Phân Tích Giá Trị Nhân Đạo Trong Truyện Chuyện Người Con Gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Âm Họa Vô Cốt, 22 Tháng sáu 2022.

  1. Âm Họa Vô Cốt https://dembuon.vn/rf/19813/

    Bài viết:
    88
    Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

    [​IMG]

    Bài làm​

    Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam ở thế kỉ XVI. Sang tác của ông thường tập chung viết về người phụ nữ đức hạnh nhưng lại bị lễ giáo phong kiến đẩy vào cảnh ngộ éo le bất hạnh. Tiêu biểu cho đề tài ấy là truyện:

    "Chuyện người con gái Nam Xương."

    – trích trong truyền kì Mạn Lục. Truyện kể về Vũ Nương – một người con gái nết na thùy mị nhưng phải chịu cái chết oan khuất. Qua đó, truyện thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc.

    Giá trị nhân đạo là một tình cảm thẩm mĩ, được thể hiện trên nhiều phương diện như yêu thương con người, trân trọng ca ngợi cho vẻ đẹp của con người, là thương cảm cho số phận đau khổ và lên án các thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền được song của con người. Từ đó thể hiện ước mơ về sự công bằng trong xã hội.

    Giá trị nhân đạo trong truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" trước tiên được thể hiện ở sự trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ, Vũ Nương hiện lên là người con gái vẹn toàn, đẹp người đẹp nết: Tính đã thùy mị nết na lại thêm phần tư dung tốt đẹp. Bằng ngôn ngữ khái quát, Nguyễn Dữ đã giúp người đọc cảm nhận được Vũ Nương vừa có nhan sắc lại rất đức hạnh. Song, đức hạnh mới là nét đẹp nổi bật của nàng.

    Trước tiên, Vũ Nương là một người vợ nết na thủy chung trong trắng. Khi mới lấy chồng, biết Trương Sinh là người đa nghi hay ghen, Vũ Nương đã cố gắng nhường nhịn, cư xử với chồng khéo léo, tế nhị, đúng mực không để vợ chồng phải thất hòa. Khi tiễn chồng đi lính, qua cử chỉ lời nói ân tình đằm thắm của Vũ Nương đối với chồng, ta xúc động biết bao trước khát khao, ước mơ bình dị của Vũ Nương. Nàng coi trọng tính mạng của chồng hơn mọi công danh phù phiếm. Mong ước ấy của Vũ Nương là cả một tấm lòng yêu thương chân thành vượt ra ngoài sự cán dỗ của vật chất tầm thường và vinh hoa phú quý. Không những vậy, nàng còn cảm thong lo lắng trước những vất vả gian lao mà chồng phải chịu đựng nơi biên ải. Đồng thời cũng bày tỏ nỗi nhớ mong khắc khoải của mình dành cho chồng. Những câu văn từng nhịp từng nhịp biền ngẫu như nhịp đập trái tim – trái tim của người vợ trẻ khao khát yêu thương đang thổn thức lo âu cho chồng khiến ai cũng phải rơi lệ. Khi chồng ở nơi trận ải, Vũ Nương buồn, nhớ chồng da diết: "Mỗi khi bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được". Đây là những hình ảnh ước lệ, tác giả mượn cảnh vật thiên nhiên để diễn tả sự trôi chảy của thời gian và cùng với thời gian ấy là nỗi buồn, nhớ chồng vò bõ theo năm tháng. Rôi tối tối nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản, việc làm ấy của Vũ Nương không chỉ đơn thuần là nói với con, vun đắp tình phụ tử cho con mà nàng còn nói với chính lòng mình, nàng luôn tưởng tượng trong căn nhà bé nhỏ của hai mẹ con lúc nào cũng có hình bóng của Trương Sinh. Ý nghĩ ấy đã làm vơi đi nỗi cô đơn chống vắng trong lòng nàng. Không những thế, Vũ Nương còn một dạ thủy chung với chồng: "Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót". Chính vì vậy, khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã chân thành, tha thiết tìm mọi lời lẽ thanh minh nhằm hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ nhưng không được. Nàng đành chọn cái chết để chứng minh cho tấm lòng trinh bạch của mình. Đặc biệt, dù ở một thế giới khác, Vũ Nương vẫn luôn quan tâm đến gia đình, chồng con và quê hương, vẫn khao khát được phục hồi danh dự. Vì vậy, nàng đã ứa nước mắt khóc và quyết đinh trở về khi nghe Phan Lang nói: "Nhà của tiên nhân của nương tử cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử cỏ gai rợp mắt".

    Vũ Nương không chỉ là người vợ nết na trong trắng mà nàng còn là một người con dâu rất mực hiếu thảo. Khi mẹ chồng ốm, nàng đã chăm sóc mẹ bằng cả tấm lòng mình: Hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật, lấy hết lời ngọt ngào khôn khéo để khuyên lơn. Khi mẹ mất, nàng hết lòng thương sót, lo việc ma chay tế lễ như với cha mẹ đẻ. Đặc biệt, lời trăn chối của mẹ chồng nàng trước khi lâm chung đã ghi nhận nhân cách, đánh giá cao tấm lòng hiếu thảo của Vũ Nương.

    Ngoài ra Vũ Nương còn là người phụ nữ đảm đang tháo vát, người mẹ hiền yêu con, sống nhân hậu, trọng nghĩa tình. Vì yêu con nàng đã trỏ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản. Vừa để dỗ con vừa để dạy con, vừa để ý thức cho con có một người cha. Hơn nữa Vũ Nương luôn sống có trước có sau, trọng tình trọng nghĩa nên với Linh Phi – người có ơn cứu mạng – Vũ Nương thề sống chết không bỏ. Còn với Trương Sinh, người đã gây cho Vũ Nương bao đau khổ nhưng nàng vẫn không một chút oán hờn, vẫn "đa tạ tình chàng".

    Giá trị nhân đạo trong truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" còn thể hiện ở sự thương cảm cho những bất hạnh của người phụ nữ bao đau khổ. Vũ Nương – ngươi phụ nữ xinh đẹp, nết na lại đảm đang tháo vát, thờ kính mẹ chồng hết mực, một dạ thủy chung với chồng, một ngươi mẹ hiền hết lòng yêu con – người phụ nữ như thế đáng lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn vậy mà dưới chế độ xã hội phong kiến nàng lại phải chịu bao đau khổ và cái chết oan khuất. Nỗi khổ trước tiên là gánh nặng gia đình nhà chồng đè lên vai người phụ nữ yếu đuối. Đó là nỗi cô đơn phòng không gối chiếc đã bào mòn tuổi thanh xuân phơi phới của Vũ Nương. Nhưng đỉnh điểm của nỗi đau khổ ấy là khi bị chồng nghi oan chỉ vì lời nói ngây thơ của con nhỏ: "Đêm nào cũng có một người đàn ông đến với mẹ Đản, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả". Trương Sinh vốn ít học lại đa nghi hay ghen, ỷ thế làm chồng đã la mắng đánh đuổi Vũ Nương đi, bỏ ngoài tai lời thanh minh thống thiết của vợ, lời can ngan của hàng xóm. Vũ Nương không chốn nương thân, không người chia sẻ, nàng đành chọn cái chết để minh oan.

    Số phận của Vũ Nương là một tấn bi kịch đau thương. Qua cái chết oan khuất ấy, Nguyễn Dữ đã kín đáo thể hiện niềm thương cảm, xót xa cho số phận của Vũ Nương. Đồng thời cũng tố cáo, lên án đanh thép chế độ xã hội phong kiến thối nát coi trọng quyền uy của ngươi giàu, của người đàn ông trong gia đình đã cướp mất quyền được sống, quyền được hưởng hạnh phúc của con người; tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã chia rẽ bao gia đình gây nên kết cục đau thương. Dường như số phận oan khiên của Vũ Nương chính là số phận chung của biết bao người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Họ có thể gặp bao tai họa giáng xuống đầu chỉ vì những nguyên cớ vu vơ.

    Yêu thương con người nên nhà văn Nguyễn Dữ đã mơ ước mọt xã hội công bằng. Vì vậy ông đã tưởng tượng ra một loạt yếu tố kì ảo ở phần cuối truyện: Vũ Nương tự tử nhưng không chết, được Linh Phi cứu. Sống dưới thủy cung nguy nga tráng lệ đầy tình người. Nàng lại được chồng lập đàn giải oan trở về lộng lẫy rửa sạch nỗi oan. Vậy là cuộc đời thật công bằng: Người tốt dù trải qua bao oan khuất cuối cùng cũng được minh oan.

    Để làm nổi bật giá trị nhân đạo của truyện, Nguyễn Dữ đã sử dụng cách kể chuyện sinh độnh hấp dẫn dựa trên cốt truyện cổ: "Vợ chàng Trương" nhưng đã có sự sáng tạo rất lớn của Nguyễn Dữ. Cách xây dựng tình huống truyện bất ngờ: Chi tiết thắt nủ, mở nút bằng chi tiết cái bóng khiến cho nỗi oan của Vũ Nương được nổi bật. Ngôn ngữ truyện được viết bằng chữ Hán, sử dụng thành công lối văn biền ngẫu và hình ảnh ước lệ. Lời tự thuật và lời đối thoại của nhân vật được sử dụng hợp lí làm nổi bật tính cách của Vũ Nương. Nhân vật được đặt vào nhiều tình huống, sử dụng yếu tố kì ảo, tạo ấn tượng cho người đọc về vẻ đẹp của Vũ Nương.

    Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, nhà văn đã thể hiện thái độ trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, niềm thương cảm cho số phận bất hạnh của họ đồng thời lên án, tố cáo xã hội phong kiến quá bất công với người phụ nữ.

    Tóm lại, chính giá trị nhân đạo đã tạo nên sức hấp dẫn cho truyện "Chuyện người con gái Nam Xương", đã giáo dục chúng ta lòng yêu thương con người, biết sống, biết đấu tranh vì quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của con người.
     
    Đông Lychiqudoll thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...