BÀI DỰ THI MISS VNO VÒNG 3: THÁCH THỨC TÊN THÍ SINH: TRƯƠNG MẠN VI SBD: 001 CHỦ ĐỀ: VĂN HOÁ ỨNG XỬ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG "Bạn đối xử với người khác thế nào, họ sẽ đối xử với bạn như vậy." (Tục ngữ) Thật vậy, văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành một kỹ năng mà con người cần phải có. Nhưng bạn đã nghe việc đối nhân xử thế trên mạng xã hội chưa? Và hiện nay, thời đại 4.0 phát triển giới trả có những cái nhìn ra sao về việc ứng xử trên mạng xã hội? Đầu tiên, chúng ta cần biết ứng xử là gì? Và văn hóa ứng xử được thể hiện như thế nào? Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống khác bằng một thái độ, hành động nào đó. Thế còn văn hóa ứng xử trên mạng xã hội chính là ý thức sử dụng mạng xã hội của mỗi người, là hành động, thái độ của chúng ta trước một sự việc, câu chuyện trên mạng. Thế hệ genZ của chúng ta đã quá quen thuộc với mạng xã hội, nơi đó có những con người giao tiếp, chia sẻ với nhau và tất nhiên sẽ được người khác nhìn thấy những câu chuyện mà ta chia sẻ lên trên Facebook, Zalo hay Instagram.. Nó như một thế giới ảo mà ở đó có hầu hết mọi người đều có thể giao lưu với nhau, từ đó cũng hình thành nên cách cư xử như lịch sự hoặc thô lỗ. Một người có cách ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý. Và ngược lại, những kẻ thô tục, chửi bậy đều bị xa lánh, ghét bỏ. Hiện nay, có rất nhiều "ngôi sao" bước ra từ việc nổi tiếng trên mạng xã hội nên dẫn đến việc nhiều bạn sẽ hùa theo đó. Một nguyên nhân nữa là do ảnh hưởng từ môi trường sống, chưa được giáo dục đến nơi đến chốn. Nó giống như bạn đăng một bài viết, bạn dùng lời nói tế nhị, tôn trọng thì người xem sẽ thấy thoải mái, phù hợp với tiêu chuẩn cộng đồng và ngược lại. Trên mạng ứng xử là vậy, khi gặp ngoài đời sẽ như thế nào? Hãy nói chuyện với nhau một cách thông minh, tế nhị và lịch sự. Chẳng hạn như khi ở bên ngoài xã hội chúng ta cũng được gia đình giáo dục là gặp người lớn, người có quen biết thì phải chào hỏi đàng hoàng, biết kính trên nhường dưới, tôn trọng những người xung quanh, sẵn sàng giúp đỡ khi có thể. Đây đều là những tình huống thường gặp trong cuộc sống. Dù đó chỉ là những hành động nhỏ nhưng lại thể hiện mình là người có văn hóa, biết cách ứng xử với mọi người, đây cũng là hành động đẹp được mọi người khen ngợi và để lại ấn tượng cho những người xung quanh. Những nét đẹp này cần được gìn giữ và phát huy trong giới trẻ hiện nay, phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Các văn hóa ứng xử mà cộng đồng chúng ta nhắc đến ngày hôm nay không chỉ thể hiện ở một khía cạnh nào đó mà nó bao hàm các mối quan hệ giữa con người và môi trường xung quanh, biểu hiện ở chỗ mỗi người biết góp phần tuyên truyền trên mạng xã hội. Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội cần thể hiện trong mối quan hệ với chính bản thân, với các giá trị như sự khiêm tốn, thật thà dũng cảm có chính kiến lập trường, không tự kiêu hay thiếu tự tin vào bản thân. Mạng xã hội rất đa dạng và chính sự đa dạng về nội dung và hình thức khi giao tiếp này thì giới trẻ phải tạo cho mình những kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đối phó với dư luận và kỹ năng vượt qua khủng khoảng mạng. Thành ngữ có câu "năm người mười ý" những cũng có câu "nhiều cái đầu sáng suốt hơn một cái đầu". Điều đó cho thấy việc tranh luận nào thì cũng có hồi kết, và những ý kiến kết luận thường là ý kiến sáng suốt. Vấn đề là làm sao tập hợp được những "cái đầu sáng suốt" để cùng đưa ra ý kiến lành mạnh, việc này tuy đơn giản nhưng lại góp phần tạo nên một môi trường thông tin lành mạnh trên mạng xã hội. Bài viết có vẻ khá dài, nhưng nói chung vấn đề nào cũng có mặt lợi và mặt hại. Mạng xã hội đôi khi cũng tốt, giúp ta nắm bắt được mọi thông tin từ A – Z, nhưng nó cũng tiềm ẩn mối nguy hại. Người ta thì nghiện trà sữa, nghiện gà – còn mình thì nghiện mạng xã hội? Cái khó ở đây không phải là nghiện từ bao giờ mà đã không biết cách thoát khỏi nó. Nó có thể gây ra những rối loạn tâm thần nguy hiểm như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ.. Đi kèm với những lợi ích là những tác hại liên quan đến sức khỏe nói chung và tinh thần nói riêng. Có rất nhiều trường hợp được mang tên là "ném đá", "tẩy chay trên mạng xã hội. Con người cách qua lớp màn hình sẽ luôn có sự tự tin hơn ở bên ngoài, họ có thể nói mọi thứ mà không e ngại vì nghĩ người ta không biết mình là ai. Dần dần nó trở thành nói mà không suy nghĩ, con người bộc bạch hết suy nghĩ của mình về một sự việc, về một con người đến nỗi dần trở thành mạt sát. Có những trường hợp ca sĩ, nghệ sĩ mắc trầm cảm, tự tử vì bị ném đá, tẩy chay trên mạng, những người đó thông qua những video cắt nghĩa, những thông tin bịa đặt chưa chính xác của các bài báo không chính thống, để rồi họ thoải mái chửi bới, gián tiếp đẩy người ta vào đường cùng. Nhưng có một số trường hợp, chẳng hạn như người mẹ kế đã hành hạ con chồng," tình nhân "của mẹ đã ghim đinh vào đầu đứa bé.. những câu chuyện xót xa đó thì cư dân mạng khó mà không chửi những con người độc ác vô nhân tính đó được. Vì vậy, để văn hóa ứng xử trên mạng xã hội được trong lành và sạch đẹp hơn, chúng ta cũng là những cư dân mạng, hãy tìm hiểu kỹ lưỡng, chọn lọc thông tin đúng đắn, đừng để bị" dắt mũi"bới những thông tin không minh bạch, hãy tôn trọng bài viết của người khác và không buông lời thô tục, cay đắng làm ảnh hưởng tới đời sống riêng tư của họ. Hãy là người có văn hóa kể cả trên mạng xã hội hay ngoài đời thực.