CẢM NHẬN VỀ ĐOẠN TRÍCH "CHỊ EM THÚY KIỀU" (trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. 1. Mở bài: - Giới thiệu t/g: Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc. Ông là người có trái tim giàu yêu thương - Dẫn vào tác phẩm, đoạn trích - Đánh giá: Đoạn trích đã khắc họa bức chân dung 2 chị em kiều và thể hiện tấm lòng nhân văn của tác giả 2. Thân bài: A. Khái quát: - Đoạn trích thuộc phần đầu của tác phẩm "Truyện Kiều" – gặp gỡ và đính ước - Đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật tả người đặc sắc của Nguyễn Du bằng nghệ thuật đòn bẩy và ước lệ tượng trưng - Trong đoạn trích, bức chân dung của 2 chị em Kiều được miêu tả theo trình tự từ khái quát đến cụ thể. b. Chứng minh: *Lđ1: Mở đầu đoạn trích tác giả đã giới thiệu chung về vẻ đẹp hai Kiều: "Đầu lòng.. vẹn mười" - Thúy Kiều và Thúy Vân là 2 người con gái của gia đình họ Vương. Từ "tố nga" cho thấy họ là 2 người con gái rất đẹp. Tác giả sử dụng kết hợp các từ thuần Việt với từ Hán Việt làm cho lời giới thiệu vừa tự nhiên, vừa trang trọng. - Các hình ảnh ước lệ "mai cốt cách, tuyết tinh thần" đã khái quát vẻ đẹp của 2 chị em Kiều -> Dáng vẻ mảnh mai, yểu điệu quí phái như mai, tâm hồn trong trắng như tuyết -> Vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng. - Cả 2 đều đẹp hoàn mĩ, nhưng mỗi người đẹp một vẻ => Thi hào đã lấy các hình ảnh mĩ lệ của thiên nhiên để ngầm so sánh với vẻ đẹp của 2 người thiếu nữ. Cả 2 chị em Kiều đều mang vẻ đẹp toàn vẹn, lí tưởng * Lđ2: Từ lời giới thiệu chung tác giả đi vào miêu tả vẻ đẹp Thuý Vân: "Vân xem.. màu da" + Từ Trang trọng -> Vẻ đẹp cao sang, quí phái khác thường, ít người sánh được của Thúy Vân. + Sau lời khái quát tác giả đi vào miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân trên rất nhiều phương diện: - Những hình ảnh ước lệ tượng trưng, ẩn dụ, nhân hóa kết hợp với liệt kê đã làm nổi bật những vẻ đẹp bên ngoài của Thúy Vân: \ Nàng có khuôn mặt phúc hậu như vầng trăng ngày rằm, đôi lông mày đậm nét -> vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu \ Nụ cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc -> vẻ đẹp tươi tắn trẻ trung Với việc sử dụng động từ "thốt' trong cụm từ" ngọc thốt "nghĩa là chỉ nói khi cần thiết đã gợi ra tính cách điềm đạm, vẻ đẹp đằm thắm của Thúy Vân - Nghệ thuật ước lệ, nhân hóa, so sánh" mây thua.. màu da "không chỉ gợi tả vẻ đẹp của TV với mái tác bồng bềnh, óng mượt hơn mây trời, làn da trắng hơn tuyết ; mà còn cho thấy vẻ đẹp của nàng Vân hài hòa với thiên nhiên, nhận được phần ưu ái của tạo hóa -> ngầm dự báo nàng sẽ có cuộc sống êm đềm. - > Tác giả đã chọn những hình ảnh thiên nhiên đẹp nhất để miêu tả so sánh với vẻ đẹp Thúy Vân. Qua đó dựng lên 1 bức chân dung thúy Vân với khá hiều chi tiết, có nét hình, có mãu sắc, có âm thanh tiếng cười giọng nói. Sắc đẹp của nàng sánh ngang với sự kiều diễm của hoa lá => Thuý Vân là cô gái đẹp đoan trang, phúc hậu, tính cách điềm đạm. Đó là vẻ phù hợp với quan niệm truyền thống. Chân dung Thúy Vân mang tính cách, số phận. Vân đẹp hơn những gì mĩ lệ nhất của thiên nhiên, nhưng lại hòa hợp êm đềm với xung quanh khiến mây thua, tuyết nhường dự báo cuộc đời bình yên, không sóng gió. * LĐ 3: Từ vẻ đẹp Thúy Vân tác giả tập trung khắc họa vẻ đẹp của Thuý Kiều: " Kiều càng.. phần hơn " Nghệ thuật so sánh, cách dùng từ càng có ý nghĩa tăng tiến tạo ấn tượng đặc biệt về vẻ đẹp của Kiều. Đặc biệt là NT đòn bẩy-> Khẳng định vẻ đẹp vượt trội của Kiều so với Thúy Vân. Cho thấy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. + Vẻ đẹp nhan sắc: " Làn thu thủy.. nghiêng thành " - Khi khắc họa chân dung Thúy Kiều, Nguyễn Du tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt. Đó là cửa sổ tâm hồn, thể hiện phần tinh anh của trí tuệ. - Bút pháp ước lệ, ẩn dụ, nhân hóa.. Làn thu thủy, nét xuân sơn / Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh gợi tả đôi mắt trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu; lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp kiều diễm tuyệt sắc của Kiều khiến hoa ghen, liễu hờn. - Nghệ thuật điển tích, điển cố nghiêng nước nghiêng thành làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều. Nàng là một giai nhân tuyệt thế có sức quyến rũ lạ lùng khiến lòng người đắm say, đấng quân mê đắm đến quên thành mất nước. - > Vẻ đẹp tuyệt mĩ, hiếm có trên đời khiến tạo hóa phải ghen hờn đố kị, lòng người say đắm <-> Dự báo số phận nhiều sóng gió. + Vẻ đẹp tài năng:" Thông minh.. một chương "- Tả Thúy Vân, Nguyễn Du chỉ tả nhan sắc, còn tả Thúy Kiều, tác giả tả sắc một phần còn dành hai phần để tả tài năng. - Kiều rất mực thông minh và đa tài, đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, có đủ cầm (đàn) – biểu hiện tài năng nghệ thuật; kì (cờ) - biểu hiện trí tuệ thông minh; thi (thơ) - biểu hiện tâm hồn phong phú, nhạy cảm; họa (vẽ) - biểu hiện năng khiếu nghệ thuật và sự khéo léo, tinh tế. - Trong đó tài đàn là sở trường, là năng khiếu (nghề riêng) của Kiều vượt lên trên mọi người (ăn đứt) + Vẻ đẹp tâm hồn: " Khúc nhà.. não nhân " - Cực tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn Bạc mệnh do Kiều sáng tác là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Nàng luôn cảm thông với những mảnh đời bất hạnh, trái ngang. => Chốt: Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc- tài- tình. Chân dung Thúy Kiều mang tính cách và số phận. Vẻ đẹp của nàng khiến tạo hóa phải ghen ghét, đố kị điều này như ngầm dự báo một cuộc đời đầy trắc trở, éo le. * L Đ4: Đức hạnh của hai chị em Thúy Kiều: (4 câu thơ cuối) - Thúy Kiều và Thúy Vân có cuộc sống đức hạnh theo khuôn phép của lễ giáo phong kiến. - Dù tới tuổi lấy chồng (cập kê) nhưng hai chị em vẫn sống khép mình, đứng đắn chưa hề nghĩ đến chuyện yêu đương. Tâm hồn rất trong sáng. C. Đánh giá: + Nghệ thuât: Đoạn trích tiêu biểu cho tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du trong việc xây dựng nhân vật. Bằng việc sử dụng bút pháp ước lệ; thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy (miêu tả Thúy Vân trước làm nền để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều) ; các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, liệt kê; sự tài hoa trong việc chắt lọc, trau chuốt ngôn từ.. + Nội dung: - Nguyễn Du đã khắc họa sinh động vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều. - Cái tài của Nguyễn Du không chỉ giỏi ở miêu tả ngoại hình mà còn thể hiện được tâm hồn, tính cách nhân vật và dự báo được số phận nhân vật. Đó là tài năng đạt đến trình độ mẫu mực của đại thi hào Nguyễn Du trong nghệ thuật tả người. Ca ngợi vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều chính là biểu hiện sâu sắc cảm hứng nhân văn trong ngòi bút Nguyễn Du. 3. Kết bài: +KDVĐ: - Đoạn trích" CETK"đã làm nổi bật bức chân dung tuyệt mĩ cảu 2 ce Kiều -> Qua đó thể hiện cảm hướng nhân văn của tác giả Nguyễn Du: Trân trọng vẻ đẹp con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh