Ông đồ Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tày giấy đỏ Bên phó đông người qua. Bảo nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay. Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu. Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay Năm nay hoa đào nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? - Vũ Đình Liên - Các bạn đọc bài này thì bao nhiêu phần trăm các bạn thấy quen nhỉ? Chắc một số bạn sẽ đoán được bài "Ông đồ" học năm lớp mấy. Bài này thơ này của tác giả giả Vũ Đình Liên rất quen thuộc với các bạn học sinh. Theo mình cảnh tàn tạ của Nho học một thời mà ông đồ là nhân chứng tiều tụy cuối cùng của nó tạo nên niềm thương cảm sâu xa không chỉ đối với một lớp độc giả khi bài thơ xuất hiện. Cái khắc khoải, cái day dứt không nguôi ấy còn mãi về sau bởi vì nói đến Nho học là nói đến một nền văn hóa du nhập vào nước ta không dưới một ngàn năm. Nó gắn bó với biết mấy buồn vui, nó đắp mồi nên bao mối quan hệ, nó tạo ra lẽ sống con người.. ấy là một nền văn minh truyền giữ lâu đời. Trước những biến thiên của lịch sử, trước xu hướng Âu hóa, một nên kinh tế khác, một nên văn hóa khác đnag tiến vào vào lật đổ thứ tưởng chừng như trường cửu trước đó. Nén hướng tưởng niệm mà bài thơ thắp lên không chỉ hướng về một người mà còn hướng về một thế hệ lịch sử văn minh. Cái hay ở bài thơ không chỉ ở ý nghĩa xã hội vừa nêu, mà còn ở hình tượng của nó. Bài thơ vừa tả cảnh vừa ngụ tình. Sự đan xen vốn là thuộc tính nghệ thuật của thơ ca ấy xuyên suốt bài thơ một cách vô cùng nhất quán. Cả hai ý nghĩa nội dung lại chứa đựng một hình thức thể loại, một ngôn ngữ, một kết cấu độc đáo. Vũ Đình Liên không viết nhiều, và các bài thơ không nhiều ấy khởi nguồn từ "lòng thương người và tính hoài cổ" (Hoài Thanh). Ông đồ được khởi lên từ đó, là một tinh hoa.