Tâm hồn người thi sĩ lúc nào cũng xôn xao cũng đa cảm như tiếng lá lao xao của mùa thu, luôn nặng trĩu tâm sự và cảm xúc, vậy nên tác phẩm của họ mới bao giờ cũng mang sức gợi, biểu đạt được những tâm tư sâu kín. Điều này được thể hiện rõ nét qua "Đây Thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử. Bài thơ vừa là bức tranh huyền ảo đượm buồn vì cảnh đẹp cố đô, vừa là nỗi buồn về một mối tình xa xăm vô vọng. Đồng thời còn là tiếng kêu cầu một sự cứu rỗi kịp thời, nhanh chóng đến với thể xác và tâm hồn đang dần tàn lụi. Mặc dù là người tài hoa và mang tình yêu cuộc sống sâu sắc nhưng nhà thơm đã không có cơ hội tận hưởng hết thanh xuân tươi đẹp, mắc phải căn bệnh phong quái ác, bệnh tật đã bứt lìa nhà thơ ra khỏi nhiều ước mơ tuổi trẻ, lạnh lùng ném thi sĩ về một xóm vắng Bình Định, cách li hẳn cuộc đời. Những năm cuối đời, nhà thơ nhận được một tấm bưu ảnh "có mây, có nước, có chiếc đò ngang với cô gái chèo đò, có mấy khóm tre, có cả ánh trăng hay mặt trời chiếu xuống nước" cùng đôi lời thăm hỏi của cố nhân. Tấm bưu ảnh đã làm sống dậy trong ký ức Hàn những kí ức tươi đẹp về cảnh sắc và con người Vĩ Dạ, tấm bưu ảnh còn đánh thức trong thi nhân những cung bậc tình cảm mãnh liệt. Tình cảm sâu sắc được nhà thơ thể hiện qua thi phẩm Đây thôn Vĩ Dạ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong nhiều thế hệ độc giả. Leonardo Devinci từng nói thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm, qua ngôn ngữ hình ảnh và cách diễn đạt nhà thơ vẽ lên trước mắt người đọc những điều đẹp đẽ giúp họ tưởng tượng một cách dễ dàng về phong cảnh sự việc và con người. Sao anh không về chơi thôn vĩ? Dòng thơ vừa mang sắc thái một câu hỏi, thoáng chút trách móc cũng vừa như một lời mời mọc. Dù trong hình hài câu nghi vấn nhưng bản chất người đưa ra câu nói hoàn toàn không đợi được trả lời, nó như lời bộc bạch tâm tình, càng về sau càng u hoài khắc khoải. Câu thơ thốt lên để giãi bày nỗi nhớ niềm thương, làm bao kỉ niệm thưở xa xưa thêm một lần sống lại. Câu nói trên có thể là lời cô gái thôn Vĩ, hoặc cũng có thể là lời tác giả tự hỏi chính mình. Nhưng dù thế nào đi nữa thì đây thực chất là sự phân thân của nhà thơ thể hiện niềm khát khao trở về gặp gỡ mảnh đất kỷ niệm, nơi in dấu thanh xuân, nơi lưu giữ mối tình đẹp đẽ. Vừa hỏi vừa nhắc đến một việc cần làm, đáng phải làm, mà chẳng biết từ bao giờ có còn cơ hội để làm nữa không. Ấy là về lại thôn Vĩ, thăm lại chốn cũ, cảnh xưa. Niềm khát khao đã cất lên thành lời tự vấn. Như vậy, với thôn Vĩ, nhà thơ nuối tiếc đến xót xa, từ "về" không chỉ gợi không gian mà còn mở thời gian giữa quá khứ và hiện tại. Khoảng cách "ở đây" và "ngoài kia" sao mà xa xôi quá. Nhớ lắm, thương lắm, khao khát lắm nhưng cũng đầy hoài nghi và mặc cảm về khả năng thực hiên ao ước của mình. Khao khát cũng chỉ là khao khát, liệu có cách nào cho thỏa ước ao? Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Thực ra câu hỏi ấy chính là một điểm lóe sáng trong tâm tư chợt thức của thi nhân. Thôn Vĩ trong con mắt của Hàn đã trở thành một thế giới mà ông hằng mơ ước. Cơ hội về lại Vĩ Dạ cơ hồ không còn nữa, thi nhân đã phải cách li, tuyệt giao với cuộc đời, nhưng tuyệt giao mà không tuyệt tình, nhà thơ đã trở về vĩ dạ bằng con đường hoài niệm và tưởng tượng khiến cho những hình ảnh đẹp đẽ nhất về Huế, về Vĩ Dạ lập tức sống dậy trong kí ức. Vĩ Dạ thôn nằm bên bờ sông Hương thơ mộng trữ tình với những ngôi nhà vườn duyên dáng như những bài thơ tứ tuyệt, Nhà thơ Bích Khê từng viết: Vĩ Dạ thôn! Vĩ Dạ thôn! Biếc xanh cần trúc không buồn mà say. Không phải lần đầu Vĩ Dạ vào thơ, nhưng trong thơ Hàn, Vĩ Dạ mang một nét đẹp riêng mà không trang thơ nào có. Khi yêu nhau rồi dù nó có xấu thì trong tâm trí người kia vẫn là đẹp, huống gì Vĩ Dạ đã rất đẹp rồi thì vào tâm trí Hàn nó không chỉ là thơ mộng mà còn rất đỗi thiêng liêng. Ấn tượng đầu tiên khi nhắc tới khu vườn là hàng cau trong nắng sớm: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Cảnh đẹp không phải ở hàng cau, cũng không chỉ ở nắng, mà là "nắng hàng cau". Ý thơ gợi vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết của thứ nắng thanh tân, thiếu nữ. Ai đã từng sống với cau, dễ thấy nó là một thứ cây cao, thậm chí ở mảnh vườn nào đó, có thể là cao nhất. Nó là cây đầu tiên nhận được những tia nắng đầu tiên của một ngày. Bởi thế mà tinh khôi. Điệp từ "nắng" được nhắc lại 2 lần làn nổi bật bức tranh ngập tràn ánh nắng. Nắng chín Nắng mai rót vào vườn cứ đầy dần theo từng đốt, từng đốt.. Đến khi tràn đầy thì nó biến cả khu vườn xanh thành một viên ngọc lớn: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Khi viết về hoa lá cỏ cây, người ta dùng từ mướt để diễn tả sự bóng láng, mỡ màng, khiến cho người nhìn thấy thích mắt. Chữ "mướt" toát lên vẽ mượt mà, óng ả đầy sắc xuân. Hình ảnh so sánh "xanh như ngọc" đã lột tả được cái thần hồn của cảnh: Đẹp trong sáng thuần khiết, đầy sức sống, ngập sắc xanh. Trong tứ thơ Đây thôn Vĩ Dạ, cảnh đẹp hơn khi có sự xuất hiện của con người: Lá trúc che ngang mặt chữ điền Qua bốn dòng thơ, những cảnh vật đơn sơ cũng trở nên lộng lẫy, người và cảnh hòa hợp tôn lên vẻ đẹp của nhau. Đẽ thấy bức tranh thôn Vĩ trong hoài niệm tác giả vô cùng đẹp, đầy sức sống, đầy màu sắc, ánh sáng. Đối lập hoàn toàn với cái thực tại chua xót mà nhà thơ đang phải vật lộn từng giờ từng khắc. Sự đối lập càng khiến không gian phi thực kia trở nên lung linh hơn, nhưng càng khắc khoải, dằn vặt hơn. Trở về thôn Vĩ là việc thường tình nay đã trở thành hạnh phúc xa vời ngoài tầm với. Thế mới thấy tình yêu, sự gắn bó với người, với đời của thi nhân sâu sắc đến chừng nào. Vĩ Dạ nằm bên bờ sông Hương, sông đượm nét mênh mang buồn đã đi vào thơ nhiều thi sĩ: Sông hương một vầng nguyệt Dằng dặc sầu xưa nay (Nguyễn Du) Con sông dùng dằng, con sông không chảy Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu (Thu Bồn) Tái hiện cảnh đẹp của Vĩ Dạ đêm trăng, nhà thơ cũng đồng thời thành công tái hiện nhịp điệu khoan thai, đượm buồn của xứ Huế: Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Hình ảnh thơ ban đầu tưởng như gần gũi nhưng tạo vật không thể cùng chạm tới nhau. Điệp từ "gió-mây" được đặt đầu cuối mỗi vế cùng nhịp thơ 4/3 tạo cảm giác, ấn thượng về sự chia lìa, phân rã, rời rạc. Qua thơ ta thấy thi nhân đã trở về thực tại, ý thức được tình trạng bi đát của bản thân, phải chịu cảnh chia lìa, trống trải. Cảnh sông nước như được thổi thêm hồn, thêm tâm trạng qua hình ảnh nhân hóa: Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Hình ảnh "hoa bắp lay" khiến cho bức tranh sông nước mang nặng nỗi buồn hiu hắt. Động thái "lay" tự nó không vui, không buồn. Sao trong cảnh này nó lại hắt hiu vậy. Nó là một nét buồn phụ họa với gió, mây, dòng nước, hay nỗi buồn nước mây đã xâm chiếm, đã lây nhiễm vào lòng hoa bắp phất phơi này? Giữa vạn vật đang trong xu thế chia lìa, li biệt, Hàn Mặc Tử mong có thứ ngược dòng tìm lại, ấy là trăng: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? Trăng xuất hiện nhiều trong thơ Hàn Mặc Tử, trở thành một ám ảnh nghệ thuật. Về lại bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ trăng xuất hiện qua hình ảnh "thuyền chở trăng, bến sông trăng" đã tạo nên không gian ngập ánh trăng, lung linh hư ảo. Chỉ qua hình ảnh "sông trăng" ta liên tưởng đến một khung cảnh hư hư, thực thực huyền hoặc như lạc vào cõi mộng. Trăng như đã trở thành cứu tinh, là linh vật để tâm hồn thi nhân bám víu. Cách nói ghép nhập một loạt hình ảnh: Bến-sông-trăng của nhà thơ gây nhiều cách liên tưởng. Bến sông hay bến trăng, dòng sông hay dòng trăng? Người đọc khó tránh khỏi sự quyến rũ của "sông trăng" và "thuyền chở trăng". Đó quả là những hình ảnh thi vị tài hoa. Trong ca dao, bến là nơi thuyền trở về: Thuyền ơi có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền Trong thơ Hàn bến lại là nơi thuyền xuất phát, nơi ngập tràn tình yêu, hạnh phúc. Vậy mơi con thuyền này đến là nơi đâu? Chính là nơi tăm tối, đau khổ mà nhân vật trữ tình đang đứng đợi. Về nơi chứa sự mông lung, mơ hồ mà chính nhà thơ từng biểu đạt: Tôi đang ở đây hay ở đâu Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu Vậy con thyền có chở trăng về kịp tối nay hay không? Từ "kịp" khiến cho mạch thơ vỡ ra, vội vàng và gấp gáp, diễn tả sự đợi chờ trong lo lắng, thấp thỏm, mong chờ đến khẩn thiết của thi nhân trong một khoảnh khắc tối thiểu của sự sống- "tối nay". Giọng thơ khắc khoải khiến cho ta nhận ra tất cả sự khẩn thiết của thi nhân. Từ "kịp" hé mở cho ta thấy một mặc cảm: Mặc cảm về hiện tại ngắn ngủi, lóe mờ, từ đó cho thấy một cách sống chạy đua với thời gian, cuống quýt, hối hả. Những dòng thơ Hàn Mặc Tử cuốn hút giữ chân độc giả với một sức mê hoặc đến lạ thường. Bức tranh thôn Vĩ ở khổ thơ thứ hai vẫn đẹp lung linh và ảo diệu nhưng đã có đôi chút gợi buồn, gợi chia lìa, phân rã. Không gian tan tác ấy gợi ra một không gian khác- không gian tâm hồn đổ vỡ, trống rỗng, bấn loạn, bất an. Cảnh vạn vật chuyển mình vào đêm trăng với nỗi đau chia lìa phiêu tán chơ vơ, ảo diệu và hiu hắt khiến cho cái tôi khao khát vượt thoát nỗi đơn độc, oằn mình đối chọi mong mỏi được gặp gỡ sẻ chia. Được viết lên bằng cảm xúc mãnh liệt của người nghệ sĩ, từng câu từng chữ đều làm cho tình yêu, sự gắn bó với con người, cuộc đời của thi nhân được thể hiện sâu sắc. Đến với khổ thơ thứ ba, Hàn Mặc Tử đãn lối người đọc chiêm ngưỡng bức tranh nghệ thuật mờ nhòe, khó xác định. Bởi đó là thế giới của giấc mơ: Thế giới tiềm thức, vô thức, vô cùng hư ảo và bởi vậy nên muôn lần khó nắm bắt.. Trước hết là hình ảnh con người hiện lên trong mơ: Mơ khách đường xa khách đường xa Điệp từ "khách đường xa" cùng nhịp ¾ gây ấn tượng mạnh về khoảng cách chia xa. Với cuộc đời và với con người thôn Vĩ, tác giả là khách đường xa, vị khách ấy chợt đến chợt đi, vị khách luôn khao khát trở về thôn vĩ ngắm nhìn cảnh cũ người xưa, nhưng tất cả không thể thành sự thật. Áo em trắng quá nhìn không ra Hình ảnh: Em, áo em gợi vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết nhưng mơ hồ, vượt ngoài sự kiểm soát của tâm trí. Bởi em là biểu tượng của tình yêu, hạnh phúc nhưng là tình yêu, hạnh phúc mong manh, xa vời. Hình ảnh con người xuất hiện ngày càng nhạt nhòa, hư hư ảo ảo: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Câu thơ 'Ở đây sương khói mờ nhân ảnh "kéo hồn thi sĩ trở về với nhận thức mình không có tình yêu.. Cơ hội về lại cuộc đời cơ hồ không còn nữa. Vô cùng yêu đời, thiết tha bao luyến tất cả, vậy mà phải cách li, ở thế tuyệt giao với tất cả. Nhưng tuyệt giao mà chẳng thể tuyệt tình! Hạnh phúc trong đời là một cuộc xổ số có mấy ai cầm được tấm độc đắc? Vì thế mà Hàn nghẹn ngào, nghi ngờ, buồn tủi. Câu hỏi nghi vấn nhưng thực ra là tan vỡ hi vọng một mối tình trong tâm tưởng: - Ai biết tình ai có đậm đà? Nếu như câu mở đầu đã gợi mở kỷ niệm, gọi thức hình ảnh, đặt ra nghi vấn thì câu cuối chính là lời giải đáp." Sao anh không về chơi thôn Vĩ? "Anh không về hay anh không thể về? Vì khoảng cách, bệnh tật, và vì ai biết tình ai có đậm đà không mà tìm lại? Nói cách khác thì là thi sĩ đang trong trạng thái hoài nghi tình người, tình đời có bền lâu hay mong manh hư ảo. Đại từ phiếm chỉ" ai "khép nép, khiêm nhường, kín đáo những lại chính là con chữ được nhà thơ ký thác bao niềm uẩn khúc." Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem