Phân tích khổ 2,3,4,5 bài thơ Bếp lửa

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi magic.vacation, 29 Tháng bảy 2023.

  1. magic.vacation

    Bài viết:
    12
    Phân tích khổ 2, 3, 4, 5 bài thơ Bếp lửa Bằng Việt - Hình ảnh người bà và những kỉ niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả.

    Bài làm

    Bài thơ Bếp lửa - Bằng Việt cho thấy tình yêu quê hương đất nước chan hòa với bao kỷ niệm tuổi thơ vô cùng thiết tha về người bà kính yêu, người bà đôn hậu và tần tảo sớm khuya sáng bừng lên như một ngọn lửa thần kỳ và thiêng liêng. Đặc biệt là khổ 2, 3, 4, 5 là hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa:

    "Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói.

    Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi.

    Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy.

    Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu.

    Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay"

    Khổ thứ hai nói về từ thời ấu thơ rất xa hiện về, đó là kỷ niệm buồn khó quên: Kỉ niệm tuổi thơ bên cạnh bà là cuộc sống có nhiều gian khổ, thiếu thốn nhọc nhằn. Thành ngữ "đói mòn đói mỏi" gợi tả cái đói kéo dài làm cho mệt mỏi, rã rời và kiệt sức khiến cho ngựa cũng trở nên gầy rạc, hình ảnh người bố đánh xe cũng khô héo, tiều tụy, xanh xao. Đọc đến đây ta cảm thấy dâng lên một nỗi niềm xót xa khi nhớ tới nạn đói khủng khiếp đến rợn người năm 1945 (Ất Dậu), cái đói kéo dài làm mệt mỏi, kiệt sức. Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất vẫn là mùi khói bếp: Khói hun nhèm mắt cháu. Đó là kỷ niệm về "mùi khói", về "khói hun", khói nhiều cay khét, làn khói đã in sâu trong tâm trí của người cháu hay đó chính là nỗi cơ cực, vất vả của một cảnh đời nghèo khổ gắn liền với bếp lửa gia đình trước cách mạng. Vần thơ là tiếng lòng thời thơ ấu gian khổ, rất chân thật cảm động. Giọng thơ trầm xuống thấm thía một nỗi buồn cơ cực đến xót xa khi dòng hoài niệm tuổi thơ dâng đầy trong lòng thi sĩ khiến đứa cháu vẫn cảm thấy "sống mũi còn cay!". Kỷ niệm buồn, vết thương lòng, khó quên là vậy!

    Trong kí ức của cháu, đến giờ nó vẫn còn ám ảnh dai dẳng lắm, khủng khiếp lắm. Đoạn thơ thứ ba gồm mười một câu, nhắc lại một vài kỷ niệm sâu sắc về bà trong suốt thời gian:

    "Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm bếp.

    Tu hú kêu trên những cách đồng xa.

    Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà.

    Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.

    Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

    Mẹ cùng cha công tác bận không về.

    Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,

    Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,

    Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

    Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,

    Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?"

    [​IMG]

    Bằng giọng thơ thủ thỉ như kể một câu chuyện cổ tích: Những năm tháng của cuộc sống gian khổ, cơ cực, cháu lớn lên trong sự che chở, đùm bọc, cưu mang của người bà. Tám năm khó khăn. Tám năm trời dài đằng đẳng với bao kỉ niệm buồn vui bên bà, bên bếp lửa. Tám năm ấy, đất nước có chiến tranh: "Mẹ cùng cha công tác bận không về" bà vừa là cha, lại vừa là mẹ: "Bà bảo cháu nghe – Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học". Từ "bà" được lặp lại nhiều lần cùng với cấu trúc "bà-cháu" sóng đôi diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la, gắn bó, ấm áp của tình bà cháu. Năm tháng đã trôi qua thế mà bà vẫn "khó nhọc", vất vả "nhóm bếp lửa". Nghĩ về ngọn lửa hồng của bếp lửa, nghĩ về tiếng chim tu hú gọi bầy, đứa cháu gọi nhắn thiết tha chim tu hú "kêu chi hoài". Từ "tu hú" được điệp lại ba lần, âm điệu thơ bồi hồi tha thiết, người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức của tác giả một sự khắc khoải nhớ nhung da diết khôn nguôi. Câu thơ cảm thán và câu hỏi tu từ diễn tả nỗi thương nhớ bà bồi hồi tha thiết. Nhà thơ đắm chìm trong suy tưởng để trò chuyện với con chim quê hương, trách nó không đến ở với bà để bà đỡ nhớ cháu, đỡ cô đơn tuổi già. Câu thơ thật tự nhiên, cảm động, chân thành:

    "Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi,

    Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi.

    Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh.

    Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

    " Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

    Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,

    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên! ".

    Kỷ niệm cũ như những thước phim thời thơ ấu tràn về trong tâm tưởng của người cháu. Không còn nhẹ nhàng hay khung cảnh trên cánh đồng với chú chim tu hú nữa thay đó là khung cảnh tàn khốc của" chiến tranh ". Chiến tranh là một danh từ bình thường, nhưng đằng sau nó lại là một khung cảnh đầy mùi máu tanh, chiến tranh khiến biết bao con người hy sinh, gây ra đau khổ cho bao người và hai bà cháu trong bài thơ này cũng là một nạn nhân của chiến tranh. Chiến tranh: Gia đình bị chia cắt, nhà cửa bị đốt" cháy tàn cháy rụi ". Từ" lầm lụi "diễn tả những nạn nhân từ hậu quả của chiến tranh chia sẻ với nhau khổ đau mà chiến tranh gây ra; những người hàng xóm giúp bà dựng lại túp lều tranh. Và trong hoàn cảnh này, hình ảnh người bà hiện lên thật đẹp với tấm lòng hi sinh cao cả; dẫu trải qua biết bao là gian khổ sau chiến tranh nhưng bà luôn" vững lòng ". Lời căn dặn của người bà chân thành, chan chứa ý nghĩa đến tận bây giờ vẫn mãi vang vọng trong tâm trí cháu:".. Cứ bảo nhà vẫn được bình yên! ". Qua lời dặn, không chỉ thể hiện tình cảm yêu thương con cháu mà còn là sự hi sinh thầm lặng cao cả của người phụ nữ Việt Nam. Niềm tự hào, kính trọng của tác giả dành cho bà cũng như tình yêu Tổ quốc, nhung nhớ quê hương.

    Trong ý thơ là muôn vàn niềm tự hào, kính trọng của tác giả dành cho bà cũng như tình yêu Tổ quốc, nhung nhớ quê hương.

    Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen.

    Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,

    Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng..

    Ba câu thơ tựa như một bản tình ca về bà và cháu thật ấm áp, thiêng liêng. Hình ảnh bếp lửa lại một lần nữa được hiện ra mang theo hương vị thân thương, mang theo nét đơn sơ, và sự tinh tế." Bếp lửa "bà nhen trong mỗi buổi sớm mai và buổi chiều tà ấm nồng tình yêu thương, niềm tin trong sáng mà" lòng bà luôn ủ sẵn "," chứa niềm tin dai dẳng "." Bếp lửa "của lòng yêu gia đình và quê hương đất nước giờ đã trở thành hình ảnh" ngọn lửa ". Điệp ngữ, ẩn dụ:" một ngọn lửa"nhấn mạnh đến sự sống dai dẳng bất diệt của ngọn lửa. Đó là sự sống, là niềm hy vọng và niềm tin mãnh liệt vào cuộc kháng chiến, vào một tương lai tươi sáng: Đất nước được độc lập, gia đình được đoàn tụ.

    Hình ảnh người bà hiện lên thật mộc mạc, một người bà cần cù, bền bỉ, chắt chiu, giàu nghị lực và có tấm lòng hi sinh cao cả. Đó là người phụ nữ Việt Nam, người mẹ Việt Nam: Anh hùng, trung hậu, dũng cảm, đảm đang. Khổ thơ như một nốt nhấn, một điệp khúc khó quên trong bản tình ca: Tình bà cháu thiêng liêng cao quý.
     
    Admin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 25 Tháng mười hai 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...