Truyện Ngắn Nhà Tù Không Song Sắt - Feng

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Xiao Feng, 5 Tháng hai 2023.

  1. Xiao Feng

    Bài viết:
    37
    Truyện ngắn: NHÀ TÙ KHÔNG SONG SẮT

    T/g: Feng

    1. Sai lầm tuổi trẻ

    Mất tự do là cảm giác như thế nào?

    Đương nhiên đó chính là cảm giác tù túng, bí bách mà nói thẳng ra là dùng từ ngữ không thể nào mà nói cho hết được. Bạn muốn biết cảm giác mất tự do thế nào thì phải trải qua nó mới có thể hiểu được nếu là một con người, bạn cứ đi tù thì sẽ biết nhưng tôi không phải là một con người. Tôi là một con cò và theo cách gọi của con người thì tôi là một còn Cò ruồi và cái nhà tù lấy đi mất sự tự do của tôi của tôi nó ra sao bạn cứ lặng im nghe tôi kể và hình dung sẽ rõ.

    Mọi thứ bắt đầu vào một ngày tháng bảy xa xôi vì là cò nên chúng tôi phải nai lưng kiếm ăn lấp đầy cái dạ dày của mình chứ và loài cò kiếm ăn ở đâu? Dĩ nhiên là ở các cánh đồng mênh mông lúa rồi. Hôm ấy tôi cùng các anh, chị, em, bạn, dì bay thẳng đến một cánh đồng lúa khá rộng để kiếm cá, lươn, ếch nhái thậm chí là một số loại rắn nhỏ để lấp đầy cái dạ dày nuôi thân. Ấy thế nhưng chính nơi làm no cái dạ dày của tôi lại là nơi mang tại họa đến cho tôi.

    Lúc đang bay lượn trên trời tôi thoáng trông thấy dưới cánh đồng lúa có một cánh cò phấp phới bay lên lại hạ xuống ý của hành động ấy như loài cò chúng tôi thường hiểu là ở đây có nhiều thức ăn lắm mau xuống đi. Với sự háu đá của một anh cò non mới lớn tôi quay sang cất mấy tiếng kêu báo hiệu cho các anh, em, bạn, dì mau phi xuống đánh chén nhưng đáp lại là cái nhìn dửng dưng của bác cò đầu đàn và ý nói bẫy đó bay đi chỗ khác kiếm ăn thôi. Lại là sự kiêu ngạo hại mình tôi gào lên mấy tiếng rồi nghiêng cánh hạ cánh thẳng xuống chỗ cánh cò vẫn phấp phới kia với vẻ mặt đắc thắng như muốn nói: "Các ông già nhìn này, ngon thế mà không ăn, vác bụng đói đi đâu chứ?"

    Nhưng đời vốn chẳng như mơ, ngựa non háu đá nhưng đá trúng phải con voi. Cái chờ đón tôi phía dưới chẳng phải cao lương mỹ vị hay là bữa ăn thịnh soạn đầy tôm cá mà là một rừng những que đầy nhựa dính. Lúc tôi nhận ra điều ấy cũng đã muộn và chẳng thể nào quay đầu nổi nữa, những que nhựa cắm xung quanh một anh bạn cò đang bị trói chân vào một sợi dây dài cứ chốc chốc lại bị đầu bên kia giật cho bay lên rồi hạ xuống ấy dính chặt vào đôi cánh và bộ lông yêu quý của tôi. Bộ lông trắng muốt pha vài cái lông vàng ở cổ bỗng chốc nhày nhụa trong đống nhựa dính, lúc ấy mấy cái lông vàng làm lên tên tuổi của Cổ Vàng là tôi cũng chẳng làm tôi tự hào nữa. Tôi kêu gào thảm thiết nhưng chỉ là những tiếng kêu vộ vọng, càng giãy giụa thì những que dính nhựa lại càng bám chắc lấy tôi, nhựa quấn vào đầu, vào cánh, vào cổ, vào thân. Nó quấn nhiều đến nỗi tôi như bị treo trên những cái que cắm chặt dưới đất. Những tiếng kêu vô vọng không làm cho các anh, em, bạn, dì của tôi bay xuống giúp tôi mà chỉ kiến họ bay nhanh hơn tránh xa khỏi vùng nguy hiểm. Giờ tôi biết đây chính là cái giá phải trả cho sự ngu ngốc của mình nhưng vẫn chẳng thể kìm lòng với những giọt nước trên mi.

    Từ lúc dính vào số nhựa cho đến khi tôi mệt chẳng còn hơi để kêu gào vì giãy giụa ấy chắc chỉ mất vài cái sải cánh của loài cò chúng tôi. Khi tôi nằm yên chờ chết trên những que nhựa thì một bàn tay con người túm cổ tôi vào với đôi cánh. Ông ta là một lão già gày gò với đôi bàn tay nổi đầy gân guốc túm lấy tôi một cách thô bạo, giật từng que nhựa ra khỏi đầu, khỏi cánh và khỏi thân. Kéo theo những cái giật đó chính là những mảng lông trên đầu, trên cổ, trên thân tôi theo những que nhựa bị kéo ra từng mảng. Đau, có ai lại không đau khi bị nhốc một đống lông ra khỏi người cơ chứ? Tôi thét lên từng tiếng kinh hãi nhưng lão già kia nào có hiểu, tôi càng kêu hắn lại càng mạnh tay mà không chỉ lôi nhựa ra theo những đám lông lão ta còn nhẫn tâm giật sạch một bên lông cánh của tôi. Khi ấy tôi biết chắc chắn một điều là giờ hắn có thả tôi ra tôi cũng hết đường mà chạy mất. Tôi đưa mắt ngơ ngác nhìn xung quanh như để tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác nhưng quanh đây chỉ có mỗi cái nhìn đầy ái ngại của anh bạn cò bị buộc chân ở bên kia. Thân hình tôi lúc này nằm gọn trong lòng bàn tay lão, tôi cố gắng dùng chiếc mỏ dài của mình cắp chặt vào tay lão để lão có buông ra thì tôi còn thử sức với chút hy vọng chốn chạy cuối cùng nhưng không. Không những lão không những chẳng buông tay mà còn xiết chặt tay hơn nữa; hắn dùng chính chiếc lông nhổ trên người tôi để khâu hai mi mắt tôi lại. Một bầu trời đen tối phủ kín đời tôi từ lúc bấy giờ, chỉ còn vọng lại những âm thanh nói về sự được giá bán sau khi đã thuần hóa được con cò ruồi là tôi. Cuộc đời Cổ Vàng từ nay bước sang trang mới.

    2. Bài học đầu đời

    Kể từ lúc bị trói và bị khâu mắt lại xung quanh Cổ Vàng tôi chỉ là một màu tối thui và những tiếng kêu la thảm thiết của chúng bạn. Có tiếng rên rỉ của Cò Bợ, Cò Lửa, Cò Trắng.. tôi nhận ra ngay vì mỗi loại Cò chúng tôi lại có cách kêu khác nhau như tiếng của loài người ở Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam vậy. Tôi nghĩ tất cả những anh bạn đang rên rỉ kia cũng bị vào một rọ với tôi cũng chỉ vì giống như tôi chết vì mấy chữ: "Ngựa non háu đá" và không nghe lời chúng bạn hoặc những người lớn tuổi khuyên ngăn. Ai rơi vào tình cảnh khốn cùng như này cũng đều giống nhau tuốt đều kêu gào inh ỏi ráo cả; đến tôi khi bị mắc trên đống nhựa cũng kêu rên cơ mà. Thế nhưng tôi nhận ra đó là cơ hội sống của tôi vẫn còn; các bạn sẽ chẳng nghe nhầm đâu, cơ hội sống của tôi vẫn thật sự còn dù tôi chẳng biết quãng đời sau này của mình sẽ ra sao.

    Bạn có muốn biết vì sao tôi nói vậy không? Chắc chắn là không rồi, bạn đâu phải là Cò; tôi thì khác tôi là Cò. Lũ con người luôn cho rằng chúng là số một về sự thông minh hiểu biết vô cùng rộng lớn ấy thế nhưng đối với loài Cò chúng tôi lũ con người chỉ là kẻ đứng đầu trong chuỗi thức ăn. Loài Cò chúng tôi nhận thấy rằng bất cứ thứ gì động đậy là loài người đều đút ráo vào mồm từ: Trâu, bò, lợn, gà đến mấy loài là thức ăn của loài Cò chúng tôi như rắn, ốc, nhái, ếch, châu chấu.. thậm chí cả loài có ích như loài Cò chúng tôi chúng cũng đều xơi cả. Loài người cũng cho rằng mình là số một ấy thế nhưng con người làm sao có thể hiểu được loài vật chúng tôi nói gì với nhau, vì nếu hiểu được chắc chắn chúng chẳng ngu muội đến nỗi ăn thịt những kẻ có ích như chúng tôi đang gãy lưỡi van nài xin được sống? Trong khi đó chúng tôi lại có thể hiểu được toàn bộ lời nói của chúng. Chính vì hiểu được lời nói của chúng mà tôi biết rằng số mình chưa phải đã tận, chẳng phải lão già khi nãy nói bán tôi phải được mớ tiền đó sao. "Bán được mớ tiền chắc chắn không phải để thịt" với ý nghĩ ấy tôi im mồm ngừng kêu than và lắng nghe âm thanh xung quanh với đôi mắt chẳng nhìn thấy gì. Khi nằm im tôi nghe được tiếng lẩm nhẩm của lão già nói về sự béo múp của anh Cò Lửa và Cò Bợ có thể làm được vài đĩa cò xào rau răm và được cả đĩa cò luộc. Nghe đến điều ấy bản thân tôi còn cảm thấy rùng mình. Loài Cò chúng tôi sinh ra với thiên chức là thiên địch của những loại phá hoại mùa màng, tiêu diệt những chúng giúp loài người vậy mà số phận vẫn phải lên đĩa ráo cả. Có lẽ không chỉ tôi nhe thấy mấy tiếng lẩm nhẩm đó mà ngay cả anh Cò Bợ, Cò Lửa cũng đều nghe thấy nên tiếng kêu của hai anh lại càng thảm thương. Tiếng kêu ấy như xé họng, xé toang cả bầu trời tĩnh mịch sớm mai của cánh đồng lúa, tiếng kêu mang theo cả cái ai oán của những kẻ làm ơn mà mắc oán. Tiếng kêu như muốn chửi bới cuộc đời sao bất công với loài Cò chúng tôi và tiếng kêu ấy tự nhiên ngừng bặt bởi một tiếng "rắc" khô khốc của thứ gì đó vừa bị bẻ gãy. Thoạt đầu tôi cũng chẳng biết tại sao lại im thế, nhưng khi một thân hình béo múp nóng hổi đổ ập vào mình thì tôi biết tiếng rắc ấy chính là tiếng một đồng loại của mình bị bẻ cổ, có lẽ đó là anh Cò Lửa bởi tiếng kêu của mỗi loại Cò chúng tôi đều khác nhau. Sau tiếng rắc ấy tiếng của Cò Lửa đến một cái ho cũng chẳng còn. Đây chính là bài học mà loài người bắt chúng tôi phải tuân theo: "Nghe thì sống chống thì chết", "Thằng to mồm luôn là thằng bị tiêu diệt đầu tiên".

    Kể từ lúc ấy về sau xung quanh tôi chỉ còn những tiếng thở dài ngao ngán như con người từng vì von đó là giống tâm trạng của những kẻ lên pháp trường chờ đao phủ kết liễu. Chẳng biết gọi là may mắn hay đen đủi nhưng tôi vẫn thấy rằng mình may mắn vì tôi không thuộc số bị lão già kia lẩm nhẩm cho lên đĩa.

    3. Dây trói

    Tiếng im lặng bao trùm khắp xung quanh ngay cả khi cái không gian quanh chúng tôi rung lắc mạnh vì một lý do nào đó, nhưng chúng tôi đều im lặng không ai dám cất lên dù chỉ một lời; có lẽ một phần cũng vì sợ khi cái xác của anh Cò Lửa cứ mỗi lần nghiêng ngả lại xô mạnh vào người khiến chúng tôi rùng mình. Tôi ước chừng chúng tôi bị rung lắc, nhiêng ngả và cái xác của anh Cò Lửa đập đi đập lại vào chúng tôi chắc chừng khoảng một nghìn lần đập cánh, sau chừng ấy thời gian cái xác của anh Cò Lửa đã cứng ngắc lại. Tôi cảm nhận thấy đôi chân của anh ấy đã thẳng đuột ra và cái xác đã phần nào bị cứng và lạnh đi nhiều do không còn thân nhiệt.

    Khi cái thứ nhốt chúng tôi không còn rung lắc nữa thì có tiếng lạch cạch như mở thứ nhốt chúng tôi lại. Một bài tay thô ráp lần mò vào trong, tiếng của những anh bạn nhốt chung với tôi không ngừng la toáng lên và tôi cũng nhận ra mỗi lần có tiếng các anh em nhà Cò chúng tôi la toáng lên thì lại có một tiếng người xen vào khen con cò béo múp và sau đó là một âm thanh: "Rắc" khô khốc vang lên và một tiếng "Bịch" của thứ gì đó bị ném xuống đất. Tôi là kẻ cuối cùng bị lôi ra ngoài bàn tay thô ráp kia túm mạnh vào đôi cánh tôi sau đó có thứ gì đó buộc chặt vào chân trái tôi, thứ buộc vào chân tôi chặt đến nỗi tôi cảm thấy như những mạch máu của đôi bàn chân như tắc nghẽn lại nơi nút buộc ấy. Sau đó mi mắt tôi đau nhói rồi một thứ ánh sáng chói lóa đập thẳng vào đôi mắt tôi, như một lẽ thường của kẻ vừa thấy ánh sáng sau một đêm dài, tôi chẳng thể mở mắt để nhìn xung quanh. Phần vì đau, phần vì thứ ánh sáng ban ngày đập vào đôi mắt đã chìm vào bóng tối khá lâu nên tôi nhanh chóng rúc đầu vào đôi cánh của mình, mất thời gian khá dài tôi mới dám thò đầu ra khỏi đôi cánh, đôi mắt sưng húp do lúc trước bị con người khâu mí lại giờ đây chỉ giúp tôi nhìn được mấy thứ tờ mờ xung quanh, ấy thế mà những hình ảnh đó vẫn là thứ ám anh tôi nhất cho đến tận ngày hôm nay.

    Khi đôi mắt còn sưng vù ấy ngó nghiêng nhìn quanh thì thứ đập vào mắt đầu tiên đó chính là những xác của các anh bạn đồng loại của tôi la liệt trên mặt đất. Giờ đây tôi đã hiểu tiếng "rắc" khô khan khi nãy và tiếng "bịch" đó chính là tiếng của những con người kia bẻ cổ các anh em tôi và ném họ xuống đất. Tôi chẳng thể nào nhìn nổi cảnh ấy nữa, trong đôi mắt sưng vù ấy nước mắt tuôn ra mặn đắng xót xa đến tận cùng. Vì chẳng dám nhìn xung quanh nên tôi liếc đôi mắt ấy xuống dưới đất, lúc này tôi cũng nhận ra rằng mình bị một sợi dây trói bằng vải trói chặt một bên chân. Cái sợi dây ấy chỉ cho phép tôi bước loanh quanh trong phạm vi một mét quanh một cái cột cạnh chuồng bò, tôi thử nhấc đôi cánh lên đập thử thì lại tiếp tục nhận ra mình chẳng thể vỗ cánh để đưa thân mình rời khỏi mặt đất được nữa vì một bên cánh của tôi đã bị vặt trụi, không những vậy cú đập cánh đó khiến cho thân mình tôi bị nghiêng hẳn sang một bên rồi cắm đầu xuống đất. Một cú ngã đau điếng khiến tôi nhận ra thực tại: Tôi chẳng thể làm gì trước hiện thực tồi tệ này.

    Cả buổi hôm ấy tôi chẳng còn tâm trí làm bất kỳ việc gì nữa mà thực tế tôi cũng chẳng thể làm được gì. Những âm thanh của con người dồn dập khắp nơi nhưng cái đọng lại trong tôi chỉ là những câu khen thịt ngon, cò béo, thịt tươi đấy và một nỗi buồn mang tên sợi dây buộc chặt không chỉ đôi chân, tâm hồn mà còn buộc chặt cả sự tự do của một con Cò ngày nào còn sải cánh bay lượn trên bầu trời. Cũng là ngày hôm ấy tôi mới nhận ra được giá trị của sự tự do nó lớn như thế nào. Có lẽ phải từng bị mất đi tự do thì bản thân ta mới có thể hiểu được giá trị của nó cũng như khi mất đi một mối tình ta mới có thể hiểu ra là mình yêu người đó đến nhường nào. Kể từ hôm nay tôi thành Cổ Vàng bị trói.

    4. Bầu trời

    Thứ tưởng như gần gũi nhất và hiển nhiên nhất với những loài bay trên không trung của chúng tôi chính là bầu trời, ở nơi ấy chúng tôi được thoải mái làm những điều mình thích. Những cú bổ nhào từ trên không xuống những cánh đồng lúa và cả cái cách gập một cánh xòe một cánh khi bổ nhào xuống mục tiêu mà tôi tự nghĩ ra để hạ cánh thật ngầu giờ đây chỉ là những thứ xa vời mà thôi. Những cú "cánh cụp cánh xòe" mang thương hiệu Cổ Vàng ấy có lẽ từ nay không còn xuất hiện trên bầu trời nữa nhìn lại bản thân mình giờ đây tôi nghĩ có lẽ lão già kia cứ bẻ cổ tôi chết quách chắc còn sung sướng hơn tình cảnh bây giờ.

    Đôi cánh và những sợi lông vàng trên cổ tạo nên cái tên Cổ Vàng giờ đây là những thứ khiến tôi dằn vặt mãi chẳng ngừng. Đôi cánh ngày nào dang rộng tung bay trên khắp bầu trời giờ đây cụt ngủn. Không, nói đúng hơn chỉ có một bên cánh của tôi bị cụt ngủn vì bị lão già kia nhổ sạch lông khi tôi bị bắt, đôi cánh ấy giờ này cũng chẳng thể nào nhấc nổi thân hình tôi lên khỏi mặt đất vì sự mất cân bằng lực do hai cánh tạo ra. Chiếc cổ vàng thương hiệu nay vẫn còn nhưng những lớp nhựa còn sót lại khi tôi bị sa bẫy đã khiến nó thành một mớ hỗn độn vàng chẳng ra vàng trắng không ra trắng đã thế lại pha thêm chút đen đúa nhầy nhụa của những loại nhựa dính khiến tôi chẳng buồn nhìn lại bản thân mình chút nào.

    Tự do nay còn đâu, tự do nay còn gì? Tôi tự thấy rằng tôi chẳng còn chút tự do nào nữa, mấy mét dây buộc quanh chân khiến tôi luẩn quẩn mãi tròn một cái vòng tròn nhỏ xíu nó có lẽ chỉ to hơn cái tổ của tôi một chút thôi nhưng ở tổ của mình tôi muốn đi đâu chẳng được vì đôi chân đâu có bị trói vào một sợi dây như này. Nếu ở tổ thấy buồn chán quá thì tôi thường sẽ làm một cú nhảy từ trên tổ xuống đất rồi đập cánh bay vút lên những tầng mây thả mình theo gió để vơi đi nối buồn. "Tự do" đó là mong ước lớn nhất của tôi bây giờ, mong ước ấy lớn đến nỗi cứ mỗi khi ngước nhìn lên bầu trời cao tôi lại vô thức vỗ cánh, bật chân để nhấc mình bay lên nhưng cái hiện thực là dây trói và đôi cánh chẳng còn lành lặn lại kéo tôi rơi bộp xuống đất khiến tôi nhận ra rằng mình thật sự chẳng còn hai chữ "Tự do".

    Cực chẳng đã vì chẳng được là chính mình ở cái nơi giam cầm này tôi bỏ ăn, ủ rũ nằm một góc mấy ngày liền. Tôi chẳng thiết sống cuộc đời như vậy nữa, loài người đúng là một lũ độc ác bởi vì những thú vui của mình mà tước đoạt đi hết quyền tự do của một loài khác, bọn chúng đâu xứng đáng với hai chữ tự do lúc nào cũng treo trên mồm? Tôi mệt nhoài với đống suy nghĩ ấy và tiếp tục bỏ nốt bữa ăn chiều nay cho chết quách đi thì bất chợt lão già đi qua chỗ nhốt tôi và trông thấy mớ thức ăn con trai lão vất cho tôi mấy hôm nay vẫn nguyên xi trên mặt đất.

    - Thằng Nguyên đâu? Tao bảo mày cho con cò mới bắt được này ăn cẩn thân mà sao nó bỏ ăn mấy hôm mày không bảo gì tao? Một đống tiền đấy biết không thằng chết dẫm này?

    Tiếng lão ta thét lên rồi những tiếng bụp bụp liên tiếp dội lại khi lão ta bước vào nhà. Tôi đoán rằng thằng con lão bị ăn đòn khá nặng. Ờ, hóa ra tôi không ăn cũng là một cách khiến lão phát điên lên và khiến cho thằng con lão bị ăn đòn. Bất giác tôi bật cười thành tiếng "Cò.. oooo" rõ to khiến hắn chạy ra ngoài. Tôi quyết định nhịn ăn tiếp để thằng con lão tiếp tục ăn đòn thêm vài trận nữa nghĩ vậy trong đầu tôi bỗng thấy vui sướng lạ thường nhưng ý nghĩ ấy chẳng thể thực hiện được vì sau khi con trai lão ta bị quất một trận quắn mông vì để tôi đói lão xách đâu đến một giở toàn món khoái khẩu của tôi- nhái đồng khiến tôi rớt nước miếng. Nhưng vì suy nghĩ trả thù khi nãy mới nghĩ ra tôi quyết định làm ngơ mớ thức ăn ấy thế mà lão thô bạo một tay túm cổ tôi một tay đập hai thằng nhái chết queo rồi nhét lần lượt hai thằng nhái đồng vào thẳng miệng tôi rồi dùng tay bịt chặt miệng tôi lại ép tôi nuốt chúng vào dạ dày. Khi ấy tôi biết thêm một điều rằng giờ đây đến việc ăn uống tôi cũng chẳng còn tự do, nước mắt tôi dưng dưng trên mi như trực trào ra ngoài vì đau khổ nhưng trên bầu trời trên đầu tôi xuất hiện những cánh Cò bay phấp phới và tiếng gọi nhau về tổ đã làm sống dậy lại ước mơ cất cao đôi cánh trên bầu trời rộng lớn của tôi.

    Muốn tự do thì phải sống, đôi cánh bị nhổ lông có ngày sẽ mọc lại. Nếu tiếp tục giả vờ ngoan ngoãn biết đâu có ngày lão già kia lại mủi lòng tháo dây ở chân tôi ra và tôi lợi dụng điều đó để trốn thoát. Nghĩ vậy tôi ngoan ngoãn nuốt hai thằng nhái trong mồm xuống dạ dày và ngừng dãy dụa. Bầu trời kia đợi tao nhé, tao sẽ về với mày sớm thôi.

    5. Chờ thời

    Kể từ ngày bản thân tôi nhận ra mình vẫn còn cơ hội trốn thoát ấy tôi cố gắng ngoan ngoãn nhất có thể. Bất cứ thứ gì lão ta cho tôi ăn tôi đều ăn sạch vì tôi biết đầu tiên muốn thoát ra thì phải sống, không những sống mà còn phải sống khỏe để chuẩn bị cho một ngày bản thân vỗ cánh bay lên bầu trời kia.

    Vì suy nghĩ ấy và biết bản thân phải làm như vậy nên tôi nhanh chóng trở lại thân hình khỏe mạnh ngày nào của mình. Bộ lông của tôi bắt đầu mượt mà trở lại, những chiếc lông cánh bắt đầu mọc lên từng chiếc và những sợi lông vàng ở cổ làm nên tên tuổi Cổ Vàng ngày nào đã trở lại theo đúng nghĩa của nó: Vàng óng và mượt mà. Cũng vì "nếm mật nằm gai" chờ ngày bản thân vùng lên thoát khỏi tình trạng khốn cùng của hiện tại nên tôi chấp nhận công việc trước kia bản thân cho là thấp kém- bắt ruồi.

    Bạn có thấy kỳ lạ không khi một con cò hằng ngày bắt ruồi quanh chuồng bò với một sợi dây buộc ở chân? Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ ồ lên một cách rất ngạc nhiên bởi vì bất cứ một tay khách nào vào nhà lão già đều ồ lên thích thú khi thấy một con cò trắng mỏ vàng lắc lắc cái đầu rồi mổ từng con ruồi trên thân của mất con bò đang nhắm mắt nằm vểnh tai thưởng thức cuộc đời. Thú thực bản thân tôi chẳng hề thích bắt ruồi chút nào dù rằng có những khi đói và không kiếm được gì xơi tôi cũng phải nhét tạm lũ mòng, lũ ruồi vào cái dạ dày trống trơn. Nhưng nếu ở giữa một cánh đồng bao la bát ngát tôi sẽ chọn đi săn lùng lũ nhái lũ tép để nhét vào dạ dày chứ không đời nào loanh quanh bên mấy con trâu thả rông trên đồng để bắt ruồi cho chúng. Mình là Cò mình bay lượn trên đầu sao phải hạ mình đi bắt ruồi cho mấy con trâu nai lưng làm cho con người. Tôi chỉ thích đứng trên lưng mấy tay trâu già vờ bắt ruồi rồi ị lên lưng chúng vài bãi để chọc chúng tức điên lên rồi vui vẻ lướt đi bắt nhái để nhét đầy cái dạ dày của mình. Với tôi đó chính là một thú vui vô cùng sảng khoái.

    Thế mà giờ này Cổ Vàng tôi phải nhịn nhục đi bắt ruồi cho mấy con mụ bò nằm ườn ra chuồng mồm nhai lại đống cỏ trong dạ dày của chính chúng, nhìn cái vẻ mặt khoan thai, sung sướng của chúng khi tôi mổ từng con ruồi trên lưng mà lòng tôi sôi sục. "Giá mà tao mổ được mù luôn mắt mày tao cũng mổ luôn rồi đấy, cái giống gì mà ngu thiên nhiên rộng lớn chẳng ra tự làm tự ăn đi nai lưng ra làm cho lũ người ngu ngốc để đổi lại được gì? Thứ mà lũ bò ngu ngốc này đổi lại chắc chỉ là có chỗ để không bị ướt mưa, chút cám viên nhưng cái chúng mất đó là tự do và sức lực. Ngày nào cũng nhốt trong bốn bức tường nhai rơm khô, nếu tay chủ tốt thì được ăn cám viên nhưng thò đầu ra khỏi chuồng là bị buộc cái dây vào mũi, rồi nai lừng cày ruộng kéo xe. Nếu là tôi, tôi thà đâm đầu vào tường chết quách cho xong. Đúng là lũ bò ngu ngốc".

    Lòng thì ấm ức nhưng vì mục tiêu to lớn là về với bầu trời nên khuôn mặt tôi lúc nào cũng cố làm ra vẻ thật vui khi làm công việc bắt ruồi. Tôi không những không phàn nàn một tiếng về việc phải đi nhặt nhạnh từng con ruồi trên thân hình béo ục của mấy mụ bò mà thỉnh thoảng còn bắt chuyện hỏi xem chúng có cần tôi nhặt hộ mấy con ve béo múp đang bám lủng lẳng trên thân hình của chúng vì dĩ nhiên câu trả lời của chúng bao giờ cũng là có. Ngoài ra sau khi nhặt sạch sẽ lũ ruồi hay lảng vảng cạnh mấy mụ bò tôi lúc nào cũng cố với hết thân mình ra xa hơn sợi dây để bắt ruồi quanh đó và làm ra vẻ mặt tôi thích việc bắt ruồi lắm.

    Tôi làm điều đó cốt yếu để lấy niềm tin của lão già để lão ta cho dây buộc chân của tôi dài ra và đến một ngày nào đó sẽ tháo nó ra khỏi chân. Nghĩ đến kế hoạch thông minh đó tôi bất giác mỉm cười sung sướng.

    6. Cơ hội

    Cái kế hoạch thông minh ấy của tôi cuối cùng cũng có tác dụng. Một ngày kia lão già bỗng dưng tháo dây trói ở chân ra cho tôi, phải nói là cái cảm giác được tháo khỏi gông cùng cùm là điều hành phúc vô cùng tận. Ai từng bị mất tự do ắt sẽ hiểu ra tự do quan trọng như thế nào, chẳng phải lũ người kia lại thường nói: "Độc lập – Tự do – Hạnh phúc" đâu. Chỉ khi được tự do ta mới cảm thấy đâu là hạnh phúc thực sự. Thú thực, cảm giác của tôi khi được lão già kia tháo dây ra đó là tôi chỉ muốn đập cánh thật nhanh để bay đi, nhưng bản thân tôi biết chắc chắn giờ này có cho bay lên tôi cũng chẳng bay được bì một bên cánh của tôi đã bị chặt mất một phần rồi còn đâu. Thế nhưng suy nghĩ về hai từ "Tự do" thực sự vẫn luôn lởn vởn trong đầu tôi. Vì hai từ tự do ấy tôi phải diễn làm sao cho thật tự nhiên để chờ thời.

    Bạn biết đây như lẽ thường thôi, tôi giả vờ làm một bộ mặt sợ hãi, giãy dụa khi lão ta túm lấy tôi để mà cởi trói, tôi diễn thật đến mức khiến lão ta điên đầu lên mà văng tục: "Cái con mẹ con cò ngu này, mày thích trói chân à? Bố mày thả mày ra để bắt ruồi cho cả nhà chứ thịt mày à mà giãy ghê thế?"

    Và khi vừa được tháo dây ra tôi lại diễn như thật, tôi chạy thẳng vào góc chuồng bò mà đứng co ro trong đó. Nói thật cái góc chuồng bò này vừa bẩn vừa hôi, nhưng vi vở kịch đã dựng sẵn trong đầu nên tôi chấp nhận. Nhìn cái vẻ mặt đắc thắng của lão già khi nghĩ đã thuần phục được Cổ Vàng tôi suýt nữa khiến tôi bật cười mà kêu lên mấy tiếng. Khi lão còn đứng đó say sưa ngắm nhìn tôi thì tôi vẫn giả vờ co ro trong góc, đợi hắn đi ra tôi mới bước từng bước ra ngoài bằng vẻ mặt chẳng thể giả trân hơn nữa. Để cho hắn tin tưởng về khả năng tôi không thể trốn chạy hơn nữa thì khi hắn ra ngồi ở cái bàn góc sân nhâm nhi ly trà tôi đứng vươn vai vỗ cánh thật mạnh để bay lên và vờ đâm đầu thẳng xuống đất. Và đáp lại hành động của tôi đó chính là cả một tràng cười ha ha to tướng của hắn. Có lẽ hắn đang nghĩ: "Ngu lắm con ạ, bố mày cắt cánh mày rồi còn đâu mà đòi bay".

    Nói là diễn thôi, nhưng khi vỗ cánh tôi vẫn cảm nhận được con đườn tự do của tôi vẫn còn khá gian nan. Bao năm bay lượn trên trời nên tôi biết hành động chặt một phần trên một bên cánh của lão già nó chí mạng thế nào đối với đối với dân bay lượn. Vì bị mất một phần cánh lên nó dẫn đến sự khác biệt lực đẩy khi vỗ cánh tạo nên khiến quá trình vỗ cánh bay lên khó hơn nhiều, nó khiến bản thân phải điều chỉnh lực làm sao để lượng gió tạo ra cân bằng giữa hai bên mà lực của hai cánh lại không hề bằng nhau. Bạn nghĩ có khó không? Khó, quá khó ấy chứ. Dân lành nghề như tôi còn khó thì nói gì đến kẻ không có cánh như bạn?

    Không chỉ vậy dù có bay lên được thì cả quá trình bay cũng vẫn phải điều chỉnh lực hai cánh khác nhau để tạo ra lượng gió cân bằng. Cánh bị cắt một phần ấy phải đập rã rời mới có thể cân bằng lượng gió được. Nghĩ đến điều này tôi lại thấy một bên cánh của mình nhói lên. Còn đâu thời hoàng kim cánh cụp cánh xòe, khóe mi khi ấy bất ngờ nhỏ xuống đôi dòng lệ. Tôi tiếc tôi ngày xưa, trách cả sự ngu ngốc và bồng bột của bản thân. Nhưng sống vẫn là sống, tự do vẫn là tự do. Không có tự do thì còn gì là sống, tôi tiếp tục nhún mình diễn nốt vai.

    7. Rèn

    Kể từ ngày được lão già tháo dây trói tôi giả vờ là kẻ ngoan nhất có thể, ngày nào tôi cũng cố gắng nhặt hết lũ ruồi xung quanh chuồng bò rồi cả lũ ruồi lảng vảng tại khu vực nhà bếp, sân giếng nhà hắn. Tôi cũng chẳng làm ra vẻ mặt gì là có thể trốn thoát được, lão ta cho gì tôi ăn lấy. Tôi ăn bằng sạch vì tôi nhận ra có sức khỏe mới có thể vỗ cánh mà bay được.

    Ngày hôm ấy vu vơ nói chuyện với mụ bò già về hắn tôi mới biết được hóa ra lão ta là kẻ chuyên bắt cò để bán thịt và để bán làm cảnh. Tôi là một trong hai con có khá đặc biệt nên mới được giữ lại, và được giữ lại cũng một phần vì nguyên do con cò trước đây vừa mới chết và con cò mà mụ bò nói ấy không ai khác chính là bố tôi "Lưng vàng". Ngày hôm nay tôi mới biết hóa ra buổi chiều bố tôi đi mãi không về ấy chính là bị tay lão già này bắt lại và biến thành một con cò cảnh trang trí và bắt rồi trong nhà hắn. Mầm thù hận lại tiếp tục gieo vào trái tim tôi.

    Tôi nhớ bố tôi người luôn luôn cho tôi ăn những thứ ngon nhất mà ông kiếm được, tôi nhớ bố tôi người đã dạy tôi những động tác đầu tiên khi tôi bay, tôi nhớ bố tôi nhớ lần đầu cất cao đôi cánh trên bầu trời rộng lớn cùng ông. Tôi nhớ bố tôi, nhớ lại hết những ký ức tưởng chừng như đã lãng quên. Ký ức về ông về những cay đắng mà ông phải trải qua y hệt như tôi khiến tôi càng muốn thoát khỏi cái nhà tù này càng nhanh càng tốt.

    Tôi bắt đầu tập lại dẫn cách vỗ cánh và đương nhiên tập vào những lúc chẳng có bóng người nào rồi, tôi không ngu để lũ người kia trong thấy và trói lại đâu. Còn mụ bò và mấy tay chó của nhà lão tôi mặc kệ, chúng đâu có nói được tiếng người đâu mà phô với lão già về ý định trốn trại của tôi chứ. Tôi chỉ nhếch mỏ lên cười vào mặt chúng khi chúng dám đe nẹt mách lão già và câu nói: "Ngon thì mày phô đi, lão già mà hiểu được tiếng chó với tiếng bò á" khiến chúng câm mồm chỉ đứng nhìn tôi tập bay vào mỗi buổi trưa.

    Lần thứ hai vỗ cánh bay lên và lần này chẳng có sự giả dối nào cả nhưng đôi cánh không còn trọn vẹn ấy khiến tôi nhã dúi dụi xuống đất. Chết tiệt, thế này liệu trốn được không đây? Tôi nằm sõng xoài trên mặt đất ngẫm nghĩ về sự nghiệp trốn chạy dưới cái cười hả hê của mụ bò già và thằng chó đáng ghét. "Chúng mày cứ cười đi, tao bay lên được tao ỉa vào đầu chúng mày ấy" tôi nghĩ rồi lồm cồm bò dậy tiếp tục tập. Lần thứ hai, thứ ba thứ n trong buổi trưa hôm ấy nhưng kết quả vẫn như vậy vẫn là ngã dúi dụi xuống đất. Có lẽ điều đó làm trò cười cho tay chó và mụ bò cả trưa đến nỗi chúng ầm ào làm lão già thức giấc dậy và phi cho tay chó cả một cái dép vào đầu. Cũng may khi ấy tôi đang llomg cồm bò dậy sau khi ngã nên lão ta không biết được ý định tập bay của tôi.

    Ngày thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bẩy kết quả vẫn như vậy. Tôi vẫn là trò cười cho chúng, cái ước vọng tự do cứ theo những lần dúi dụi trên mặt đất mà thấp dần đi. Mưa, cơn mưa như rớt trúng nỗi buồn của tôi khi ấy, tôi cũng chẳng buồn chạy vào chỗ có mái hiên mà đứng ỳ giữa những giọt mưa rơi rớt. Dáng vẻ ủ rũ trong mưa như làm sầu thảm thêm cái tâm trạng của mình, lặng nhìn mình dưới vũng nước dưới chân đến tôi cũng chẳng nhận ra tôi. Có lẽ sự thất vọng sau từng ấy ngày tập bay khiến chiếm hết tâm thế của Cổ Vàng tôi, chính tôi cũng thấy trong cái hình ảnh của mình phản chiếu dưới vũng nước tràn trề sự thất vọng. Tôi cố gắng đập cánh một lần nữa bay lên nhưng kết quả vẫn như cũ, chỉ có điều lần này tôi chẳng muốn đứng lên. Tôi nằm lì dưới vũng nước thất vọng và chán trường, hay là mình chết quách đi. Đến bố mình giỏi dang như thế còn chết rũ xác ở đây nữa là kẻ non nớt và ngu ngốc như mình.

    Nhưng cái suy nghĩ tìm cái chết trong vũng nước tù của tôi cũng không thể thực hiện được, lão già thấy tôi nằm sõng xoài trên mặt đất bèn lôi tôi vào để tôi trong hiên bếp để hong người. Có lẽ hắn cũng không muốn tôi chết vì nếu chết hắn mất cả đống tiền.

    - "Của mấy triệu chứ ít à? Mày nghĩ mày chết mà được á. Tao không nuôi được mày làm cảnh ít ra tao cũng phải bán mày kiếm vài triệu chứ?" Hắn vừa sấy lông cho tôi vừa lùng bùng.

    8. Hi vọng

    Sau đó chuỗi ngày tập bay mà chẳng thành công ấy là một chuỗi ngày tôi sống trong sự vô vọng, tôi chẳng buồn là gì hết. Cái vẻ mặt buồn so của tôi làm cho tay chó cười thích chí, hắn suốt ngày kêu ăng ẳng bên tai tôi rồi chạy quanh tôi như để trêu đùa tôi vậy. Cực chẳng đã tôi bèn nhảy tạm lên cái thoang cửa chuồng bò đề ngẫm nghĩ sao cho chết quách đi nhưng con mụ bò cái cũng chẳng để tôi yên. Mụ ta lấy cái đuôi quất thẳng vào đầu tôi làm tôi rơi từ trên thoang chuồng bò xuống đất, trong bất giác một khoảnh khắc đôi cánh tôi vỗ theo đúng bản năng đưa bản thân mình bay xa một quãng chừng sáu bảy mét và hạ cánh nhẹ nhàng. Khoảnh khắc ấy ban đầu tôi cũng chẳng nhận ra cho đến khi nhìn thấy cái bản mặt ngây ngôc của tay chó và con mụ bò cái nhìn tôi. Liếc lại mình tôi nhận ra tôi vẫn còn cơ hội.

    Chính sự kiện ấy khiến cho tôi lấy lại niềm tin về hai chữ tự do ngày ngày nào. Tôi điên cuồng lao vào tập luyện mỗi buổi trưa mặc cái nhìn giễu cợt của mụ bò và tay chó, mỗi lần ngã sấp mặt ở sân là một lần tôi quyết tâm hơn. Mỗi lần như vậy tôi lại nhớ lại hình ảnh mình đáp nhẹ nhàng ngày hôm ấy để lấy thêm động lực. Chính lúc này đây tôi nhớ lại câu chuyện của cha tôi kể cho tôi về bác cò già trong xóm ngày nào.

    Bác có ấy chính là bác Cánh lệch, bác cánh lệch được thế hệ bố tôi kính trọng vô cùng vì bác là một tấm gương sáng trong quá trình vươn lên của bản thân, mỗi lần nhắc tên bác ấy là ánh mắt và gương mặt của cha tôi lại rạng rỡ hẳn lên kèm theo sự tự hào về gia tộc, Dù bác đã mất nhưng câu chuyện về bác ấy vẫn được ba kể lại cho tôi khi tôi còn tấm bé. Trong trí nhớ mơ hồ của mình tôi nhớ ba tôi có nhắc tới đoạn bác sinh ra đã có một đôi cánh bị lệch làm bác chẳng thể bay nổi như mọi người. Khi mọi người đủ lông đủ cánh ai cũng được bố mẹ dạy cách bay và bay thành thục trong vòng hai tuần thì bác lại vất vả tập cất cánh trong cùng thời gian ấy. Những lần ngã dúi dụi của bạn bè đồng trang lứa không làm bác nản lòng cuối cùng bác cũng bay được trong vòng hai tháng và bác phải mất tận bốn tháng để có thể thành thục cách bay và tự đi kiếm mồi. Trong ký ức của tôi lúc này câu nói của ba tôi như bỗng chốc vọng lại: "Bác ấy nói khuyết tật của bản thân không thể cản trở ước mơ được, một bên cánh lệch thì phải tập sao cho lực đạp của cánh nhiều hơn, cánh đó săn chắc hơn để tạo đủ lực cân bằng với cánh còn lại, khi bay phải chú ý nghiêng góc cánh sao cho phù hợp với độ lệch của nó để tránh bị mất cân bằng dẫn đến rơi xuống đất."

    Giờ đây câu nói đó găm chắc trong đầu tôi, tôi quyết định không tập bay ngay nữa mà quyết định tập sao cho chiếc cánh lệch kia của tôi khỏe hơn, mạnh hơn với cánh còn lại nhưng trong đầu tôi lại hiện lên một câu hỏi khó có đáp án trả lời: Tại sao bố lại không thể thực hiện được cách mà bố đã kể lại cho tôi nghe về phương pháp bay của bác Cánh lệch? Hay đôi cánh của bố tôi bị chặt sâu hơn tôi. Bất giác, tôi liếc lại đôi cánh của mình mà thầm mỉm cười may mắn: "Có lẽ ông trời vẫn thương tôi, lão già kia chỉ chặt mất một phần rất nhỏ một bên cánh của mình nếu không thì chắc tôi cũng chết rũ xác ở đây như bố mà thôi."

    Sau hơn hai tháng ròng rã tập luyện bên cánh bị chặt vào các buổi trưa thì mụ bò và tay chó không còn quan tâm tôi nữa vì tôi chỉ tập vỗ cánh có một bên mà thôi, chẳng có những lần dúi dụi ngã xuống đất cho chúng cười bò nên buổi trưa chúng mặc xác tôi. Và đây chính là điều tôi mong nhất. Lần đầu tiên vỗ cánh đẩy mình bay lại lên không trung tôi biết chắc bản thân mình đã có tự do. Cái đập cánh đó nhẹ nhàng nhấc tôi bay lên trên mái của chuồng bò nhưn tôi chẳng vội mừng; tôi biết với sức khỏe này tôi chẳng thể bay xa được và nếu không bay xa được thì nguy cơ bị bắt lại rất cao. Nếu bị bắt lại thì chắc chắn lần chặt cánh tới không đơn giản nữa và khả năng bay về con số không tròn chĩnh kèm theo việc cả đời rũ xác ở cái nhà tù không song này. Nghĩ vậy tôi nhẹ nhàng đáp cánh lại xuống sân, tuy đáp cánh nhẹ là thế nhưng vẫn đánh thức tay chó kia. Hắn đưa mắt nhìn tôi nhưng chỉ được đáp lại bằng một cái nhìn đanh thép và cái nhếch mép đầy ẩn ý của tôi.

    Cứ như vậy, ròng rã một tháng trời cứ buổi trưa khi lão già kia cùng gia đình hắn đi ngủ, khi mụ bò và tay chó đắm mình trong giấc ngủ trưa tôi nhẹ nhàng cất cánh bay lên bay xuống để rèn sức mình. Đứng từ trên nóc chuồng bò tôi biết cơ hội của mình trốn thoát ít nhất là phải bay được lên bụi tre đằng xa xa phía ngoài kia. Và khoảng cách từ đây đến đó ước chừng khoảng bày mươi lần vỗ cánh. Nào quyết tâm thôi tôi phải tập nhiều hơn thế để có thể phòng trừ trường hợp nó xa hơn dự kiến. Cơ hội chỉ có một lần nếu đã làm thì làm cho hoàn hảo. Tôi đâm đầu vào tập luyện để mong thấy tự do.

    9. Trốn

    Hai mươi mốt ngày nữa âm thầm trong luyện tập tôi cũng đã có thể bay lên bay xuống được tám mươi lần đập cánh, chắc chỉ bốn ngày nữa thôi là tôi có thể đủ sức đập cánh một trăm lần. Bay được đến ngọn tre kia là được vì tôi biết khi chúng tôi ở trên đỉnh ngọn tre lũ người kia chẳng thể nào làm gì nổi chúng tôi. Hắn có muốn trèo lên mà bắt thì khi trèo được đến nơi tôi cũng đã nghỉ ngời đủ để có sức bay sang những bụi tre khác rồi. Nghĩ vậy tôi bất giác mỉm cười rồi hạ cánh xuống mái ngói chuồng bò. Nhưng vì suy nghĩ vui sướng ấy mà tôi vô tình đạp chân lên một viên ngói gần rơi ở trên mái khiến nó rơi xuống đất.

    Âm thanh "choang" khô khốc của viên ngói đánh thức tay chó dậy. Hắn nhìn tôi trên mái ngói gậm gừ rồi sủa vang lên từng đợt như muốn báo thức cho chủ hắn. Đen đủi hơn, đúng lúc này lão già cũng bước chân ra cửa. Tiếng chó cắn thu hút ánh nhìn của hắn và hắn phát hiện ra tôi đã đứng đỉnh đoang trên mái ngói chuồng bó.

    - Thằng Nguyên đâu, dậy bắt lấy con cò kia ngay. Nó đang bay lên mái rồi, nhanh không nó chuồn mất giờ. Của một đống tiền đấy. Dậy, dậy nhanh. Tiến hắn hét lên giữa buổi trưa vang vọng cả một vùng.

    Sau đó là tiếng bước chân bình bich của hắn và con trai hắn. Tôi biết nếu không bay lên hai chữ tự do sau này vĩnh viễn chỉ là hão huyền. Vỗ mạnh đôi cánh để nâng mình lên khi hai cha con hắn vác thang bắc lê mái, đôi cánh dù đã được tập luyện trong thời gian khá dài vẫn cong mất một lúc lảo đảo để nâng được tôi lên. Sự sợ hãi với suy nghĩ vị bắt lại khiến cho tôi không làm sao đạp cánh được bình thường. Tôi đâm đầu nhào ngã thẳng vào mái nhà bên cạnh dúi dui. Theo sau đó vẫn là âm thanh: "Bắt lấy nó, đừng để nó chạy". Tôi cuống cường đập cánh bay lên những cứ lộn lên lộn xuống trên cái mái bờ rô xi măng của nhà cạnh lão già. Đến khi lão già bắc được cái than và đang trèo lên mái, đôi cánh tôi mới nghe theo ý mình. Tôi vút bay trước mặt lão. Đập cánh một mạch bay thẳng lên bụi tre. Tôi biết lúc này mình đã thoát.

    Khi còn đang vui sướng vì đã tới được đích đầu tiên và thở hổn hển vì mệt bỗng một tiếng "pặc" vút khẽ qua tai tôi. Đưa mắt xuống nhìn tôi thấy tay lão già đang cầm khẩu súng ngắm thẳng về phía tôi mà bắn. Tôi chỉ nghĩa hắn không đuổi được sẽ tha cho tôi ai ngờ hắn không bắt được tôi thì xác định giết luôn cả tôi đi. Sau chừng lăm phát đạn tôi thấy lão hạ súng xuống tưởng lão sẽ không bắn nữa nhưng không. Hắn đưa lại khẩu súng cho thàng con trai hắn rồi dụi mắt đứng nhìn. Tiếng "Pặc pặc.." không dứt bên tai, tôi chỉ mong sao cho sự mệt mỏi của bản thân hết thật nhanh để bay đi. Nếu trúng đạn không bị rơi xuống thì cũng chết phơi xác trên ngọn tre mà thôi.

    Đang rúm mình nép trên ngọn tre thì xa xa có tiếng kêu quen quen của ai đó. Liếc mắt nhìn thì đó chính là những người cả nhà tôi đang lướt qua trên bầu trời phía xa xa cách tôi chừng hai mươi lần đập cánh. Kệ những tiếng pặc pặc đặn rú bên tai, tôi thu mình rồi đập cánh vút lên không trung rồi cất tiếng kê quen thuộc, tôi thấy các anh, chị, cô, dì chú bác quay đầu nhìn lại, tôi thấy cả gia đình tôi đang bay chậm lại. Những giọt nước mắt đang rơi trên mi theo gió nhẹ nhàng rớt xuống. Tiếng đạn vẫn vang lên bên tai nhưng tôi biết tự do đã rất gần, những lần nỗ lực đập cánh gấp hai mươi lần bình thường mà không thấy mệt đã đưa tôi nhập bọn lại với đàn. Tôi biết chính thức tôi đã ra khỏi cái nhà tù không song sắt ấy.

    (hết)

    Ảnh by Feng

    [​IMG]
     
    chiqudollLieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...