NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ GIA ĐÌNH Sưu tầm và biên soạn Giới thiệu "Với mong muốn mang lại những trải nghiệm và những cảm nhận chân thực về cuộc sống, để mỗi chúng ta ít nhiều cảm nhận được những giá trị chân thực nhất, tìm thấy mình đâu đó trong những câu chuyện mà bản thân đã đọc, mình mạo muội đăng lên diễn đàn với những câu chuyện đã được tổng hợp lại từ quý độc giả yêu mến, đây là những câu chuyện được tổng tợp hoàn toàn chưa đăng trên các diễn đàn nào cả." Chúc cho những ai lướt qua những câu chuyện mình sẽ đăng bên dưới được nhiều hạnh phúc bình an và vui vẻ! Woodybin
BÃO DÔNG ĐÃ QUA ĐI Cám ơn ba má vì đã cho con một gia đình, niềm Hạnh phúc và nhất là có một mái ấm êm đềm. Từ nhỏ Khi đã biết nhận thức, con đã phải chứng kiến những Sự cãi vã, to tiếng của ba má. Nhưng lúc đó con chỉ là Một đứa trẻ buồn đó rồi lại vui, không biết lo lắng suy Nghĩ là gì. Nguyên nhân chủ yếu cũng vì cơm áo, gạo, Tiền. Khi đã trưởng thành hơn những cuộc cãi vã ấy Lại tăng lên, rồi một ngày chúng con phát hiện tờ giấy Ly hôn giấu trong cuốn tập, thế là không ai bảo ai chúng Con khóc như mưa. Chúng con không muốn việc đó Xảy ra nên đã xé mảnh giấy ấy. Thế rồi gia đình mình Lại bình yên một thời gian. Nhưng kinh tế gia đình vẫn Không mấy tốt đẹp, thỉnh thoảng những cuộc to tiếng Tiếp tục xảy ra nhưng chúng con đã quen, vẫn vui đùa. Đến năm con học lớp 6, được vào lớp chọn, trong lớp Xảy ra sự phân chia giữa giàu và nghèo, từ đó con trở Nên lầm lỳ, ít nói. Và năm tháng cứ trôi đi mang theo Những phiền muộn trong con. Đến năm lớp 9, năm thi Cuối cấp cũng là năm mà kinh tế nhà ta tôi tệ nhất, Thêm vào đó là tờ ly dị thứ hai mà chúng Con tìm thấy Được. Nhưng tình hình lúc này còn căng thẳng hơn. Ba Má ly thân nhau, lần này con nghĩ chúng con sẽ mất Tất cả. Trong đầu con lúc ấy có suy nghĩ: Con sẽ không Theo ai cả nếu ba má ly dị, con sẽ đi bụi hoặc có thể tự Tử. Mà hình như tự tử là giải pháp mà con có thể tin Tưởng nhất lúc ấy. Con cũng đâm ra hoang mang trong Học tập. Nhưng may sao con đã không làm điều gì xằng Bậy. Con phó mặc cho tất cả, chỉ cố gắng bám vào ý Nghĩ phải cố gắng học tập để mong ba má suy nghĩ Lại. Nhưng mỗi khi ngồi một mình con thường hay khóc Và suy nghĩ vẩn vơ. Thế rồi không biết sao ba má lại giảng hòa. Con Rất mừng nhưng nợ nần chồng chất khiến ba má đành Bán nhà để trả nợ. Cũng may gia đình ta tìm được căn Nhà cũng không tệ. Con mừng thầm là tình hình nhà Mình đã tốt đẹp hơn. Có lẽ kinh tế gia đình đã ổn định Hơn đôi chút. Nhưng không khí vẫn còn nặng nề và Con nhớ có một lần con đã bất hiếu với ba. Bao nhiêu Buồn bực, tức tưởi giữ trong lòng lúc ấy bộc phát ra, Con nói tất cả những mong muốn, những suy nghĩ của Mình. Con nhớ ba đã đánh con, giận con; nhưng nói ra Được những gì mà mình chôn giấu trong lòng bao năm, con cảm thấy nhẹ người. Dù những đòn roi ấy giúp gia đình mình được em thấm thì đau mấy con cũng cam chịu. Sau lần ấy ba giận con suốt mấy tháng liền vớ điều đó cũng làm con ray rứt không nguôi. Thế rồi ngày kia con đến xin lỗi ba vì sự vô lễ của con và cũng từ đó con cũng cảm thấy ba mẹ ít cãi vã với nhau hơn. Thời gian lại cứ trôi, nếu trước đây con đã từng cảm thấy mình thật vô phúc vì đã sinh ra trong gia đình này; con luôn mơ ước mình được sống trong một gia đình đằm thắm, tràn đầy tình yêu thương; thì nay ước mơ ấy đã trở thành hiện thực. Con cảm thấy mình là người hạnh phúc nhất, vì được làm con của ba má. Tuy nhà ta không giầu có, đôi khi cũng thiếu trước hụt sau. Gia đình mình giờ đây luôn đầy ắp những tiếng cười. Rồi chị em con lần lượt vào đại học, ba má lại cực khổ hơn để bươn chải nuôi chúng con ăn học. Và trước tình cảm của ba má, con đã thấy mình tự tin hơn, yêu đời hơn và con không còn trách hờn ba má nữa. Gia đình giờ là nguồn động lực lớn nhất trong con. Trong cuộc sống với bao khó khăn, sóng gió nhưng khi con nghĩ đến gia đình, nghĩ đến ba má đang làm việc vất vả để nuôi chúng con được ăn học đến nơi đến chốn thì những nỗi lo toan, khó khăn ấy lại tan biến đi. Công lao mà ba má dành cho chúng con đã tiếp sức cho con dám đối mặt với cuộc sống, đối mặt với thử thách và tự tin hơn với tương lai. Nếu không có gia đình, có tình yêu thương của mọi người thì có lẽ con đã trở thành một cô gái hư rồi. Con ước ao cho những gia đình mà hạnh phúc đang lung lay, hãy đứng vững để làm chỗ tựa vững chắc cho những cánh chim bé nhỏ như con. N. T. C. T. (Gò Vấp, TP. HCM)
MẸ CHỒNG TÔI Trước đây, tôi thường nghe nói về sự hay bắt Bẻ, khuân phép của các bà mẹ chồng người miền Bắc Tôi cứ nghĩ bụng, sẽ chẳng dại gì chọn con trai quê ở Ngoài ấy làm chồng, để khỏi phải làm dâu mấy bà mẹ Chồng khó tính. Sự đời "ghét của nào Trời trao của ấy Nên tôi lại phải lòng anh – chàng trai quê gốc Thái Bình. Anh là con một gia đình nông dân rặt. Bố anh là Liệt sĩ từ thời kháng chiến chống Pháp, mẹ ở vậy nuôi Ba người con khôn lớn. Hiện mẹ anh vẫn ở ngoài quê Một mình, hai người chị gái đã lấy chồng ra ở riêng. Anh dự tính khi nào lập gia đình sẽ đón mẹ vào ở chung. Biết tôi không thích làm dâu, anh động viên:" Em cứ yên tâm. Mẹ không đến nỗi khó chiều đâu. Chỉ cần em đừng chấp nhất cụ. Người già bao giờ chẳng Trái tính đôi chút ". Tôi đem chuyện gia đình anh nói mẹ tôi, bà thở dài:" Người ta chỉ có một đứa con Trai độc nhất, chắc là cưng con trai lắm. Con mà lấy Thằng Quang thì phải lựa ý mẹ chồng. Đừng có hở chút cãi ngang như ở nhà, má lại mang tiếng không biết Day con. " Chúng tôi cưới nhau và được cơ quan cho ở nhờ Một căn phòng 32m trong khu tập thể công nhân. Căn Phòng đầu hồi nên có thể nới thêm căm bếp và công Trình phụ, với một cặp vợ chồng trẻ thế là đã tươm tất. Được 3 tháng thì chồng tôi về quê đón mẹ vào. Tôi Không thể quên được ấn tượng lần đầu tiên giáp mặt mẹ chồng. Một bà cụ người nhỏ thó, chít khăn vuông đen, chiếc áo bà ba mầu nâu đã bạc phếch. Bà mang theo một cái giỏ bàng, trong đó lủng củng những gói bọc bằng ny lông, buộc dây lạt. Khi bà mở những gói bọc ấy ra, tôi suýt kêu lên: Nào hành, tỏi khô, nào đậu xanh, đậu đen, vài cái bánh gai v. V.. Tôi định nói:" Mẹ mang những thứ ấy vào làm gì, trong này đâu có thiếu.. "nhưng nhớ đến lời dặn của má, tôi kềm lại được. Những giây phút chào đón qua nhanh, tôi bắt đầu nếm trải cảnh làm dấu. Trước tiên là sự khác biệt khẩu vị giữa tôi và mẹ chồng. Hầu như bất cứ món nào tôi nấu bà cụ cũng bảo" ngọt như đường ". Ngược lại, bà thích những món kho mặn đến mức mỗi bữa ăn tôi phải lấy riêng một chén canh rồi vã đồ kho vào đó cho lạt bớt. Nhưng có lẽ, điều làm tôi khổ tâm nhất là tính tằn tiện của mẹ chồng tôi. Mua bất cứ thứ gì về nhà bà cũng kêu tốn kém và mắng chúng tôi là" hoang ". Thức ăn dư đem đổ bà cũng hít hà tiếc rẻ. Tôi không hiểu sao lúc nào mẹ chồng tôi cũng phải kiệm ăn kiệm mặc, dù nhu cầu của bà rất đơn giản. Một lần, bà lục lọi và lôi ra mở đồ tôi đã thải vì hết mốt, ngắm nghía rồi bảo:" Áo quần còn tốt nguyên thế này mà vứt đi thì phải tội chết, khối người ở quê không có mà dùng "Khi chồng tôi về, bà bảo anh:" Vợ mày nó ăn tiêu như con nhà giầu. Có đồng tiền nào phải lo cất, đến khi đẻ con có mà chi tiêu ". Người ta bảo:" Hai vợ chồng son thêm đứa con là bốn đẩy con ạ. Vì câu nói này của mẹ chồng mà tôi và Quang cãi nhau. Kết quả là giận mất khôn, tôi đã vuột miệng: "Thà mỗi tháng em gửi về vài trăm ngàn nuôi mẹ còn hơn là để mẹ ở đây với chúng ta" Thái độ của tôi làm Quang buồn giận, nhưng vốn tính điềm đạm, anh im lặng không nói gì. Tối đó, lúc đi ngủ Quang bảo tôi: "Anh biết tính hà tiện của mẹ làm em khó chịu, nhưng em hãy thông cảm với mẹ. Cả đời bà đã quen thắt lưng buộc bụng, nhịn ăn, nhịn mặc vì con. Nếu không tiện tặn như thế, một mình mẹ làm sao nuôi nổi chị em anh nên người?". Nghe chồng nói, tôi lẳng lặng không cãi lại, nhưng trong thâm tâm tôi vẫn ngầm bực bội với mẹ chồng.. Tôi sinh con đầu lòng không suôn sẻ như mọi người. Đau suốt 3 giờ mà không sinh nổi, cuối cùng phải mổ. Má tôi và Quang đi làm nhà nước, nên hết giờ mới đến thăm nuôi, phần lớn thời gian ở bệnh viện chỉ có mẹ chồng chăm sóc cho hai mẹ con. Những tháng sau đó, tôi thực sự vất vả với đứa con bé bỏng. Vì phải uống nhiều kháng sinh nên tôi rất ít sữa, phải cho bé ăn thêm sữa hộp. Cả ngày tôi loay hoay với con, mọi việc giặt giũ, đổ bộ, nấu nướng v. V.. khoán hết cho mẹ chồng. Những lúc bé ngủ, bà bảo tôi: "Cứ để mẹ trông cháu cho, tranh thủ chợp mắt một lúc cho khoẻ, con ạ". Tôi ngủ thiếp đi vì mệt, thức dậy là thấy bà vừa vò tã lót trong cái chậu to, vừa lắc nổi ru cháu. Nhìn dáng bà nhỏ bé tảo tần chạy lên chạy xuống, dọn cái nọ, rửa cái kia không lúc nào ngơi tay, lòng tôi bỗng trào lên một tình cảm biết ơn xen lẫn nỗi an hạn. Mẹ ơi, xin mẹ hãy tha thứ cho con. Người ta nói "nuôi con mới biết lòng cha mẹ". Giờ con đã hiểu được lòng mẹ.. Hồng Ngọc