NLXH văn hoá ứng xử trên không gian mạng - Trà Min

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Trà Min, 23 Tháng một 2022.

  1. Trà Min ❀ Gió tàn bão tan, tiệc tàn mình đi ❀

    Bài viết:
    154
    VĂN HOÁ ỨNG XỬ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

    (Bài dự thi Miss VNO 2021)


    Vòng 3: Thử thách

    Người dự thi: Trà Min

    SBD: 017


    [​IMG]

    (Nguồn ảnh: Noemamag.com)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Với sự phát triển của khoa học công nghệ, mạng xã hội cũng theo đó phổ biến dần, nhất là trong hai năm gần đây khi dịch Covid-19 bùng phát. Những ngày này mọi người không thể đi đâu chơi, tất cả sinh hoạt, học tập, làm việc đều diễn ra trên mạng. Do sự cần thiết đột ngột dẫn đến tất cả mọi lứa tuổi từ trẻ em đến thanh thiếu niên, người trung niên, thậm chí là cả người lớn tuổi cũng bắt đầu học cách dùng mạng xã hội. Chính vì thế, bây giờ mạng xã hội cũng được xem như một xã hội thu nhỏ.

    Có thể nói mạng xã hội là công cụ hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của con người. Chúng ta có thể làm nhiều việc như học tập, làm việc, thậm chí là kinh doanh trên mạng, ở đây có một nguồn kiến thức và tài nguyên khổng lồ để con người khai thác. Hay nhỏ nhặt hơn, mạng xã hội là nơi để mọi người cùng chia sẻ cuộc sống, lưu giữ những kỉ niệm buồn vui. Tuy nhiên, việc gì cũng có hai mặt của nó, bởi vì là thế giới ảo, mọi người chỉ nhìn nhau qua một lớp màn hình cho nên đây không phải một xã hội an toàn. Một bộ phận rất đông người sử dụng mạng xã hội hiện nay có văn hóa ứng xử trên mạng quá kém. Nhiều người đã dựa vào việc không ai biết mình là ai mà có những phát ngôn thiếu suy nghĩ ở trên mạng.

    [​IMG]


    (Nguồn ảnh: Trà Min - tự sưu tầm)

    Chắc hẳn mọi người không còn xa lạ gì với những bình luận như thế này. Những lời lẽ cay nghiệt, đầy tính đố kị, ghen ghét này xuất hiện ở khắp mọi nơi. Thấy ai không vừa mắt thì công kích, người khác khoe thành quả mà mình đạt được sau những nỗ lực thì lại móc mỉa, dạy đời. Hiện tượng này được thấy ở mọi lứa tuổi, từ những trẻ nhỏ không hiểu chuyện cho đến những người lớn mà đáng ra đã hiểu đời chứ không riêng gì bộ phận thanh thiếu thiếu niên. Vậy nguyên nhân là do đâu?

    Như đã đề cập ở trên, đó là một thế giới ảo, mọi người đã dựa vào cái "ảo" của nó để thể hiện bản thân. Có những người ghen tị với thành quả của người khác, chế giễu điểm yếu của người khác chỉ để thỏa mãn bản thân thành một người "thượng đẳng" hơn họ. Trong những cuộc tranh luận, bởi vì cái tôi cao mà không thừa nhận lỗi sai của mình, họ vẫn tiếp tục cãi lại, đến khi đuối lý thì bắt đầu xúc phạm người khác. Họ coi mạng xã hội giống như một nơi để trút giận, giải tỏa áp lực trong cuộc sống bằng một cách tiêu cực nhất.


    Không những thế, việc văn hóa ứng xử trên mạng kém văn minh không chỉ diễn ra ở Việt Nam, nhiều người nước ngoài, hay thậm chí là người phương Tây khi được tiếp xúc với công nghệ rộng rãi hơn ta từ sớm cũng không ngoại lệ. Hơn thế chủ đề của họ không dừng lại ở so sánh ngoại hình, kì thị giới tính mà còn có cả phân biệt chủng tộc..

    [​IMG]

    (Nguồn ảnh: Trà Min - tự sưu tầm)

    Đã có biết bao nhiêu người rơi vào trầm cảm, ám ảnh xã hội và các vụ tự sát đau lòng xảy ra chỉ vì những lời lẽ cay nghiệt của cư dân mạng - người không thực sự hiểu hoàn cảnh mà nạn nhân đang trải qua nhưng vẫn thích phán xét người khác, dạy đời người khác, chì chiết, lăng mạ như thể họ sai thật hay lỗi sai của họ là không thể cứu vãn được nữa. Hay còn có những vụ ẩu đả đánh nhau chỉ vì những lời nói không suy nghĩ của mình để rồi hình ảnh bản thân bị chia sẻ khắp các trang mạng, sau đó lại đi gây gổ với nhau vì các video đó và tạo thành một vòng luẩn quẩn tai hại không hồi kết mà hai bên chẳng được lợi ích gì, không những thế còn bị người khác nhòm ngó chê cười.

    Những thành phần như vậy thật đáng chê trách và cực kì nguy hiểm cho xã hội. Khi một lời nói ra, không chỉ người người trong lời nói nhắm tới bị tổn thương mà còn gây thay đổi tam quan, định kiến của người khác, đặc biệt là thế hệ trẻ - người dẫn dắt tương lai. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều cư xử kém văn minh, phần lớn những người dùng mạng hiện nay vẫn rất lịch sự và tôn trọng lẫn nhau. Họ đồng cảm với quan điểm của người khác, hay góp ý một cách chân thành mà không gây tổn thương đến đối phương.


    [​IMG]

    (Nguồn ảnh: Trà Min - tự sưu tầm)

    Thiết nghĩ chúng ta nên học hỏi những người như vậy, lấy họ làm gương để noi theo học tập. Ở một nơi tất cả xã hội đều có thể chứng kiến như thế mà những định kiến sai lệch lại xuất hiện rải rác khắp mọi ngóc ngách, nó sẽ dần trở thành một hệ tư tưởng tiêu cực rất khó xóa đi, vậy cho nên chúng ta cần phải thay đổi nó ngay từ bây giờ. Các nhà chức trách cần làm gắt gao vấn đề an ninh mạng và thông tin người dùng, cần có thông tin xác minh cụ thể cho những tài khoản mạng, trò chơi điện tử có giới hạn độ tuổi.. Còn các người dùng mạng thì cùng nhau hỗ trợ, tuyên truyền xây dựng thế giới mạng văn minh, lịch sự, những phát ngôn khiếm nhã nên được báo cáo và nhắc nhở, nếu vẫn cố chấp thì phải có sự can thiệp của pháp luật.

    Giáo dục là thấm nhuần, chúng ta có thể từ từ từng bước nâng cao văn hóa ứng xử mạng, giúp nhau hiểu điều gì là nên hay không nên làm để có một mạng xã hội an toàn, văn minh, phù hợp với mọi lứa tuổi. Chúng ta có quyền tự do ngôn luận nhưng hãy tử tế với nhau để xã hội có thể ngày càng phát triển và tiến bộ hơn.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...