Văn minh Trung Hoa cổ trung đại I. TỔNG QUAN VỀ TRUNG QUỐC THỜI CỔ TRUNG ĐẠI 1. Điều kiện tự nhiên: • Trung Quốc là một nước lớn ở châu Á và thế giới nằm ở Đông bắc Á. Ngoài đại lục, còn có nhiều đảo, trong đó có đảo Hải Nam là đảo lớn nhất • Diện tích: Khoảng 9.600.000km2, phía đông giáp biển; đường biên giới đất liền dài hơn 20.000km từ đông bắc đến phía nam, tiếp giáp với Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Cadăcxtan, Ấn Độ, Lào, Việt Nam.. • Có hai con sông lớn bắt nguồn từ phía tây chảy ra Biển Đông là Hoàng Hà ở phía bắc dài 5.464km và Trường Giang (Dương Tử) ở phía nam dài 6.300km. HYMALAYAS • Cao trung bình 6000m. • Đỉnh Everest (Chomolungma) cao 8848, 13m èlà ngọn cao nhất thế giới • Khi mới thành lập Trung Quốc chỉ là một vùng đất nhỏ ở lưu vực sông Hoàng Hà. • Từ TK III TCN, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, không ngừng đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ. • Lãnh thổ hiện nay của Trung Quốc được xác định vào đầu TK XX, sau cuộc cách mạng Tân Hợi (1911). 2. Cư dân: • Loài người xuất hiện từ rất sớm ở Trung Quốc, gần đây người ta tìm thấy dấu tích của người vượn ở vùng Vân Nam, có niên đại 1.700.000 năm. • Cư dân TQ chủ yếu thuộc chủng Mông Cổ, cư trú sớm nhất ở lưu vực sông Hoàng Hà lúc đầu được gọi là Hoa hoặc Hạ • Cư dân lưu vực sông Trường Giang (địa bàn các nước Sở, Ngô, Việt), có ngôn ngữ và phong tục tập quán khác hẳn cư dân vùng Hoàng Hà • Sau khi Trung Quốc thống nhất vào thời Tần người Hạ có sự cộng đồng về sinh hoạt, kinh tế, chữ viết với cư dân khu vực sông Trường Giang dần hình thành một dân tộc vào thời Hán, được gọi là Hán tộc • Thời cận đại Trung Quốc bao gồm 56 dân tộc, dân tôc Hán chiếm đa số (93% dân số) • Tên nước Trung Quốc thường được đặt tên theo tên của các triều đại. Người Trung Quốc cho rằng họ là quốc gia văn minh, là trung tâm của thiên hạ, các nước xung quanh chỉ là chư hầu, man di lạc hậu. Từ đó họ có tên là Trung Hoa. • Đến năm 1912, khi triều đại cuối cùng của Trung Quốc sụp đổ hoàn toàn, tên Trung Hoa chính thức trở thành tên nước Trung Quốc. • Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Trung Quốc tạo ra một lớp người có đặc tính bình tĩnh và thâm trầm. 3. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TRUNG QUỐC CỔ TRUNG ĐẠI a. Thời cổ đại Trung Quốc có ba vương triều lớn: • Nhà Hạ • Nhà Thương • Nhà Chu. • Thời Hạ Vũ (từ thế kỉ XXI-XVI TCN). • - Sự phân hóa xã hội phát triển mạnh, quyền uy thuộc về các thủ lĩnh hoặc liên minh bộ lạc lớn mạnh, xã hội chuyển qua giai đoạn có giai cấp và nhà nước (bộ máy quan lại, quân đội, nhà tù được thiết lập) • - Nhà Hạ là vương triều đầu tiên ở Trung quốc . Vua bắt đầu truyền ngôi và nối ngôi, là cơ sở cho chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc. • Nhà Thương (từ thế kỉ XVI-XII TCN). • - Từ TK XVI TCN, nhà Hạ bị suy yếu, nhà Thương lật đổ nhà Hạ lập lên vương triều Thương. • - Chế độ chiếm hữu nô lệ được ổn định và phát triển. Người Trung Quốc đã biết sử dụng đồ đồng và chữ viết ra đời. • Nhà Chu (từ thế kỉ XI-III TCN). • - Trong 8 thế kỷ nhà Chu trải qua hai thời kỳ: Tây Chu và Đông chu. • - Sau đó là các thời kỳ Xuân thu- Chiến quốc, sự đấu đá tranh giành quyền lực của các nước. • - Cho đến TK III TCN nhà Tần đã đánh bại các nước thống nhất toàn Trung Quốc. b. Thời trung đại • Là lịch sử hơn 2000 năm thống trị của các vương triều phong kiến ở Trung Quốc • Các triều đại phong kiến: - Tần (221-206 TCN) - Tây Hán (206-8 TCN) - Tân (9-23) - Đông Hán (25-220) - TK Tam quốc: Ngụy, Thục, Ngô (220-280) - Tấn (265-420) - TK Nam Bắc triều (420-581) - Tùy (581-618) - Đường (618-907) - TK Ngũ đại thập quốc (907 – 960) - Tống (960-1279) - Nguyên (1271-1368) - Minh (1368-1644) - Thanh (1644-1911) II. Thành tựu của nền văn minh Trung Quốc 1. Chữ viết: • Ra đời từ thời nhà Thương • Chữ viết trên mai rùa và xương thú à Chữ giáp cốt • Là những quẻ bói. • Là cơ sở chữ tượng hình ở Trung Quốc. • Chữ Kim Văn- Thời Tây Chu • Số lượng chữ viết ngày một nhiều, và đơn giản hơn. • Thời nhà Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, Lý Tư dựa vào chữ nước Tần kết hợp với các thứ chữ của các nước khác, cải tiến thành một loại chữ chung gọi là chữ Tiểu triện. • Chữ viết được cải tiến, đến thời Hán được hình thành chữ viết như ngày nay à Chữ Hán 2. Văn học • Trung Quốc có nền văn học phát triển từ rất sớm, bao gồm: thơ ca, phú, kịch, tiểu thuyết. • Tiêu biểu nhất là: Kinh thi, thơ Đường và tiểu thuyết Minh –Thanh. Kinh thi • Tập hợp những bài thơ hay từ thời Tây Chu cho đến Xuân thu thành một tập người ta gọi là thi (nghĩa là thơ). Kinh thi có 305 bài, gồm 3 phần: Phong, Tụng và Nhã. – Phong là dân ca của các nước, nên gọi là quốc phong – Nhã là những bài thơ do tầng lớp trên sáng tác, chia làm 2 phần: Tiểu nhã và Đại nhã – Tụng bao gồm 3 phần: Chu tụng, Lỗ tụng và Thương tụng là các bài thơ do các quan phụ trách việc tế lễ, bói toán sáng tác, dùng để hát khi làm lễ ở miếu đường • Kinh thi không chỉ có giá trị văn học mà nó phản ánh trung thực xã hội Trung Quốc lúc đó như: Vạch mặt sự áp bức bóc lột, mỉa mai sự giàu sang của giai cấp thống trị; diễn tả tình cảm yêu thương găn bó của những đôi trai gái.. • Thơ Đường • - Là thể loại huy hoàng nhất của thơ ca Trung Quốc. Trong gần 300 năm, có tới 2000 nhà thơ có tên tuổi, với hơn 50.000 tác phẩm. Phản ánh toàn bộ xã hội Trung Quốc thời đó và đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, cho đến nay vẫn làm say mê lòng người. • - Ba nhà thơ xuất sắc nhất: Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị, đã góp phần đưa thơ ca thời Đường đến đỉnh cao của sự thăng hoa. • Lý Bạch (Tự Thái Bạch), đã để lại cho hậu thế 30 quyển thơ, được đánh giá là đệ nhất thi hào Trung Quốc. (chủ yếu là dòng lãng mạn) • Đỗ Phủ (Tự Từ Mỹ), thơ của ông phản ánh hiện thực xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Ông được đánh giá là một nhà thơ hiện thực lớn nhất trong dòng hiện thực cổ điển Trung Quốc. • Bạch Cư Dị :(Tự Lạc Thiên), Ông được coi là một trong những người đề xướng dòng thơ hiện thực ở Trung Quốc cổ trung đại, thơ của ông phản ánh sự bất công ngang trái của xã hội đương thời. • Tiểu thuyết Minh - Thanh - Thuỷ Hử: Của tác giả Thi Nại Am, kể về cuộc khởi nghĩa của nông dân cuối thời Bắc Tống do Tống Giang lãnh đạo. Thuỷ Hử vạch trần sự bất công của xã hội và lý giải sự bất công trong chế độ phong kiến và nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa. - Tam Quốc Diễn Nghĩa: là tác phẩm nổi tiếng ra đời sớm nhất Trung Quốc, của tác giả La Quán Trung, phản ánh cuộc chiến tranh quân sự giữa ba nước Thục, Ngô, Ngụy trong thời Tam quốc. - Tây Du Ký: Của tác giả Ngô Thừa Ân, phản ánh khúc triết trong đời sống xã hội - Hồng Lâu Mộng: Của Tào Tuyết Cần, được coi là bộ bách khoa về đời sống xã hội của Trung Quốc thời đương thời. 3. Sử học: • Thời Tây Chu đã có viên quan ghi chép sử • Thời Tấn-Sở, Lỗ cũng có những chức quan ghi chép sử sách. Quyển sử tốt nhất là biên niên của nước Lỗ. Trên cơ sở đó Khổng Tử biên soạn thành sách Xuân Thu, đây được coi là quyển sử tư nhân biên soạn sớm nhất ở Trung Quốc. • Thời Chiến Quốc, có nhiều sách sử quan trọng: Tả truyện, Chiến quốc sách.. • Thời Tây Hán, sử học trở thành một lĩnh vực độc lập • Sử ký là bộ sử đầu tiên do Tư Mã Thiên ghi chép lịch sử gần 3000 năm từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ . Đây là một công trình nổi tiếng, Ông là sử gia đầu tiên ghi chép lịch sử của một nước, mặc dù còn hạn chế nhưng vẫn được mệnh danh là cha đẻ của nền sử học Trung Quốc. • Thời Đường, có cơ quan biên soạn sử sách gọi là Sử Quán . • Từ đó về sau các bộ sử đều do nhà nước biên soạn. • Thời Minh – Thanh, Trung Quốc biên soạn nhiều bộ sử sách quí (26 bộ) : Sử thông, Thông điển, Vĩnh Lạc Đại Điển, Tứ Khố Toàn Thư. 4. Khoa học tự nhiên: a. Toán học • Người Trung Quốc biết đến toán học từ sớm. Toán học của người Trung Quốc cổ đại cũng trên cơ sở của toán tượng hình • Thời Hoàng Đế, người Trung Quốc biết lấy số 10 làm cơ sở. • Thời Tây Hán, Trung Quốc xuất hiện một tác phẩm toán học: Chu bễ toán kinh, nói về nhiều lĩnh vực khoa học: Toán học, thiên văn, lịch pháp.. • Thời Ngụy đến Nam, Bắc triều, có nhà toán học nổi tiếng: Lưu Huy, đã tính được số Pi chính xác = 3, 1416. Đặc biệt là Tổ Xung Chi, người đầu tiên ở Trung Quốc và trên thế giới tính được số pi chính xác lẻ đến 7 chữ số: 3, 1415926, và 3, 1415927. • Thời Đường có nhiều nhà toán học nổi tiếng như: Sư Nhất Hạnh, Vương Hiếu Thông. • Từ thời Tống cho đến đời Thanh, Trung Quốc có rất nhiều nhà toán học xuất sắc như: Giả Hiến, Thẩm Quát, và đặc biết là người Trung Quốc đã phát minh ra bàn tính . b. Thiên văn học • Người Trung Quốc đã biết quan sát các hiện tượng trên bầu trời từ rất sớm. • Thời nhà Thương, đã ghi chép các hiện tượng nhật thực và nguyệt thực, đây là tài liệu sớm nhất thế giới về lĩnh vực này. Trong 242 năm đã tính được 37 lần nhật thực, ngày nay người ta chứng minh được 33 lần hoàn toàn đúng. • Thời Xuân Thu đã ghi chép sao Bột nhập vào sao Bắc Đẩu (sao Chổi), đây cũng là thành tựu được ghi chép sớm nhất thế giới. • Nhà thiên văn nổi tiếng Trương Hành, đã biết được ánh sáng của mặt trăng là được nhận từ mặt trời, và giải thích đúng hiện tượng nguyệt thực. • Người Trung Quốc biết chia một năm thành 4 mùa theo thời tiết: xuân, hạ, thu và đông và một ngày đêm thành 12 giờ, tương ứng với 12 địa chi (con giáp). c. Y học • Là một trong những nước có nền Y học được chú trọng và phát triển từ rất sớm. • Thời Chiến quốc đã có tác phẩm y học quan trọng: Hoàng đế nội kinh, nêu được bệnh lý, sinh lý và nguyên tắc chữa bệnh. Các phương pháp khám, chữa bệnh: Hỏi, nghe, bắt mạch, châm cứu, dùng thuốc và phẫu thuật. • Thời Đông Hán, có tác phẩm y học nổi tiếng của Trương Trọng Cảnh: Thương hàn tạp bệnh. • Từ thời Hán, Trung Quốc có nhiều thầy thuốc giỏi: Tiêu biểu là Hoa Đà chữa được bách bệnh, dùng rượu để gây tê khi mổ. Ông là người đầu tiên nghĩ ra các bài tập thể dục và phương pháp chữa bệnh bằng tập thể dục. • Thời Minh có thầy thuốc nổi tiếng về y dược, Lý Thời Trân, đã tìm được nhiều loại cây thuốc để chữa bệnh, được trình bày trong tác phẩm "Bản thảo cương mục". • 5. Bốn phát minh lớn về kỹ thuật • a. Kỹ thuật làm giấy • - Thời Xuân Thu, Chiến Quốc, người Trung Quốc sử dụng thẻ tre để viết. • - Thời Tây Hán, đã biết chế ra một loại giấy viết bằng vỏ kén tơ tằm. • - Thời Đông Hán: Thái luân biết kết hợp giẻ rách, lưới cũ và vỏ cây để chế ra một loại giấy có chất lượng tốt, người Trung Quốc coi Thái Luân là tổ sư của nghề làm giấy. • - Đến TK III – IV, kỹ thuật làm giấy của Trung Quốc truyền qua nhiều nước trong đó có Việt Nam • b. Kỹ thuật in • - Kỹ thuật in được phát minh trên cơ sở khắc chữ trên các con dấu. • - Kỹ thuật in có từ thời nào, cho đến nay vẫn chưa xác định được, chỉ biết vào thời Đường, người Trung Quốc đã phổ biến kỹ thuật in. (chủ yếu là in kinh phật) • - Đến TK IX, Tất Thắng phát minh ra kỹ thuật in chữ rời bằng đất sét. Về sau người ta chế ra kỹ thuật in bằng chữ rời kim loại. • - Kỹ thuật in của Trung Quốc được truyền bá đến nhiều nước, trong đó có Việt Nam . • c. Phát minh thuốc súng • - Thuốc súng được phát minh trong quá trình luyện thuốc trường sinh của phái Đạo Gia. • - Thời nhà Đường, thuốc súng đã được sử dụng vào các cuộc chiến tranh. • - Thời nhà Tống, thuốc súng được được cải tiến và sử dụng rộng rãi trở thành loại vũ khí lợi hại. • - Đến thế kỉ XII, thuốc súng được truyền qua Châu Âu, và từ đó người châu Âu đã chế ra nhiều loại vũ khí lợi hại. • d. Kim chỉ nam (la bàn) • - Thế kỉ III TCN, người Trung Quốc biết đến từ tính của đá nam châm • - Thế kỉ I TCN, phát hiện ra khả năng định hướng của nó. • - Thế kỉ XII, la bàn của Trung Quốc thông qua người Arập và truyền qua Châu Âu, được người Châu Âu cải tiến thành la bàn khô và truyền ngược lại Trung Quốc.