Hình như dã là thi sĩ, không ai có thể vô tình không nói đến cảnh thu. Thế kỉ trước, nhà thơ làng Yên Đổ đã vang danh trong làng văn học vơi sba bài thơ thu trác tuyệt. Sang thế kỉ XX, Tản Đà cũng bùi ngùi mượn tiếng thơ sầu "cảm thu, tiễn thu". Rồi đến lớp thi nhân cùng thời Xuân Diệu cũng tả cảnh thu, nghe "tiếng thu" thương nhớ bồi hồi với thu. Nhưng trong âm hưởng của tiếng đàn thu muôn điệu ấy, bài thơ thu của Xuân Diệu vẫn có một nét riêng. Cái tài tình của thi nhân là nói đến một đề tài muôn thuở rất quen thuộc của thi ca chẳng những không trùng lặp, sáo mòn, mà còn hé mở những nét mới. Xuân Diệu tự ví mình là cây kim bé nhỏ còn vạn vật là muôn đá nam châm. Bởi thế, dù thu tới với những nét u hoài, nhà thơ vẫn bị hút vào với nhiều sắc điệu rực rỡ: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng; Đây mùa thu tới – mùa thu tới, Với áo mơ phai dệt lá vàng. "Rặng liễu" xuất hiện ngay từ đầu bài thơ cùng với dáng "đứng chịu tang" với tóc buồn buông xuống và lệ ngàn hàng đã gợi lên một cảm giác tang tóc buồn thảm. Hãy chú ý sự tưởng tượng phong phú của thi nhân: Dáng liễu mềm nghiêng xuống như những mái tóc thiếu nũ và đồng thời cùng lệ tuôn, tạo thành dáng vẻ u buồn. Câu thơ chưa nhắc đến thu mà người đọc đã chớm nhận ra thấp thoáng bóng thu sang. Khi ấy hồn thơ người thi sĩ như reo lên: Đây mùa thu tới – mùa thu tới, Với áo mơ phai dệt lá vàng. Hai câu thơ thật đẹp và sáng với sự lan tỏa của các âm tiết tạo thành tiếng nhạc du dương của buổi đầu mùa thu tàn tạ. Bải thơ mở đầu bằng một bức tranh, nhưng liên đó đã ngân lên nhịp bước của thời gian. Vẻ tàn tạ của mùa thu rõ dần. Các loài hoa lần lượt lìa cành và màu vàng mơ đã chuyển thành màu đỏ đang dũa mòn màu xanh: Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đõ rũa màu xnah Những luồng run rẩy rung rinh lá Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh. Là lẽ tự nhiên của trời đất, sang thu, cảnh vật trở nên phai tàn, lạnh lẽo. Trời buồn, lá rụng, gió hiu hiu. Thơ tả mùa thu không bao giờ thiếu vắng những hình ảnh đó. Xuân Diệu nắm bắt được bước đi của thời gian qua các chi tiết "hơn một loài hoa", "sắc đỏ rũa màu xanh" và sự rũa mòn của thời gian như tạo thành những luồng cảm giác run rẩy, rung rinh trong lá. Trí tưởng tượng dồi dào đã làm bút pháp nhà thơ thêm táo bạo, các hình ảnh "đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh" quả là đã gợi tả được các hình hài trơ trụi của cành cây và gây cảm xúc chơi vơi đến rợn người. Bài thơ kết lại trong cảm giác về sự chia li. Với cuộc ra đi của màu sắc lá cây, sự phai mờ của trăng, của núi, là từng bay chim bay đi tìm tổ ấm: Mây cẩn từng không, chim bay đi Khí trời u uất, hận chia li Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì. Lạ lùng sao, cứ mỗi độ thu về là người ta bàng hoàng liên tưởng đến phút chia li. Có lẽ cảnh trời thu "mây vẩn từng không" ảm đạm ít nhiều phù hợp với tâm trạng con người khi cách biệt. Câu thơ cuối lửng lơ không như một dấu hỏi mà như một dáng tư lự. Tác giả không đi sâu ào tâm tư những cô thiếu nữ, và ta cũng không muốn tìm hiểu thêm, chỉ biết đó cũng là một dáng nét của mùa thu hòa điệu với sự ngẩn ngơ của nàng trăng ở trên và khí trời u uất ở dưới. Bài thơ khép lại mà dư âm còn vương vấn trong ta. Không phải cái sáng sủa, tịch mịch như sắc thu của Nguyễn Khuyến, mùa thu của Xuân Diệu hiện ra với những hình ảnh, màu sắc, biển đổi, tàn phải, ẩn chứa những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn Á Đông trước bước đi không cưỡng lại được của thời gian, lại được diễn tả bằng một ngôn ngữ mới lạ, hiện đại. Có người nói Xuân Diệu là nhà thơ của niềm giao cảm hết mình giữa những con người với thiên nhiên. Ta có thể nói thêm, đó là sự giao cảm hết mình với nhịp bước của thời gian, với sự tàn phai của cảnh sắc trong thời gian.