Phân tích bài thơ: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử Văn học luôn bật ra từ những cơn mê tình của người nghệ sĩ, từ cõi lòng tinh tế đến nhạy cảm mong manh để rồi nhìn thấu nỗi đau thực tại. Để rồi một đời trăn trở, một đời băn khoăn. Văn học vốn dĩ nặng nợ thế gian, vì thế nỗi lòng của người nghệ sĩ luôn được gửi gắm vào trang viết. Hiện lên như một ngôi sao chổi xẹt ngang qua bầu trời Thi đàn Việt Nam với cái đuôi chói lòa, rực rỡ của mình, Hàn Mặc Tử đến với thơ với đời bằng tất cả những gì chân thành tha thiết nhất. Và có lẽ thôn Vĩ Dạ đã ra đời từ chính cảm xúc chân thành nhưng lại đơn phương của chính tác giả dành cho người con gái thôn Vĩ. Hàn mặc tử là một trong những nhà thơ tiêu biểu, có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới. Thế giới thơ của ông đầy bí ẩn, phức tạp, luôn đan xen giữa những gì thân thuộc, Thanh khiết, thiêng liêng nhất với những gì ghê rợn, ma quái, cuồng loạn nhất. Có thể nói sự nghiệp thơ ca của Hàn là một tháp ngà kiêu sa, tráng lệ, ánh sáng của nó tỏa sáng chói lòa nhân thế. Vì vậy, Tuy là con người bất hạnh tột cùng nhưng lại tài hoa đến tột đỉnh. Với một sự nghiệp văn chương đồ sộ như thế, Hàn mặc tử xứng đáng được mệnh danh là ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam. Bài thơ đây thôn vĩ dạ được in trong tập "Thơ điên" sau đổi thành "Đau thương". Toàn bộ thi phẩm là tiếng lòng vừa tha thiết mê đắm, vừa đau đớn tuyệt vọng của một thi nhân yêu đời da diết mà phải vĩnh viễn rời xa cuộc đời bởi bi kịch éo le và vô vọng. Từ xưa Vĩ Dạ đã đi vào thơ ca bởi vẻ đẹp thi vị, tiêu biểu cho cảnh sắc xứ Huế: "Du khách bảo đây vườn kín đáo Đây xứ mơ màng, đây xứ thơ." Trở lại với những vần thơ của Hàn Mặc Tử, câu hỏi mở đầu chủ yếu là thanh bằng khiến lời thơ thật nhẹ nhàng, êm ái như giọng nói của người con gái xứ Huế: "Sao anh không về chơi thôn vĩ Đại từ" anh "gọi cho ta nhiều cách hiểu khác nhau. Có người cho rằng đó là sự phân thân của nhân vật trữ tình, khi nhân tự vẫn lòng mình sao lâu quá rồi mà vẫn chưa một lần về thăm thôn Vĩ. Như nhắc nhở một việc cần làm, đáng phải làm mà cũng chẳng biết giờ đây có còn cơ hội để thực hiện nó nữa không. Ý là về lại với thôn Vĩ, thăm lại cảnh cũ người xưa. Có người lại cho rằng đó là lời trách móc nhẹ nhàng, lời mời gọi tha thiết của người con gái thôn Vĩ với nhà thơ. Hàn Mặc Tử dùng hai chữ" không về "chứ không phải" chưa về ". Bởi không về là không bao giờ có thể trở về thăm thôn Vĩ. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên nhà thơ viết" về chơi "bởi nó mang sắc thái thân mật, gần gũi thay vì chỉ mang vẻ xã giao, có khoảng cách như hai chữ" về thăm ". Tất cả dường như khép lại mọi nẻo đường về thôn Vĩ, trèo lên biết bao xót xa vì giờ đây thôn Vĩ chỉ còn trong hoài niệm của quá khứ xa vời. Bắt đầu bằng cơ hội ẩn ý đã giúp nhà thơ mở ra khung cảnh thiên nhiên thôn Vĩ Tinh khôi, sống động, tươi đẹp và căng tràn sức sống: " Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền ". Nhắc đến Vĩ Dạ, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong tâm trí nhà thơ là hình ảnh hàng cau, nó mang vẻ đẹp rất đặc trưng của nhà vườn xứ Huế. Cau là loài cây thanh nhã, xinh xắn với thân hình thẳng tắp, tán lá xanh tươi. Nguyễn Bính đã mối tình bình dị của đôi trai gái thôn quê trên cái nền phong cảnh có hình ảnh hàng cau quen thuộc: " Nhà em có một dàn giầu Nhà anh có một hàng cau liên phòng. Bởi lẽ là loài cây cao nhất trong vườn, câu được đón những tia nắng đầu tiên trong một ngày mới tràn đầy sức sống. Thơ mới thường đem đến cho người đọc những cấu tứ, thi liệu mới mẻ, ta đã bắt gặp trên diễn đàn Thư mới nhiều màu nắng lạ. Đó là cái nắng chang chang trong bài thơ "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử: "Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang. Hay" Nắng trở chiều "của Xuân Diệu: " Con đường nhỏ nhỏ nắng liêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều. " Còn ở đây ta lai bắt gặp hình ảnh" nắng hàng cau nắng mới lên ". Từ nắng được lặp lại hai lần cho ta cảm giác thôn Vĩ đang bừng sáng lên trong ánh bình minh. Đó không phải là ánh nắng nhạt buồn của hoàng hôn hay ánh nắng chói chang, gay gắt của trưa hè mà là ánh nắng tinh khôi của buổi sớm mai. Cây cau xuất hiện trong vườn thôn Vĩ như thước đo mực nắng của thiên nhiên. Như thầy Chu Văn Sơn từng nhận xét:" Đốt cau như thước đo mực nắng trong vườn ". Nắng dường như làm bừng sáng cả khoảng trời ký ức của nhà thơ, nó lưu lại trong tâm hồn thi sĩ những ký ức không thể nào phai mờ. Ở câu thơ tiếp theo thi nhân đã chuyển điểm nhìn từ bầu trời tràn ngập ánh nắng xuống khu vườn phủ đầy một màu xanh lá. Khu vườn ấy như hóa thành một viên ngọc lớn trong đôi mắt của thi nhân: " Vườn ai mướt quá xanh như ngọc "Đại từ phiếm chỉ" vườn ai "khiến câu thơ như tiếng reo vui đầy thích thú thể hiện sự ngạc nhiên đến bất ngờ của tác giả trước vẻ đẹp thôn Vĩ. Vườn Vĩ Dạ sau một đêm, những chiếc lá cây được sương đêm lau chùi sạch sẽ giờ đây bỗng bừng sáng lung linh. Nhà thơ khéo léo sử dụng từ mướt chứ không phải mượt. Vì tính từ ấy ngoài chỉ sự nhẫn bóng còn cho thấy vẻ óng ả, mỡ màng. Vẻ đẹp ấy gọi ra màu xanh trong mướt, quý giá, vườn thôn Vĩ như viên ngọc lóng lánh sắc xanh và tỏa ra không gian một màu xanh tuyệt đẹp. Nếu là một kẻ yêu và say mê thơ Hàn, ta cũng từng bắt gặp những vần thơ tương tự như thế: " Thầm thì với ai ngồi dưới trúc Nghe ra ý vị và thơ ngây " Đắm chìm trong cảnh sắc tươi đẹp của vườn thôn Vĩ chỉ là khoảnh khắc với Hàn Mặc Tử để rồi khi tác giả chợt nghĩ đến hố sâu ngăn cản giữa mình với thôn Vĩ bởi chứng bệnh nan y như đang vẫy gọi án tử hình. Cũng vì vậy bài thơ đã có sự chuyển ý, bật cóc rất nhanh từ cảnh sắc vui tươi chuyển sang u hoài: " Gió theo lối gió, mây đường mây dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay " Cảnh bây giờ đã hoàn toàn khác, nhưng cái tâm trạng vẫn cách xa, vắng vẻ. Nhịp Thơ 4/3 chậm rãi như ngắt câu thơ làm hai nửa, âm điệu dàn trải như đưa người đọc chìm đắm vào nỗi buồn hắt hiu cùng thi nhân. Điệp từ gió và mây đã càng tô đậm sự chia lìa ấy. Gió thổi mây bay là quy luật tất yếu của tự nhiên nhưng cái tưởng như không thể chia cách ấy nay lại xa cách chia lìa, mỗi thứ một phương, gió mây đôi đường đôi ngả. Nỗi đau đến tột cùng đã thấm đượm vào cả không gian khiến cho dòng nước sông Hương cũng nhuốm màu tâm trạng. Phép nhân hóa dòng nước buồn thiu vừa làm hiện lên một dòng sông phẳng lặng như không trôi chảy, vừa gọi như làm ngưng đọng nỗi buồn. Thêm vào đó là động thái lai của hoa Bắc như một nét buồn phụ họa làm khung cảnh vốn buồn nay lại buồn hơn. Hàn Mặc Tử nhìn thấy hoa bắp nay như nhận ra sự phiêu tán, chia lìa. Tất cả gió, mây, dòng nước đều đang lưu chuyển, đều đang rời bỏ chốn này bỏ lại hoa bắp. Chỉ còn một mình nó đang cố lay động như một sự níu giữ, một lưu luyến trong vô vọng của kẻ bị chia lìa. Nếu cõi thực của Ký ức trong khổ 1 thật trong trẻo, tươi tắn và rực rỡ với ánh nắng ban mai ấm áp thì đến khổ 2 đã tràn ngập ánh trăng làm vạn vật mờ ảo, nhạt nhòa, lạnh lẽo như thực, như mơ: " Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay " Thôi Hàn Mặc Tử ngày là cõi nắng, đêm là cõi Trăng. Hàn rất mê trăng, nó đã đi vào vườn thơ ông thật ám ảnh như một nhân vật huyền thoại, như một nơi chốn để tâm hồn thi nhân được phiêu du, thoát tục: " Trăng nằm sóng soải trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi " Còn ở đây Hàn Mặc Tử đã gợi ra một hình ảnh thật lạ, đó là một thế giới huyền diệu, nơi ấy có con thuyền chở trăng và có một bến sông trăng. Chỉ có trong mộng thì sông mới là sông trăng, thuyền mới chở được đầy trăng. Cách diễn đạt phiếm chỉ" thuyền ai đậu bến sông trăng đó "tạo ra cảm giác bóng tối lạnh lẽo như bao trùm lên dòng sông, lên cảnh vật thi sĩ như khát khao có con thuyền chở trăng về phải chăng là để chở những khát khao, hi vọng đến khắc khoải về một sự gặp gỡ và hòa hợp? Chữ ký trong câu thơ thứ hai càng thấm thía nỗi tiếc nuối xót xa lo sợ khi luôn biết rằng chẳng bao giờ kịp nữa nhưng ông vẫn cố hỏi khiến tâm trạng trở nên bồn chồn, chua xót, bất lực. Cụm từ tối nay càng làm thi nhân thêm khắc khoải bởi khi tối là khoảng thời gian cuối cùng của một ngày. Tối nay lại mang ý nghĩa xác định khiến quỹ thời gian vốn ngắn ngủi nay lại càng ngắn ngủi hơn. Dường như với Hàn, sống là chạy đua với thời gian. Trong cảnh ngộ ấy, trăng dường như là điểm tựa duy nhất, là bấu víu cuối cùng của kẻ cô đơn đang chơi với trong mơ hồ." Thơ là sự lên tiếng của thân phận ". Thật trớ trêu, định nghĩa ấy hoàn toàn đúng với Hàn Mặc Tử. Mặc dù đang sống với cảnh mộng và sống với người trong mộng, câu thơ đang bồng bềnh phút chốc như trở nên hụt hẫng khi thi sĩ rơi về hiện thực của cuộc đời: " Mơ khách đường xa khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra " Khi không còn ánh nắng ấm áp, cũng không còn ánh trăng mộng ảo, khi nhân đưa người đọc tới một cõi xa xăm. Không gian đã chuyển sang hoàn toàn thế giới mộng ảo. Cụm từ khách đứng xa như tái hiện lên hình ảnh con người nơi trần thế đang xa dần, mò khuất dần trong ánh nhìn tiếc nuối mà vô vọng của thi nhân. Hàn Mặc Tử muốn cực tả rất trắng trong câu thơ" áo em trắng quá nhìn không ra "ở độ tuyệt đối tột cùng. Nó choáng cả không gian, làm lập lòe cả thị giác lại kết hợp cùng đại từ em. Ở đây có thể là người tình trong mộng của Hàn, cũng có thể là người con gái thôn Vĩ. Bằng tài năng của mình, nhà thơ đã làm hiện lên trước mắt người đọc một không gian mờ ảo, mơ hồ với sắc trắng tinh khôi của cõi thực và cõi mộng, điều đó càng tô đậm và nhấn mạnh khoảng cách xa xôi cách trở ngăn cản nhà thơ với cuộc đời, con người xung quanh. Say đến đâu rồi cũng phải tỉnh, mơ mộng đến mấy rồi cũng phải quay lại thực tại. Và khi quay về với thực tại u ám, đây chính là chốn lãnh cung ảm đạm mờ mịt chẳng biết tương lai ngày mai ra sao: " Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà? " Cụm từ" ở đây "đã vẽ ra hai không gian hoàn toàn đối lập." Ở đây "là nơi nhà thơ đang sống, là không gian nghiệt ngã và tăm tối đang bủa vây xung quanh nhà thơ như một lãnh cung, nơi không có" niềm trăng và ý nhạc ", nơi có" người cung nữ nhớ thương vua ". Không gian ấy bây giờ chìm trong sương khói mông lung, lạnh lẽo của xứ Huế. Dù tất cả đều chìm vào ảo ảnh nhưng tâm hồn thi vẫn luôn băn khoăn, day dứt với một câu hỏi" ai biết tình ai có đậm đà? "Từ cõi hư vô ấy, câu hỏi cuối cùng vang lên như một nỗi xót xa, tuyệt vọng của một con người tha thiết mê đắm với cuộc đời, khao khát bộc lộ tình yêu và khắc khoải tìm kiếm sự đồng cảm, đồng điệu. Chẳng biết thôn Vĩ có hiểu cho mối tình đơn phương mà tha thiết đó không? Đó là câu hỏi của tình yêu và cũng là câu hỏi muôn thuở của tất cả những người đang yêu. Câu hỏi của Hàn mơ Hồ, một câu hỏi đã hàm ý vô vọng nhưng thi nhân vẫn khao khát, vẫn mong ai đó biết và thấu hiểu cho tình yêu, cho sự đậm đà của tình người. Như vậy bài thơ đây thôn Vĩ Dạ đã cho ta thấy được vẻ đẹp tràn đầy sức sống và thơ mộng của thiên nhiên. Cũng qua đó ta hiểu được tấm lòng, cảm xúc cùng tình yêu, khát khao giao cảm với cuộc đời của nhà thơ. Bài thơ là sự kết hợp độc đáo giữa nội dung và hình thức nghệ thuật. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những từ ngữ, hình ảnh gọi hình gợi cảm, cách sử dụng từ ngữ linh hoạt, uyển chuyển. Kết hợp với việc sử dụng các biện pháp tu từ, câu hỏi tu từ ở đầu và cuối bài thơ, biện pháp tu từ so sánh" vườn ai mướt quá xanh như ngọc ", biện pháp nhân hóa" dòng nước buồn thiu ".. Sử dụng các đại từ phiếm chỉ" vườn ai "," tình ai ".. Tất cả những điều ấy đã đánh thức trong lòng độc giả tình yêu thiên nhiên, cảm xúc say đắm trước vẻ đẹp nên thơ, mờ ảo cùng niềm xót thương, trân trọng, đồng cảm với tác giả. " Thơ phát khởi trong lòng người"(Lê Quý Đôn). Vì vậy nên mỗi một tác phẩm thơ, đều chan chứa cảm xúc và tâm tư. Những cảm xúc và tâm tư ấy lại được thể hiện ngắn gọn qua từ ngữ giàu sức gợi cảm, gợi tả. Xuất phát từ ý nghĩa này Đây Thôn Vĩ Dạ đã trở thành bài thơ hay làm xúc động lòng người và sẽ mãi mãi ghi dấu ấn trong lòng người.