. Điệp ngữ "nhóm" được lặp lại như lời khẳng định bà chính là người nhóm lên trong lòng cháu ngọn lửa của tình yêu thương, của đức hy sinh cao cả: "lửa ấp iu nồng đượm", bà đã dạy cho cháu tình yêu thương những người ruột thịt; "khoai sắn ngọt bùi", bà dạy cháu tình yêu thương xóm làng, yêu mảnh đất quê nghèo. "Nhóm nồi xôi gạo mới mẻ chung vui", bà dạy luôn mở lòng ra với mọi người xung quanh; bồi đắp cho người cháu về cả thể xác lẫn tâm hồn, về ước mơ, lẽ sống của "tâm tình tuổi nhỏ" . Âm điệu câu thơ dạt dào, lan tỏa như lửa ấm hay đó chính là cảm xúc đang dâng trào trong trái tim để rồi nhà thơ phải thốt lên: "Ôi kỳ diệu và thiêng liêng - bếp lửa". Bếp lửa thật giản dị, bình thường cũng thật cao quý, kỳ diệu và thiêng liêng vì nó luôn gắn liền với bà - người giữ lửa, nhóm lửa, truyền lửa, người tạo nên tuổi thơ của cháu. Bếp lửa trở thành một mảnh tâm hồn, một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cháu.

    Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu,

    Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,

    Nhưng vẫn chẳng bao giờ quên nhắc nhở:

    - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?


    Bốn câu thơ trong phần kết thể hiện một cách đằm thắm tình thương nhớ, lòng kính yêu và biết ơn của đứa cháu bé bỏng nay đã đi xa. Giọng thơ trở nên ngọt ngào; điệp từ "có", liệt kê "khói, lửa", "niềm vui cuộc sống" đầy đủ, sung túc. Cuộc đời mới thật vui, thật đẹp, đã "có ngọn khói trăm tàu", đã "có ngọn lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả", nhưng cháu vẫn không nguôi nhớ bà, nhớ bếp lửa gia đình thương yêu. Không gian và thời gian xa cách và dù cuộc đời có đổi thay, nhưng tình thương nhớ bà vẫn thiết tha mãnh liệt. Cảm xúc thơ như những lớp sóng cuộn lên trong lòng người âm vang tình bà - cháu. Câu hỏi tu từ như một lời tự vấn, lời độc thoại: Sớm mai nầy bà nhóm bếp lên chưa? Khép lại bài thơ thật khéo, thật hay, có sức ám ảnh day dứt trong tâm trí người đọc. Người cháu đang tự nhắc nhở bản thân mình luôn phải nhớ về "Bếp lửa" của quê hương, nhớ về bà, chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chúng cháu phương xa.

    Đọc bài thơ thêm một lần nữa, chúng ta cảm thấy trong lòng lại trào dâng niêm cảm xúc. Bài thơ chứa đựng một ý nghĩa, triết lý thầm kín: Những gì thân thiết của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời . Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước .
     
    Admin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 15 Tháng năm 2024
Trả lời qua Facebook
Đang tải...