NLXH: Nỗi đau cũng là một món quà quý giá - Giá trị của nỗi đau trong cuộc sống

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi nguyenthiphuongthao, 21 Tháng hai 2024.

  1. nguyenthiphuongthao A Thảo

    Bài viết:
    25
    Meyer Musk-mẹ của tỷ phú Elon Musk ly hôn lúc mới 31 tuổi và điều khiến cô sợ hãi là sự nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Ban đầu, công việc chính của cô là chuyên gia dinh dưỡng và người mẫu ảnh nhưng sau khi lui về hậu phương đảm đang gia đình, mọi thứ giờ đây trở thành con số không. Meyer quyết tâm thay đổi. Cô đặt mục tiêu giảm cân bằng việc chạy bộ lúc 5 giờ sáng và kiểm soát chặt chẽ các bữa ăn. Bên cạnh chăm lo cho các con, cô cũng miệt mài nghiên cứu và ôn luyện. Bao năm không dám nghỉ ngơi, cô đã không chỉ lấy lại được vị thế ban đầu mà còn được đăng trên tờ NewYork Times là người phụ nữ truyền cảm hứng. Giá trị của nỗi đau là điều không thể thiếu trên hành trình thành công. Câu chuyện của Meyer Musk gợi ta nhớ đến câu nói của của Robin Sharma: "Nỗi đau cũng là một món quà"

    [​IMG]

    "Nỗi đau" là những thách thức, khó khăn, thăng trầm bĩ cực của đời người được biểu hiện qua việc con người phải đối mặt với những "vị đắng", giông tố của cuộc sống. "Món quà" là phần thưởng ý nghĩa để bù đắp cho những tháng ngày "nếm mật" của bản thân. Như vậy với cách diễn đạt cụ thể, khúc triết kết hợp với nghệ thuật so sánh, Robin Sharma đã đưa ra quan điểm về giá trị của nỗi đau: Nỗi đau là một thử thách nhưng cũng là một món quà giúp con người trưởng thành.

    Trong tự nhiên hay trong cuộc sống của con người, chúng ta thấy luôn tồn tại những nỗi đau bên cạnh những hạnh phúc. Cuộc sống con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội được tạo nên từ những bình diện khác nhau tạo thành bức tranh cuộc sống rộng lớn. Sự tồn tại của những nỗi đau trong cuộc sống là điều tất yếu. Mỗi con người luôn có một giới hạn nhất định trước những ngưỡng khó khăn, không phải ai cũng có thể biến khó khăn thành hạnh phúc và việc nỗi đau xảy ra đôi khi là điều cần thiết.

    Đại thi hào Tagore đã từng nói: "Chỉ trải qua sự mài dũa của địa ngục mới có thể tạo ra sức mạnh xây dựng nên thiên đường, chỉ những ngón tay từng rỉ máu mới đàn ra được thứ âm thanh đẹp đẽ nhất thế gian". Khi nét vẽ của nỗi đau được vẽ lên ta sẽ cảm nhận cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa khi ra rút ra được cho mình những bài học quý báu cho chặng đường thành công sắp tới. Nỗi đau như là một món quà truyền cho chúng ta động lực để sống, đứng dậy sau những vấp ngã để thực hiện được những "lâu đài hoài bão" của bản thân. Nó giúp chúng ta nhìn lại một chặng đường đã qua và "nâng cánh" ta, giúp ta mạnh mẽ khi đối mặt với vực thẳm cuộc đời. Như tằm phá kén, hạt giống "xuyên tạc" mặt đất để nảy mầm, nỗi đau còn như chất xúc tác để bồi dưỡng cho chúng ta những phẩm chất tốt đẹp như lạc quan, nghị lực.. giúp đào thải những cái cũ tiêu cực, mạnh mẽ đương đầu với khó khăn. Nỗi đau giúp chúng ta thêm trân trọng cuộc sống, được mọi người yêu quý, tôn trọng và từ đó có những đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Nếu trên hành trình thành công không có nỗi đau sẽ dễ khiến chúng ta tự mãn với nó và dễ trở nên thất bại.

    Ngô Minh Hiếu hay được gọi là Hiếu PC-người từng được truyền thông Mỹ gọi là "Siêu Hacker người Việt". Tâm sự về hành trình đã qua, anh kể rằng được tiếp xúc với máy tính từ nhỏ và có niềm say mê mãnh liệt với lập trình. Lên lớp 10, anh đã bắt đầu gia nhập "thế giới ngầm" -đó là hacker mũ đen chuyên kiếm tiền từ những hoạt động phi pháp. Ở những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường, anh đã hack thành công nhiều hệ thống ngân hàng, v. V.. Ở những năm tháng du học, anh đã đánh cắp rất nhiều thông tin bảo mật. Nằm trong tầm ngắm của mật vụ Mỹ, anh đã bị bắt với bản án 40 năm tù. Nỗi đau ấy không khiến anh nản chí mà biến nhà tù thành những chuyến "du học" để học hỏi các kĩ năng, kiến thức.. Cải tạo tốt anh đã được ân xá 7 năm tù và trở về nước thực hiện hoạt động cống hiến vì cộng đồng. Rõ ràng chính nỗi đau sa ngã trong tù đã giúp Ngô Minh Hiếu trở thành con người sống có ích.

    [​IMG]

    "Không nỗi đau rứt lá, sao làm nổi nhành mai". Giá trị của nỗi đau khác với việc chấp nhận bị nỗi đau nhấn chìm, sống bi quan, sa ngã vào "vũng bùn" của cuộc đời. Trân trọng, nâng niu những giá trị của nỗi đau nhưng đồng thời chúng ta cũng cần rút ra những bài học từ nỗi đau để đứng dậy và tô điểm cho cuộc đời.

    Cuộc sống như một bản nhạc phong phú với những giai điệu lời ca thật đẹp: Những nốt cao thánh thót tượng trưng cho những người biến nỗi đau thành động lực để phấn đấu nhưng buồn thay nếu lắng nghe kĩ lại có những nốt trầm-tượng trưng cho những người chỉ mải chìm đắm trong nỗi đau, bi quan, gục ngã trước số phận.

    Lựa chọn biến nỗi đau thành động lực hay nhấn chìm mình là nhu cầu, quyền sống của mỗi người. Dù lựa chọn như thế nào cũng cần nhận thức đúng về giá trị của nỗi đau để cuộc sống thêm màu nhiệm và khởi sắc. Chấp nhận nỗi đau là điều tất yếu trên hành trình thành công của đời người, luôn luôn không ngừng cố gắng, nỗ lực, tin tưởng bản thân và hành động cho giấc mơ tươi sáng.

    Là một cánh chim non trẻ chưa đủ dày dặn trước bầu trời rộng lớn, tôi hiểu nỗi đau là điều tất yếu nhưng lựa chọn để nó nhấn chìm mình hay điều khiển nó còn phụ thuộc vào nỗ lực không ngừng của tôi trước biến thiên của cuộc đời: "Không có ngày mai nào lại không kết thúc, không có sự đau khổ nào lại không có lối ra" (Rsoutheell)

    Như vậy với cách diễn đạt giàu hình ảnh, ngắn gọn, khúc triết, câu nói của Robin Sharma: "Nỗi đau cũng là một món quà" đã đưa ra một bài học cho chúng ta về giá trị của nỗi đau: Nỗi đau là khó khăn nhưng cũng là một món quà sau cùng:

    "Tôi đã từng khổ đau thất vọng

    Đã từng biết chết chóc

    Nhưng tôi rất sung sướng rằng

    Tôi đã ở trong cõi đời to lớn này"

    (Tagore)
     
    chiqudollThùy Minh thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...