Nghị luận: Chứng minh có một sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm văn học - Top 2 bài làm chi tiết

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 5 Tháng tư 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,890
    Đề bài: Có ý kiến cho rằng: Dù được sáng tác ở 3 hoàn cảnh lịch sử khác nhau với 3 thể loại khác nhau nhưng chúng ta vẫn thấy 1 sợi chỉ đỏ xuyên suốt ba tác phẩm Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước đại việt ta. Hãy chứng minh qua 3 tác phẩm trên

    Dàn ý:

    1. Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề:

    - Lịch sử của dân tộc ta đã làm nên những trang sử hào hùng, phản ánh vào trong văn học thông qua những nhà văn, nhà thơ lớn và đồng thời cũng là những anh hùng của dân tộc.

    - Ba áng văn bất hủ "Chiếu dời đô", "Hịch tướng sĩ" và "Bình Ngô đại cáo" tuy ra đời trong ba thời kì khác nhau, từ thuở đất nước mới xây nền thái bình thịnh trị cho đến những giai đoạn đầy cam go thử thách chống giặc ngoại xâm nhưng chúng ta vẫn thấy 1 sợi chỉ đỏ của truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, khát vọng xây dựng đất nước thái bình thịnh trị xuyên suốt ba tác phẩm này.

    2. Thân bài

    A. Giải thích:

    - Sợi chỉ đỏ là từ chỉ tư tưởng, phương hướng, đường lối chủ đạo, nổi bật được quán triệt, xuyên suốt từ đầu đến cuối

    - Tác phẩm: Chỉ những sáng tác nghệ thuật bằng ngôn ngữ của các nhà văn, có chủ đề, có tính thẩm mĩ, thể hiện những khái quát về cuộc sống, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

    =>Như vậy, ý kiến trên khẳng định, dù sáng tác ở 3 hoàn cảnh khác nhau (thời bình, trước cuộc kháng chiến chống xâm lược, kết thúc sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm toàn thắng), với 3 thể loại khác nhau chiếu, hịch, tấu nhưng sợi chỉ đỏ xuyên suốt ba tác phẩm "Chiếu dời đô", "Hịch tướng sĩ" và "Nước Đại Việt ta"

    B. Bình luận, giải thích vấn đề

    – Khẳng định như vậy là bởi bốn ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam là lich sử của truyền thống dựng nước và giữ nước, đấu tranh chống ngoại xâm.

    - Bởi thế cảm hứng yêu nước, tinh thần dân tộc, khát vọng xây dựng đất nước thái bình thịnh trị luôn là tư tưởng, quan điểm, là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt các tác phẩm văn thơ yêu nước, đặc biệt là ba văn bản văn thơ trung đại sáng tác từ (2) thế kỉ XI đến thế kỉ XV như Chiếu dời đô (ban chiếu để dời đô), Hịch tướng sĩ (kêu gọi, cổ vũ tướng sĩ quyết chiến quyết thắng kẻ thù), Nước Đại Việt ta (bố cáo toàn dân về kết quả sự nghiệp chống gặc Minh toàn thắng).

    C. Chứng minh

    *Luận điểm 1: Sợi chỉ đỏ xuyên suốt ba tác phẩm chính là ở tư tưởng yêu nước, tinh thần dân tộc.

    - Chiếu dời đô, sợi chỉ đỏ = tư tưởng yêu nước thương dân, thể hiện qua khát vọng dời đô (đoạn 1 chữ to)

    - Hịch tướng sĩ, sợi chỉ đỏ là tư tưởng yêu nước, căm thù giặc tội ác của giặc, sục sôi khát vọng xả thân cho tổ quốc và nghiêm khắc phê phán sai lần trong tướng sĩ

    - Nước Đại Việt ta, sợi chỉ đỏ là sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa, vì dân trừ bạo

    *Luận điểm 2: Sợi chỉ đỏ xuyên suốt ba tác phẩm còn thể hiện ở khát vọng xây dựng đất nước.

    - Chiếu dời đô, sợi chỉ đỏ = khát vọng định đô mới ở Thăng Long để tạo tiền đề phát triển đất nước thái bình.

    - Hịch tướng sĩ, sợi chỉ đỏ = khích lệ tướng sĩ luyện tập binh pháp, sẵn sàng quyết chiến quyết thắng.

    - Nước Đại Việt ta, sợi chỉ đỏ là chân lí về độc lập, chủ quyền của dân tộc

    D. Đánh giá lại vấn đề nghị luận

    E. Liên hệ, bài học

    3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

    Bài làm:

    (Đề nghị luận văn học, môn ngữ văn: Dù được sáng tác ở 3 hoàn cảnh lịch sử khác nhau với 3 thể loại khác nhau nhưng chúng ta vẫn thấy 1 sợi chỉ đỏ xuyên suốt ba tác phẩm Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước đại việt ta. Hãy chứng minh qua 3 tác phẩm trên)


    Lịch sử của dân tộc ta đã làm nên những trang sử hào hùng. Lịch sử đó đã phản ánh vào trong văn học thông qua những nhà văn, nhà thơ lớn và đồng thời cũng là những anh hùng của dân tộc. Ba áng văn bất hủ "Chiếu dời đô", "Hịch tướng sĩ" và "Bình Ngô đại cáo" tuy ra đời trong ba thời kì khác nhau, từ thuở đất nước mới xây nền thái bình thịnh trị cho đến những giai đoạn đầy cam go thử thách chống giặc ngoại xâm nhưng chúng ta vẫn thấy 1 sợi chỉ đỏ của truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, khát vọng xây dựng đất nước thái bình thịnh trị xuyên suốt ba tác phẩm này.

    Trước hết có thể hiểu sợi chỉ đỏ là từ chỉ tư tưởng, phương hướng và đường lối chủ đạo, nổi bật được quán triệt, xuyên suốt từ đầu đến cuối. Tác phẩm là từ chỉ những sáng tác nghệ thuật bằng ngôn ngữ của các nhà văn, có chủ đề, có tính thẩm mĩ, thể hiện những khái quát về cuộc sống, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Như vậy, ý kiến trên khẳng định, dù sáng tác ở 3 hoàn cảnh khác nhau (thời bình, trước cuộc kháng chiến chống xâm lược, kết thúc sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm toàn thắng), với 3 thể loại khác nhau chiếu, hịch, tấu nhưng sợi chỉ đỏ xuyên suốt ba tác phẩm "Chiếu dời đô", "Hịch tướng sĩ" và "Nước Đại Việt ta" là ở truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, khát vọng xây dựng đất nước thái bình thịnh trị. Đây là nhận định rất đúng đắn.

    Vì sao lại khẳng định như vậy? Khẳng định như vậy là bởi bốn ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam là lich sử của truyền thống dựng nước và giữ nước, đấu tranh chống ngoại xâm. Bởi thế cảm hứng yêu nước, tinh thần dân tộc, khát vọng xây dựng đất nước thái bình thịnh trị luôn là tư tưởng, quan điểm, là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt các tác phẩm văn thơ yêu nước, đặc biệt là ba văn bản văn thơ trung đại sáng tác từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV. Ở thời Lí, thế kỉ XI, năm 1010, văn bản Chiếu dời đô đã chứng tỏ trước yêu cầu của thời kỳ mới, để đưa đất nước phát triển hùng cường, tự lực, lớn mạnh, vua Lí Công Uẩn đã có một quyết sách táo bạo, sáng suốt là quyết định dời đô về Đại La. Chiếu là thể loại văn học, làlời của vua ban bố hiệu lệnh cho thần dân "(Dương Quảng Hàm), thuộc văn xuôi cổ, câu văn có vế đối, ngôn từ trang nghiêm, trang trọng." Chiếu dời đô "của Lý Công uẩn là một văn kiện mang ý nghĩa lịch sử to lớn. Văn bản chữ Hán chỉ có 214 chữ.

    Còn văn bản Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào năm 1285. Trước cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285), tình hình giao thiệp giữa chúng và nước ta rất căng thẳng. Bọn sứ giả trịch thượng, nghênh ngang, yêu sách đủ điều. Thời kỳ hoãn binh không kéo dài được nữa. Phải chuẩn bị gấp rút hơn. Hịch là một thể văn kêu gọi chiến đấu. Nó không theo công thức nào. Nó là một bài chính luận. Thường dùng văn xuôi, có khi dùng văn biền ngẫu. Đế kêu gọi thành công, phải nêu lý lẽ xác đáng nhưng chủ yếu nhằm chinh phục tình cầm. Bài hịch hay thường đậm chất trữ tình. Văn học của ta không nhiều bài hịch lắm. Vào trước hội nghị quân sự Bình Than của các vương hầu. Đó là một luận văn quân sự nổi tiếng trong lịch sử dân tộc, là lời kêu gọi chiến đấu quyết tâm đánh thắng quân xâm lược để bảo vệ sơn hà xã tắc của ông cha ta hơn bảy trăm năm về trước từng làm sôi sục lòng người. Có ý kiến cho rằng: Hịch tướng sĩ là khúc tráng ca anh hùng sáng ngời hào khí Đông – A.

    Sau đó đến năm 1428, cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết" Bình Ngô đại cáo "– một áng thiên cổ hùng văn tuyên cáo độc lập dân tộc. Đoạn trích" Nước Đại Việt ta ". Đoạn trích" Nước Đại Việt ta "có ý nghĩa như một lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền độc lập nêu lên nguyên lý nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền dân tộc thiêng liêng của dân tộc Đại Việt.

    Thật vậy, trước hết sợi chỉ đỏ của tư tưởng yêu nước, tinh thần dân tộc, khát vọng xây dựng đất nước thái bình thịnh trị xuyên suốt ba tác phẩm thể hiện ở lòng yêu nước, tinh thần tự hào tự tôn dân tộc. Đầu tiên, sợi chỉ đỏ của tư tưởng yêu nước thương dân, thể hiện qua khát vọng dời đô của Lí Công Uẩn trong văn bản Chiếu dời đô.

    Tư tư tưởng yêu nước thương dân ấy được thể hiện qua mục đích sâu xa, tầm quan trọng của việc dời đô là để" đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên theo mệnh trời, dưới theo ý dân ". Quả thật, mưu tính đến việc dời đô phải là một vị vua anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng và lo lắng cho vận mệnh đất nước sâu sắc.

    Để thu phục nhân tâm, trên dưới đồng lòng như một, Lí Công Uẩn đã chỉ ra cái đúng của các vị vua xưa, đã dời đô đã giúp đất nước phát triển lâu bền. Việc dời đô không còn là chuyện hi hữu, mà đó là những kinh nghiệm lịch sử, phản ánh xu thế phát triển lịch sử của từng quốc gia, từng thời đại. Thực tế đã chứng minh, Chuyện ở xa là chuyện bên Tàu, nhà Thương, nhà Chu, dời đô giúp đất nước thái bình, đời sống nhân dân no ấm. Chuyện gần là ở nước ta thời nhà Đinh, nhà Lê vì chỉ" theo ý riêng mình ", đất nước thái bình rồi mà cứ đóng yên đô cũ ở Hoa Lư nên dẫn đến thảm kịch:" Triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi ".. Như vậy, bằng lòng yêu nước và tầm nhìn xa trông rộng, vua Lí đã chỉ ra trước kia triều đình phải dựa vào sông sâu núi cao, địa thế hiểm trở của vùng Hoa Lư để đóng đô và phòng thủ. Nhưng nau, đất nước thái bình thì đóng đô ở Hoa Lư là một hạn chế lịch sử của nhà Đinh, nhà Lê. Lòng yêu nước thương dân của vua Lí đã được bộc bạch trực tiếp bằng nỗi" đau xót "khi nghĩ về đời sống nhân dân chịu nhiều khó khăn và" vận số ngắn ngủi "của nhà Đinh, nhà Lê và cảm thấy việc dời đô là một việc cấp thiết" không thể không dời đổi ". Như vậy, trong phần mở đầu củ bài chiếu, tác giả đã thể hiện lí lẽ sắc bén, dẫn chứng lịch sử là sự thật hiển nhiên, giàu sức thuyết phục lòng người. Tác giả đã lồng cảm xúc vào bài chiếu, tạo nên bao ấn tượng đẹp.

    Còn đến với tác phẩm Hịch tướng sĩ, sợi chỉ đỏ là tư tưởng yêu nước, căm thù giặc tội ác của giặc, sục sôi khát vọng xả thân cho tổ quốc và nghiêm khắc phê phán sai lầm trong tướng sĩ. Trong bối cảnh đất nước Đại Việt liên tục đứng trước mối đe dọa của giặc Nguyên xâm lược. Chiến đấu để độc lập, tự chủ, hay đầu hàng để chịu mất nước, nô lệ? Vua tôi nhà Trần đã quyết chọn con đường chiến đấu. Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của vị chủ tướng trước hết thể hiện qua cách khích lệ tướng sĩ noi gương sáng trong sử sách. Đó là gương của trung thần nghĩa sĩ nổi tiếng: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín..

    Đặc biệt, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của vị chủ tướng được thể hiện qua giọng điệu đanh thép phơi bày tội ác của sứ giặc với dân tộc ta. Đó là nỗi nhục không phải của riêng ai. Là nỗi nhục của cả" ta "và" các ngươi ": Sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ. Đó là lòng tham vô lối của bọn chúng" đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng "," thu bạc vàng để vét của kho có hạn ". Bằng lòng yêu nước được vị tướng họ Trần đã dựng thành một bức tranh sinh động về hành động láo xược, bản chất tham tàn về tội ác ngang ngược, tày trời của bọn xâm lược. Danh dự của đất nước bị sỉ nhục, chủ quyền của đất nước xâm phạm cung như lòng yêu nước bị trà đạp thì làm sao có thể không cảm thấy chính mình bị nhục, làm sao không thể không cảm thấy lòng đầy căm hận quân giặc. Từ đó, lòng yêu nước của vị chủ tướng được thể hiện qua thái độ nhìn xa trông rộng đầy tinh thần cảnh giác của tác giả đã hoàn toàn đúng đắn: 'Thật khác nào ném thịt cho hổ đói, sao cho khỏi gây tai vạ về sau!" Như thế có nghĩa là không thể nhẫn nhục hơn được nữa! Quả thật, bằng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, Trần Quốc Tuấn đã khơi gợi được thái độ căm phẫn, căm thù của tướng sĩ trước kẻ thù xâm lăng và trách nhiệm bảo vệ bờ cõi, đánh đuổi ngoại xâm của tướng sĩ.

    Lòng yêu nước, khát vọng mang lại thái bình cho đất nước của chủ tướng Trần Quốc Tuấn còn thể hiện qua việc ông dốc hết những lời gan ruột để khơi gợi sự đồng cảm ở tướng sĩ. Ông uất hận, đau đớn vì "căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù" đến độ quên ăn, quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Không những lo lắng, căm thù giặc xâm lăng, ông còn nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: "Dẫu cho trâm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Ông tự bộc bạch nỗi lòng mình để thắp lên lòng yêu nước trong tướng sĩ. Cũng chính nhờ những lời nói xuất phát từ tình cảm chân thành của mình, ông đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng tướng sĩ, cũng đồng lòng nguyện hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ đất nước.

    Trong văn thơ cổ, thật chưa có ở đâu, lòng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết chiến được diễn tả một cách chân thành, thống thiết và mãnh liệt đến thế. Đây là lòng căm thù và ý chí riêng của một người nhưng cũng tiêu biểu cho lòng căm thù và ý chí của toàn thể nhân dân Đại Việt. Hoàn toàn có thể nói: Tinh thần của cả một dân tộc, một đất nước dồn nén lại trong nỗi niềm của một con người, một vị chủ tướng.

    Có thể nói, đây cũng là đoạn văn hay nhất, hùng tráng nhất trong Hịch tướng sĩ thể hiện một cách tuyệt vời hào khí Đông – A, hào khí của nhà Trần, tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam khi bị nô lệ.

    Bên cạnh đó, để từ đó khích lệ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của tướng sĩ, Vị chủ tuognứ còn nhắc lại ơn nghĩa, thuỷ chung, gắn bó ân tình giữa chủ và tướng. Tướng sĩ không có mặc thì ông cho áo, tướng sĩ không có ăn thì cho cơm; rồi cùng xông pha trận mạc, cùng sống chết, cùng vui đùa. Chứng kiến cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác, bàng quan thì lòng yêu nước, tinh thần dân tộc thể hiện qua cách Trần Quốc Tuấn đã nói với tướng sĩ đời Trần về nhục và vinh, thắng và bại, mất và còn, sống và chết, khi vận mệnh Tổ quốc lâm nguy. Cũng như ông nghiêm khắc phê phán sai lầm trong tướng sĩ: Mất cảnh giác, chỉ biết hưởng lạc như: Lấy việc chọi gà làm vui đùa, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, () lo làm giàu mà quên việc nước, ham săn bắn và quên việc binh, chỉ thích rượu ngon, mê tiếng hát.. thì bại vong là tất yếu. Rồi dự báo hậu quả: Nếu có giặc Mông Cổ tràn sang thì ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào? Nghĩa là bại vong là thảm họa. Chẳng những thái ấp, bổng lộc, gia quyến, vợ con của chúng ta không còn mà đến cả xã tắc tổ bị giày xéo, thân kiếp chịu nhục, tiếng dơ không rửa, tên xấu còn lưu.

    Trần Quốc Tuấn chỉ ra như vậy để thức tỉnh lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và trách nhiệm bổn phận của tướng sĩ. Kết thúc lời cảnh tỉnh, vị chủ tướng dùng hình thức câu nghi vấn để khẳng định, để nghiêm khắc cảnh tỉnh tướng sĩ. Điều đó càng chứng tỏ tài lãnh đạo tài ba, khả năng thức tỉnh tâm thức trong lòng tướng sĩ của một vị chủ tướng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh đất nước.

    Còn ở văn bản "Nước Đại Việt ta", sợi chỉ đỏ của tư tưởng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khát vọng xây dụng đất nước thái bình thể hiện qua tư tưởng nhân nghĩa, và chân lí về độc lập chủ quyền của dân tộc. Trước hết, lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn của dân tộc được thể hiện qua quan niệm về "nhân nghĩa" :

    Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

    Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

    "Nhân" là người, là nhân dân Đại Việt; "nghĩa" là lòng thương người, là hành động hợp lẽ phải, biết làm điều thiện cho nhân dân. Vậy cốt lõi tư tưởng "nhân nghĩa" của Nguyễn Trãi là "yên dân", giữ cho dân có cuộc sống yên bình; là "trừ bạo", diệt trừ kẻ bạo ngược, diệt trừ giặc Minh bạo tàn.

    Cách mở đề rất cô đọng, ngắn gọn như một một mệnh đề đã nêu bật được tư tưởng yêu nước, thương dân và chúng ta đứng lên chống giặc Minh là thuận nhân nghĩa, ta thắng giặc Minh là tất yếu. Sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện qua chân lí về độc lập chủ quyền của dân tộc:

    Như nước Đại Việt ta từ trước,

    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

    Núi sông bờ cõi đã chia,

    Phong tục Bắc Nam cũng khác.

    Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương,

    Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

    Song hào kiệt đời nào cũng có.

    Lòng yêu nước, tinh thần độc lập chủ quyền của dân tộc được Nguyễn Trãi đưa ra qua năm yếu tố căn bản về chân lí chủ quyền: Quốc hiệu (Đại Việt), nền văn hiến (Vốn xưng nền văn hiến đã lâu), lãnh thổ (Núi sông bờ cõi đã chia), phong tục tập quán (Phong tục Bắc Nam cũng khác), chế độ, chủ quyền riêng (Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, / Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương), nhân tài hào kiệt (Song hào kiệt đời nào cũng có).

    Có thể thấy, lòng yêu nước được tác giả thể hiện qua việc đưa yếu tố "văn hiến" lên đầu bởi bọn phong kiến phương Bắc luôn tìm cách phủ nhận nền văn hiến của ta, phủ nhận tư cách độc lập của ta. Nhưng dân tộc ta vẫn giữ vững truyền thống văn hóa lâu đời riêng, mang bản sắc riêng. Vậy nên, chân lí về quốc gia Đại Việt tồn tại độc lập là hiển nhiên.

    Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi còn thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc qua từ "đế". Đó là cách vua ta cũng xưng "đế", cũng có chủ quyền ngang hàng với phương Bắc. Ngoài ra, để tăng sức thuyết phục tư tưởng yêu nước, cho chân lý về đọc lập chủ quyền, tác giả đã sử dụng những từ ngữ mang tính hiển nhiên, vốn có: "Đã lâu, đã chia, cũng khác, cũng có" cùng các chứng cứ hùng hồn về tên các triều đại trong lịch sử của ta và chúng.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng tư 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,890
    Đề số 2:

    Dù được sáng tác ở 3 hoàn cảnh lịch sử khác nhau với 3 thể loại khác nhau nhưng chúng ta vẫn thấy 1 sợi chỉ đỏ xuyên suốt ba tác phẩm Nam quốc sơn hà, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ. Hãy chứng minh qua 3 tác phẩm trên


    Lịch sử của dân tộc ta gắn liền với những trang sử dựng nước và giữ nước hào hùng. Bởi thế lòng yêu nước, tinh thần dân tộc có thể coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm văn thơ yêu nước. Điều đó được thể hiện tiêu biểu qua 3 áng văn bất hủ "Nam quốc sơn hà", "Chiếu dời đô", "Hịch tướng sĩ" và "Bình Ngô đại cáo". Bởi thế, có ý kiến nhận định: Dù được sáng tác ở 3 hoàn cảnh lịch sử khác nhau với 3 thể loại khác nhau nhưng chúng ta vẫn thấy 1 sợi chỉ đỏ xuyên suốt ba tác phẩm Nam quốc sơn hà, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ.

    Vậy sợi chỉ đỏ là gì? Có thể hiểu sợi chỉ đỏ là từ chỉ tư tưởng, phương hướng và đường lối chủ đạo, nổi bật được quán triệt, xuyên suốt. Tác phẩm là từ chỉ những sáng tác nghệ thuật bằng ngôn ngữ của các nhà văn, có chủ đề, có tính thẩm mĩ, thể hiện những khái quát về cuộc sống, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

    Như vậy, ba tác phẩm Nam quốc sơn hà, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ dù được sáng tác ở 3 hoàn cảnh lịch sử khác nhau với 3 thể loại khác nhau nhưng chúng ta vẫn thấy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc như 1 sợi chỉ đỏ xuyên suốt ba tác phẩm. Đây là nhận định rất đúng đắn.

    Thật vậy, dưới thời Lí, thế kỉ XI, năm 1010, để đưa đất nước phát triển hùng cường, tự lực, lớn mạnh, vua Lí Công Uẩn đã viết bài chiếu dời đô thông báo một quyết sách táo bạo - dời đô về Đại La. Mấy chục năm sau, đến cuối năm 1076, quân Tống kéo sang xâm lược nước ta. Khi Thái uý Lí Thường Kiệt, quân Nam chặn giặc tại phòng tuyến sông Cầu, năm 1077, để khích lệ ý chí chiến đấu của quân ta và làm tan rã tinh thần quân giặc, Lí Thường Kiệt cho đọc bài thơ "Nam quốc sơn hà" giữa đêm khuya trên bờ sông Cầu. Rồi sau hơn 100 năm sau, trước cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285), khi bọn sứ giả trịch thượng, nghênh ngang, bạo ngược, chúng ta không thể kéo dài thời kì hoãn binh được nữa. Nên vào trước hội nghị quân sự Bình Than của các vương hầu. Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch để khích lệ hào khí Đông –A, khích lệ tinh thần trung quân ái quốc và quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.

    Đầu tiên, sợi chỉ đỏ của tư tưởng yêu nước, tinh thần dân tộc xuyên suốt ba tác phẩm thể hiện ở lòng yêu nước, tinh thần tự hào tự tôn dân tộc. Sợi chỉ đỏ của tư tưởng yêu nước thương dân, thể hiện qua khát vọng dời đô của Lí Công Uẩn trong văn bản Chiếu dời đô. Sợi chỉ đỏ của tư tưởng yêu nước thương dân ấy được thể hiện qua mục đích sâu xa, tầm quan trọng của việc dời đô là để "đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên theo mệnh trời, dưới theo ý dân". Quả thật, mưu tính đến việc dời đô phải là một vị vua anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng và lo lắng cho vận mệnh đất nước sâu sắc.

    Để thu phục nhân tâm, trên dưới đồng lòng như một, Lí Công Uẩn đã chỉ ra cái đúng của các vị vua xưa, dời đô không còn là chuyện hi hữu, dời đô đã giúp đất nước phát triển lâu bền, phản ánh xu thế phát triển lịch sử của từng quốc gia, từng thời đại. Thực tế đã chứng minh, Chuyện ở xa là chuyện bên Tàu, nhà Thương, nhà Chu. Nhà Thương, nhà Chu ®· tõng nhiều lần dêi ®« vµ ®· ®em l¹i nh÷ng kÕt qu¶ tèt ®Ñp, đất nước thái bình, triều đình lâu bền.

    Nhưng thực tế hiện tại ở nước ta, thời nhà Đinh, nhà Lê vì chỉ "theo ý riêng mình", đất nước thái bình rồi mà cứ đóng yên đô cũ ở vùng sông sâu núi cao, địa thế hiểm trở - Hoa Lư, nên dẫn đến thảm kịch: "Triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi". Lòng yêu nước thương dân của vua Lí đã được bộc bạch trực tiếp bằng nỗi "đau xót" khi nghĩ về đời sống nhân dân chịu nhiều khó khăn và "vận số ngắn ngủi". Ở phần đầu của bài chiếu, tác giả đã lồng cảm xúc vào bài chiếu, tạo nên bao ấn tượng đẹp.

    Tư tưởng yêu nước, lòng tự hào dân tộc được thể hiện trong băn bản Nam quốc sơn hà là lòng yêu nước, yêu chủ quyền dân tộc. Điều đó được thể hiện ngay từ nhan đề bài thơ "Nam quốc sơn hà". Tác giả xưng là quốc để xóa sạch ấn tượng bị trị trong thời kì Bắc thuộc. Thực tế chứng minh từ thế kỉ X, Ngô Quyền đã đánh đuổi quân Nam Hán trên sống Bạch Đằng, thiết lập một nhà nước độc lập, tự chủ, nhưng bọn phong kiến phương Bắc vẫn xem đất nước ta là một quận, huyện thuộc Trung Quốc, như đã sắc phong Đinh Bộ Lĩnh làm Giao Chỉ quận vương. Cho nên vào. Thời Lí, việc xưng Nam quốc, Nam đế có ý nghĩa lịch sử đặc biệt. Đặc biệt, ngay từ 2 dòng thơ đầu, tư tưởng đó đã được khẳng định dứt khoát, dõng dạc:

    Nam quốc sơn hà Nam đế cư

    (Sông núi nước Nam, vua Nam ở)

    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

    (Biên giới rõ ràng có ghi tại sách trời)

    Câu thơ nhấn mạnh một chân lí đơn giản, hiển nhiên của dân tộc ta. Đó là tinh thần độc lập tự chủ, tinh thần bình đẳng dân tộc. Tiệt nhiên là rành rành, có đạo lí chính đáng không thể di dịch được; định phận là danh phận đã được xếp đặt, không thể xáo trộn được. Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của vua Nam trên đất nước ta thể hiện qua hai yếu tố: lãnh thổchủ quyền (Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Vằng vặc sách trời chia xứ sở). Chân lí đó còn thể hiện qua sự thật: Có ghi sẵn trong sách trời. Thiên thư định phận cho nước Nam có bờ cõi riêng, đó là điều tiệt nhiên, là chân lí hiển nhiên. Nếu câu thơ đầu nhấn mạnh chân lí do con người quy định, thì câu thứ hai mang tính chất thần linh chủ nghĩa, một niềm tin gần như tuyệt đối trong thời phong kiến, ý thơ như báo trước thế thắng bại giữa ta và địch. Chân lí Nam quốc sơn hà được củng cố thêm bằng sức mạnh siêu nhiên thiên thư định phận. Lời thơ đang théo, hào sảng càng làm bật lên tư tuognử yêu nước và lòng tự hào dân tộc trong bài Nam quốc sơn hà.

    Còn đến với tác phẩm Hịch tướng sĩ, sợi chỉ đỏ là tư tưởng yêu nước, căm thù giặc tội ác của giặc, sục sôi khát vọng xả thân cho tổ quốc và nghiêm khắc phê phán sai lầm trong tướng sĩ.

    Trong bối cảnh đất nước Đại Việt liên tục đứng trước mối đe dọa của giặc Nguyên xâm lược. Chiến đấu để độc lập, tự chủ, hay đầu hàng để chịu mất nước, nô lệ? Vua tôi nhà Trần đã quyết chọn con đường chiến đấu. Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của vị chủ tướng trước hết thể hiện qua cách khích lệ tướng sĩ noi gương sáng trong sử sách. Đó là gương của trung thần nghĩa sĩ nổi tiếng: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín..

    Đặc biệt, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của vị chủ tướng được thể hiện qua giọng điệu đanh thép phơi bày tội ác của sứ giặc với dân tộc ta. Đó là nỗi nhục không phải của riêng ai. Là nỗi nhục của cả "ta" và "các ngươi" : Sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ. Đó là lòng tham vô lối của bọn chúng "đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng", "thu bạc vàng để vét của kho có hạn". Bằng lòng yêu nước được vị tướng họ Trần đã dựng thành một bức tranh sinh động về hành động láo xược, bản chất tham tàn về tội ác ngang ngược, tày trời của bọn xâm lược.

    Danh dự của đất nước bị sỉ nhục, chủ quyền của đất nước xâm phạm cung như lòng yêu nước bị trà đạp thì làm sao có thể không cảm thấy chính mình bị nhục, làm sao không thể không cảm thấy lòng đầy căm hận quân giặc.

    Từ đó, lòng yêu nước của vị chủ tướng được thể hiện qua thái độ nhìn xa trông rộng đầy tinh thần cảnh giác của tác giả đã hoàn toàn đúng đắn: 'Thật khác nào ném thịt cho hổ đói, sao cho khỏi gây tai vạ về sau! "

    Như thế có nghĩa là không thể nhẫn nhục hơn được nữa! Quả thật, bằng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, Trần Quốc Tuấn đã khơi gợi được thái độ căm phẫn, căm thù của tướng sĩ trước kẻ thù xâm lăng và trách nhiệm bảo vệ bờ cõi, đánh đuổi ngoại xâm của tướng sĩ.

    Lòng yêu nước, khát vọng mang lại thái bình cho đất nước của chủ tướng Trần Quốc Tuấn còn thể hiện qua việc ông dốc hết những lời gan ruột để khơi gợi sự đồng cảm ở tướng sĩ. Ông uất hận, đau đớn vì" căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù "đến độ quên ăn, quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Không những lo lắng, căm thù giặc xâm lăng, ông còn nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc:" Dẫu cho trâm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng ". Ông tự bộc bạch nỗi lòng mình để thắp lên lòng yêu nước trong tướng sĩ. Cũng chính nhờ những lời nói xuất phát từ tình cảm chân thành của mình, ông đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng tướng sĩ, cũng đồng lòng nguyện hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ đất nước.

    Trong văn thơ cổ, thật chưa có ở đâu, lòng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết chiến được diễn tả một cách chân thành, thống thiết và mãnh liệt đến thế. Hoàn toàn có thể nói: Tinh thần của cả một dân tộc, một đất nước dồn nén lại trong nỗi niềm của một con người, một vị chủ tướng.

    Có thể nói, đây cũng là đoạn văn hay nhất, hùng tráng nhất trong Hịch tướng sĩ thể hiện một cách tuyệt vời hào khí Đông – A, hào khí của nhà Trần, tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam khi bị nô lệ. Điều đó càng chứng tỏ tài lãnh đạo tài ba, khả năng thức tỉnh tâm thức trong lòng tướng sĩ của một vị chủ tướng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh đất nước.

    Sợi chỉ đỏ của tư tưởng yêu nước trong ba văn bản còn thể hiện ở sự thay đổi của những quyết sách lớn, sức mạnh của ý chí bảo về nền đọc lập dân tộc.

    Ở văn bản Chiếu dời đô, sáng tác năm 1010, sợi chỉ đỏ của lòng yêu nước tể hiện qua khát vọng xây dựng đất nước thái bình thịnh trị.

    Trước yêu cầu của thời kỳ mới, vua Lí Công Uẩn sáng suốt, nhìn xa trông rộng đã nhận ra thành Đại La có nhưng lợi thế tốt nhất, có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để phát triển đất nước hùng cường dài lâu.

    Đại La tụ hội đủ những ưu thế tốt nhất về mọi mặt. Về lịch sử, là kinh đô cũ của Cao Vương. Về địa lý, nơi trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi, rộng mà bằng, cao mà thoáng, không bị lụt, muôn vật phong phú, là thắng địa. Về cư dân, thành Đại La sẽ không bị ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Về chính trị, văn hóa, đây" là chốn hội tụ trọng yếu bốn phương ". Bởi vậy, Đại La chính là" thắng địa "là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, ngoại giao. Đại La xứng đáng là" kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời ".

    Như vậy, bằng lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, cùng tầm nhìn chiến lược, thiên tư sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng, vua Lí Công Uẩn đã có quyết định thật sáng suốt, đúng đắn.

    " Chiếu dời đô "quả là áng văn xuôi cổ bất hủ của bậc bậc vua kì tài, anh minh, đức độ, yêu nước. Văn bản chứng tỏ vua Lí có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc, chính xác về các mặt vị trí địa lí, địa thế, nhân văn.. Về mặt văn chương, cách viết ở phần 2 rất hàm súc, giàu hình

    ảnh và biểu cảm, sử dụng những vế đối rất chỉnh, đọc lên nghe rất thú vị, đặc săc.

    Phần cuối, nhà vua bày tỏ ý mình về việc dời đô và hỏi quần thần:" Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? "Càng chứng tỏ tinh thần yêu nước, chứng tỏ khát vọng xây dựng đất nước thái bình muôn đời và khả năng tạo sự đồng thuận, trên dưới đồng lòng, toàn tâm như một trong một vị vua tài đức.

    Chân lí về độc lập chủ quyền của dân tộc trong Nam quốc sơn hà thể hiện qua sức mạnh và niềm tin chiến thắng của ta, thất bại tất yếu của địch:

    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

    (Sao mà bọn giặc lại tới xâm phạm)

    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

    (Lũ bây hãy xem sẽ ôm lấy thất bại, hư hỏng)

    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? Là một câu hỏi bao hàm thái độ vừa ngạc nhiên, vừa khinh bỉ vì chúng làm trái mệnh trời; khinh bỉ vì chúng tự phụ là một nước có văn hiến hàng đầu, là Trung Hoa, tinh hoa của mọi dân tộc, sao lại hành động như kẻ mọi rợ, ỷ mạnh hiếp yếu. Chúng là giặc, làm trái lòng trời, làm điều càng rõ phản nghịch. Giọng thơ hùng hồn, lời thơ dõng dạc tố cáo dã tâm của giặc, vừa sỉ vả, miệt thị bọn xâm lược với tư thế kẻ bề trên nắm lẽ phải trong tay, mắng bọ ngu xuẩn, tham lam đáng khỉnh miệt.

    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư sẽ là tất yếu. Câu thơ là câu trả lời, nhưag không trả lời trực tiếp mà báo trước cho chúng biết số phận thua trận tan tành không manh giáp của chúng. Quân giặc nếu như không hiểu thiên lí của trời đất, dẫn quân xâm lăng nước người, rồi sẽ sự bại vong, tan tác một cách nhục nhã.

    Còn ở văn bản Hịch tướng sĩ, chính lòng yêu nước, lo lắng cho vận mệnh đất nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm:" Nay ta bảo thật các ngươi: Nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đông củi là nguy cơ, nên lấy điều" kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ. Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên".. hay là học tập Binh thư yếu lược do ông soạn ra để trở thành những tướng sĩ giỏi có ích cho đất nước.

    Tất cả đều bộc lộ một tấm lòng yêu nước thiết tha, một mối thù giặc sâu sắc và một chí quyết thắng sắt đá chiến thắng kẻ thù, là khất vọng mang lại thái bình, độc lập cho đất nước của vị chủ tướng.

    Bởi vậy, với nghệ thuật nghị luận thuyết phục, lí lẽ sắc sảo, lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, kết hợp hài hòa giữa lý trí và tình cảm cùng lối văn biền ngẫu đặc sắc, hoàn toàn có thể khẳng định: Dù sáng tác ở 3 hoàn cảnh khác nhau (thời bình, trước cuộc kháng chiến chống xâm lược, trong sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm), với 3 thể loại khác nhau nhưng sợi chỉ đỏ xuyên suốt ba tác phẩm này luôn là ở truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, khát vọng xây dựng đất nước thái bình thịnh trị.

    Sợi chỉ đỏ của văn thơ yêu nước còn thể hiện ở thế kỉ XX, năm 1945, qua bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình. Dù sáng tác trong hoàncảnh khác (chấm dứt hàng ngàn năm phong kiến bảo thủ và gần một trăm năm ách thống trị đen tối của thực dân Pháp) nhưng sợi chỉ đỏ xuyên suốt áng văn nghị luận này chính là tư tưởng yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, khát vọng mở ra cho dân tộc ta một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên hòa bình và hạnh phúc.

    Tóm lại, ba áng văn Nam quốc sươn hà, Chiếu dời đô "," Hịch tướng sĩ "và" Nước Đại Việt ta"dù sáng tác ở 3 hoàn cảnh khác nhau, với 3 thể loại khác nhau nhưng luôn thấm nhuần, xuyên suốt sợi chỉ đỏ ccủa truyền yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, khát vọng xây dựng đất nước thái bình thịnh trị. Đó cũng là khát vọng muôn đời của dân tộc ta.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng tư 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...