NLVH: Phân tích 10 câu thơ Ruộng nương... bàn tay bài thơ Đồng chí - NV9

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cần ngừi nui, 17 Tháng một 2023.

  1. Cần ngừi nui

    Bài viết:
    201
    NLVH: Phân tích câu thơ 10 câu thơ "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày.. Thương nhau tay nắm lấy bàn tay." - bài thơ Đồng chí (NV9)

    [​IMG]

    Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

    Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

    Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

    Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

    Áo anh rách vai

    Quần tôi có vài mảnh vá

    Miệng cười buốt giá

    Chân không giày

    Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!


    [​IMG]

    Bài thơ "Đồng chí" là một trong những thành công của văn học Việt Nam thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, được Chính Hữu sáng tác vào mùa xuân năm 1948 khi ông vừa cùng đồng đội tham gia chiến dịch VBTĐ 1947. Khổ thơ thứ hai của bài thơ đã tái hiện chân thực, sâu sắc vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội thông qua những hành động cụ thể mà những người chiến sĩ dành cho nhau. Mở đầu đoạn thơ, tác giả viết: "Ruộng nương.. ra lính". Biểu hiện của tình đồng chí được Chính Hữu nói đến ở đây là sự thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc giữa tôi và anh. 3 câu thơ cung cấp cho người đọc khá nhiều thông tin về cảnh ngộ và tâm tư của người lính. Tác giả luôn nói về "anh" trước một cách trân trọng và thấu hiểu, cảm thông. Lời chào hỏi đầu tiên giữa họ chứa đựng hình ảnh đất đai, vườn tược, ruộng nương, gian nhà. Đó là ước mơ ngàn đời, là những điều quý giá nhất của một người nông dân, là cơ nghiệp mà họ luôn giữ gìn và chắt bóp. Khi bước vào chiến trường, người lính ấy phải để lại ruộng nương cho người bạn thân thiết. Anh cũng bỏ lại sau lưng gia đình, vợ con với 1 gia cảnh còn nhiều khó khăn. Hình ảnh "gian nhà không" và "gió lung lay" gợi ra sự trống trải, vắng vẻ, thiếu thốn cả về mặt vc và tinh thần. Vậy nhưng động từ "mặc kệ" đầy dứt khoát và quyết liệt đã cho thấy các anh đặt tq lên trên hết và tự nguyện ra đi. Sự hy sinh của những người lính đó rất đáng quý và đáng trân trọng. Nhà phê bình Nguyễn Đức Quyền đã nhận xét: "Ở ngoài mặt trận mà biết gió lay từng gốc cột ngôi nhà mình ở thì thật không còn từ ngữ nào để diễn tả hết tình cảm thiết tha của họ đối với gia đình mình". Hóa ra, người lính ấy "mặc kệ" nhưng không dửng dưng, vô tâm. Điều này khiến ta nhớ đến lời thơ trong bài Đất Nước của Nguyễn Đình Thi "Ng ra đi đầu.. rơi đầy". Những người lính bước đi đầy ngang tàng, quyết tâm, mạnh mẽ nhưng ở nơi tiền tuyến vẫn quan tâm, vương vẫn, trước sau nặng lòng nhớ thương quê nhà. Hình ảnh hoán dụ giếng nước gốc đa gợi ra không gian làng quê quen thuộc. Ở đó có gia đình, người thân vẫn đang mòn mỏi chờ đến ngày các anh trở về. Chữ nhớ đi cùng với nó mang sắc thái nhân hóa diễn tả tình yêu và niềm tự hào của quê hương đối với người con của mình, đồng thời cũng là nỗi nhớ da diết đang thường trực trong mỗi người chiến sĩ. "Mặc kệ" là tiếng vang lên của lý trí nhưng con tim vẫn rung lên những nhịp đập rất riêng của nó. Điều đáng nói là 3 câu thơ nói về cảnh ngộ của anh nhưng hoàn toàn là lời của tôi. Điều đó cho ta thấy "tôi" thấu hiểu và cảm thông sâu sắc cảnh ngộ lẫn tấm lòng của "anh" như hiểu chính bản thân của mình. Họ chia sẻ cho nhau mọi tâm tư, tâm sự với nhau những chuyện thầm kín, riêng tư nhất. Đây chính là bằng chứng thuyết phục của sư tri kỉ giữa tôi và anh. Họ cùng sống với nhau trong kỷ niệm, trong nỗi nhớ và vượt lên trên nỗi nhớ. Bằng giọng kể thủ thỉ, tâm tình và ngôn ngữ bình dị, thấm đượm cất dân gian, ba câu thơ cho ta thấy các anh đã giác ngộ lý tưởng CM, gác lại tình riêng vì nghĩa lớn, trung thành với nghĩa vụ chiến đấu cao cả dù phải để lại phía sau mảnh trời qh với bao trăn trở, khó khăn.

    "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

    Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi"

    Động từ "biết" xuất hiện trong câu thơ là minh chứng đầu tiên cho tình tri kỉ giữa những người lính. Họ thấm thía mọi điều, hiểu thấu mọi cảm giác của nhau, đồng cảm trọn vẹn, sâu sắc với nội tâm của người bạn đồng ngũ. Nó gợi nhớ bạn đọc đến câu thơ "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa" trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Lượng từ "từng" như chiêm nghiệm, đong đếm từng trải nghiệm ám ảnh về những "cơn ớn lạnh" thập tử nhất sinh. Chính Hữu đã từng chia sẻ rằng "Phải nói chiến dịch vô cùng gian khổ". Rất nhiều thử thách, thiếu thốn mà người lính phải đối diện ở chiến trường: Căn bệnh sốt rét rừng quái ác, sự thiếu thốn quân tư trang, sự khắc nghiệt của thời tiết. Sốt rét là bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, dễ lây truyền từ người này sang người khác do muỗi đốt với các triệu chứng đau đầu, sốt dữ dội theo từng cơn, nôn khan hoặc nôn ra dịch màu vàng kèm theo đau lưng. Căn bệnh ác tính này khiến người chiến sĩ - sốt đến "vừng trán ướt mồ hôi", nhưng đó là phần da thịt bên ngoài, còn thực chất bên trong lại rất lạnh, đến "run cả người". Không trực tiếp trải qua những nóng lanh của cuộc đời cầm súng trong những tháng ngày gian khổ thì khó mà viết được những câu thơ chân thực và sống động như thế. Sau này một nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ là Ng Đức Mậu cũng viết về căn bệnh sốt rét rừng của những người lính bằng những vần thơ tê tái: "Nơi thuốc súng trộn vào áo trận/ Cơn sốt rừng đi dọc tuổi thanh xuân". Những trải nghiệm đó chính là chất liệu hiện thực để Chính Hữu viết nên những câu thơ dưới đây:

    Áo anh rách vai

    Quần tôi có vài mảnh vá

    Miệng cười buốt giá

    Chân không giày

    Nghệ thuật sóng đôi, đối xứng giữa "anh" và "tôi" ấy diễn tả sự gắn bó keo sơn, mật thiết, không thể tách rời trong tình đồng chí của những người lính. Tác giả bao giờ cũng để "anh" đằng trước "tôi" nhằm thể hiện tình đồng chí còn là tình cảm thương người như thể thương thân, trọng người hơn trọng mình. Anh và tôi nhìn thấu, thương yêu nhau từ những chi tiết nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, cùng nhau chịu mọi đau khổ, đói rét, bệnh tật. Chi tiết "chân không giày" và phép đối "áo anh" với "quần tôi", "rách" với "vá" cùng sự hợp âm "vai" – "vài" đã gợi ra uyển chuyển, cảm động tình đồng chí gắn bó keo sơn ngay cả trong những hoàn cảnh tồi tệ nhất. Sự đồng cam cộng khổ chia ngọt sẻ bùi chính là biểu hiện cảm động về tình đồng chí đồng đội. "Miệng cười buốt giá", đó là chi tiết tả thực về sự tê cứng của môi miệng, sự xuýt xoa vì giá lạnh của tiết trời sương muối, là nụ cười xót xa đến sắt se lòng. Nhưng giữa trập trùng vất vả và gian lao, miệng cười đó của các anh lại có sự hồ hởi, tươi vui như tiếng cười "ha ha" của các thanh niên xung phong trẻ trung trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của PTD. Một nụ cười thấm thía gian khổ nhưng hồn nhiên và ấm áp tình người. Giọng thơ trùng xuống nhưng không u ám, bi thương, tuyệt vọng mà sáng lên tinh thần lạc quan. Khổ thơ kết lại bằng hình ảnh ấm lòng "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!". Chỉ là một nghĩa cử mộc mạc hiếm hoi của cả bài thơ nhưng cái nắm tay đã nói lên biết bao điều thay cho lời khích lệ và ước muốn cùng nhau gánh vác, sẻ chia. Cái nắm tay chất phác, nồng hậu này khác với cái bắt tay ngang tàng, ngạo nghễ, tinh nghịch của những người lính thanh niên trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, nhưng nó đều biểu hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam bất kể hoàn cảnh nào, thời đại nào. Đó là một chi tiết đắt mà Chính Hữu tinh tế chọn lựa, cho thấy đối lập với sự giá rét khắc nghiệt của thiên nhiên và chiến tranh, ngọn lửa tình thương vẫn cháy rực trong trái tim mỗi người lính, truyền cho họ hơi ấm, tiếp thêm cho họ sức mạnh để vượt qua những chông gai phía trước. Suốt cả cuộc chiến đấu, dường như họ chỉ có một chỗ dựa duy nhất để tồn tại, để chiến đấu – tình đồng chí. Sự thiếu thốn không làm tình cảm của người lính phai nhạt mà còn giúp họ quyết tâm hơn vì lí tưởng và ty đất nước, ty cuộc đời. Tình đồng chí đã đi vào chiều sâu của sự sống và tâm hồn người chiến sĩ để trở thành những kỉ niệm không bao giờ quên.

    [​IMG]
     
    Ưu Đàm Thanh Ti thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...