Những người con ưu tú của quê hương Vĩnh Long

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Rossi My, 27 Tháng sáu 2023.

  1. Rossi My

    Bài viết:
    16
    Vĩnh Long, vùng đất địa linh nhân kiệt nơi sinh ra nhiều người con ưu tú.

    Đồng chí Phạm Hùng - Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, là một trong những nhà lãnh đạo có uy tinh lớn của Đảng và Nhà nước ta.


    [​IMG]

    "Chúng ta còn sống còn làm việc và học tập, còn sống còn lao động và chiến đấu" Phạm Hùng.

    Đồng chí Phạm Hùng tên thật là Phạm Văn Thiện (1912-1988), bí danh Hai Hùng, Bảy Cường, ông sinh ra trong gia đình nông dân ở ấp Long Thiềng, làng Long Hồ, tổng Bình Long, huyện Vĩnh Bình, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc ấp Long Thuận A, xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long). Ông từng bị chính quyền Pháp tuyên 2 ấn tử hình và là một trong những người lãnh đạo chủ chốt của những người Cộng sản tại miền Nam suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Ông theo học trường theo học trường làng, sau đó học bậc tiểu học ở Trường tiểu học Vĩnh Long. Từ năm 1927 đến năm 1930 tiếp tục học bậc trung học tại Mỹ Tho.

    Năm 16 tuổi, ông tham gia cách mạng, hoạt động phong trào thanh niên, học sinh và tham gia tổ chức Nam kỳ học sinh liên hiệp hội và Thanh niên Cộng sản đoàn.

    Năm 1930, ông bị Thống đốc Nam kỳ ra quyết định đuổi học, cùng năm 1930 ông cũng được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

    Chiều ngày 30/04/1931, trong cuộc mít-tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động, ông đã bắn chết tên Hương quản Trâu (tay sai của Pháp). Ông bị kết án 3 năm tù.

    Ngày 20/09/1932, tại tòa án Mỹ Tho, ông bị kết án tử hình và đưa về giam ở xà lim án chém Khám Lớn Sài Gòn. Trong khi chờ tử hình, Pháp đưa ông lên Sài Gòn để nhận thêm án tử hình nữa mà Pháp gọi là "vụ án Đảng Cộng Sản Đông Dương".

    Do sự phản đối của dư luận trong và ngoài nước Pháp về việc kết án tử hình một học sinh, nhất là Đảng Cộng sản Pháp.

    Năm 1934, Chính phủ Pháp đã giảm án xuống khổ sai chung thân và đưa ông ra Côn Đảo giam giữ vào ngày 17 tháng 01 năm 1934, sau đó ông được bổ sung vào nhà thù Côn Đảo, sau đó được bầu làm Bí thư Đảo uỷ.

    Sau 14 năm tù, năm 1945, cách mạng tháng tám nổ ra, ông cùng tù nhân khác chớp thời cơ giải phóng nhà tù Côn Đảo.

    23/09/1945, ông được chính quyền cách mạng đưa thuyền ra đón và giữ chức Bí thư Xứ uỷ lâm thời Nam bộ năm 1946.

    Ngoài Bí thư Xứ uỷ lâm thời Nam Bộ ông kiêm Giám đốc Quốc gia Tự vệ cuộc, từ Quốc gia Tự vệ cuộc, Phạm Hùng tổ chức thành lập bộ công an cách mạng, sau này là Nha Công an Nam Bộ.

    Năm 1947, ông được cử làm Phó Giám đốc Sở Công an Nam Bộ.

    Năm 1951, tại cuộc hợp lần thứ hai của Đảng Lao động Việt Nam, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và công tác ở Trung ương Cục Miền Nam và Uỷ ban Kháng chiến hành chính miền Đông Nam Bộ.

    Sau Hiệp định Genève, ông được cử làm Trưởng đoan Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ban Liên hiệp đình chiến tại Nam Bộ. Ông mang hàm Đại tá.

    Trên cương vị Bí thư Xứ ủy, Phạm Hùng đã vận dụng sáng tạo đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện và tự lực cánh sinh của Trung ương Đảng, xây dựng thực lực của cách mạng và giải quyết hàng loạt vấn đề ở Nam Bộ do lịch sử để lại như các tổ chức vũ trang xuất thân từ các thành phần khác nhau, xóa bỏ thành kiến giữa "Việt Minh cũ - Việt Minh mới". Ông Hùng đã chỉ đạo xây dựng, củng cố khối đoàn kết thống nhất các lực lượng kháng chiến và kiện toàn bộ máy lãnh đạo của Xứ ủy. Bởi vậy, dù trong hoàn cảnh khó khăn chồng chất, cuộc kháng chiến của quân và dân Nam bộ lập được nhiều chiến thắng vẻ vang, được Bác Hồ tặng danh hiệu "Nam bộ Thành Đồng".

    Tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ V năm 1950, dự thảo Đề án Công an nhân dân Việt Nam do Phạm Hùng trình bày được thông qua đã trở thành cở sở khoa học lý luận cho việc xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

    Năm 1955, ông nhận lệnh ra Hà Nội.

    Năm 1956, ông vào Bộ Chính trị.

    Ông làm Bí thư Trung ương Đảng trong các năm 1958-1960.

    Năm 1955-1958, ông được cử làm Bộ trưởng Phủ thủ tướng.

    Năm 1958, ông được cử làm Phó Thủ tướng phụ trách về kinh tế và là một trong 4 Phó Thủ tướng lúc bấy giờ.

    1958-1966, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

    Vào năm 1960, ông giữ chức Trưởng ban Thống nhất Trung ương Đảng.

    1964, được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách kinh tế, tài chính, ngân hàng, nội thương, ngoại thương, kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Nông nghiệp, Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước, Trưởng ban Tài mậu Trung ương Đảng. Khi làm Phó Thủ tướng ông tập trung điều hành thúc đẩy công-nông nghiệp, thương nghiệp, tiến hành động viên sản xuất, học tập, nghiên cứu. Tiến hành cuộc vận động 3 xây, 3 chống, cũng như cải tiến quan hệ hợp tác xã. Phạm Hùng đã chỉ đạo soạn thảo Đề án về thương nghiệp và giá cả thời chiến và xây dựng nghị quyết Trung ương 10 khóa III, nhằm động viên mọi nguồn lực xây dựng miền Bắc, chi viện miền Nam.

    Năm 1961-1965, kinh tế miền Bắc đạt những thành tựu đáng kể: Sản xuất công-nông nghiệp phát triển trên 10%, xây dựng công trình lớn Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy thuỷ điện Thác Bà..

    Tháng 7 năm 1967, ông trở về Nam giữ chức vụ Bí thư Trung ương Cục miền Nam (1967-1975).

    Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông làm Chính uỷ Bộ chỉ huy chiến dịch. Ông chỉ đạo việc chuẩn bị và tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968.

    Sau khi Mỹ kí Hiệp định Paris, ông đã triệu tập Hội nghị Trung ương Cục lần thứ 12, phân tích tình hình và đề ra nhiệm vụ trước mắt của Cách mạng miền Nam là đấu tranh toàn diện trên mọi mặt trận.

    Sau tháng 4 năm 1975, sau thắng lợi ở các chiến dịch, Bộ chính trị quyết định mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn, manh tên Hồ Chí Minh, ông Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh và Phạm Hùng làm Chính uỷ Bộ chỉ huy. Sáng 30 tháng 4 năm 1975, khi nghe tin Tổng thống Sài Gòn đề nghị với phía cách mạng ngừng bắn để thương lượng, Chính ủy Phạm Hùng đã ký và cho phát ngay bức điện hỏa tốc gửi các đơn vị trên chiến trường: "Địch đang dao động tan rã. Các cánh quân hãy đánh mạnh, tiến nhanh chiếm các mục tiêu đúng quy định. Hội quân tại Dinh Độc lập ngụy. Địch không còn có gì để thương lượng bàn giao. Chúng phải đầu hàng vô điều kiện. Tiến lên! Toàn thắng!" - 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc.

    Sau thống nhất năm 1976, ông tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng, đến năm 1981, đổi thành Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

    Ngày 18/06/1987, ông trở thành Chủ tich Hội đồng Bộ Trưởng. Ông là người đầu tiên giữ chức vụ này sau thời lỳ đổi mới.

    * Dưới đây là một số phim, tài lièu về Đồng chí Phạm Hùng:

    - Chàng trai cầu Ông Me.

    - Đồng chí Phạm Hùng với Cách mạng Việt Nam và quê hương Vĩnh Long.

    - Phạm Hùng người chiến sĩ dạ sắt gan đồng.

    - Phạm Hùng- Người Cộng sản kiên trung- Nhà lãnh đạo có uy tín lớn.

    * * *

    Đồng chí Võ Văn Kiệt - Cố Thủ tướng chính phủ - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.


    [​IMG]

    Đồng chí Võ Văn Kiệt tên thật Phan Văn Hòa (1922-2008), bí danh Sáu Dân, Chín Hòa, ông sinh ra trong gia đình nông dân tại ấp Bình Phụng, xã Trung Hiêp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, người còn được người dân gọi bằng cái tên thân thương "Thủ tướng điện".

    Năm 16 tuổi, ông giác ngộ Cách mạng, tham gia Phong trào Thanh niên phản đế và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương năm 17 tuổi.

    Năm 18 tuổi, ông được giao làm Bí thư Chi bộ xã Trung Hiệp, Huyện uỷ viên huyện Vũng Liêm, lãnh đạo Nhân dân nổi dậy cướp chính quyền ở huyện lỵ Vũng Liêm.

    Năm 1946-1954, ông là Tỉnh uỷ viên, Uỷ viên Ban Thường vụ tỉnh Rạch Giá, sau đó Phó Bí thư rồi Bí thư tỉnh Bạc Liêu.

    Sau Hiệp định Genève, ông đươc bầu làm uỷ viên Xứ uỷ Nam bộ và là Phó Bí thư liên tỉnh Hậu Giang.

    Năm 1959-1970, ông được giao được giao trọng trách Bí tư Khu uỷ T. 4 (tức khu Sài Gòn-Gia Định).

    Năm 1960, ông được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương trong Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Lao Động Việt Nam từ Đại Hội III.

    Năm 1961, ông là Uỷ viên Trung ương Cục miền Nam.

    Từ năm 1973-1975, ông được điều về làm Uỷ viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam.

    Ngày 30/04/1975, ông lãnh đạo việc tiếp quản thành phố.

    Năm 1976, được bổ nhiệm Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân, đồng thời là Phó Bí thư Thành uỷ,

    Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Võ Văn Kiệt được Trung ương Cục phân giữ chức Bí thư Đảng uỷ đặc biệt trong Uỷ ban Quân quản thành phố Sài Gòn.

    Từ năm 1976, ông giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tich Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

    Ông đắc cử Đại biểu Quốc hội. Sau Đại hội Đảng lần IV ông được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị và được phân công làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 1982.

    Tháng 4 năm 1982, ông được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Chủ tịch và Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng.

    Từ ngày 10/03 đến 22/06/1988, ông được giao nhiệm vụ Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng sau khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ông Phạm Hùng quan đời đột ngột.

    Từ năm 1987 đến năm 1991, ông làm Phó Thủ tướng kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Hướng dân sinh đẻ có kế hoạch.

    Tại kỳ hợp thứ 9 Quốc hội khóa VIII (08/1991), Võ Văn Kiệt được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Tại kỳ hợp thức nhất Quốc hội khóa IX (1992-1997), ông được bầu làm Thủ tướng chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

    Nhiều công trình, dự án, chương trình tiêu biểu mang đậm dấu ấn Võ Văn Kiệt: Đường dây tải điện 500kV Bắc - Nam; Các công trình điện năng lớn như Trị An, Thác Mơ, Yaly, Phú Mỹ, Cà Mau.. ; Nhà máy lọc dầu Dung Quất; Thoát lũ ra biển Tây; Chương trình sống chung với lũ; Chương trình phát triển nâng cao đời sống đồng bào dân tộc ở miền núi Tây Nguyên; Các công trình giao thông đường Hồ Chí Minh, cầu Mỹ Thuận, đường Bắc Thăng Long - Nội Bài.. ;..

    * Dưới đây là một số sách nói về Đồng chí Võ Văn Kiệt:

    - Thủ tướng Võ Văn Kiệt - Trong tình cảm nhân dân và bạn bè quốc tế.

    - Dấu ấn Võ Văn Kiệt.

    - Võ Văn Kiệt trí tuệ và sáng tạo.

    - Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

    * * *

    Giáo sư - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa suốt cuộc đời, ông đã cống hiến trọn vẹn cho khoa học và trên hết là cho tất cả dân tộc Việt Nam.


    [​IMG]

    Trần Đại Nghĩa tên thật Phạm Quang Lễ (1913-1997), ông sinh ra tại làng Chánh Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long).

    Từ nhỏ ông đã nổi bật về tí thông minh, ông học rất giỏi đặc biệt là xuất sắc môn toán.

    Ông là cựu học sinh trường College de Mytho.

    Năm 1933, ông thi đỗ hai bằng tú tài: Tú tài Việt và Tú tài Pháp. Sau đó ông xin đi làm thư ký công sở ở Mỹ Tho và nuôi chi vươn lên, chờ thời cơ.

    Ngày 05 tháng 09 năm 1935, Phạm Quang Lễ sang Pháp tiếp tục học. Ông tốt nghiệp kỹ sư và cử nhân toán học tại các trường: Đại học Bách khoa Paris; Đại học Mỏ; Đại học Điện; Đại học Sorbonne; Đại học Cầu đường Paris. Ông ở lại Pháp làm việc trong Viện nghiên cứu máy bay.

    Năm 1942, ông sang Đức và làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện nghiên cứu vũ khí.

    Năm 1946, theo lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông từ bỏ Paris với cuộc sống giàu sang, ông đi cùng Bác trở về nước tham gia hoạt động Cách mạng.

    Ngày 10 tháng 09 năm 1946, ông được Bác Hồ giao nhiệm vụ là Cục trưởng Cục quân giới và được Bác đặt cho tên mới là Trần Đại Nghĩa,

    Ngày 19/12/1946, kháng chiến bùng nổ, ông lên chiến khu Việt Bắc chỉ đạo trực tiếp sản xuất các loại vũ khí: Lựu đạn, súng phóng lựu đạn, cối 80.8 mm, mìn phá xe..

    Năm 1948, ông được phong hàm Thiếu tướng đợt đầu tiên.

    Năm 1949, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Năm 1952, ông được tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lao động.

    Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, ông làm Chủ nhiệm Uỷ ban xây dựng cơ bản Nhà nước, Uỷ ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước, Viện trưởng viện Khoa học Việt Nam.

    Năm 1966, ông đảm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch Tổng cục Hậu cần, phụ trách về kỹ thuật quốc phòng. Trong thời gian này ông đã lãnh đạo các bộ kỹ thuật cải thiện tầm bắn của tên lửa Sam II, tiêu diệt siêu pháo đài bay B-52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội.

    Sau khi đất nước thống nhất, ông làm Chủ tịch các hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp khoa học Việt Nam, Hiệu trưởng đầu tiên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khóa II và III, Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô và Cộng hòa dân chủ Đức

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi Trần Đại Nghĩa là: "Ông Phật chế tạo vũ khí".

    *Dưới đây là một số sách nói về Giáo sư-Viện sĩ Trần Đại Nghĩa:

    - Giáo sư-Viện sĩ Trần Đại Nghĩa.

    - Trần Đại Nghĩa-Nhà bác học Việt Minh.

    * * *

    Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng Lưu Văn Liệt


    [​IMG]

    Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng Lưu Văn Liệt (1945-1966) quê tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

    Năm 15 tuổi, tiếng mõ Đồng Khởi (1960) vang dội, anh nung nấu ước mơ đi bộ đội đánh Mỹ, nhưng do còn quá nhỏ nên ông xin vào Đội du kích xóm Chùa, tham gia phong trào phá kềm kẹp của Mỹ-Nguỵ tại địa phương.

    Năm 1961, ông lên Vĩnh Long học lớp đệ nhất trường tư thục Nguyễn Trường Tộ. Ông tích cực tham gia phong trào phong trào đấu tranh của học sinh-sinh viên ở thành thị miền Nam lúc ấy.

    Ngày 17/07/1964, Lưu Văn Liệt được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cách mạng.

    Tháng 07/1965, tổ chức chấp nhận nguyện vọng của Lưu Văn Liệt được vào đơn vị đặc công.

    Tháng 02/1966, Lưu Văn Liệt nhận nhiệm vụ tập kết lính Mỹ-Nguỵ, trong đợt thi đua diệt Mỹ kỷ niệm ngày thành lạp Đảng Cộng sản Việt Nam của Thị đội Vĩnh Long.

    Lưu Văn Liệt nói: "Tôi tình nguyện di đánh Mỹ. Dù có thể hy sinh, tôi sẽ cương quyết hoàn thành nhiệm vụ".

    Ngày 04/02/1966, trong lúc rút lui ông không may bị địch bắn trọng thương, ông biết mình không thể trốn, đợi địch chạy tới gần ông rút chốt lựu đạn, miệng hô khẩu hiệu "Hồ Chí Minh muôn năm", tiếng nổ vang trời, ông đã anh dũng hy sinh ở tuổi 21.

    *Trên đây là sơ lược về một số vị anh hùng quê Vĩnh Long. Có ai biết thêm vị anh hùng nào không, nói cho tớ biết với ^^.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng sáu 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...