NLXH: Giá trị của lao động

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cần ngừi nui, 9 Tháng sáu 2023.

  1. Cần ngừi nui

    Bài viết:
    201
    Đề bài: Nêu ý kiến của em về giá trị của lao động trong cuộc sống

    [​IMG]

    Nhà phát minh, nghệ sĩ, triết gia người Ý Leonardo da Vinci từng nói: "Chúa trời bán cho chúng ta mọi thứ với cái giá là lao động." Quả thật, là một trong những chìa khóa mở ra cánh cửa cuộc đời, lao động đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống mỗi con người. Lao động là việc con người làm việc, hành động, tạo ra của cải vật chất để nuôi sống bản thân và tạo ra giá trị tốt đẹp cho xã hội bằng bàn tay, khối óc của mình. Lao động chính là thước đo khẳng định giá trị của mỗi con người. Lao động giúp chúng ta rèn luyện và gia tăng khả năng tư duy, phán đoán, ứng xử; thúc đẩy chúng ta hoàn thiện bản thân. Nếu xã hội không có lao động, con người sẽ mãi dậm chân tại chỗ, không có của cải để nuôi sống mình, không tìm được ý nghĩa của cuộc sống. Maxim Gorki đã từng có câu nói rất hay: "Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo". Khi hăng say lao động, con người sẽ bồi dưỡng thêm lòng tự trọng, ý thức trách nhiệm và tình yêu, sự vị tha nơi trái tim mình. Nhờ có lao động không ngừng, loài người mới có nền văn minh phát triển như hiện nay. Lao động giúp kết nối con người với con người, giúp một người nhỏ bé làm nên kỳ tích và được trọng vọng, đề cao. Nữ vật lý và hóa học thiên tài Marie Curie là tấm gương sáng cho sự lao động khi bà đã cật lực làm việc hết mình cho đến cuối đời, đánh đổi sức khỏe, tài năng, hạnh phúc cá nhân, tuổi thọ để phát hiện ra nguyên tố uranium, tạo bước tiến lớn cho nền công nghiệp phóng xạ. Hay chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong 30 năm bôn ba nước ngoài đã không ngừng lao động, làm đủ mọi ngành nghề, học các thứ tiếng trên thế giới. Nhờ lao động say mê, Bác đã tiếp thu và kế thừa tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, trở thành nhà tư tưởng lớn của mọi thời đại. Lao động là vinh quang, con người ở bất kỳ độ tuổi, hoàn cảnh sống hay điều kiện vật chất nào cũng có thể lao động. Ở đất nước Nhật Bản văn minh, nhiều người tuổi cao niên 70, 80 tuổi vẫn hàng ngày phục vụ cho xã hội bằng cách đi làm các công việc dịch vụ công cộng như bảo vệ, lái xe, quét dọn, bán hàng, soát vé. Họ không ngừng cống hiến bởi họ biết đó là nhiệm vụ đích thực và chân chính của mỗi một con người khi đến với cuộc đời này. Vậy nhưng, bên cạnh đó vẫn tồn tại một hiện trạng đáng buồn, giới trẻ ngày nay có xu hướng lười lao động, sợ vất vả, nhọc nhằn, e ngại lao động chân tay. Cha mẹ thường hướng con làm các công việc nhàn hạ, khiến nhiều con trẻ có cái nhìn đầy thiển cận "lao động trí óc là lao động bậc cao, của nhóm tinh hoa, còn lao động chân tay là của giới bình dân, của nhóm ít học", chăm chăm chạy theo bằng cấp và tranh đấu các chức cán bộ mà không chịu tích lũy kinh nghiệm, vốn sống, bươn chải sự đời. Mỗi chúng ta cần phải ý thức được lao động nào cũng có giá trị và ý nghĩa như nhau. Một người khỏe mạnh lười biếng sẽ không bằng một người khuyết tật chăm chỉ làm lụng kiếm sống, nuôi dưỡng gia đình. Lao động vốn là bản năng, từ thời tiền sử ăn hang ở lỗ, con người đã ý thức được chỉ có lao động kiếm ăn mới có thể tồn tại. Sống trong thời đại hội nhập, xã hội phát triển như hiện nay, mỗi thế hệ chúng ta cần quyết tâm theo đuổi ước mơ, khám phá nhiều điều mới mẻ, dũng cảm bước ra vòng an toàn và đặt nhiệt huyết, tự tin vào mỗi công việc mình làm. Là một người trẻ em thấy mình cần nỗ lực tích lũy tri thức, tìm ra điểm mạnh của mình để có thể cống hiến cho xã hội, nhận thức đúng đắn vai trò của tiền bạc trong đời sống và lan tỏa giá trị của chính bản thân mình.

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Dương2301LieuDuong thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...