NLXH: Văn Hoá Ứng Xử Trên Không Gian Mạng - Tôn Nữ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Tôn Nữ, 23 Tháng một 2022.

  1. Tôn Nữ

    Bài viết:
    74
    BÀI DỰ THI MISS VNO 2021

    Vòng 3: Thách Thức

    Thí sinh: Tôn Nữ

    SBD: 038

    Chủ đề:

    Viết một bài văn nghị luận từ 1000 - 3000 chữ nói về: Văn hóa ứng xử trên không gian mạng.

    [​IMG]

    (Ảnh gốc: Google, des by Tôn Nữ)

    Mọi thứ đều có hai mặt của nó, mặt sáng và mặt tối, mặt tích cực và mặt tiêu cực. Và dưới sự bùng nổ của công nghệ thông tin như hiện nay, mạng xã hội cũng ngày càng phát triển và kéo theo đó là một vấn đề nhức nhối lòng người, đó là: Vấn đề văn hóa ứng xử trên không gian mạng. Đúng là một vấn đề bình thường nhưng thật ra nó chẳng bình thường chút nào cả. Và bạn đã bao giờ tự hỏi chính bản thân mình rằng: Liệu "văn hóa ứng xử" trên không gian mạng của bạn đã đúng hay chưa, chưa? Chúng ta cũng nhau tìm hiểu nhé.

    Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ bản chất của vấn đề. Mạng xã hội là gì? Văn hóa ứng xử là gì? Mạng xã hội Là một trang web hoặc nền tảng trực tiếp với nhiều hình thức và tính năng khác nhau giúp mọi người có thể giao lưu kết nối với nhau. Hiện nay một số mạng xã hội nổi tiếng ở Việt Nam như là Facebook, Tiktok, YouTube và Instagram. Thật khó hiểu và hình dung được văn hóa ứng xử là gì nhưng mà ta có thể hiểu một cách nôm na rằng: Văn hóa là một phạm trù rộng lớn, nó bao hàm tất cả mọi thứ và được tạo nên từ những chuẩn mực trong từng thời kỳ khác nhau. Còn ứng xử là là cách cư xử, giao tiếp, phản ứng của một người khi đứng trước một bối cảnh nào đó và nó sẽ thể hiện rõ nét nhất khi thông qua thái độ, hành vi, cách nói năng bên ngoài của con người, cách ứng xử này có thể là cọc cằn thô lỗ hoặc lịch sự tôn trọng. Và ngày nay, ta hướng đến một văn hóa ứng xử theo truyền thống Chân - Thiện - Mỹ. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá một con người.

    [​IMG]

    (Sưu tầm)

    Nhưng mà cách ứng xử trên không gian mạng thì có gì mà khiến chúng ta phải nhức nhối đau đầu? Theo số liệu thống kê 6/2021 Việt Nam có 73, 7 % dân số sử dụng internet và hầu hết là giới trẻ sử dụng. Chẳng cần phải nói đi đâu xa, ngày ngày chúng ta lướt web, lướt mạng xã hội hoàn toàn có thể bắt gặp những cụm từ như: Đú trend, xin link, câu like câu view, hóng hít drama, ném đá hay những cuộc cãi vã kịch liệt mà không phân đúng sai, ngay cả cha mẹ tổ tiên cũng đem ra mà chửi một trang dài. Cộng thêm tình hình dịch bệnh căng thẳng như hiện nay, mọi người ở nhà nhiều hơn và tất nhiên, thời gian lướt web cũng nhiều hơn. Không chỉ thế, trên mạng xã hội còn đầy rẫy những bình luận tiêu cực vô nghĩa dưới các bài đăng với ngôn từ tục tĩu, thô lỗ, mất lịch sự. Họ thả những cái like vô tình, hóng hớt những clip đánh nhau, bạo lực học đường, các video nhạy cảm.. được nhiều người lan truyền. Đôi khi, người ta còn chưa hiểu đầu đuôi sự việc ra sao mà đi vào phán xét chửi bới một người, nghĩ mình luôn đúng, mình là anh hùng trừng trị kẻ ác, bảo vệ công lý.

    [​IMG]

    (Sưu tầm)

    Vậy nguyên nhân của thực trạng trên là đó đâu? Như đã nói ở trên, hầu hết người sử dụng mạng xã hội là giới trẻ, mà giới trẻ đa phần đều hiếu thắng, ngông cuồng, thích tỏ ra ta đây, muốn thỏa mãn được cái tôi của mình, muốn được mọi người chú ý. Và chính tính cách này có thể biến bạn thành trung tâm của cơn bão mang tên mạng xã hội. Nó sẽ ép chết bạn. Ngoài ra, giới trẻ còn chưa được phổ cập hoặc thiếu kiến thức rõ ràng về mạng xã hội. Đôi khi còn do ảnh hưởng từ môi trường sống, hoặc sự bỏ bê hoặc quá mức cưng chiều con cái của bậc phụ huynh cũng là một trong các nguyên nhân gây ra vấn đề này.

    [​IMG]

    (Sưu tầm)

    Không thể phủ nhận mặt tốt mà mạng xã hội mang lại như: Giúp các bạn hướng nội rụt rè trở nên cởi mở tự tin hơn, chúng ta có thể giao lưu kết bạn trên mạng, tham gia group học tập hay làm việc, giúp ta nắm bắt thông tin nhanh.. Nhưng mà so với mặt tốt thì mặt tối của mạng xã hội lại khiến chúng ta khóc không ra nước mắt. Tuy mạng xã hội là ảo nhưng cộng đồng trên đó là thật. Ở trên đó, ta muốn nói gì thì nói, thích like bình luận thế nào thì làm thế ấy nhưng đến khi ra thế giới thật, ta lại khép kín và chỉ trở thành anh hùng bàn phím mà thôi. Còn ảnh hưởng tới nhân cách và chúng ta vô tình nhiễm phải cái xấu dần dần mà chẳng mảy may biết tới. Và mạng xã hội, những ngôn từ, lời nói ấy đáng sợ đến mức có thể giết chết một người đang sống sờ sờ. Như câu: Lời nói đọi máu, "đọi" là một từ thuộc loại "đặc sản" của ngôn ngữ xứ Nghệ. Đọi có nghĩa là cái bát. Câu thành ngữ trên có hàm ý là mỗi lời nói quý giá ngang với một bát máu. Một lời nói có thể cứu sống một con người cũng có thể giết chết một con người. Nhiều người vô tâm khi nói lên suy nghĩ của mình không cần biết đúng, biết sai, lời nói như những lưỡi dao găm vào lòng người khác, đến khi nói lời xin lỗi thì quá muộn rồi. Tháng 6/2013, P. U. N là nữ sinh lớp 12 (Đà Nẵng) đã uống thuốc an thần tự tử vì bị một fanqage bôi nhọ trên facebook, sau đó bị dân mạng a dua, chỉ trích xúc phạm. Hay các ngôi sao Hàn Quốc như Goo Hara, Sulli Choi đã tự tử năm 2019, họ là nạn nhân của bạo lực mạng, những lời chỉ trích thóa mạ tiêu cực. Hay 30/3/2021, N. T. N mới 13 tuổi, sống ở Long An đã uống thuốc trừ sâu để tự tử, em là nạn nhân của bạo lực học đường và là lớp phó họp tập của lớp, vì mâu thuẫn mà bị các bạn tẩy chay cô lập và bắt nạt trên mạng xã hội, may mắn thay em vẫn còn sống. Ta kể như vậy có nghĩa là gì, không chỉ nói đến tác hại của vấn đề văn hóa ứng xử trên không gian mạng mà còn cho thấy, vấn đề này đã có từ rất lâu và kéo dài tận ngày nay, không chỉ ở Việt Nam mà còn cả quốc tế và mọi người trong chúng ta, ai cũng có thể là nạn nhân của chúng. Thật đáng buồn thay!

    [​IMG]

    (Sưu tầm)

    Và nếu thực trạng này cứ mãi tiếp tục như vậy thì xã hội sẽ ra sao? Vậy nên là cần một giải pháp phù hợp để chấm dứt vấn đề này. Các bậc phụ huynh cha mẹ ơi, hãy vì tương lai con em mình mà hãy để chúng tiếp xúc với mạng xã hội một cách hiệu quả, hãy dạy cho chúng biết cách cư xử đúng đắn trong lời ăn tiếng nói hàng ngày để chúng lên mạng và không va phải vết xe đổ của những kẻ độc ác xấu xa hay đáng thương kia. Hãy gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt, tuyên truyền về Luật an ninh mạng để chúng ta hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, quyền lợi và nghĩa vụ khi đứng trước vấn đề kia. Nhà trường thầy cô hãy lồng ghép cách cư xử đúng đắn vào từng buổi học. Như những câu tục ngữ cả dao của Việt Nam:

    Lời nói chẳng mất tiền mua

    Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

    Hay

    Ăn có nhai, nói có nghĩ

    Hay những câu

    Lời chào cao hơn mâm cỗ

    Lời nói gói vàng.

    Bắt đầu ở đâu thì kết thúc ở đấy. Giới trẻ là những người đi đầu thì chính các em là những người chấm dứt. Còn sự ngăn chặn đề phòng, giải pháp của phụ huynh gia đình xã hội chính phủ chỉ là tạm thời mà thôi. Giới trẻ - chính bản thân những người sử dụng mạng xã hội hiểu ra, ý thức được mới là biện pháp phù hợp nhất. Hãy thử nghĩ xem, điều gì sẽ xảy ra khi mà vấn đề kia biến mất, chắc chắn rồi, thế giới sẽ "sạch" hơn rất nhiều, chúng ta ăn nói xử sự một các lịch sự tôn trọng, giao lưu kết bạn văn minh với nhau, quá tốt phải không nào?

    Cuối cùng, ta chỉ mong rằng, chúng ta hãy suy nghĩ trước khi nói, hãy suy nghĩ thật kĩ khi nhấn like bình luận một cái gì đó. Và cử xử có văn hóa ngay cả trên mạnh lẫn ngoài đời. Để "văn hóa ứng xử trên không gian mạng" không còn là một vấn đề nữa, để khi ta nhìn lại, ta trở thành một người có ích cho xã hội.

    Tôn Nữ, 22: 55, 22/1/2022
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...