Tên bài thơ: Ông Đồ Tác giả: Vũ Đình Liên Thể thơ: Ngũ ngôn (5 chữ) Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực Tàu, giấy đỏ Bên phố đông người qua Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài: "Hoa tay thảo những nét Như phượng múa, rồng bay" Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? * Cảm nhận: Ông đồ là những người dạy học chữ Nho thời xưa. Ông thường xuất hiện mỗi dịp tết đến xuân về. Những ngày tết, ông đồ thường được mọi người thuê viết chữ hoặc câu đối đóng góp một phần không nhỏ trong dịp tết về việc giữ gìn nét truyền thống văn hóa dân tộc. Ông sử dụng đôi bàn tay khéo léo viết lên từng hàng chữ xinh đẹp, mềm mại như "phượng múa, rồng bay". Nhưng theo dấu bước chân biết mất của nho học ông đồ cũng dần dần bị mọi người quên lãng vẫn người đó vẫn tài năng ấy nhưng lại không ai cần thuê viết nữa. Sử dụng biện pháp nhân hóa khiến giấy đỏ và nghiên mực cũng có cảm xúc như con người biết buồn biết sầu hay chính ông đồ cảm thấy lẻ loi, cô đơn giữa không khí ngày tết. Lá vàng rơi trên từng trang giấy, những giọt mưa bụi nhẹ bay trong không khí gợi sự ảm đạm lạnh lẽo khiến tâm trạng con người cảm thấy u buồn. Năm mới đã đến nhưng lại không có sự xuất hiện của ông đồ - người đã từng trở thành tín ngưỡng. "Hồn ở đâu bây giờ" câu hỏi được đặt ra không phải dùng để hỏi mà để bộc lộ niềm tiếc thương, day dứt, ngậm ngùi về cảnh cũ, người xưa. Tiếc thay cho số phận của ông đồ, từng có một thời hoàng kim chói lọi nay lại lại chìm vào quên lãng của thời đại.