Đôi nét về nền văn minh của người Việt cổ - Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Lê Tấn Lộc, 14 Tháng sáu 2024.

  1. Lê Tấn Lộc

    Bài viết:
    20
    VĂN MINH VĂN LANG - ÂU LẠC

    [​IMG]

    * Sơ lược về lịch sử hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

    - Vào khoảng thế kỷ thứ VII TCN, trên cơ sở phát triển rực rỡ của văn hóa Đông Sơn, nhu cầu tập hợp lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm và thiên tai, cư dân Việt cổ đã từng bước tiến xuống vùng châu thổ các con sông lớn (sông Hồng, sông Mã, sông Cả) để khai phá đất đai phát triển nghề trồng lúa cùng với kĩ thuật luyện kim ra đời và phát triển, xây dựng các xóm làng định cư, phát triển các nghề thủ công như luyện kim, làm gốm, dệt vải lụa, đan lát v. V.. và bước đầu tạo nên sự giao lưu giữa các xóm làng. Trải qua nhiều thế kỉ lao động sáng tạo, những cư dân nguyên thuỷ đó là tạo nên được một nền văn minh gọi là văn minh Văn Lang - Âu Lạc, hay còn gọi là văn minh sông Hồng hoặc văn minh Việt cổ ra đời gắn liền với sự hình thành và phát triển của hình thái nhà nước sơ khai Văn Lang - Âu Lạc.

    * Sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

    - Địa hình: Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả - tương ứng với các khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, là địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang- Âu Lạc thời cổ đại. Phía bắc tiếp giáp với Trung Hoa, phía đông giáp biển.

    => Tác động: Vùng lưu vực các dòng sông lớn thuận lợi cho sự quần tụ dân cư, đời sống và hoạt động sản xuất của con người, yếu tố tiếp giáp thúc đẩy sự giao lưu văn hóa của cư dân Việt cổ với các nền văn minh khác từ đó khiến cho cư dân Việt cổ cũng như cư dân Đông Nam Á có sự tương đồng về nhiều yếu tố như: Văn minh nông nghiệp lúa nước, các tín ngưỡng bản địa.

    - Thổ nhưỡng: Vùng đồng bằng châu thổ ven các con sông lớn được phù sa bồi đắp hình thành nên những vùng đất màu mỡ

    => Tác động: Thích hợp cho việc trồng cây lúa nước - loại cây tiêu biểu cho nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Chính vì thuận lợi về yếu tố thổ nhưỡng đã góp phần hình thành một trong những nền văn minh lúa nước đầu tiên của nhân loại. Ngoài ra, cư dân Việt cổ còn có thể trồng trọt chăn nuôi đảm bảo nguồn thức ăn đa dạng.

    - Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nắng lắm, mưa nhiều, nước ngọt dồi dào.

    => Tác động: Thực tế lịch sử đã chứng tỏ điều đó. Bên cạnh lụt lội, bão táp, áp thấp nhiệt đới cũng xảy ra hàng năm gây ra nhiều tai họa lớn cho nhân dân và cây cối, ruộng đồng. Tuy nhiên, nhìn chung, thời tiết miền Bắc Việt Nam thuận lợi cho sự sinh trưởng các sinh vật và cuộc sống của con người. Thỉnh thoảng có một vài trận động đất nhưng hầu như không gây thiệt hại đáng kể.

    - Tài nguyên thiên nhiên: Sự giàu có về khoáng sản (đồng, sắt, thiếc, chì).

    => Tác động: Thuận lợi cho sự ra đời sớm của các ngành thủ công nghiệp như luyện kim, chế tác đồ đồng, đồ sắt. Là cơ sở để cư dân chế tác các loại hình công cụ lao động trong sản xuất và đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Hơn thế nữa, nguồn khoáng sản phong phú giúp cung cấp nguồn nguyên liệu cho việc rèn đúc vũ khí để phòng thủ trước sự đe dọa của kẻ thù. Ngoài ra, cư dân Văn Lang- Âu Lạc còn nhờ vào thuận lợi này mà có sự sáng tạo cao mang tính thẩm mĩ trong việc chế tạo các trang sức, nhạc cụ và đặc biệt là trống đồng - sản phẩm biểu trưng cho nền văn hóa Đông Sơn giai đoạn phát triển rực rỡ.

    => Những điều kiện tự nhiên nói trên thực sự thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cuộc sống định cư lâu dài của con người. Với những thành tựu văn hóa đã đạt được, những đoàn người nguyên thuỷ và các khu vực cùng thời đã mở rộng vùng cư trú của mình ra các địa điểm khác nhau của châu thổ các con sông Hồng, sông Mã, sông Cả, vùng ven biển để từ đó phát triển hơn nữa cuộc sống góp phần đưa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc ngày càng phát triển rực rỡ.

    => Từ đó cho thấy, dù trong bất kì thời điểm hay giai đoạn lịch sử nào, những điều kiện tự nhiên đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia hay hơn nữa là cả một nền văn minh. Tiêu biểu như tài nguyên khoáng sản đóng vai trò quan trọng trong cả lĩnh vực kinh tế và quân sự. Từ xa xưa tổ tiên ta đã biết khai thác khoáng sản để chế tạo dụng cụ lao động và vũ khí. Trong thời hiện đại, chúng ta dựa vào tài nguyên khoáng sản để phát triển công nghiệp góp phần phát triển kinh tế cũng như phát triển các loại vũ khí hiện đại góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng. Chính vì vậy, liên hệ từ lịch sử đến hiện tại thì không thể phủ nhận vai trò của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của đất nước và việc khai thác sử dụng tiết kiệm hiệu quả cũng như giữ gìn tài nguyên khoáng sản là điều cần thiết.

    * Sự ảnh hưởng của thế lực phương Bắc đối với sự tồn vong và phát triển của văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

    - Từ trước Công nguyên, nhà nước Văn Lang- Âu Lạc đã có sự tiếp xúc với thế lực phong kiến phương Bắc. Đó chính là ý thức đối kháng bất khuất và thường trực trước nguy cơ xâm lăng từ phía phong kiến phương Bắc. Sự ra đời của nước "Nam Việt" từ trước Công nguyên, đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức của dân tộc về hiểm họa xâm lăng thường trực từ phía phong kiến phương Bắc. Điều này đã có tác động đến nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

    + Tăng cường sự liên kết giữa các bộ lạc với nhau để chống giặc ngoại xâm

    + Tập trung khai thác sắt để luyện kim chế tạo vũ khí để phòng thủ

    - Nhưng cũng góp phần đưa nền văn minh bước vào giai đoạn suy toàn. Sự suy tàn này bắt nguồn từ hai yếu tố:

    + Sự suy thoái tự nhiên có tính quy luật của một nền văn hóa sau khi đạt đến đỉnh cao.

    + Sự tàn phá cố tình của kẻ xâm lược phương Bắc với âm mưu đồng hóa thâm độc.
     
    Nguyệt Lưu LyYeuemmaimai thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng sáu 2024
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...