Những bài học gắn kết tâm hồn cho cái con người không thích trưởng thành

Thảo luận trong 'Nhật Ký' bắt đầu bởi Tranhuynh, 5 Tháng tám 2023.

  1. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,488
    Những Bài Học Trong Khóa Hè Gắn Kết Tâm Hồn

    [​IMG]

    Mở đầu: Vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8, tôi đã trải qua một khóa hè gắn kết tâm hồn trong 3 ngày, với những con người xa lạ - Những người dẫn dắt tôi thật là nhiệt tình thật là quan tâm. Tôi đã từng nghĩ khóa hè này chỉ làm tôi thích nghi với cuộc sống ký túc xá ở Sài Gòn, chứ làm sao gắn kết tâm hồn gì gì đó được, vì tôi biết mình hoàn toàn là một đứa non nớt, không thích cái định nghĩa trưởng thành dù đã tốt nghiệp 12, và tháng sau là đến bước với con đường đại học. Đặc biệt là cách chịu trách nhiệm của mình còn thua một em lớp 10 khác.

    Chỉ là, tôi không thể đoán được, đây thật sự là một trải nghiệm gắn kết tâm hồn mình đối với người khác... Các bạn có biết tôi đã học được những giá trị gì về mặc cảm xúc không? Hãy đón chờ phần bên dưới nhé.


    Mục lục:

     
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng chín 2023
  2. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,488
    1. Bài học - Hậu quả vô tình có thể gây thiệt hại lớn

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    (Để có trải nghiệm tuyệt vời hơn. Hãy để bản nhạc dẫn dắt bạn đến với câu chuyện nhật ký của tôi. Tôi sẽ không để hình cá nhân của khóa hè, vậy nên chỉ để hình ngoài lề để biểu hiện cảm xúc tốt nhất)



    Đối với khóa hè, với cương vị là môi trường vui chơi, trải nghiệm nhưng cũng có vài kỷ luật nhỏ để ta trưởng thành, học hỏi, thích nghi. Thì đối với chúng tôi, có 5 nguyên tắc: Vứt rác đúng nơi quy định, không được đi trễ trong các buổi tập trung quy định, vâng vâng và mây mây.

    Thông cảm cho tôi vì không nhớ được 3 điều luật kia. Vì tôi biết chắc mình sẽ không bao giờ phạm 3 điều đó nên đã quên mất tiêu.

    Chỉ là nực cười nhất, trong ngày đầu tiên, chúng tôi đã phạm điều thứ nhất – Cái hành động mà háng tá người ngoài kia vẫn làm là "Vứt rác không đúng nơi quy định" Đúng vậy, đơn giản là ở khóa hè có chia ra 2 thùng rác nhỏ có dán rõ bản tên, một là đựng rác không phân hủy có màu đen, hai là đựng rác phân hủy có màu vàng.

    [​IMG]

    (Thùng màu xanh: Rác phân hủy. Thùng màu cam: Rác không phân hủy)

    Qua vật chứng phạm lỗi của chúng tôi được trình bày trong buổi sinh hoạt, tôi được thấy, có khá nhiều rác không phân hủy đã ở trong thùng đựng rác phân hủy. Chủ yếu là bọc nhựa kem đánh răng, một vài vỏ bánh kẹo, khăn ướt, bịt nilong, chai nhựa,...

    Có khá nhiều vật chứng ở trong đó, nhưng khi hỏi ra, thì chỉ có hai người đứng lên nhận tội, và nhận lấy hai bọc nhựa kem đánh răng mình đã vô tình bỏ vào đó, trước khi được nhắc trước nội quy. Điều đó khá gây thất vọng cho người quản lý chúng tôi, không phải là do hai bạn vi phạm kia đã trung thực nhận trách nhiệm, mà vì số đông đã làm sai nhưng lại không chịu đứng dậy.

    Trong đó có tôi, một phần lúc đó tôi đang bán nghi bán ngờ rằng khăn giấy ướt mà tôi vứt xuống có phải là loại rác phân hủy hay không, một phần tôi đang nghĩ về những hậu quả khi tôi giơ tay nhận lỗi. Thật đáng chê nhỉ. Sự thật trong tâm can, lúc ấy, tôi đã bao biện cho chính mình, nên chẳng dám đứng cùng hai bạn trên. Tôi sợ lỗi của mình.

    [​IMG]

    Tôi không suy tư quá nhiều về mấy kiểu nhận lỗi, vì tôi đã nghĩ rằng sẽ không sao, hai bạn đã chịu trách nhiệm ấy dù gì cũng vô tình chung đội nhà của mình. Vì vậy, có lẽ, ngồi yên đúng một chỗ là lựa chọn khôn ngoan nhất rồi, vậy nên lúc ấy, tôi chỉ thầm quan sát hậu quả sẽ ập đến với hai bạn nhỏ tuổi ấy như thế nào mà thôi.

    Chỉ là diễn biến tiếp theo khiến tôi run sợ.

    Người quản trò đã lấy một cây roi được bọc màu đen, khá dài. Vào thời khắc đó, tôi lập tức cảm thấy thật may mắn vì mình không nhận lỗi. Tuy nhiên, điều làm tôi câm nín chính là người quản trò đã kêu hai chị trưởng phó nhà lên để nhận phạt thay cho hai bạn kia. Vì hai chị ấy không làm tròn trách nhiệm là dẫn dắt các em nhà của mình thực hiện đúng nguyên tắc đưa ra.

    [​IMG]

    Tôi đoán, đây là một trò tâm lý hết sức làm con người ta phải cảm thấy thực sự có lỗi trong việc vi phạm của mình. Không ai muốn khiến người đã quan tâm mình hết mực, lại bị phạt vì lỗi mình cả. Tôi biết mấy bạn đó đã không hề biết trước thùng rác được phân chia nghiêm ngặt như thế, đó là sự vô tình mà thôi. Chỉ là....

    Lúc ấy, có vẻ hơi bí tắc, chẳng thể suy nghĩ ra điều gì hơn nữa.

    Trong lúc hai chị nhà tôi bị trách móc, những chị trưởng phó nhóm của nhà khác cũng đứng lên. Chịu phạt cùng, vì đã không chung sức làm tròn trách nhiệm. Tôi đã khá bất ngờ vì đó sự đoàn kết, ban đầu tôi cứ nghĩ đó là sự bao động quá mức. Dù một vấn đề của một người này có vẻ không liên quan đến người kia cho lắm, nhưng mọi người... Vẫn quan tâm đến nhau, bảo vệ nhau. Nhất là hai bạn đã đứng lên chịu lỗi kia cũng đã giành lấy cơ hội lên tiếng, nói rằng hãy đánh hai bạn ấy thay vì hai chị trưởng, phó nhà.

    [​IMG]

    Khác là.... Một trong những châm ngôn của khóa hè là "Không bao biện, không đỗ lỗi" Một tình huống không biết nó là thế lợi hay thế bại nữa. Trong lúc khó xử như thế, chúng tôi đã dường như đã biết thêm được một chân lý qua cách vi phạm vứt rác của mình. Đố bạn biết là gì?

    Câu chuyện này nói lên thói thả rác vô tội vạ của con người Việt Nam, đang vô tình đánh lên thiên nhiên, và với vấn nạn của thế hệ sau này. Không phải chỉ vì cách phạm lỗi của ta là vô tình, nên ta sẽ được bỏ qua, hay dừng lại ở mức răn đe.

    Mà nó đã ngầm trực tiếp đánh đến những người thân bên cạnh chúng ta trong khoảng thời gian rất dài từ trước, sức khỏe, môi trường, thiên nhiên, cả tương lai chúng ta. Và điều đáng gây bức rức là... Chúng ta cũng vô tình không hề biết đến nó.

    [​IMG]

    Cái roi mà người quản trò cầm, thực chất chỉ là vật tượng trưng cho những hậu quả mà ta làm thôi. "Thương cho roi cho vọt" nhưng tại khóa hè lại phát triển bằng cách nâng cao nhận thức của mỗi hạt giống tâm hồn, từ những điều nhỏ nhặt. Vậy bạn có nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

    Đó là...

    Tất cả các bạn học viên đều tự giác đứng lên, muốn chịu trách nhiệm và xin lỗi về những gì mình làm. Tất cả các bạn ấy đều muốn nhận phạt chung với mấy chị trưởng, phó ấy. Như một cách kết nối về cảm xúc, lẫn ý thức của con người vậy. Còn tôi thì chỉ đứng lên chung, vì tôi không muốn trở thành một người cá biệt. Tôi biết mình sai, chỉ là lúc đó, tôi không muốn nhận lỗi mà thôi.

    Bạn có biết kết quả của câu chuyện này như thế nào không?

    Kết quả từ đó, những bạn tham gia trại hè kể cả tôi đã cẩn thận hơn trong việc vứt rác và phân loại. Không hiểu sao mỗi lần để rác lung tung kể từ đó, đều khiến tôi cảm thấy chướng mắt, và thấy không khí xung quanh mình nặng nề bởi ô nhiễm hơn là vứt nó vào thùng rác, một cách đúng cách.

    [​IMG]

    Chà! Tuy bài học này không chạm đến nhiều cảm xúc của tôi về tình đoàn kết, và tự giác nhận lỗi khi mình sai; nhưng ít ra nó cũng chạm tới nhận thức về việc bảo vệ môi trường. Kết quả đáng ghi nhận. Có lẽ tôi sẽ bị thay đổi dần dần, trở nên tích cực hơn. Có lẽ thế. Hãy đón chờ sự thay đổi tiếp theo của tôi trong bài viết kế tiếp.


    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng tám 2023
  3. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,488
    2. Đi tìm ước mơ

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    (Nghe nhạc để theo dõi câu chuyện có tâm trạng hơn. Mình không để ảnh của khóa hè, và thay thế bằng các ảnh lề đường biểu hiện cảm xúc)



    Trong buổi đầu tiên của 3 ngày khóa hè, tụi mình đã chơi trò "Đi tìm ước mơ" Cụ thể là các chị sẽ phát một tờ giấy trắng, để mọi người viết những câu ước mong của mình trong tương lai vào tờ giấy ấy. Và ta sẽ gấp đôi tờ giấy lại, đưa cho mấy chị, sau đó bị bịt mắt. Mấy chị ấy sẽ giấu những tờ giấy xung quanh hành lang và cả khán đài, để cho người chơi tìm. Tất cả mọi người tìm được hết là sẽ chiến thắng trò chơi.

    Ở trò chơi này đã xảy ra 5 biến cố - Tượng trưng cho sự trưởng thành của chúng ta đối với con đường đi tìm ước mơ trong tương lai:

    + Lần thứ nhất: Mọi người đã tự tách nhau ra, lần mò theo con đường riêng của mình để tìm tờ giấy ghi ước mơ. Kết quả, tôi đã tìm thấy tờ giấy ước mơ đó, đa phần mọi người cũng tìm thấy ước mơ đó. Nhưng một số người thì không.

    + Lần thứ 2: Chúng tôi vẫn làm theo cách cũ. Mọi người chia riêng ra tìm ước mơ đó. Tôi đã tìm được nó. Đa phần mọi người đã tìm được nó. Một số người khác thì vẫn chưa tìm ra được, nhưng ở lần thứ hai này, số người không tìm được đã được giảm đi vài bạn.

    Vì thế, người quản trò đã nói nguyên nhân, là có một số bạn vào lúc tìm tờ giấy ước mơ của mình. Khi cầm lên vài tờ ước mơ không phải là của mình, các bạn đó đã mở banh ra, để lại chỗ cũ. Để cho chủ nhân của tờ giấy ước mơ đó, có thể phát hiện được nó dễ dàng hơn. Nhưng cũng có vài bạn khi lật lên thấy đây không phải tờ giấy ước mơ của mình, các bạn ấy đã cẩn thận gấp nó lại, có khi lại gấp thêm vài nét để chủ nhân của tờ giấy đó không thể tìm ra nhanh hơn.

    Cách nói của người quản trò đã ví von nên một xã hội thu nhỏ, mà sau này lớn lên ta có thể thấy. Có một vài người không muốn chúng ta đạt được ước mơ, có một vài người lại sẵn sàng trợ giúp. Và những con người ấy bị xáo trộn chung trong tập thể chúng ta.

    [​IMG]

    + Lần thứ 3: Có một số người đã thay đổi chiến thuật của mình, không ai muốn làm kẻ xấu cả. Khi thấy tờ giấy không phải của mình, họ vẫn mở banh ra để chủ nhân tờ giấy ấy thấy. Có nhiều người lại cầm tờ giấy lên, hét tên đi tìm chủ nhân nữa. Nhưng kết quả không khả quan lắm. Vẫn có một số người không tìm thấy ước mơ của mình, trong đó có tôi. Chỉ là tôi đã được trợ giúp bởi 1 bạn nhỏ vô cùng đáng yêu.

    Bạn ấy đã cầm tờ giấy nguyện vọng của tôi đến khi sắp hết giờ, và hỏi "Đây là phải là tờ của chị không?" Lúc đó, chẳng hiểu sao trong sự bối rối và sợ tờ giấy bị vụt mất, lại biến thành tia hy vọng. Tôi đã nhảy lên và ôm chầm lấy cô bé ấy, tự hỏi trên đời này lại có sự đáng yêu đến thế sao.

    [​IMG]
    Tuy nhiên, kết quả vẫn hiển thị một cách đau lòng. Số người bị mất tờ ước vọng đã tăng lên.

    + Lần thứ 4: Mọi người đưa ra nhiều chiến thuật khác nhau. Có người thì ghi tên, có người thì làm ký hiệu là mình nhà mấy, cho những người tìm ra sẽ đến khu vực đội mình để đưa, có người thì vẽ ký hiệu riêng để nhận biết tờ giấy của mình. Tôi thì tôi đã gấp nó thành một chiếc máy bay, một hình dạng duy nhất không lẫn vào nhau được.

    Nhưng đối với lần này, nó không tiến triển thêm được gì. Số người mất nguyện vọng lại tăng thêm, trong đó có tôi. Tôi đoán là họ không hiểu nhau, dù muốn giúp đỡ cho nhau. Có một số người tìm được tờ nguyện vọng là thấy tên và đội nhóm nhà, nhưng lại không thể tìm được chủ nhân vì không biết được họ ở đâu. Có những tờ giấy được vẽ kí hiệu rõ ràng, tuy nhiên, nó lại bị người khác mang đi mất trong khi mình đang cố tìm nó. Còn tôi, gấp chiếc máy bay với hy vọng tìm được hình thù của nó, ai ngờ gấp máy bay thì máy bay bay luôn. Mất tăm biệt tích.

    Tôi thất vọng, so với sự kiện ở lần thứ 3, thì lần này tôi đã nghĩ rằng mình đừng nên quá trông chờ vào người khác tìm nguyện vọng cho mình nữa. May mắn chỉ một ít lần thôi, không có quá nhiều để ta lãng phí.


    + Lần thứ 5: Ở lần này, cả 5 nhóm nhà đã họp phố trước khi chơi. Có hai người có tướng làm lãnh đạo đã đề ra một hệ thống rõ ràng. Cơ bản là có sự phân chia, bắt đầu với khu vực 5 khu nhà, mỗi nhà sẽ gấp một kiểu gấy hình thù khác nhau để phân biệt. Sẽ có 5 hoặc 6 người làm nhiệm vụ đi tìm, gom hết số tờ giấy ước vọng, và để vào từng khu nhà.

    [​IMG]

    Đám còn lại thì làm gì? Tất nhiên là lần xem ước mơ của mình đã được tìm chưa rồi.

    Đối với kết quả lần này được cải thiện rất nhiều. Dẫu vậy, nó vẫn thất bại. Vì có 2 người đã bị lạc mất ước mơ, một tờ ước mơ không được tìm thấy, và một tờ ước mơ được người trong đội nhà cầm giữ vì không biết của ai. Tôi cũng dự đoán trước là nó sẽ thất bại, vì sao cơ. Tôi nghĩ sẽ không quá thành công nếu dùng con mắt của 5 hoặc 6 người, nếu muốn tìm được thì phải là con mắt của nhiều người, nhiều góc nhìn, nhiều cách suy luận. Ở lúc đó, tôi cũng đã có ý tưởng hệ thống phân chia khác ở trong đầu, riêng biệt. Chỉ là tôi không dám nói ra thôi.


    Mà nghĩ lại đây là vấn đề của rất nhiều người đấy chứ, trong một nhóm người, không phải chỉ có 1 hay 2 người đều có tướng cầm đầu chỉ đạo, mà là cả số người điều có ý kiến, 9 người 10 ý. Nhưng cái bệnh nhát xã hội và sợ bị phản đối đã làm một vài người, trong đó có tôi không thể lên tiếng, dù không ai cấm cản. Chỉ là.... Thực nực cười khi một người đã có tướng chỉ huy thì sẽ không thích bị người khác chỉ huy lại đâu nhỉ.

    [​IMG]

    Do đó, cái cảm xúc tức thời của tôi lúc đó, không phải sự tiếc nuối, mà là sự hả hê. Vì hệ thống mình nhất thời tuân theo đã bị thất bại. Nhưng bây giờ, khi tôi đã nghĩ sâu về chuyện đấy, tôi thấy cái hệ thống của chính mình vẫn thua kém hai bạn lãnh đạo kia nhiều lắm. Tôi phải cần học hỏi, rằng mình đã rất tệ vì quá tự mãn với bản thân rồi.

    Và.... Đây là chặng đường trưởng thành kết thúc trò chơi. Mang tới sự thất bại như một liều thuốc ẩn dụ rằng, việc này sẽ diễn ra thường tình cho những ước mơ tương lai của chúng ta vậy. Tôi hiểu ra được, có những sự giúp đỡ, bổ trợ lẫn nhau, giúp nhau đi lên sẽ không những tìm được, mà còn thực hiện được giấc mơ nhanh hơn. Đó là một chân lý không hề sai.

    [​IMG]

    Ai cũng biết ước mơ là một thứ hứa hẹn xa vời, nhưng lại chan chứa đầy kỳ vọng. Ai cũng đang gặp rắc rối về vấn đề ước mơ của mình. Ở trong căn phòng sinh hoạt khóa hè ấy, mỗi người đều mang một cảm xúc nặng trĩu, lo sợ, đồng cảm. Có rất nhiều người đã bật khóc, khóc ra tiếng, nén tiếng khóc, chảy nước mắt âm thầm, cuộn chặt bàn tay để cảm xúc không thể hiện.

    Có một số người thực hiện ước mơ của người khác thay vì bản thân mình như kỳ vọng của cha mẹ thay vì sự yêu thích với một ngành nghề không ổn định nào đó. Y hệt cái hình ảnh một người nào đó đang giữ lấy cái tờ giấy ước vọng của mình, và mình không thể tìm thấy nó.


    Hay có một số người đã bị giấc mơ đánh gục, có một số người không biết bắt đầu từ đầu và bị mất hướng, có một số người không thể bắt đầu lại. Giống như hình ảnh của một tờ giấy ước vọng không được tìm thấy vậy.

    [​IMG]

    Nói chung là rất nhiều cảm xúc chân thật và những câu chuyện bị ngọng tiếng nước mắt rất thực tế.

    Lúc đó, tôi đã không khóc. Tôi không có bất cứ niềm lo sợ nào cả. Vì chắc... Tôi biết rõ mình là ai? Mình đang suy nghĩ gì? Chỉ là... Định hướng hơi bấp bênh và chưa bị giấc mơ đó vã vào mặt. Chắc lên đại học chuyện đó mới xảy ra mà thôi.

    Không vì vậy những cảm xúc yếu đuối đó khiến cho buổi khóa hè mất đi sự hy vọng và niềm tin. Vì khi bạn biết mình yếu đuối và nhận thức được sự bất lực đến chừng nào, chúng ta mới muốn mình trở nên mạnh mẽ. Mà khi con người muốn gì, thì chắc chắn họ sẽ làm cho bằng được.

    [​IMG]

    Đối với tôi, tôi chỉ có 2 ý nghĩa cho cuộc hành trình "Đi tìm ước mơ" này mà thôi:

    + Một là khi trong tay đã viết được ước mơ, thì đừng tự tiện để người khác lấy đi và giấu mất. Nếu không, muốn tìm lại cũng sẽ rất khó khăn.

    + Hai là khi bạn muốn biết mình từng, đã, hoặc đang, hay sẽ khát khao ước mơ đó đến như thế nào, thì hãy cứ đưa cho người khác giấu đi. Khi đó, bạn sẽ trải qua một chặng đường gian truân để tìm lại, bạn sẽ có nhiều động lực hơn để thực hiện ước mơ đó.

    Còn bạn nghĩ sao về trò chơi và những bài học này? Hãy đặt ra câu trả lời cho tâm hồn mình nhé!
     
  4. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,488
    3. Lòng kiên trì trong cuộc chơi "107"

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    (Tận hưởng thêm chút âm nhạc để trải nghiệm nhật ký thư thái hơn với bạn. Mình sẽ không để ảnh liên quan đến khóa hè, thay vào đó là những hình ảnh ngoài lề biểu thị cảm xúc)



    Bạn đã từng nghe qua trò chơi đếm số lẻ 1,3,5,7 khi nào chưa?

    Đây là một dạng Game cần sự tập trung cao độ và cách tính toán, nắm bắt con số hợp lý. Để dễ hiểu nhất, để mình tóm tắt luật chơi:

    + Số 2,4,6,8,9 là đọc số.

    + Số 1 hoặc số 10 là vỗ tay ba lần,

    + Số 3 vỗ tay 2 lần

    + Số 5 vỗ tay 1 lần

    + Số 7 đặt tay lên ngực nói "Yêu thương"

    + Số "11, 22, hoặc 33, 00, 44, 55, 66, 77, 88, 99" – Là những con số trùng nhau, và chúng ta phải chỉ tay lên đầu và nói "Thấu hiểu".

    Mỗi người sẽ ngồi vòng tròn, chỉ được ngồi duy nhất với hai tay đặt ở đầu gối, lưng thẳng, hai chân không được khép vào nhau, không cười hay nói chuyện, bắt đầu thực hiện từng con số 1 đến 107 theo định luật trên. Tùy mức độ khó của trò chơi. Với những chị đại học năm 1 hay năm 2 đã chơi đến con số 307 đấy.

    Phạm luật, hoặc nếu sai, thì sẽ trở lại con số 1.

    [​IMG]

    Dù nghe phức tạp đến thế, nhưng chúng tôi... Từ đứa trẻ học lớp 6, đến mấy người tốt nghiệp lớp 12 như tôi còn chiến thắng màn chơi được ấy nhé. Đối với trò chơi này, càng nhiều người càng đẩy tiến trình nhanh.

    Tuy nhiên chỉ nhanh thôi, mà nhanh sai, chứ không hề là dễ. Số người của chúng tôi là 51 đến 52 người chơi. Có đôi lúc số người sẽ bị thay đổi vì có một vài bạn bỏ cuộc giữa chừng. Trong đó có tôi, vì tôi thấy cách tính toán của mình sai bét khi số người, và vị trí người cứ liên tục thay đổi, không thể cố định riêng như một bài toán rằng áp dụng công thức là ra. Chỉ là ghế ngồi vẫn chưa kịp nguội, thì tôi lại ngồi lên nó và bắt đầu cuộc chơi một lần nữa.

    [​IMG]

    Vì sao?

    Vì trước đó, tôi đã được động viên bởi chị trưởng nhà, nên đã quay lại chiến tiếp. Bạn có biết hành trình này sẽ đi đến đâu không?

    Ngày đầu chúng tôi chơi trò này. Chúng tôi chỉ dừng lại trong số 51. Trong vòng từ 4 giờ chiều cho đến 9 giờ tối. Chà! Khoản thời gian khá nhiều. Và không gian căn phòng cũng khá là ngộp ngạt.

    Đối với vài người đang căng thẳng, thì khi thấy mấy bạn ngồi bên cạnh mà chơi lâu, dần mệt đi, không hài lòng với cái Game khó ăn hiện tại. Thì thường con người ta có xu hướng sụ mặt lại, và "Liếc" đến người bên cạnh để đếm số.

    Ôi, các bạn không biết đâu.

    [​IMG]

    Đôi mắt của con gái thường khá là sắc như kim đâm, khi liếc một phát thôi là làm người bên cạnh tự nhiên áp lực ngang, tưởng bị dỗi vậy đó. Buồn cười lắm. Nhưng tôi cá là mấy bạn ấy không có ý xấu khi nhìn mọi người bằng ánh mắt ấy, tại biểu cảm đi liền với những gương mặt mang nét sắc xảo như hoa khôi, thì ai cũng phải e dè mà.

    Còn đối với suy nghĩ của tôi, trò này không hề khó! Cũng không quá nhàm chán cho những con người không thích số học. Vì nếu bạn không có tính kiên nhẫn, bạn muốn làm mọi việc nhanh hơn. Bạn có thể sắp xếp những cách giúp bạn đoán được con số cố định, hoặc men theo cái mẹo chơi số của nó, để không cần phải cứ suốt ngày phải nhìn chầm chầm đếm con số của người khác mà vẫn có thể thuận lợi biết con số của mình. Đến lúc chơi, não bạn sẽ phát huy hết Logic thôi nên đừng lo. Nó kích thích sự thông minh và bạn sẽ thấy mình...

    Như một thiên tài tiềm ẩn vậy.

    [​IMG]

    Mà thiên tài này đôi lúc cũng... Tính sai và ngơ ngác thôi. Kết quả có thể đoán trước rằng chúng tôi đã thất bại ngay ngày đầu tiên.

    Qua ngày thứ 2, chúng tôi bắt đầu lại với trò chơi "107", nhưng chỉ có hạn trong vòng 2 tiếng. Thắng, bại thì tự chịu. Thời gian khá ngắn, nhưng động lực con số 51 kia đã làm một lực đẩy, để chúng tôi tìm ra hy vọng và bước tiếp lợi hại hơn hôm qua. Ban đầu, mọi người sai nhiều khi tới số 36 đã bị quay ngược; đỡ hơn hôm qua, chưa đến 20 đã trở lại rồi. Cũng là một cải thiện lớn.

    Tôi mặc dù không thích phải tập trung nhiều, dù vậy tôi đã rút kinh nghiệm từ vòng trước, cho mình một cái mẹo là lấy con số "Thấu hiểu" để làm cột mốc khi gần đến hàng mình. Lúc đó, thì tôi chỉ cần những người trên đầu ngón tay để xác định con số của mình là gì thôi.

    [​IMG]

    Thú thật, tôi không cảm thấy áp lực cho lắm, vì tôi biết là mình giỏi... Dù chính tôi đã từng bỏ cuộc vì mấy con số làm mình phát điên, dù đã sai khá nhiều lần. Nhưng tôi vẫn khá tự tin vào bản thân. Tôi nghĩ mình có thể thắng, chỉ là những người khác thì không. Có lẽ tôi không đặt quá nhiều niềm tin vào họ, giống như trò chơi "Đi tìm ước mơ" vậy

    Dẫu thế, kỳ tích đã xảy ra. 15 phút cuối, từ con số 74 bị quay ngược lại... Đã bất ngờ vượt lên con số 107. Tôi không tin nỗi chúng tôi vừa hoàn toàn trò chơi "3,5,7" khó nhằn này. Mọi người bắt đầu vỡ òa, nhảy lên, ôm lấy nhau. Dường như....

    Tôi không có cảm giác sung sướng, hay vui mừng giống mọi người hết. Theo như tôi đã nói, tôi biết mình sẽ chiến thắng cuộc chơi này, mà không cần phải cần sự tập trung cao độ như trong truyền thuyết.

    Chỉ là lúc tôi nhìn mọi người, tôi đã hình dung ra rất nhiều khoảng khắc. Sự nỗ lực vươn lên không ngừng, sự tập trung cao độ, sự thay đổi lỗi sai để đuổi kịp theo tiến trình trong cách làm việc đội nhóm; sự kiên nhẫn, sự quan sát, sự lắng nghe, sự mĩm cười mệt mỏi và.... Đôi lúc thở dài khi có vài người đã liên tục đoán sai nhưng không có hàm ý chê trách, đó là một sự giúp đỡ, cực kỳ bao dung trong một tập thế mà có lẽ, sau này lớn lên tôi sẽ ít gặp tình huống hiện tại lắm.

    [​IMG]

    Đây không phải là những giá trị sẽ đến với bất cứ hoàn cảnh nào. Những khoảng khắc này, trong tương lai hoặc hiện tại có thể là một đích đến hạnh phúc, khi con người ta đã trải qua bao đau đớn và rất rất rất nhiều thăng trầm.

    Hân hoan, ăn mừng – Đây là chiến tích. Vì vậy, dù tôi không thể có một cảm xúc hoan hỉ như người khác trong thời gian ấy, nhưng tôi cũng không muốn mình bỏ lỡ thời khắc định mệnh này.

    Hiện tại, tôi nuối tiếc nó; tôi muốn có thêm nhiều cuốn phim từ điểm bắt đầu, thất bại và cùng nhau chiến thắng như thế. Tôi biết, mình luôn cần cảm xúc này trong chuyến đi của bản thân, trong cả hành trình của tôi.

    [​IMG]

    Còn bạn thì sao? Bạn đã từng chơi "107" chưa?
     
    Ngọc Thiền Sầu, LieuDuongThiên Túc thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng tám 2023
  5. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,488
    4. Chuyền ghế - Trò chơi khó đồng lòng

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    (Một chút âm nhạc giúp trang nhật ký này có cảm xúc hơn. Đợi trang chủ sửa lại Vietnam Overnight Up Load, thì mình sẽ cập nhật hình ảnh sau. Xin lỗi về mặt thiếu thốn này)



    Cho các bạn nào không biết, trước khi tập trung đến trò "107", tập thể chúng tôi – Những con người xa lạ, đã có kết nối với nhau bởi những hoạt động khác. Chúng tôi đã khởi đầu bằng tiết mục nhảy múa cùng nhau, bằng một vòng tròn lớn và bao bọc vòng tròn nhỏ. Giống như chính bạn đang nhập vai một bộ phim kịch ca nhạc hồi đó của Disney vậy. Có vẻ nó không quá hào nhoáng, nhưng nó buộc bạn phải kết nối từ tập thể, và rồi đối diện với một người lạ, không thân thiết bất kỳ, để nhảy cặp.

    Vậy mà điều nực cười nhất là....

    Dù ở trong vòng tròn là số chẵn, không dư không thiếu. Nhưng cho đến khi nhảy chung, chỗ tôi toàn bị lẻ một người rất là khó xử, tôi nghĩ tôi đã bị lẻ ra như cái cách... Trong cuộc sống bình thường của tôi, với đám bạn, đám trong lớp... Tôi toàn bị cho ra rìa vậy. Thật là một sự thật đau lòng nhỉ. Tôi không ngờ đến ngay cả khi tham gia tiết mục gắn kết này, tôi lại là người bị lẻ, nó giống như là một lời nguyền. Có phải... Tôi là một đứa xui xẻo và thất bại ngay từ đầu không?

    Tuy nhiên, tôi nhận ra, một vấn đề tương tự thế, nhưng lớn hơn, khi bước vào trò chơi chuyền ghế. Các bạn có thể đoán được gì chưa? Nếu chưa thì để tôi giải thích bản chất của Game này trước nhé.

    [​IMG]

    Thú thật, "Chuyền ghế" là một trò chơi nhỏ ngẫu hứng. Luật chơi của nó cực kỳ đơn giản, chỉ cần gần hơn 54 người chúng tôi xếp thành một vòng tròn lớn, mỗi người cầm một chiếc ghế cho riêng mình. Cùng nhau cất lên một bài hát, và rồi đồng loạt chuyền ghế cho người bên cạnh. Tay phải có nhiệm vụ chuyền, tay trái nhận chiếc ghế được chuyền.

    Cho đến khi bài hát bất chợt dừng lại, mỗi người cũng phải cầm trên tay một chiếc ghế. Vậy thì chúng tôi mới có thể chiến thắng.

    Nghe có vẻ dễ dàng, dẫu thế, cái sự thật phũ phàng rằng...

    Nếu Games "107" là trò chơi khó ăn, cần rất nhiều sự tập trung, và mỗi cá nhân phải cố gắng với chính khả năng bản thân mình, để theo kịp đích đến cùng nhiều người. Thì "Chuyền ghế" là trò chơi đi đầu cho sự đoàn kết nhất trí của mỗi thành viên. Nó ưu tiên những sự đồng điệu đến bất ngờ, về việc cho đi và nhận lại.

    [​IMG]

    Nếu không... Trong cuộc chơi, sẽ có một số người trở thành người dư dả ghế khi được nhận lại nhiều hơn người khác. Điều đó sẽ biến một vài người khác trở thành kẻ bị lỗ, không nhận được bất cứ cái ghế nào. Đây là một trò chơi tâm lý mà có lẽ ở bên ngoài xã hội kia khó lòng chiến thắng. Nhưng cũng là một nghịch lý mà ta từng biết về bài học "Cho đi và nhận lại"

    Hiển nhiên, điều đó đã diễn ra với chúng tôi.

    Chúng tôi kết thúc nhiều vòng chơi ban đầu, như lời tiên đoán, khá nhiều người bị mất ghế và có khá nhiều người được tận 2 chiếc ghế cho riêng mình. Thế nên, đã có một số ý kiến lên tiếng, nêu nguyên nhân. Tất cả lời phàn nàn chính đều cho rằng:

    "Do dây chuyền này không đồng đều, ở một phía thì quá nhanh, một phía kia thì quá chậm"

    "Do bạn này cứ liên tục đưa ghế và bạn này nhận ghế quá chậm"

    Chà! Nghe có vẻ hợp lý. Nhưng người quản trò đã đúc kết tất cả những lý do của chúng tôi, đều là sự bao biện và đổ lỗi. Vậy thì không thể trách ai cả.

    Vì vậy, chúng tôi bắt đầu đặt ra tiết tấu cho nhau. Chuyền ghế chậm hơn, theo nhịp, như cái cách chúng tôi cùng nhau hát một bài vậy. Đặc biệt là để ý cái ghế cầm trên tay mình. Các bạn đoán xem, kết quả có thay đổi không?

    [​IMG]

    Đương nhiên là không. Vẫn có kẻ dư, vẫn có người lỗ. Trong đó, tôi cũng là một trong những kẻ bị lỗ. Tôi cũng không biết lý do vì sao nữa.

    Ban đầu, tôi chỉ nghĩ đến việc, khi trao ghế cho người bên cạnh, mà không trông mong nhận lại chiếc ghế khác của mình, sẽ biến tôi trở thành kẻ bị lỗ. Do đó, tôi đã tính toán rất kỹ, rằng khi mình trao chiếc ghế cho người kế bên, thì tôi phải chắc chắn rằng, bàn tay trái của mình sẽ giữ một chiếc ghế. Thế quái nào đến khi bài nhạc kết thúc, tay trái tôi chưa kịp nắm lấy chiếc ghế kia, tay phải tôi đã thả, một phút trắng tay trong sự ngỡ ngàng.

    Thấy như thế, người quản trò đã dừng cuộc chơi lại vài phút. Thời gian bắt đầu chạy chậm lại, không khí náo nhiệt bất chợt lặng im đi, đó là lúc những lời phát biểu từ cảm xúc được quyền cất giọng. Người quản trò đưa micro cho từng người bạn có dư ghế và bị mất ghế nêu suy nghĩ hiện tại của mình, khi đứng trước một vòng người còn lại.

    [​IMG]

    Người dư ghế gãi đầu mà nói: "Em đã rất khó xử và có lỗi đối với bạn bị mất ghế."

    Người mất ghế nói: "Em cảm thấy bị hụt hẫng và dường như... Em cảm thấy mình bị lạc lõng, như thể mình sẽ không bao giờ có được chiếc ghế giống như tất cả những bạn khác."

    Trong một cảm xúc lắng nghe khá mơ hồ. Tôi đứng, ngáp, dường như chẳng để ý thêm lời nói của vài người khác. Bởi vì sao cơ? Ai mà quan tâm chứ, tâm sự cảm xúc chung chung ai cũng có thể đoán được, thì lợi ích gì? Khi mà không tìm hiểu rõ vòng tròn này đã có vấn đề từ hàng nào... Lúc đó tôi đã nghĩ thế. Tôi chỉ nhìn xung quanh, thử suy luận, thường thì khoảng cách của người bị dư ghế và người bị mất ghế khá xa, vì vậy, có một cá nhân nào đó đã gây nên việc này chăng?

    [​IMG]

    Đang lúc tôi đang mò ra câu trả lời trong tâm trí. Thì một điều bất ngờ hơn đã xảy ra, khiến cho không gian trong căn phòng bị chùm xuống đi rõ rệt, nó làm tôi dừng hết suy nghĩ mà ngoái đầu đến cô bạn mất ghế trả lời vừa nãy.

    Một tiếng vang nức nở trên chiếc micro phát lên. Cô bạn đó đã ôm mặt và khóc. Sự bất lực khi không thể có được những điều nhỏ nhoi như người khác ấy, có vẻ khá giống tôi trong trò chơi nhảy cặp. Nhưng chỉ là thời điểm ấy, tôi đã cười toét lên, và coi việc mình bị lẻ ấy là một miếng hài như các nhân vật số nhọ trên phim vậy. Dẫu thế, tôi không thích bị như thế chút nào.

    Rõ ràng, đây chỉ là một trò chơi tập thể nhỏ, nhưng bất cứ ai cũng thấy một sự khác biệt lớn, giữa hai nhóm người dư ghế và mất ghế. Nó gợi lên cho chúng tôi thấy... Sự bất công thường ngày phân hóa trong xã hội, dù vô tình hay cố ý. Và chắc chắn một điều... Chúng ta không thể nào tránh né được. Quy luật tự nhiên mà.

    [​IMG]

    Người dư ghế được ví von thành kẻ nhà lầu, giàu có dư dã. Người mất ghế được ví dụ như một kẻ nghèo, luôn chịu thiệt thòi, và cả đời có cố gắng đến mấy chẳng thể đầy đủ. Để tô màu cuộc sống đẹp đẽ hơn, người ta đã luôn dạy con cái của họ về bài học "Cho đi để nhận lại"

    Trên thực tế, "Cho đi để nhận lại" khác với cái cách "Cho đi mà không cần nhận lại" – Người ta sẽ cảm nghĩ một điều gì đó thiệt thòi, khi cho đi mà không có bất cứ điều kiện nào, nếu không họ sẽ trở thành kẻ lỗ. Cách hoàn hảo để lấp đầy lỗ hỏng này.... Là một sự đồng điệu, nhất trí của một tập thể, từ trái tim và cả cách hành động.

    Tất cả mọi đều sẵn sàng trao cho nhau những giá trị cuộc sống, và đáp lại những tinh thần nhiệt huyết khi bản thân được trao. Không quá tham lam để gom góp càng nhiều càng tốt, phải biết để ý người xung quanh mình để chia sẻ; cũng không quá ngốc nghếch cứ trao hết tất cả những gì mình có trên tay.

    [​IMG]

    Chúng tôi thực hiện trò chơi chuyền ghế lần nữa. Kết quả trong 2, 3 lần thử lại, vòng lặp về kẻ dư ghế và mất ghế cứ liên tục xảy ra. Người quản trò đã thở dài vào lúc đó, và chỉ cho chúng tôi thử lại thêm một lần cuối cùng nữa. Sau lần này, trò chơi sẽ được kết thúc dù kết quả có như thế nào.

    Và... Lần này, tôi cảm thấy gương mặt tất cả mọi người trong căn phòng đều trở nên rất nghiêm túc, gật đầu theo nhịp đầy cẩn trọng, tay chuyền ghế cho người bên cạnh, nhìn hai hướng, cực kỳ để ý nhau. Chúng tôi thực hiện công cuộc chuyền ghế một cách chậm rãi và chắc chắn, đồng điệu đến lạ thường. Đó là sự cố gắng và đoàn kết của mỗi cá nhân gộp lại. Các bạn nghĩ chúng tôi sẽ thắng chứ?

    Hiển nhiên là thế rồi. Không cần là một câu truyện cổ tích có cái kết đẹp, chúng tôi vẫn thực hiện thành công. Trong sự vui mừng, vỗ tay tán thưởng của mỗi người cho nhau và cho cả bản thân mình.

    [​IMG]

    Việc này đọng lại cho tôi những gì à?

    Theo tôi, hai định nghĩa "Cho đi để nhận lại hay không cần nhận lại" đồng hành với nhau. Nó chỉ khác vì câu nói này tương trưng cho mặt hành động bên ngoài và câu nói kia lại biểu trưng trong tâm hồn.

    "Cho đi mà không cần nhận lại" giúp ta có một tâm hồn mở, không tính toán với người khác. Vì thế, khi ta thực hiện lòng tốt "Cho đi để nhận lại" là cách ta giúp đỡ người khác và nhận giá trị trong cuộc sống, dù cho đó nó không phải vật chất đi nữa.


    Giống như cái cách, hồi nhỏ, tôi đã từng đưa tiền ăn sáng của mình cho một đứa trẻ đang ôm bụng, bán vé số bốn năm lần gì gì đó. Nghe có vẻ rất ngu ngốc phải không? Người xa lạ, có nhận lại gì đâu, ngoài một chiếc bụng đói nhịn ăn sáng của bản thân mình khi trao đồ ăn sáng cho người khác.

    Nhưng đó là lý do hình thành cái tính cách cởi mở hơn với những bạn khác biệt, tôi không có sự phân biệt hay hoài nghi cực đoan nào áp đặt lên họ. Gắn liền với nó, là tôi tìm được những giá trị ẩn mình trong những con người đó như ước mơ, hoài bão và sự nỗ lực mỗi ngày; nó đã làm động lực cho tôi thoát khỏi sự lười biếng, trì hoãn của bản thân vì cái ăn sung mặt sướng ở thời đó; biết đồng cảm hơn và có cái nhìn rộng về con người. Đó là thứ tôi đã nhận được, đúng không?

    [​IMG]

    Chỉ là tôi biết, khi buộc trưởng thành, con người ta sẽ đối diện với những thứ phức tạp hơn về lòng người. Mấy ai sẽ có những suy nghĩ tích cực, đầy lạc quan, thế giới là màu hồng như hồi nhỏ nữa chứ. Thế nên khi càng lớn...

    Tôi lại càng ghét phải trưởng thành.


    [​IMG]
     
    Ngọc Thiền SầuLieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng tám 2023
  6. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,488
    5. Tội mình, người mình yêu thương gánh

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    (Một chút âm nhac đồng điệu với cảm xúc trong câu chuyện.)



    Nói đến việc phạm lỗi, chắc chắn chúng tôi sẽ không tránh được việc vi phạm nhỏ nhất. Đặc biệt khi quyền yêu cầu của nó nằm ở phạm vi ít được chú ý đến, và ít làm được thói quen về nó. Đoán các bạn, chúng tôi đã vi phạm gì nào?

    Đó chính là việc không nhặt tóc khi tắm xong. Tất nhiên, là trong nhà tắm của chúng tôi, trước mỗi phòng ở cửa có ghi sẵn "Tắm xong vui lòng nhặt tóc" và hiển nhiên, chúng tôi phớt lờ luôn cái quy định đó. Nguyên nhân ấy cũng là câu chuyện tất yếu xảy ra cái lỗi trong ngày hôm nay.

    [​IMG]

    Vào đầu buổi sinh hoạt, người quản trò mới có cho chúng tôi xem một vài hình ảnh, thông tin về những cặn tóc bị dính đầy ở lỗ thoát nước của những nhà tắm liền nhau. Và hỏi xem, hôm qua ai đã gội đầu, và không tự nhặt tóc của mình lên. Gieo rắc một nỗi sợ chẳng thể buông bỏ, trong tập thể chúng tôi, hiển nhiên chỉ có hai người đủ dũng cảm và nhận biết sai lầm của mình đã giơ tay, đứng lên chịu trách nhiệm.

    Đối với người quản trò mới này, người đó cũng mời những chị phó trưởng nhà lên mà gánh trách nhiệm giùm mấy em trong nhà mình, với một cây roi. Nhưng... Hình phạt hôm nay có vẻ khó xử hơn nữa. Khi người quản trò đưa hai cây roi cho hai người bạn đó, và bảo hai người bạn đó đánh hai chị phó nhà chịu trách nhiệm ấy.

    Mỗi người tham gia khóa hè sẽ bị chôn chặt ở căn phòng sinh hoạt, không làm gì hết, trừ khi hai bạn ấy đánh chị phó nhà ấy. Nếu không, thì chẳng có một hoạt động nào diễn ra cả. Một cái thế khó mà tả nhỉ.

    [​IMG]

    Và... Trong căn phòng sinh hoạt lúc ấy, đã lặng đi vài phút, hai người bạn đã nhận trách nhiệm cứ cúi gầm mặt xuống, tay nắm chặt cây roi chẳng thể động đậy, dường như cố nén tiếng khóc thất thanh của mình, dù đôi mắt đã ứng vài giọt lệ trước đó.

    Diễn biến thường lệ xảy ra như một tập thể đồng lòng, những người phó trưởng nhà khác đã lên tiếng, xin quyền chịu trách nhiệm cùng hai phó nhà. Hệt như nếu muốn đánh, thì đánh cả đàn, chứ không đánh một cá nhân. Vẫn là tình đoàn kết gắn bó ấy. Tôi thật ngưỡng mộ, vì nói chung, xã hội ngoài kia tuy cũng nói cười thân thiện, giúp đỡ nhau đấy, nhưng... Ai làm người ấy gánh. Rất sòng phẳng, ranh giới rõ ràng. Thế nên...


    Người quản trò đã hỏi hai người bạn nhận lỗi là tại sao lại không đánh người phó nhà. Một bạn thì nói đây là lỗi của bạn ấy, không phải là của chị phó nhà. Bạn còn lại thì nói rằng mình không dám...Khó để thốt lên thành lời lắm đấy.

    [​IMG]

    Quả thật, hình ảnh đòn roi có thể gợi lên một hình ảnh ba mẹ cầm đòn roi mà dạy con cái. Nhưng chẳng bao giờ làm mỗi người hình dung được rằng, những sai phạm nhỏ nhoi của chúng ta, có thể là một cái roi vô hình quật ngược lại ba mẹ. Nếu như hỏi, chúng ta có dám đánh ba mẹ không? Chắc chắn, câu trả lời là không rồi.

    Chỉ là xét về độ thực tế, thì chúng ta lại dám cho xã hội đánh lên ba mẹ mình. Nó ví von về những rắc rối trên trường mà ta làm, để rồi thầy cô chỉ trách ba mẹ; hay mọi bày bừa nhà cửa mà ta để lại cho họ sau một ngày đi làm về mệt mỏi. Cũng giống như những vi phạm chúng tôi mắc phải, đánh lên những người chị phó trưởng nhà chịu trách nhiệm về chúng tôi.

    Đây là một góc nhìn nhỏ khi mà trưởng thành, thì chúng ta mới thấy. Phải không?

    Vết thương của đòn roi khi đánh vào da, sẽ khắc sâu vào tim. Lời bao biện và đỗ lỗi có thể chỉ là một miếng dán băng cá nhân, che lấp vết thương ấy, và khi gỡ ra, nó sẽ trở thành một vết sẹo xấu xí, vô nghĩa. Dù đó là vô tình hay ta chưa bao giờ nhận ra. Sự chân thành, nhìn nhận và sửa chữa đúng cách, mới là liều thuốc xoa dịu vết thương đi, và trao cho chúng ta một cơ hội để chuyển mình, làm con người tốt hơn hôm qua.

    [​IMG]
     
    LieuDuongNgọc Thiền Sầu thích bài này.
  7. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,488
    6. Bạn từng nghĩ sai lầm của người khác do một phần mình không?

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    (Một chút âm nhạc dẫn dắt cảm xúc)



    Lại đến với câu chuyện mắc lỗi, có vẻ sai lầm khá nhiều nhỉ. Không thể nào hết, mặc dù cả đám chúng tôi đã trải qua một khoảng thời gian lắng đọng thật sâu, từ hai câu chuyện lỗi lầm trước đó. Bạn nghĩ chúng tôi đã làm những gì nào?

    Vào giữa buổi sinh hoạt, sau khi đã được ăn vặt xong. Chúng tôi đã tập hợp đông đủ khi nghe tiếng còi hiệu lệnh của người trưởng nhà. Cứ ngỡ sẽ chẳng có gì xảy ra, vì chúng tôi đã có mặt ở đó rất sớm, không ai trong các thành viên nhà vắng mặt. Nhưng... Có một điều thú thật tôi cũng không ngờ.

    [​IMG]

    Chính là mỗi nhà đều vắng mặt của chị trưởng hoặc phó nhà. Í tôi là mỗi nhà đều vắng một người chỉ huy đấy. Cho đến chờ vài phút, mấy chị ấy mới có mặt, dường như là mấy chị này đã phạm một quy định chính là "Trễ giờ trong các buổi sinh hoạt" Và chính những chị ấy cũng phải đứng lên, đứng trước mặt đám chúng tôi. Cúi gầm mặt xuống, nhưng không nói gì cả.

    Chà! Căng ta. Đây là hành động gì nhỉ? Có lẽ cho mấy đám thường mắc lỗi như chúng tôi có thời gian phán xét. Mà thôi... Làm sao chúng tôi có thể hành động như một xã hội đầy lỗ hỏng như thế. Vì thế, chúng tôi giương đôi mắt nhìn đến những chị trưởng, phó của mỗi nhà. Chờ đến khi thấy được một lý do hợp lý.

    [​IMG]

    Hmmm, và có lẽ. Lúc ấy, chúng tôi đã được câu trả lời... Lý do khiến mấy người chỉ huy trong nhà tôi đi trễ.... Đó là mấy chị ấy phải sắp xếp lại bàn ăn, hay ghế ngồi, thậm chí là tắt quạt ở phòng ăn. Nghe có vẻ là một nguyên nhân chính đáng. Chỉ là...

    Quái lạ một chỗ người quản trò không công nhận lời giải thích, vì trong trại hè, chúng tôi cũng có một câu khẩu quyết là "Không bao biện, không đổ lỗi" Đó cũng là lúc những lý do cho việc đến trễ đều dẫn tới một kết cục là kết tội và nhận hình phạt.

    Quá là nghiêm khắc phải không? Như một đàn chiên không bao giờ tránh được tội lỗi của mình đến việc nhỏ nhất.

    [​IMG]

    Trong không gian trầm đi, người quản trò đã nói thêm một câu cân nhắc nhỏ, và chúng tôi bất chợt... Ngộ nhận ra một góc nhìn khác.... Khiến bản thân mỗi người nực cười...

    Nếu nhìn theo một góc độ khác, thì việc sắp xếp lại bàn, dọn dẹp chỗ ngồi, và tắt quạt ở phòng ăn là nhiệm vụ của chúng tôi mà nhỉ. Vì chúng tôi đã dùng nó để ăn xế buổi chiều. Hèn gì, mỗi người chúng tôi đều cảm thấy có cái gì nhói lòng... Hình như chúng tôi cũng chợt phát hiện... Chính mình đã vô tình gây ra sai lầm đến chừng nào mà không biết. Và.... Mấy chị ấy biết như thế, nên mới thay chúng tôi sắp xếp lại phòng ăn, mặc kệ rằng mình sẽ tới trễ trong giờ sinh hoạt chung.

    Thật thảm bại! Giờ tôi mới thấy tội lỗi bên trong mình lớn đến chừng nào.

    [​IMG]

    Khắc nghiệt là dù có vì ai, nhưng đến trễ cũng là một tội, và nếu có tội thì phải phạt. Vậy nên, không còn gì chần chừ nữa rồi, một vài người trong chúng tôi đã đứng lên, đi đến hai người chị trưởng, phó nhà ấy, đứng sau lưng; như sự kiện domino, lần lượt kéo theo nhiều người nữa. Mỗi người đều muốn tự chịu trách nhiệm của bản thân mình. Cho đến khi chỉ có mình người quản trò ở cuối khán đài, nhìn về một tập thể đầy đoàn kết và gắn bó. Nụ cười của người quản trò nở rộ. Dường như đây là bài học cuối cùng cho lần sai phạm của chúng tôi trong 3 ngày khóa hè này.

    [​IMG]
     
    LieuDuongNgọc Thiền Sầu thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...